Xin BQT vui lòng cho tôi được lập chủ đề này!
Thân ái.

CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH NHÂN BỊ ĐỘT QUỴ DO TRÚNG PHONG(GIÓ)
HAY DO CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC & CÁCH SƠ CẤP CỨU.

Người bệnh đột ngột mê mang bất tỉnh nhân sự,cấm khẩu,sùi bọt mép,chân tay co quắp(hoặc mềm nhũn),tiểu tiện hoặc đại tiện dầm dề...
Đối vơí bệnh trạng này,việc sơ cấp cứu ban đầu đóng vai trò vô cùng quyết định đến tính mạng và sự hồi phục của bệnh nhân sau này.
Trước bệnh nhân trên ,ta cần bình tỉnh phân biệt đó thuộc về chứng "trúng phong" hay thuộc về thể bệnh khác như "tai biến mạch máu não","hạ đường huyết","tăng urê huyết"...
Nếu không nhận định kỹ,để có biện pháp sơ cấp cứu thích hợp cho từng loại bệnh sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc:làm bệnh nhân chết oan,hay để lại di chứng nặng nề sau khi hồi phục.
Biểu hiện lâm sàng chứng trúng phong rất gần với chứng "tai biến mạch máu não".
*Cách phân biệt bệnh chứng "trúng phong" vơí bệnh chứng "tai biến mạch máu não"
Để phân biệt ,ta dùng nghiệm pháp "bấu da":dùng ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay "bấu''lên da ơ vùng ngực hay vùng bụng, lưng của bệnh nhân.Sau 1 phút buông tay ra.
Nhận định:
-Nếu chổ da đã "bấu"nổi lên "dấu bầm tím" có hình thoi :tức là có hiện tượng "ứ trệ tuần hoàn dưới da"đó là bệnh chứng "trúng phong";nếu vùng da chỉ đỏ ửng rồi tan dần,không thấy dấu bầm tím tức là không có dấu hiệu "ứ trệ tuần hoàn dưới da",đó không phải là dấu hiệu bệnh chứng trúng phong.
*Cách sơ cấp cứu bệnh trúng phong.
Sau khi xác định mê man do trúng phong, chúng ta khẩn trương làm thủ pháp "bắt gân".
Cần khẩn trương thứ tự làm các động tác tại 9 vị trí sau:
1/Vị trí giữa lõm mũi(huyệt Nhân trung)
-Bàn tay trái đỡ gáy nạn nhân.
-Bàn tay phải dùng ngón cái bấm mạnh vào lõm sống mũi của nạn nhân khoãng 5-10 lần
2/Điểm giữa 2 lông mày(huyệt Ấn đường)
-Bàn tay trái đỡ gáy nạn nhân.
-Bàn tay phải,ngón cái bấm mạnh vào điểm giữa 2lông mày khoảng 5-10 lần.
3/Hai điểm dưới 2 dái tai gần huyệt ế phong
-Dùng 2 ngón cái và trỏ của cả 2 bàn tay bóp vào điểm dưới 2 dái tai ở góc hàm dưới giựt mạnh ra 5-10 lần.
4/Hai gân ót:
-Bóp vào 2gân gáy,gựt mạnh ra 5-10lần
5/Hai gân vai(huyệt kiên tỉnh)
-bóp mạnh vào 2 gân của 2 vai, giựt mạnh ra 5-10 lần.
6/ Hai gân ngực(huyệt trung phủ)
-Bóp mạnh vào 2 gân ngực gần nách giựt mạnh 5-10 lần.
7/Hai gân ở 2 bên hông
-Bóp mạnh vào 2 gân ở 2 bên hông(ngang thắt lưng giật mạnh 5-10 lần.
8/Hai gân háng( bẹn)
-Bóp mạnh vào 2 gân ở hai bên háng giật mạnh.
9/Hai gân gối(huyệt huyết hải)
-Bóp mạnh vào hai gân gối phía bên trên đầu gối gần huyệt huyết hải giật mạnh 5-10 lần.
**Giải thích cơ chế của việc bắt gân:
Khi phong hàn nhập vào cơ thể sẽ tác động lên hệ tk gây phản xạ ngừng tim ,ngừng thở;tác động lên nội tiết gây nên co mạch dưới da dẫn đến ứ trệ tuần hoàn dưới da.
Các điểm "bắt gân" này là các vị trí thần kinh của gân-cơ nhạy cảm trên cơ thể.Các tác động này sẽ tạo ra cung phản xạ mạnh,làm hưng phấn các trung khu thần kinh (hô hấp ,tuần hoàn)đang bị ức chế.Nhờ vậy hô hấp ,tuần hoàn,tri giác được hưng phấn hoạt động trở lại .người bệnh sẽ được hồi tỉnh sau 3-5 phút.
