kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: vô tu vô chứng

  1. #1

    Mặc định vô tu vô chứng

    Vô tu là không phải tu mới thành Phật, người ta tưởng là kiến tánh thành Phật, đến chừng ngộ mới biết là không có Phật để thành. Phật nói trong kinh Viên Giác: “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”. Không những người thường không tin, mà Khuê Phong Tông Mật cũng không tin và cho là người dịch lộn chữ “đủ” thành chữ “đã”, nên ông dịch là: “Tất cả chúng sanh đầy đủ tánh Phật”.

    https://phatgiaolongan.org/the-nao-l..._campaign=zalo

  2. #2

  3. #3

    Mặc định

    Thần chú Địa Tạng Bồ tát :”

    Bấy giờ đức Địa Tạng đại Bồ-tát làm lễ mà đứng dậy bạch đức Phật rằng: “Kính thưa đức Thế tôn, con sẽ cứu giúp độ hết tứ thiên hạ này, tăng trưởng Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tăng trưởng thọ mạng, hộ niệm tăng trưởng thọ mạng, thân không có bịnh tật, sức khoẻ tăng trưởng, danh dự tiếng tốt tăng trưởng, tăng trưởng đời sống tư doanh, tăng trưởng thân hữu, tăng trưởng quyến thuộc, tăng trưởng Tín Giới, tăng trưởng Đa văn, tăng trưởng Bố thí, tăng trưởng Nhẫn nhục, tăng trưởng Phương tiện, tăng trưởng Học ý và các Thánh đế. Tăng trưởng người đối với Đại thừa tất cả lâu dài, tăng trưởng chiếu minh chơn thật pháp tướng, tăng trưởng thành tựu tất cả chúng sanh, tăng trưởng phát đại từ bi hỷ xả, tăng trưởng vô lượng tất cả tịnh pháp, tăng trưởng mầu nhiệm tiếng tốt đồn xa trong ba cõi, tăng trưởng Pháp vũ nhuần ướt Tam hữu lưu, tăng trưởng tất cả vật vị đại địa, tăng trưởng chúng sanh đã có thiện nghiệp, tăng trưởng pháp khí vô số phước hạnh, tăng trưởng trí tuệ thảy đều chiếu sáng, tăng trưởng hạnh đạo của sáu Ba-la-mật, tăng trưởng ngũ nhãn thông thấu suốt vô ngại, tăng trưởng hoán đảnh, tăng trưởng Niết-bàn, tăng trưởng oai đức chiếu sáng hết thảy Pháp vị tằng hữu, chúng đức cứu cánh ký biệt chú thuật đà la ni chương cú.

    Con ở nơi đời quá khứ Hằng hà sa chỗ Phật thảy đều thọ trì những chú như vậy, tăng trưởng Pháp bạch tịnh đầy đủ, tăng trưởng hạt giống, rễ, cành, hoa, trái, thuốc, ngũ cốc, tăng trưởng mây, mưa, đất, nước, lửa, gió, tăng trưởng phước lạc, tăng trưởng tài vật, tăng trưởng vô lượng tối thắng quả báo, tăng trưởng cơ nghiệp. Chú này lợi ích hay trừ khổ não ràng buộc.”Tức nói chú rằng:


    Diêm phù Diêm diêm phù A xá diêm phù Bà ca ra diêm phù Am bà diêm phù Tỳ la diêm phù Bà xà la diêm phù A lô già diêm phù Đạt ma diêm phù Bà tra ma diêm phù Bà đế gia ni lê a la diêm phù Tệ bà bà lô già phản ma diêm phù Ưu bà xá ma diêm phù Ưu ba xá ma diêm phù Na na na diêm phù Xà na bà mâu trí ra na diêm phù Tỳ thi lê dạ na diêm phù Xa đa bà diêm phù Bà già tu trí ma hê lị Đà mi Ti mi Già ca ra tư Già ca ma tư lê Soa lị Hề nghi Ca ra bà bà bà đế A lê ba ra tệ Bà già la bà đà mi Ra già đà mi Ba ra già già già hê lê Ma lê Y ca tha tha xí Tha khưu lâu Thát lê Xá lê Mi lê Ma bản Đa bản Cưu lê Mi lê Ương cửu chi đa tỳ At lê Đế lê Ba ra đế lê Xoa tra khổ bà lê Chơn kỳ chơn Chơn cầu lê Hưu lâu, hưu lâu, hưu lâu Cưu lưu đâu mi lê Mi lê bản Bà trà bà khả la Thị thị lê Lô lưu lô lâu lưu Bà bà xà tỳ Luân đàn mi Tư bà kha Ma ha phục đà ca lâu sa tỳ luân đàn mi mi Tư bà kha Ca lâu sa la ba tỳ luân đàn mi Tư bà kha Ca lâu sa ô đồ tỳ du đàn mi Tư bà kha Tát bà kha xa bà lị phú la đàn mi Tư bà kha Tát bà bà tư gia tam ba đà mi mi Tư bà kha Tát bà đa tha đa a trật để Tư bà kha Tát bà bồ đề tát đỏa a trật để a nâu nguyên địa để Tư bà kha. “

    https://thuvienhoasen.org/a13353/kin..._campaign=zalo

  4. #4

    Mặc định

    Pháp hoa Tam muội

    Khi ấy, Đức Phật nói kệ rằng:

    Chẳng tưởng niệm, vô niệm

    Không theo Sắc tưởng xấu

    Không hành Pháp hoa tịnh

    Vắng lặng không tôi, ta

    Không chỗ có thể vào

    Diệt mất không hình tượng

    Không thấy thiện và ác

    Thảy đều không, tự nhiên.

    Phật bảo vương nữ Lợi Hành:

    –Những điều mà Tam-muội Pháp hoa thấy được cũng giống như vậy.

    https://phatphapungdung.com/phap-bao...oi-101524.html

  5. #5

    Mặc định

    Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:

    Thưa Thế Tôn! Phải làm thế nào để mau chóng chứng được trí giác vô thượng bồ đề.

    Phật đáp:

    Nầy Văn Thù! Y theo lý thuyết về pháp Bát Nhã Ba La Mật mà thực hành sẽ được mau chóng chứng được trí giác vô thượng. Ngoài ra lại có tam muội NHỨT HẠNH, nếu có thiện nam thiện nữ nào tu được tam muội nầy cũng mau được chứng đắc trí giác vô thượng.

    Văn Thù bạch Phật:

    Bạch Thế Tôn! Như thế nào là tam muội NHỨT HẠNH?

    Phật dạy:

    Pháp giới nhứt tướng, chăm chú theo dõi gọi là tam muội Nhứt Hạnh. Nếu có thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên trước tiên hết phải nghe Bát Nhã Ba La Mật, thể theo lời vừa nghe được để thực hành, sau đó có thể nhập tam muội Nhứt Hạnh như sự theo dõi pháp giới không thối lui, không hủy hoại, không suy lường được, không bị ngăn ngại, không tướng trạng.

    Thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên ở chỗ thanh vắng xả bỏ những ý nghĩ loạn động không giữ lại bóng dáng ngoại cảnh nhiếp tâm chuyên nhứt hướng về đức Phật một lòng xưng danh hiệu ngài, tùy theo phương hướng đức Pật mình hiện xưng danh đang ngự ngồi ngay ngắn lại mật hướng về phương đó, nếu chuyên chú theo dõi nơi một Phật niệm niệm được liên tục tức trong niệm đó có thể thấy các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Tại sao như thế? Là vì công đức niệm một đức Phật vô lượng vô biên cùng với công đức niệm vô lượng chư Phật không sai biệt, Phật pháp thật không thể dễ suy lường được, bình đẳng không có sai khác đều nằm trên NHỨT NHƯ, thành tựu chánh giác tối thượng đầy đủ công đức vô lượng, tài hùng biện vô lượng. Người nhập vào tam muội Nhứt Hạnh thấu biết tất cả pháp giới các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng không có tướng sai khác nhau.

    Như A Nan nghe được Phật pháp đắc Niệm tổng trì, trí huệ hùng biện ở trong hàng ngũ thinh văn dù là hạng nhứt nhưng còn kẹt vào có thể dùng số lượng để tính điếm được nên còn có giới hạn và bị ngăn ngại. Còn như kẻ đã đắc được tam muội Nhứt Hạnh đối với những pháp môn trong các kinh điển nhận biết rõ ràng từng môn một, biết một cách hết sức xác đáng không còn một chút hoài nghi, sức trí huệ hùng biện có thể nói pháp trọn luôn cả ngày lẫn đêm, đem sức hùng biện và học rộng của A Nan so sánh thật là không bằng được một phần trăm, một phần ngàn.

    Nếu như có đại Bồ tát nào tự nghĩ rằng mình làm sao để mau chứng tam muội Nhứt Hạnh, được công đức không thể suy lường, tiếng vang vô lượng đức Phật sẽ dạy đại Bồ tát nầy nên nghĩ nhớ đến tam muội Nhứt Hạnh luôn luôn siêng năng chuyên chú đừng lười biếng hay tỏ vẽ mõi mệt, tu học tuần tự như vậy sẽ đủ năng lực để nhập tam muội Nhứt Hạnh, sẽ thu hoạch được các công đức không thể suy lường để minh chứng cho sự thể nhập nầy. Trừ các hạng hủy báng chánh pháp không tin ác nghiệp mang tội chướng nặng nề ra là không thể nhập được.