Như vậy đối với bệnh trên việc sơ cấp cứu ban đầu này vô cùng quan trọng;vì để não thiếu oxy trong vòng 6 phút thì khả năng phục hồi của người bệnh rất thấp.Nên khi gặp những trường hợp thế này mà không biết cách sơ cấp cứu,cứ vực lên xe chở thẳng đến BV thì có khi bệnh nhân phải chịu ra đi oan ức!
Trong quá trình "bắt gân"vẫn có thể kết hợp với thủ pháp trích máu thập tuyên(10 đầu ngón tay),châm huyệt dũng tuỵền(dưới gan bàn chân).Hoặc có thể kết hợp với việc hà hơi thổi ngạt,xoa bóp tim ngoài lòng ngực...
Đây là phương pháp sơ cấp cứu được dược lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Tôi đã dùng phương pháp này sơ cấp cứu cho không ít người rồi.Nay tôi viết lên đây dựa trên tài liệu của BS Đỗ Văn Sơn,với lòng mong mỏi nhiều người được biết và ứng dụng phương pháp này.
@ Kinh nghiệm của tôi khi đứng trước bệnh nhân ngừng tim ngừng thở,thì trước tiên nên vạch mắt họ ra xem đồng tử của họ có nở lớn ra chưa;trích máu 10 đầu ngón tay xem máu đã dẻo chưa;nếu đồng tử nở lớn,máu đã dẻo tức là người bệnh đã chết rồi,đừng cố gắng vô ích.
**CÁCH SƠ CẤP CỨU ĐỘT QUỴ DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
"Tai biến mạch máu não"có biểu hiện lâm sàng rất giống với chứng "trúng phong".
Sau khi làm nghiệm pháp "bấu da"thấy không xuất hiện vết"bầm tím"thì xác định đó không phải là "trúng phong" thì cần phải để bệnh nhân nằm thật yên,không được làm chuyển động bệnh nhân nhiều; vì làm chuyển động thì mạch máu đang căng của bệnh nhân sẽ bị vỡ,có thể làm cho bệnh nhân tử vong ngay ,hoặc không bao giờ bình phục lại nữa.
Ta khẩn trương thực hiện các thao tác sau:
- Nhẹ nhàng đỡ gối đầu bệnh nhân trên bàn tay trái;ngón cái tay phải còn lại bấm mạnh vào huyệt nhân trung 5…-10lần.
- Dùng kim châm cứu,hoặc kim may đã sát trùng chích vào 10 đầu ngón tay cách móng 1mm (huyệt thập tuyên) rồi vuốt dọc theo chiều các ngón tay cho đến có máu chảy ra.
-Tiếp sau vuốt theo vành tai xuống dái tai cho đỏ hồng rồi dùng kim chích vào dái tai nặn ra vài giọt máu.
Chừng 1-2 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại,huyết áp sẽ hạ xuống thấp hơn.Chờ thêm vài phút bệnh nhân khoẻ hơn rồi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị tiếp theo.
@ Giải thích:Các huyệt Thập tuyên có tác dụng khai khiếu,tỉnh thần,tiết nhiệt,trấn kinh,điều hoà huýêt áp;phối hợp với huyệt Nhân trung có tác dụng hồi sinh chống choáng rất tốt nên có hiệu quả rất tốt trong việc sơ cấp cứu này.
Ta có thể phối hợp thêm 10 huyệt ở 10 đầu ngón chânvà huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân nữa.
Sở dĩ ở đây ta không áp dụng biện pháp"bắt gân"vì bắt gân thì dễ làm cơ thể bệnh nhân lay động nhiều dễ vỡ các mạch máu đang căng!
Tôi đã có kinh nghiệm tương đối nhiều về tính hiệu quả của phương pháp này.Mong quý vị cứ bình tỉnh,tự tin áp dụng.
Để kiểm tra về tính hiệu quả về tác dụng hạ áp huyết của huyệt ''thập tuyên'' quý vị có thể áp dụng thử trên bệnh nhân đang cao huyết áp ở mức mà trước đây phải dùng thuốc để hạ áp ngay thì các bạn sẽ thấy ngay tính hiệu quả của nó.Nhanh hơn dùng thuốc nhiều,lại vừa an toàn không bị tác dụng phụ nữa;chỉ phiền chịu đau 1tí thôi!
Thân ái.