    Lại nữa nầy Văn Thù Sư Lợi! Thí dụ như có người được một viên ngọc ma ni đem đến trình bày với người thợ kim hoàn, người thợ kim hoàn bảo: Đây là ngọc ma ni vô giá. Vừa nghe người ấy liền cầu mong thợ kim hoàn: Xin ông hảy mài giũa dùm tôi, làm thế nào đừng để mất sắc sáng chói của nó. Thợ kim hoàn đem viên ngọc ma ni ra mài giũa tùy theo chỗ mài ngọc trở chói sáng lấp lánh suốt cả trong ngoài.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có thiện nam thiện nữ tu học tam muội Nhứt Hạnh có các công đức không thể suy lường tiếng vang vô lượng, tùy theo lúc tu học biết được các pháp tướng và thấu rõ không còn mê mờ gì cả, công đức lần lượt tăng trưởng cũng như ngọc mài càng lúc càng sáng.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Thí dụ như mặt trời chiếu ánh sáng cùng khắp nơi nơi không sót một chỗ, nếu có ai đắc được tam muội Nhứt Hạnh cũng hoàn mãn tất cả công đức không thiếu sót gì cũng giống như vậy soi thấu hết cả Phật pháp như ánh sáng mặt trời.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Pháp ta dạy ra chỉ là vị duy nhứt, vị thoát ly, vị giải thoát, vị tịch diệt. Nếu có thiện nam thiện nữ nào đắc được tam muội Nhứt Hạnh hể họ có nói ra lời gì cũng đều mang vị duy nhứt, vị thoát ly, vị giải thoát, vị tịch diệt thuận theo chánh pháp không có lỗi lầm.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu đại Bồ tát đắc được tam muội Nhứt Hạnh nầy đều hoàn mãn tất cả pháp trợ đạo, mau đắc trí giác vô thượng.

    Lại nữa nầy Văn Thù Sư Lợi! Không thấy pháp giới có tướng sai biệt và tướng duy nhứt mau đắc trí giác vô thượng, tướng không thể suy lường được là trong sự giác ngộ cũng không thành thật....biết được như thế sẽ mau chóng đắc trí giác vô thượng. Nếu người nào tin được tất cả pháp đều là Phật pháp không sanh tâm sợ hãi kinh hoàng cũng không còn hoài nghi, người có sự hiểu biết như vậy sẽ mau được trí giác vô thượng.

    Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:

    Thưa Thế Tôn! Có phải do những nguyên nhơn đó nên mau đắc trí giác vô thượng phải không?

    Phật đáp:

    Đắc trí giác vô thượng không phải do nhơn đắc cũng không phải do không nhơn đắc. Tại sao thế? Là vì đó là lãnh vực trên các sự suy lường nên không phải do nhơn đắc cũng không phải do không nhơn đắc. Nếu có thiện nam thiện nữ nào nghe lời nói như vậy không cảm thấy ngao ngán mõi mệt, ông nên biết kẻ nầy đã từng vun trồng nhiều căn lành với chư Phật đời quá khứ. Thế nên tỳ kheo nghe nói về Bát Nhã Ba La Mật sâu xa lại không sanh tâm sợ hãi kinh hoàng tức họ thật đã theo Phật xuất gia. Nếu có cư sĩ nam cư sĩ nữ nghe dạy về Bát Nhã Ba La Mật tâm không kiếp đảm tức họ đã thành tựu được chỗ nương tựa chân thật.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có thiện nam thiện nữ nào không thực tập Bát Nhã Ba La Mật tức là không tu Phật thừa. Thí dụ như mặt đất là chỗ để tất cả cây thuốc nương tựa vào đó sanh trưởng. Cũng giống như vậy, nầy Văn Thù Sư Lợi! Tất cả thiện căn của các đại Bồ tát đều nương tựa vào Bát Nhã Ba La Mật mà tăng trưởng, không trái nghịch với trí giác vô thượng.

    https://thuvienhoasen.org/a17877/kin...-nha-ba-la-mat

  6. #6

    Mặc định

    Lúc bấy giờ, đại đức A Nan và khắp đại chúng, đều nghe các đức Như Lai nhiều vô lượng trong mười phương, đồng thanh dạy rằng:

    – Lành thay, A Nan! Ông muốn biết cái gì là “câu sinh vô minh”(124), cái gút thắt đã khiến ông luân chuyển trong vòng sinh tử: đó chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác! Ông lại muốn biết, cái gì làm cho ông mau chứng được cảnh giới an lạc giải thoát, tịch tĩnh diệu thường của quả vị Vô thượng Bồ đề: thì cũng chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác!

    Đại đức A Nan tuy nghe pháp âm ấy, nhưng tâm vẫn chưa rõ, bèn cúi đầu bạch Phật:

    – Tại sao cái làm cho con luân hồi sinh tử, hoặc chứng được cảnh giới an lạc diệu thường, đều chính là sáu căn chứ không phải vật gì khác?

    Đức Phật dạy đại đức A Nan:

    – Căn và trần cùng nguồn gốc; trói và cởi không hai; tánh của thức là hư vọng, giống như hoa đốm giữa hư không. Này A Nan! Do nơi trần mà phát sinh cái biết của căn; do nơi căn mà hiện ra cái tướng của trần. Cái tướng của trần và cái thấy biết của căn đều không có tự tánh độc lập, giống như hai cây lau phải dựa vào nhau mới đứng vững được. Thế nên giờ đây, nếu ở nơi tri kiến mà thầy bị dính mắc vào cái tướng năng tri sở tri, thì đó là gốc của vô minh; nếu ở nơi tri kiến mà không dính mắc vào tướng năng tri sở tri, thì đó chính là niết bàn chân tịnh; làm gì có vật nào khác ở trong đó!

    Lúc ấy, đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa này, nên nói bài kệ rằng:



    Nơi thể tánh chân như,

    Pháp hữu vi không thật,

    Duyên sinh, nên như huyễn;

    Vô vi không sinh diệt,

    Cũng không phải thật pháp,

    Như hoa đốm hư không.

    Nói vọng để tỏ chân,

    Vọng và chân đều vọng;

    Đã không phải là “chân”,

    Cũng không phải “phi chân”,

    Thì làm sao có được

    Năng kiến cùng sở kiến!

    Ở giữa căn và trần,

    Không có tánh chân thật,

    Giống như cây giao-lô(125).

    Thắt, mở đồng một nhân,

    Thánh, phàm không hai lối.

    Quán sát thật kĩ càng

    Tánh trong cây giao-lô,

    Có, không đều không phải;

    Mê chấp có và không,

    Đó tức là vô minh,

    Thấy rõ không phải có

    Và cũng không phải không,

    Đó tức là giải thoát.

    Mở gút theo thứ lớp,

    Khi sáu gút(126) đã mở,

    Cái một(127) cũng không còn.

    Ở trong sáu căn kia,

    Chọn một căn viên thông,

    Vào dòng không thối chuyển,

    Liền thành bậc Chánh-giác.

    Thức đà-na(128) vi tế,

    Tập khí luôn huân biến,

    Thành dòng thác sinh tử;

    Sợ chúng sinh lầm lạc

    Mê chấp vọng làm chân,

    Hoặc chấp chân làm vọng,

    Vì thế nên Như Lai

    Thường không nói thức này.

    Tự tâm chấp tự tâm,

    Nên pháp vốn chẳng huyễn,

    Đều trở thành hư huyễn.

    Nếu không còn chấp trước,

    Pháp chẳng huyễn không sinh;

    Chẳng huyễn còn không sinh,

    Pháp huyễn làm sao có!

    Đó là diệu liên hoa,

    Chân tâm kim cang vương,

    Như huyễn tam ma đề,

    Chỉ trong khoảng sát na,

    Vượt trên hàng Vô-học.

    Đó là pháp vô thượng,

    Đường đến thẳng niết bàn,

    Của chư Phật mười phương

    https://thuvienhoasen.org/p16a18844/quyen-5

  7. #7

    Mặc định

    Ở phần kinh trên, Đức Phật đã gạn hỏi đại chúng nguyên nhân đạt được đạo, chứng nhập viên thông. Có hai mươi lăm vị Thánh đệ tử Thanh Văn lẫn Bồ Tát lần lượt trình bày về thành quả viên thông ấy, cái nguyên nhân chứng đắc của mình để cho ông A Nan chọn cái nào là viên thông nhất làm nhân địa tu hành. Sáu căn, sáu trần, sáu thức và bảy đại đều là những dữ kiện để đạt đến chứng đắc viên thông và viên thành Thánh quả. Nếu theo thứ tự thì Nhĩ căn viên thông phải được trình bày sau phần nhãn căn viên thông ở đoạn kinh trước. Nhưng vì tầm quan trọng và siêu tuyệt của nó nên Bồ Tát Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông được trình bày sau chót vì chỗ chứng đắc của Đức Quán Thế Âm mới là tròn đủ, nhiệm mầu. Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ, nghe rồi suy nghĩ để tu nghĩa là nghe ở tai, suy nghĩ ở tâm và tu trong sự làm thì trí tuệ vô lậu phát sinh mà vào được chánh định. Nghe ở đây là nghe chánh pháp, nghe Phật pháp và suy nghĩ là suy nghĩ đúng với chân lý thì sự thực hành mới có lợi lạc, mới phát sinh trí tuệ sáng suốt. Nhĩ căn viên thông là phương pháp “phản văn văn tự tánh” giúp hành giả dứt vọng trở về chơn nghĩa là không xuôi dòng chạy theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe tức là từ cái nghe để trở về với tự tánh của mình. Nhập lưu ở đây chính là đi ngược dòng nghiệp thức để quay lại quán tánh nghe. Người thực hành pháp môn này tuyệt đối không dùng tai để nghe vì nếu còn dùng tai để nghe là còn chạy theo âm thanh sắc tướng tức là chạy theo vọng tưởng trần duyên. Đối với âm thanh chẳng nói là nghe mà nói là Quán tức là dùng Trí chiếu soi chớ không dùng Thức Tai mà nghe

    Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa :

    - Bạch Thế Tôn! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp “nghe, suy nghĩ và tu” để được thể nhập Tam-ma-đề.

    - Bạch Thế Tôn! Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy, từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được “năng văn” và “sở văn”. Sức tịnh tĩnh không dừng ở đó bấy giờ tánh giác tôi lại hiển hiện ra. Tôi tiếp tục tư duy : Dù là giác tánh nhưng tánh “năng giác” “sở giác” hãy còn. Tôi bèn xóa đi ý niệm về giác bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không. Tôi lại diệt đi cái giác tri “như hư không” ấy. Cuối cùng tôi diệt cả khái niệm “diệt”. Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về “diệt sanh, sanh diệt” bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giới “bất nhị” tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian. Tôi được hai món thù thắng : Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sinh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sinh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu Vô thượng bồ đề
    Last edited by binhthuongtam; 12-01-2021 at 04:57 PM.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhthuongtam Xem Bài Gởi
    Pháp hoa Tam muội

    Khi ấy, Đức Phật nói kệ rằng:

    Chẳng tưởng niệm, vô niệm

    Không theo Sắc tưởng xấu

    Không hành Pháp hoa tịnh

    Vắng lặng không tôi, ta

    Không chỗ có thể vào

    Diệt mất không hình tượng

    Không thấy thiện và ác

    Thảy đều không, tự nhiên.

    Phật bảo vương nữ Lợi Hành:

    –Những điều mà Tam-muội Pháp hoa thấy được cũng giống như vậy.

    https://phatphapungdung.com/phap-bao...oi-101524.html
    Về Kinh Pháp Hoa mình thấy thầy Thích Nhất Hạnh kiến giải có nhiều điều đáng chú ý.
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhthuongtam Xem Bài Gởi
    Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:

    Thưa Thế Tôn! Phải làm thế nào để mau chóng chứng được trí giác vô thượng bồ đề.

    Phật đáp:

    Nầy Văn Thù! Y theo lý thuyết về pháp Bát Nhã Ba La Mật mà thực hành sẽ được mau chóng chứng được trí giác vô thượng. Ngoài ra lại có tam muội NHỨT HẠNH, nếu có thiện nam thiện nữ nào tu được tam muội nầy cũng mau được chứng đắc trí giác vô thượng.

    Văn Thù bạch Phật:

    Bạch Thế Tôn! Như thế nào là tam muội NHỨT HẠNH?

    Phật dạy:

    Pháp giới nhứt tướng, chăm chú theo dõi gọi là tam muội Nhứt Hạnh. Nếu có thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên trước tiên hết phải nghe Bát Nhã Ba La Mật, thể theo lời vừa nghe được để thực hành, sau đó có thể nhập tam muội Nhứt Hạnh như sự theo dõi pháp giới không thối lui, không hủy hoại, không suy lường được, không bị ngăn ngại, không tướng trạng.

    Thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên ở chỗ thanh vắng xả bỏ những ý nghĩ loạn động không giữ lại bóng dáng ngoại cảnh nhiếp tâm chuyên nhứt hướng về đức Phật một lòng xưng danh hiệu ngài, tùy theo phương hướng đức Pật mình hiện xưng danh đang ngự ngồi ngay ngắn lại mật hướng về phương đó, nếu chuyên chú theo dõi nơi một Phật niệm niệm được liên tục tức trong niệm đó có thể thấy các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Tại sao như thế? Là vì công đức niệm một đức Phật vô lượng vô biên cùng với công đức niệm vô lượng chư Phật không sai biệt, Phật pháp thật không thể dễ suy lường được, bình đẳng không có sai khác đều nằm trên NHỨT NHƯ, thành tựu chánh giác tối thượng đầy đủ công đức vô lượng, tài hùng biện vô lượng. Người nhập vào tam muội Nhứt Hạnh thấu biết tất cả pháp giới các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng không có tướng sai khác nhau.

    Như A Nan nghe được Phật pháp đắc Niệm tổng trì, trí huệ hùng biện ở trong hàng ngũ thinh văn dù là hạng nhứt nhưng còn kẹt vào có thể dùng số lượng để tính điếm được nên còn có giới hạn và bị ngăn ngại. Còn như kẻ đã đắc được tam muội Nhứt Hạnh đối với những pháp môn trong các kinh điển nhận biết rõ ràng từng môn một, biết một cách hết sức xác đáng không còn một chút hoài nghi, sức trí huệ hùng biện có thể nói pháp trọn luôn cả ngày lẫn đêm, đem sức hùng biện và học rộng của A Nan so sánh thật là không bằng được một phần trăm, một phần ngàn.

    Nếu như có đại Bồ tát nào tự nghĩ rằng mình làm sao để mau chứng tam muội Nhứt Hạnh, được công đức không thể suy lường, tiếng vang vô lượng đức Phật sẽ dạy đại Bồ tát nầy nên nghĩ nhớ đến tam muội Nhứt Hạnh luôn luôn siêng năng chuyên chú đừng lười biếng hay tỏ vẽ mõi mệt, tu học tuần tự như vậy sẽ đủ năng lực để nhập tam muội Nhứt Hạnh, sẽ thu hoạch được các công đức không thể suy lường để minh chứng cho sự thể nhập nầy. Trừ các hạng hủy báng chánh pháp không tin ác nghiệp mang tội chướng nặng nề ra là không thể nhập được.

    Lại nữa nầy Văn Thù Sư Lợi! Thí dụ như có người được một viên ngọc ma ni đem đến trình bày với người thợ kim hoàn, người thợ kim hoàn bảo: Đây là ngọc ma ni vô giá. Vừa nghe người ấy liền cầu mong thợ kim hoàn: Xin ông hảy mài giũa dùm tôi, làm thế nào đừng để mất sắc sáng chói của nó. Thợ kim hoàn đem viên ngọc ma ni ra mài giũa tùy theo chỗ mài ngọc trở chói sáng lấp lánh suốt cả trong ngoài.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có thiện nam thiện nữ tu học tam muội Nhứt Hạnh có các công đức không thể suy lường tiếng vang vô lượng, tùy theo lúc tu học biết được các pháp tướng và thấu rõ không còn mê mờ gì cả, công đức lần lượt tăng trưởng cũng như ngọc mài càng lúc càng sáng.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Thí dụ như mặt trời chiếu ánh sáng cùng khắp nơi nơi không sót một chỗ, nếu có ai đắc được tam muội Nhứt Hạnh cũng hoàn mãn tất cả công đức không thiếu sót gì cũng giống như vậy soi thấu hết cả Phật pháp như ánh sáng mặt trời.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Pháp ta dạy ra chỉ là vị duy nhứt, vị thoát ly, vị giải thoát, vị tịch diệt. Nếu có thiện nam thiện nữ nào đắc được tam muội Nhứt Hạnh hể họ có nói ra lời gì cũng đều mang vị duy nhứt, vị thoát ly, vị giải thoát, vị tịch diệt thuận theo chánh pháp không có lỗi lầm.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu đại Bồ tát đắc được tam muội Nhứt Hạnh nầy đều hoàn mãn tất cả pháp trợ đạo, mau đắc trí giác vô thượng.

    Lại nữa nầy Văn Thù Sư Lợi! Không thấy pháp giới có tướng sai biệt và tướng duy nhứt mau đắc trí giác vô thượng, tướng không thể suy lường được là trong sự giác ngộ cũng không thành thật....biết được như thế sẽ mau chóng đắc trí giác vô thượng. Nếu người nào tin được tất cả pháp đều là Phật pháp không sanh tâm sợ hãi kinh hoàng cũng không còn hoài nghi, người có sự hiểu biết như vậy sẽ mau được trí giác vô thượng.

    Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:

    Thưa Thế Tôn! Có phải do những nguyên nhơn đó nên mau đắc trí giác vô thượng phải không?

    Phật đáp:

    Đắc trí giác vô thượng không phải do nhơn đắc cũng không phải do không nhơn đắc. Tại sao thế? Là vì đó là lãnh vực trên các sự suy lường nên không phải do nhơn đắc cũng không phải do không nhơn đắc. Nếu có thiện nam thiện nữ nào nghe lời nói như vậy không cảm thấy ngao ngán mõi mệt, ông nên biết kẻ nầy đã từng vun trồng nhiều căn lành với chư Phật đời quá khứ. Thế nên tỳ kheo nghe nói về Bát Nhã Ba La Mật sâu xa lại không sanh tâm sợ hãi kinh hoàng tức họ thật đã theo Phật xuất gia. Nếu có cư sĩ nam cư sĩ nữ nghe dạy về Bát Nhã Ba La Mật tâm không kiếp đảm tức họ đã thành tựu được chỗ nương tựa chân thật.

    Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có thiện nam thiện nữ nào không thực tập Bát Nhã Ba La Mật tức là không tu Phật thừa. Thí dụ như mặt đất là chỗ để tất cả cây thuốc nương tựa vào đó sanh trưởng. Cũng giống như vậy, nầy Văn Thù Sư Lợi! Tất cả thiện căn của các đại Bồ tát đều nương tựa vào Bát Nhã Ba La Mật mà tăng trưởng, không trái nghịch với trí giác vô thượng.

    https://thuvienhoasen.org/a17877/kin...-nha-ba-la-mat
    Mình rất thích nghe thần chú Bát Nhã Ba La Mật
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhthuongtam Xem Bài Gởi
    Lúc bấy giờ, đại đức A Nan và khắp đại chúng, đều nghe các đức Như Lai nhiều vô lượng trong mười phương, đồng thanh dạy rằng:

    – Lành thay, A Nan! Ông muốn biết cái gì là “câu sinh vô minh”(124), cái gút thắt đã khiến ông luân chuyển trong vòng sinh tử: đó chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác! Ông lại muốn biết, cái gì làm cho ông mau chứng được cảnh giới an lạc giải thoát, tịch tĩnh diệu thường của quả vị Vô thượng Bồ đề: thì cũng chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác!

    Đại đức A Nan tuy nghe pháp âm ấy, nhưng tâm vẫn chưa rõ, bèn cúi đầu bạch Phật:

    – Tại sao cái làm cho con luân hồi sinh tử, hoặc chứng được cảnh giới an lạc diệu thường, đều chính là sáu căn chứ không phải vật gì khác?

    Đức Phật dạy đại đức A Nan:

    – Căn và trần cùng nguồn gốc; trói và cởi không hai; tánh của thức là hư vọng, giống như hoa đốm giữa hư không. Này A Nan! Do nơi trần mà phát sinh cái biết của căn; do nơi căn mà hiện ra cái tướng của trần. Cái tướng của trần và cái thấy biết của căn đều không có tự tánh độc lập, giống như hai cây lau phải dựa vào nhau mới đứng vững được. Thế nên giờ đây, nếu ở nơi tri kiến mà thầy bị dính mắc vào cái tướng năng tri sở tri, thì đó là gốc của vô minh; nếu ở nơi tri kiến mà không dính mắc vào tướng năng tri sở tri, thì đó chính là niết bàn chân tịnh; làm gì có vật nào khác ở trong đó!

    Lúc ấy, đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa này, nên nói bài kệ rằng:



    Nơi thể tánh chân như,

    Pháp hữu vi không thật,

    Duyên sinh, nên như huyễn;

    Vô vi không sinh diệt,

    Cũng không phải thật pháp,

    Như hoa đốm hư không.

    Nói vọng để tỏ chân,

    Vọng và chân đều vọng;

    Đã không phải là “chân”,

    Cũng không phải “phi chân”,

    Thì làm sao có được

    Năng kiến cùng sở kiến!

    Ở giữa căn và trần,

    Không có tánh chân thật,

    Giống như cây giao-lô(125).

    Thắt, mở đồng một nhân,

    Thánh, phàm không hai lối.

    Quán sát thật kĩ càng

    Tánh trong cây giao-lô,

    Có, không đều không phải;

    Mê chấp có và không,

    Đó tức là vô minh,

    Thấy rõ không phải có

    Và cũng không phải không,

    Đó tức là giải thoát.

    Mở gút theo thứ lớp,

    Khi sáu gút(126) đã mở,

    Cái một(127) cũng không còn.

    Ở trong sáu căn kia,

    Chọn một căn viên thông,

    Vào dòng không thối chuyển,

    Liền thành bậc Chánh-giác.

    Thức đà-na(128) vi tế,

    Tập khí luôn huân biến,

    Thành dòng thác sinh tử;

    Sợ chúng sinh lầm lạc

    Mê chấp vọng làm chân,

    Hoặc chấp chân làm vọng,

    Vì thế nên Như Lai

    Thường không nói thức này.

    Tự tâm chấp tự tâm,

    Nên pháp vốn chẳng huyễn,

    Đều trở thành hư huyễn.

    Nếu không còn chấp trước,

    Pháp chẳng huyễn không sinh;

    Chẳng huyễn còn không sinh,

    Pháp huyễn làm sao có!

    Đó là diệu liên hoa,

    Chân tâm kim cang vương,

    Như huyễn tam ma đề,

    Chỉ trong khoảng sát na,

    Vượt trên hàng Vô-học.

    Đó là pháp vô thượng,

    Đường đến thẳng niết bàn,

    Của chư Phật mười phương

    https://thuvienhoasen.org/p16a18844/quyen-5
    Thầy Thích Nhất Hạnh nói về bối cảnh Ấn Độ thời xuất hiện Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thú vị trong cuốn Hoa nở phương ngoại.
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhthuongtam Xem Bài Gởi
    Ở phần kinh trên, Đức Phật đã gạn hỏi đại chúng nguyên nhân đạt được đạo, chứng nhập viên thông. Có hai mươi lăm vị Thánh đệ tử Thanh Văn lẫn Bồ Tát lần lượt trình bày về thành quả viên thông ấy, cái nguyên nhân chứng đắc của mình để cho ông A Nan chọn cái nào là viên thông nhất làm nhân địa tu hành. Sáu căn, sáu trần, sáu thức và bảy đại đều là những dữ kiện để đạt đến chứng đắc viên thông và viên thành Thánh quả. Nếu theo thứ tự thì Nhĩ căn viên thông phải được trình bày sau phần nhãn căn viên thông ở đoạn kinh trước. Nhưng vì tầm quan trọng và siêu tuyệt của nó nên Bồ Tát Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông được trình bày sau chót vì chỗ chứng đắc của Đức Quán Thế Âm mới là tròn đủ, nhiệm mầu. Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ, nghe rồi suy nghĩ để tu nghĩa là nghe ở tai, suy nghĩ ở tâm và tu trong sự làm thì trí tuệ vô lậu phát sinh mà vào được chánh định. Nghe ở đây là nghe chánh pháp, nghe Phật pháp và suy nghĩ là suy nghĩ đúng với chân lý thì sự thực hành mới có lợi lạc, mới phát sinh trí tuệ sáng suốt. Nhĩ căn viên thông là phương pháp “phản văn văn tự tánh” giúp hành giả dứt vọng trở về chơn nghĩa là không xuôi dòng chạy theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe tức là từ cái nghe để trở về với tự tánh của mình. Nhập lưu ở đây chính là đi ngược dòng nghiệp thức để quay lại quán tánh nghe. Người thực hành pháp môn này tuyệt đối không dùng tai để nghe vì nếu còn dùng tai để nghe là còn chạy theo âm thanh sắc tướng tức là chạy theo vọng tưởng trần duyên. Đối với âm thanh chẳng nói là nghe mà nói là Quán tức là dùng Trí chiếu soi chớ không dùng Thức Tai mà nghe

    Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa :

    - Bạch Thế Tôn! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp “nghe, suy nghĩ và tu” để được thể nhập Tam-ma-đề.

    - Bạch Thế Tôn! Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy, từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được “năng văn” và “sở văn”. Sức tịnh tĩnh không dừng ở đó bấy giờ tánh giác tôi lại hiển hiện ra. Tôi tiếp tục tư duy : Dù là giác tánh nhưng tánh “năng giác” “sở giác” hãy còn. Tôi bèn xóa đi ý niệm về giác bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không. Tôi lại diệt đi cái giác tri “như hư không” ấy. Cuối cùng tôi diệt cả khái niệm “diệt”. Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về “diệt sanh, sanh diệt” bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giới “bất nhị” tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian. Tôi được hai món thù thắng : Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sinh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sinh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu Vô thượng bồ đề
    Những hình tượng Bồ Tát được vẽ ra có nhiều ý nghĩa nhập thế hay nhỉ!
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhthuongtam Xem Bài Gởi
    Lúc bấy giờ, đại đức A Nan và khắp đại chúng, đều nghe các đức Như Lai nhiều vô lượng trong mười phương, đồng thanh dạy rằng:
    [/url]
    Xin hỏi, câu này nghĩa là sao ah?

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuanfodacon Xem Bài Gởi
    Xin hỏi, câu này nghĩa là sao ah?
    Theo mình thì nghĩa là cái điều gì sắp được nói sau đó là "quan trọng", là "có giá trị lắm", đề nghị tập trung vào những điều sắp được đưa ra. Hi!!!
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Richardhieu05 Xem Bài Gởi
    Theo mình thì nghĩa là cái điều gì sắp được nói sau đó là "quan trọng", là "có giá trị lắm", đề nghị tập trung vào những điều sắp được đưa ra. Hi!!!
    Không phải ý đó. Ý này cơ: "các đức Như Lai nhiều vô lượng trong mười phương, đồng thanh dạy rằng" phải chăng là "vô lượng các Đức Phật trong mười phương cùng lên tiếng nói với ngài Anan"?

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuanfodacon Xem Bài Gởi
    Không phải ý đó. Ý này cơ: "các đức Như Lai nhiều vô lượng trong mười phương, đồng thanh dạy rằng" phải chăng là "vô lượng các Đức Phật trong mười phương cùng lên tiếng nói với ngài Anan"?
    Hiiiiii, ý mình hiểu là đừng quan tâm đến từng chữ từng chữ đó thật hay không mà những chữ đó các tiền nhân nhằm nhấn mạnh, dẫn lối cho những điều quan trọng đằng sau thôi, ví dụ:

    1.

    Ông muốn biết cái gì là “câu sinh vô minh”(124), cái gút thắt đã khiến ông luân chuyển trong vòng sinh tử: đó chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác! Ông lại muốn biết, cái gì làm cho ông mau chứng được cảnh giới an lạc giải thoát, tịch tĩnh diệu thường của quả vị Vô thượng Bồ đề: thì cũng chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác!

    2.
    Căn và trần cùng nguồn gốc; trói và cởi không hai; tánh của thức là hư vọng, giống như hoa đốm giữa hư không. Này A Nan! Do nơi trần mà phát sinh cái biết của căn; do nơi căn mà hiện ra cái tướng của trần. Cái tướng của trần và cái thấy biết của căn đều không có tự tánh độc lập, giống như hai cây lau phải dựa vào nhau mới đứng vững được. Thế nên giờ đây, nếu ở nơi tri kiến mà thầy bị dính mắc vào cái tướng năng tri sở tri, thì đó là gốc của vô minh; nếu ở nơi tri kiến mà không dính mắc vào tướng năng tri sở tri, thì đó chính là niết bàn chân tịnh; làm gì có vật nào khác ở trong đó!

    3.
    Nơi thể tánh chân như,
    Pháp hữu vi không thật,
    Duyên sinh, nên như huyễn;
    Vô vi không sinh diệt,
    Cũng không phải thật pháp,
    Như hoa đốm hư không.
    Nói vọng để tỏ chân,
    Vọng và chân đều vọng;
    Đã không phải là “chân”,
    Cũng không phải “phi chân”,
    Thì làm sao có được
    Năng kiến cùng sở kiến!
    Ở giữa căn và trần,
    Không có tánh chân thật,
    Giống như cây giao-lô(125).
    Thắt, mở đồng một nhân,
    Thánh, phàm không hai lối.
    Quán sát thật kĩ càng
    Tánh trong cây giao-lô,
    Có, không đều không phải;
    Mê chấp có và không,
    Đó tức là vô minh,
    Thấy rõ không phải có
    Và cũng không phải không,
    Đó tức là giải thoát.
    Mở gút theo thứ lớp,
    Khi sáu gút(126) đã mở,
    Cái một(127) cũng không còn.
    Ở trong sáu căn kia,
    Chọn một căn viên thông,
    Vào dòng không thối chuyển,
    Liền thành bậc Chánh-giác.
    Thức đà-na(128) vi tế,
    Tập khí luôn huân biến,
    Thành dòng thác sinh tử;
    Sợ chúng sinh lầm lạc
    Mê chấp vọng làm chân,
    Hoặc chấp chân làm vọng,
    Vì thế nên Như Lai
    Thường không nói thức này.
    Tự tâm chấp tự tâm,
    Nên pháp vốn chẳng huyễn,
    Đều trở thành hư huyễn.
    Nếu không còn chấp trước,
    Pháp chẳng huyễn không sinh;
    Chẳng huyễn còn không sinh,
    Pháp huyễn làm sao có!
    Đó là diệu liên hoa,
    Chân tâm kim cang vương,
    Như huyễn tam ma đề,
    Chỉ trong khoảng sát na,
    Vượt trên hàng Vô-học.
    Đó là pháp vô thượng,
    Đường đến thẳng niết bàn,


    CHÚNG TA TỰ HỎI XEM NHỮNG TRÍCH TRÊN CÓ CHỖ NÀO GIÚP TA KHAI TÂM ĐƯỢC THÊM CHÚT NÀO KHÔNG???
    (Richardhieu05@gmail.com; MB: 0978871313)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •