kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Nói Chuyện Yoga

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Nói Chuyện Yoga

    Lúc nầy nghe người ta nói rất nhiều về sự luyện tập Dô Ga (Yoga). Yoga là gì ? Sự ích lợi của nó ra sao ? Thử hỏi có thể giải cho ai nấy biết chăng ?
    Ðiều nầy rất khó. Trước nhứt chúng ta không có tiếng để dịch cho đúng ý nghĩa những danh từ Phạn ngữ dùng trong khoa Yoga và dầu đã có luyện tập rồi đi nữa cũng không thế nào giải ra cho ai nấy đều hiểu.
    Cũng như món ăn, muốn biết mùi vị nó thì phải ăn, chớ làm sao diễn tả cho đúng sự thật được.
    Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chớ không dám hứa hẹn chi cả.

    CỘI RỄ CỦA CHỮ YOGA
    Yoga là một danh từ Phạn ngữ thường dùng với ý nghĩa Hiệp nhứt. Hiệp nhứt đây là hiệp nhứt với Ðức Thượng Ðế (Union à Dieu).
    Các nhà văn phạm Aán nói rằng : Yoga do chữ Yug mà ra. Yug nghĩa là Hiệp lại; người ta thêm tiếp vĩ ngữ (suffixe) Ghan vào chữ Yug. Ghan có nghĩa là hoàn tất. (Ðối chiếu : hai chữ La tinh (Latin) Jugam và Jungere cũng do một gốc Phạn ngữ mà ra ).
    Jugum sanh ra chữ Joug (cái ách) tiếng Pháp, còn Jungere sanh ra chữ Joindre (nối lại).
    Người ta nói Yoga hiệp nhứt Con người với Thượng Ðế cũng như cái ách (Joug) nối liền đầu hai con bò với cái gọng xe.

    ÐỊNH NGHĨA YOGA
    Yoga có nhiều nghĩa :
    1- Theo phái Védanta, Yoga là sự thực hiện hoàn toàn.
    2- Yoga là sự phối hợp Tiểu Ngã với Ðại Ngã (Jajnavalkya).
    3- Cái chi hiệp lại là Yoga.
    Yoga là kẻ bảo tồn Pháp Luật Trường Tồn Bất Diệt.
    Yoga là kẻ bảo tồn sự hiểu biết (Kalyâna Yoga Anka).
    4- Yoga là sự đình chỉ những biến đổi của cái Trí. (Les Aphorismes de Patanjali , Cách ngôn Patanjali),
    Quyển Les Aphorismes de Patanjali được coi như quyển sách giáo khoa về Yoga bên Ấn Ðộ. Có chỗ để là Les Sutras de Patanjali dịch là Pháp bổn Patanjali .
    Câu : “Sự đình chỉ những biến đổi của cái Trí” có nghĩa là : Phải làm thế nào cho cái Trí đi tới trạng thái chói sáng như thủy tinh, giống như một cái hồ phẳng lặng mà nước hết sức trong trẻo và tinh khiết.
    5- a/- Yoga là sự áp dụng vào trường hợp riêng biệt của mỗi cá nhân, những định luật chi phối sự phát triển Tâm Thức.
    b/- Yoga là Samadhi.
    c/- Yoga là Khoa Học.
    d/- Yoga là phương pháp làm cho sự phát triển bình thường của Tâm Thức trở nên nhanh chóng.
    e/- Trong con người những thần lực nầy phát triển không ngừng và gây ra một áp lực càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ cho những chướng ngại bao bọc chúng. Cuối cùng chúng vượt qua khỏi loài người và tiến lên hàng Siêu Phàm. Sự diễn tiến chót nầy gọi là Yoga.
    Năm định nghĩa chót nầy trích trong quyển Yoga nhập môn (Introduction au Yoga) của Ðức Bà A. Besant.

    SỰ ÍCH LỢI CỦA YOGA
    Tại sao người ta học Yoga?
    Aáy tại Yoga đem lại cho con người những sự ích lợi phi thường.
    Nhờ Yoga con người mở mang Tâm Thức nhanh chóng, nó biến đổi con người ra một vị Siêu Phàm trước ngày giờ đã định cho nhơn loại trong Vũ trụ nầy.
    Vì thế nên người biết Ðạo đều lo luyện tập Yoga. Nhưng tôi xin nhấn mạnh chỗ nầy : Phải học với những vị Cao Ðồ của Chơn Sư hay là những nhà Huyền Bí Học lão luyện có nhiều kinh nghiệm mới khỏi bị tai hại, vì trong phương pháp tập luyện có nhiều sự nguy hiểm nếu làm sái cách.
    Ðừng nghe theo những ông thầy tầm thường, coi theo sách mà không hiểu ý nghĩa sâu xa và bóng dáng của những câu kinh rồi thực hành e cho một ngày kia bị điên khùng không còn phương cứu chữa nữa.
    Trong năm mươi năm nay tôi đã thấy nhiều trường hợp loạn thần kinh và chết chóc rồi.

    NHỮNG ÐIỂM CHÁNH TRONG QUYỂN YOGA NHẬP MÔN
    CỦA ÐỨC BÀ A. BESAN

    MỤC ÐÍCH SỰ SANH HÓA CỦA VŨ TRỤ.
    Vũ trụ sanh ra đây với một mục đích mà thôi : ấy là để giúp cho Chơn Ngã tiến hóa.

    BẢN NGÃ VÀ TÂM THỨC
    Trong kinh sách đạo đức có hai danh từ khó giải thích cho rành rẽ được, ấy là Bản Ngã (Soi) và Tâm Thức (Conscience).
    Nói cho đúng trong Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ có một Bản Ngã duy nhất mà thôi.
    Bản Ngã đó là Ðức Thái Dương Thượng Ðế (Logos d’un sytème solaire).
    Còn con người là một Ðiểm Linh Quang do Ngài sanh ra.
    Muốn cho dễ hiểu xin gọi :
    Ðức Thái Dương Thượng Ðế là Ðại Ngã, Ngài là ông Trời, Cha lành của chúng ta.
    Còn một Ðiểm Linh Quang là Tiểu Ngã, Chơn Ngã hay là Chơn Thần.

    TÂM THỨC LÀ GÌ ?
    Nói đến Tâm Thức thì lại gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Thật ra ở vào trình độ thấp kém của chúng ta, chúng ta không hiểu Tâm Thức là gì cả.
    Phải mở tới Huệ Nhãn mới thấy được Tâm Thức và mới thật biết nó.
    Các vị Cao Ðồ Chơn Sư định nghĩa Tâm Thức như vầy :
    Tâm Thức là sự biểu hiện của một đơn vị duy nhất mà đơn vị duy nhất nầy vừa là Sự Sống vừa là Sức Mạnh; vừa là Vật Chất vừa là Hình Dạng một lượt.
    Vì thế người ta mới nói : Tâm Thức đồng nghĩa Sự Sống.
    Không có Sự Sống nào mà không có Tâm Thức, và cũng không có Tâm Thức nào mà không có Sự Sống.
    Dùng tư tưởng mà phân tích thì thấy Sự Sống là Tâm Thức quay vào trong, còn Tâm Thức quay ra ngoài là Sự Sống.
    Thật là rắc rối, thật là cực kỳ khó khăn.
    Ðiều cần thiết là ta nên biết : Tâm Thức là Chơn Ngã, là Sự Sống thì đủ.

    BẢN NGÃ
    SỰ LIÊN QUAN GIỮA TIỂU NGÃ VÀ ÐẠI NGÃ
    TIỂU NGÃ VÀ ÐẠI NGÃ VẪN LÀ MỘT CHƠN NGÃ DUY NHẤT.
    Tiểu Ngã trong con người và Ðại Ngã trong Vũ trụ vẫn là một. Dầu toàn thể khí lực biểu hiện trong Vũ trụ là thế nào chăng nữa, những khí lực đó vốn ở trong mình con người dưới trạng thái tiềm tàng, phôi thai.
    Những Tiểu Ngã [1], Jivatmas, là những thành phần của Ðại Ngã, tức là Ðức Thái Dương Thượng Ðế. Bản tánh của Ðại Ngã là bản tánh của Tiểu Ngã.
    Những Tiểu Ngã biểu lộ được những quyền năng của chúng trong vật chất chỉ khi nào chúng gặp những điều kiện thuận tiện, tức là những cơ hội tốt cho sự mở mang những quyền năng nầy.
    Còn Ngài, Ðức Thái Dương Thượng Ðế, ở trong Vũ trụ nầy, Ngài không tiến hóa nữa.
    Tuy nhiên, trong chốn không gian vô tận, Ngài vẫn có sự tiến hóa riêng biệt như những Ðức Thái Dương Thượng Ðế khác. Trong tương lai, Ngài sẽ sanh hóa một Thái Dương Hệ lớn hơn Thái Dương Hệ nầy.
    Vì thế mà trong Vô Cực có không biết bao nhiêu Thái Dương Hệ, có cái lớn hơn cả chục lần, cả trăm lần, cả ngàn lần, cả triệu lần Thái Dương Hệ của chúng ta.
    Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ là một hột cát trong Vô Cực.
    Nếu quí huynh hiểu được Chơn Ngã ở trong đám vô số Phi Ngã thì Yoga không còn chi là khó khăn đối với quí huynh. Quí huynh sẽ thực hành Yoga một cách dễ dàng.

    TẠI SAO ÐỨC THƯỢNG ÐẾ Ở TRÊN KHÔNG GIAN
    NGOÀI XÁC THÂN TA MÀ CŨNG Ở TRONG LÒNG MÌNH
    Mới nghe qua câu nầy thì thấy nó rất lạ tai và trái ngược nhau. Ðức Thượng Ðế đã ở trong không gian rồi thì làm sao ở trong mình ta được ? Mà sự thật vẫn thế.
    Ấy tại Chơn Thần là con của Ngài, có đủ những quyền năng như Ngài và đồng bản tánh với Ngài.
    Vì thế kinh sách Ðạo Ðức mới gọi con người là Tiểu Thiên Ðịa.
    Bởi chưng Chơn Thần là Thượng Ðế ở trong mình ta, cho nên có sự liên quan mật thiết giữa Ðức Thượng Ðế ở bên ngoài và Ðức Thượng Ðế ở trong mình ta.
    Tuy nhiên, lấy bằng cớ nào chứng chắc rằng có Ðức Thượng Ðế ở trong mình ta ?
    Tư tưởng Ấn Ðộ cho rằng chỉ có một chứng minh chắc chắn sự hiện diện của Ðức Thượng Ðế bên ngoài là Chơn Ngã trong mình con người. Tìm được Chơn Ngã là biết được Ðức Thượng Ðế.
    Người Ấn tìm Chơn Ngã bằng cách phá vỡ lần lần những bức màn bao phủ Tâm Thức. Cho tới một ngày kia anh tìm gặp Tâm Thức chỉ còn có một lớp vỏ bao quanh mình làm bằng chất khí của cõi Niết Bàn mà thôi. Tới chừng đó anh mới nói Ðức Thượng Ðế có thật.
    Anh không chứng minh sự hiện diện của Ðức Thựong Ðế bằng những lý luận hay những suy luận như người Tây Phương vì Ðức Thượng Ðế cao hơn và ở ngoài những lý luận. Mặc dầu lý trí có thể dắt dẫn con người, song nó không chứng minh được “Quả thật có Thượng Ðế” .
    Muốn hiểu Ngài thì phải đi vào chốn thâm sâu của Tâm Hồn mình.
    Người Ấn dùng cách phủ nhận, anh nói : “Cái nầy không phải là Tâm Thức. Tôi không phải là cái nầy, nhưng cái nầy thuộc về tôi” . Anh loại ra lần lần hết cái nầy tới cái kia; các lớp vỏ đối với anh không phải là Chơn Ngã, không phải là Tâm Thức. Cuối cùng anh thoát ra ngoại giới và anh biết Vật chất khác hơn Tâm Thức.
    Mục đích của Yoga là giúp con người tạo ra những sự liên lạc với Chơn Ngã, không phải trong sự chớp nhoáng của trực giác, nhưng mà một cách bền bĩ, thường trực không thể lay chuyển và không thể đổi dời vì bất biến.

    TẠI SAO NGƯỜI ẤN TÌM CHƠN NGÃ ?
    Bởi vì ngày sau Chơn Ngã tiến hóa tột bực cao và khai mở toàn vẹn những quyền năng siêu việt trong mình rồi Chơn Ngã sẽ làm một vị Thái DươngThượng Ðế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác như Thái Dương Hệ của chúng ta bây giờ vậy.
    Kinh sách Aán cũng gọi Chơn Thần (Monade) hay Tiểu ngã là Atma hay Atman, còn Ðức Thượng Ðế là Paramatma hay là Paramatman; hoặc gọi Chơn Thần là Purusha thì Ðức Thượng Ðế là Purushottama theo phái Samkhya.

    VỀ PHƯƠNG DIỆN YOGA THỰC HÀNH THÌ CON NGƯỜI LÀ NHỊ NGUYÊN
    Thường thường muốn cho rành rẽ ta phân tách con người ra. Ta nói thật con người là Chơn Nhơn hay Chơn Ngã hoặc Linh Hồn (tùy ý). Con người có nhiều thể : Thân, Vía, Trí v. v. . , để sử dụng trong những cảnh giới mà nó phải trải qua.
    Sự phân tách nầy rất đúng. Nhưng theo khoa Yoga thực hành thì con người là Nhị Nguyên : “Trí tuệ và Thể xác hay là một đơn vị Tâm Thức với những lớp vỏ”.
    Ở đây Nhị Nguyên không phải là Ngã và Phi Ngã.
    Trong Yoga, Ngã là Tâm Thức cộng thêm với Vật Chất mà nó không thể coi như là khác lạ hơn nó. Còn Phi Ngã chỉ là Vật Chất mà nó có thể bị dẹp qua một bên.
    Nói rằng con người là Chơn Ngã hay là Tâm Thức thuần túy, là nói một cách trừu tượng mà thôi.
    Thật sự, con người không phải là Chơn Ngã thuần túy hay là Tâm Thức thuần túy. Trong Vũ Trụ hữu hình mà ta đương sống đây luôn luôn chúng ta gặp Chơn Ngã với những lớp vỏ của nó, tức là những thể xác. Mấy thể xác nầy có cái rất tinh vi như Thượng Trí , Kim Thân, Tiên Thể.
    Một đơn vị Tâm Thức không thể lìa khỏi Vật Chất, và Chơn Ngã hay là Chơn Thần Jivatma luôn luôn là một đơn vị Tâm Thức hiệp với Vật Chất.
    Muốn trình bày rõ ràng hơn, Yoga phân biệt trong con người hai căn bản khác nhau : ấy là Prana và Pradhana.
    Prana là Sự Sống và Pradhana là Vật Chất.
    Prana không phải chỉ là sanh khí trong xác thân mà thôi, nó còn là toàn thể sanh lực trong Vũ Trụ, nói cách khác, nó là sự sanh tồn của Vũ Trụ Càn Khôn.
    Thế nên Indra, Ðế Thích có nói : “Ta là Prana”.
    Prana đây có nghĩa là toàn thể sanh lực mà trong Yoga coi nó như là Trí Tuệ.
    Còn Pradhana đồng nghĩa với Vật Chất.

    T Â M T H Ứ C
    SỰ MỞ MANG TÂM THỨC

    Muốn mở khai Tâm Thức thì phải hiểu những điều sau đây :
    Sự cấu tạo Thái Dương Hệ và sự cấu tạo thân thể con người đều tuân theo những định luật chung như nhau.
    Những định luật chi phối sự khai mở những quyền năng của Chơn Ngã trong Vũ Trụ, từ tinh vân đỏ rực cho đến Ðức Thượng Ðế vẫn lập lại in như vậy trong mình con người.
    Nếu hiểu được những định luật nầy thì tự nhiên biết được những định luật kia .

    CON NGƯỜI TĂNG TRƯỞNG CÁCH NÀO ?
    Nhơn loại trên mặt địa cầu bây giờ đây đã trải qua một sự tiến hóa dài lâu ở ba Dãy Hành Tinh [2] trước từ lúc đầu thai vào loài Kim Thạch, rồi qua Thảo Mộc, Cầm Thú, cuối cùng mới tới Con Người hiện giờ.
    Khi bắt đầu luyện tập Yoga thì con người nhờ trong mình có sẵn sức mạnh chứa trong quá trình tiến hóa nầy thúc đẩy nên tiến rất mau.
    Những định luật của Yoga dùng là những định luật tiến hóa của Tâm Thức trong Vũ Trụ và những nguyên tắc chi phối sự mở mang Tâm Thức trong cuộc Ðại Tiến Hóa của nhơn loại cũng vẫn là những nguyên tắc mà người ta thấy trong Yoga và đem áp dụng có phương pháp trong sự khai mở nhanh chóng Tâm Thức của chúng ta.

    LÀM CÁCH NÀO ÐẶNG PHÁT TRIỂN TÂM THỨC
    MỘT CÁCH NHANH CHÓNG ?
    Phần đông nhơn loại ngày nay đã tiến hóa khá cao, chúng ta là những người thông minh có học thức, tại sao chúng ta không tìm cách tiến cho mau lẹ đặng đi tới quả vị Siêu Phàm trong một thời gian ngắn ngủi.
    Duy có phương pháp Yoga do những vị Ðắc Ðạo thành Chánh Quả chỉ bảo lại mới giúp chúng ta đạt được kết quả tốt đẹp đó.
    Muốn luyện tập Yoga, trước nhứt hành giả phải nhớ mãi Chơn lý nầy :
    Những định luật chi phối sự tiến hóa của Hình Dạng và những định luật chi phối sự tiến hóa Tâm Thức trong Vũ Trụ cũng như trong Con Người, chúng vẫn in nhau, tức là một.
    Nhờ những định luật nầy mà hành giả Yoga mới khai mở được những quyền năng còn tiềm tàng trong mình.
    Như thế, quí huynh hiểu rằng không cần phải sống trong núi non, sa mạc, khỏi cần phải ẩn mình trong chốn rừng sâu động thẳm mới hiệp nhứt với Chơn Ngã được, bởi vì Chơn Ngã vẫn ở trong mình ta và chung quanh ta đây.
    Ðức Thượng Ðế đã dự định sẵn trước, Ngài tạo lập Vũ Trụ đặng khai mở những quyền năng của Chơn Ngã, tại sao ta lại lánh đời ?
    Quí huynh hãy đọc lại quyển Thánh Ca Bhagavad Gita là quyển dạy Yoga độc nhứt vô nhị, từ xưa cho đến nay chưa có quyển nào sánh kịp. Quí huynh sẽ thấy Ðức Thượng Ðế Krishna không phải ngõ lời với một thầy Bà La Môn ẩn mình trong chốn tịch mịch hoang vu, mà Ngài dạy Ðạo cho Arjuna, một chiến sĩ can trường đương cầm binh ra trận, sẵn sàng chiến đấu.
    Chính là tại bãi chiến trường của cõi đời vật chất nầy mà chúng ta phải thực hành Yoga.
    Những ai không chịu nổi những trận cuồng phong của thế sự thì làm sao đương đầu với những yêu sách của Yoga được ? Nếu quí huynh đã thất bại trên đường đời rồi thì làm sao thắng được những trận bão lòng ở nội tâm.
    Nếu quí huynh còn bị những sự lo buồn nhỏ mọn của sự đời làm cho cõi lòng xao xuyến thì làm sao quí huynh có đủ sức lực và gan dạ để phá tan những chướng ngại dựng lên đặng cản trở vị hành giả Yoga ở mỗi chặng đường không cho y tiến lên.
    Mặc dù không đợi phải tìm chốn sơn cùng, thủy tận ở ẩn mới được an tịnh đặng luyện tập, nhưng thật ra vẫn có vài cách luyện tập bắt buộc phải xa lánh chốn phồn hoa đô hội trong một thời gian.
    Thiết tưởng lâu lâu cũng nên về chốn đồng quê hay núi non, biển dã di dưỡng tinh thần để phục hồi sức khỏe đặng phụng sự.
    Phải sáng suốt, không nên chấp nê. Nói tóm lại, phải áp dụng những Ðịnh luật Yoga chi phối sự mở mang Tâm Thức vào trường hợp riêng biệt của mỗi cá nhân mới tiến mau, mà nhứt là ý chí phải cứng cõi như sắt đá. Phải cương quyết, không thối bước trước những khó khăn gặp gỡ giữa đường, không để cái chi lay chuyển được thì sự thành công là vấn đề thời gian. Phương pháp thực hành có chỉ dạy trong pháp môn Raja Yoga, nhưng phải tập luyện cho đúng phép mới có hiệu quả và xin nhắc lại một lần nữa, điều cần thiết là phải nhờ một vị Ðạo Sư chỉ dẫn, đừng luyện tập một mình về sự “Ðiều Tức” mà có ngày phải mang họa.

    SỰ RUNG ÐỘNG CỦA VẬT CHẤT VÀ SỰ BIẾN ÐỔI TÂM THỨC
    Xin nhắc lại, về phương diện Yoga thực hành thì Tâm Thức là Chơn Ngã.
    Tâm Thức có nhiều lớp vỏ bọc bao quanh mình gọi là thể xác. Thể xác nầy làm bằng Vật chất. Có sự liên quan mật thiết giữa Vật chất làm ra lớp vỏ với Tâm Thức.
    Mỗi sự rung động trong Vật chất đều gây ra một sự biến đổi tương ứng trong Tâm Thức, mà mỗi sự biến đổi trong Tâm Thức cũng phát sanh một sự rung động tương ứng trong Vật chất.
    Khoa Hatha Yoga (Luyện Khí Công) và Raja Yoga (Yoga Vương Giả) đều lợi dụng sự tương quan nầy. (Xin xem tới đoạn : Sự khác biệt giữa Hatha Yoga và Raja Yoga).

    V Ề P H Ư Ơ N G D I Ệ N T H Ự C T Ậ P

    YOGA LÀ SAMADHI
    Trước hết ta phải hiểu Samadhi là gì ? Samadhi là trạng thái xuất thần, trong lúc đó Tâm Thức lìa khỏi thể xác cho đến đỗi thể xác trơ trơ không còn biết cảm giác nữa.
    Tuy nhiên cái Trí vẫn sáng suốt. Khi hành giả trở về nhập xác thì nhớ hết những sự kinh nghiệm anh thâu thập được ở mấy cõi mà anh đã trải qua, vì cái Trí ghi vào óc xác thịt những sự hiểu biết đó.
    Samadhi vẫn riêng biệt cho mỗi cá nhân.
    Một người thường xuất thần qua cõi Trung Giới thì Samadhi của anh ở tại cõi Trung Giới.
    Khi Tâm Thức anh hoạt động ở tại cõi Trung Giới thì Samadhi của anh ở tại cõi Thượng Giới. Nếu nói Yoga là Samadhi thì Samadhi có nghĩa là quyền năng lìa khỏi thể xác và tập trung tư tưởng vào bên trong, tức là nội tâm.
    Khi một người ở trạng thái Samadhi thì không có phương thế tầm thường nào ở thế gian gọi anh trở lại cõi mà anh đã bỏ đi. ( Xin xem chuyện Ba gương Ðại Ðịnh trong quyển Cách Tu Hành ).
    Một vị La Hán xuất thần thì Samadhi của Ngài ở tại cõi Niết Bàn.
    Một vị Chơn Sư được năm lần Ðiểm Ðạo thì Samadhi của Ngài khởi đầu ở tại cõi Niết Bàn rồi lên trên những cõi Hư Không.
    (Xin nhớ ngoài bảy cõi của Thái Dương Hệ còn bảy cõi Hư Không cao hơn bảy cõi của Thái Dương Hệ nhiều lần).
    Giấc ngủ khác với Samadhi như thế nào ?
    Nên biết khi cái Vía ra khỏi xác thân thì con người mới ngủ. Ta qua cõi Trung Giới, Tâm Thức ta lúc đó ở tại cõi Trung Giới, nhưng ta còn mê muội, ta chưa thức tỉnh như lúc thức đây. Ta không thấy, không học hỏi cái chi được tại cõi nầy. Tuy nhiên, có khi ta thấy những điều xảy ra ở cõi Trung Giới, nhưng chừng về nhập xác, thức dậy quên hết. Aáy tại ta chưa biết cách làm cho những Trung Tâm Lực gọi là Luân Xa (Chakras) của cái Phách và của cái Vía hoạt động, chúng chưa mở ra.
    Có thể nói giấc ngủ là sự xuất thần hay là Samadhi tự nhiên, nhưng trong tình trạng nầy con người không thức tỉnh.
    Còn Samadhi là sự xuất thần nhơn tạo mà trong trạng thái nầy con người vẫn sáng suốt và hiểu biết như lúc thức đây.

    YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
    Yoga là một khoa học chớ không phải là một ảo tưởng hay là một sự phát minh vô căn cứ, bay phất phới trong trí tưởng tượng. Nó là một khoa học thực dụng, một toàn bộ định luật phối hợp với nhau, khi đem ra thi hành thì thâu thập được một kết quả chắc chắn.
    Yoga dùng những luật của Tâm Lý Học [3] để khai mở toàn diện Tâm Thức con người trong các cõi và áp dụng những luật nầy cho mỗi trường hợp riêng biệt cá nhân.
    Sự áp dụng nói trên đây vẫn đúng và in như những nguyên tắc mà chúng ta thường thấy áp dụng hằng ngày chung quanh ta trong các ngành khoa học.
    Trí khôn thiêng liêng trong con người có thể hướng dẫn những luật thiên nhiên trong vài trường hợp như những luật tuyển chọn trong ngành trồng tỉa, chăn nuôi.
    Thí dụ : Người nuôi chim. Anh dùng những chim cu ngói để tạo ra giống bồ câu có bầu diều lớn ( boulant) và giống bồ câu khổng tước (pigeon paon).
    Còn anh trồng bông. Anh đổi giống hoa hồng dại mọc ở hàng rào thành ra những bông hường rất đẹp.
    Công việc của hai anh làm trong vài năm có những kết quả mà thiên nhiên phải mất cả trăm ngàn năm mới đạt được.
    Cũng như hiện giờ nhờ sự học hỏi, kinh nghiệm và thí nghiệm mà các kỹ sư canh nông mới tạo ra được các thứ lúa Thần nông có năng suất cao mà không sợ rầy nâu và sâu bọ phá hại. Mỗi năm bực trung gặt được hai mùa, đem nguồn lợi cho nông gia rất nhiều.
    Các vị kỹ sư cũng tìm ra được thứ lúa trồng ở miền nước mặn nữa.
    Tất cả những điều nầy đều nhờ trí thông minh mà thành hình.
    Thấy bao nhiêu đây cũng đủ biết rằng Yoga có thể biến đổi con người ra một vị Siêu Phàm trong vài chục kiếp, nếu áp dụng đúng phép luật phát triển Tâm Thức trong đời sống hằng ngày.

    TRÍ TUỆ
    Patanjali định nghĩa Yoga là sự đình chỉ những biến đổi của Trí tuệ.
    Mà theo Yoga, Trí tuệ là gì ? Aáy là toàn thể Tâm Thức cá nhân.
    Ðịnh nghĩa nầy khác hơn sự học hỏi từng thể trong Huyền Bí Học.
    Người ta thực hành được Yoga khi lấy Tâm Lý Học Ðông Phương làm căn bản. Hiện giờ Tâm Lý Học Tây Phương còn nhiều khuyết điểm, vì nó rất mới mẻ, phải cần bồi bổ trong nhiều thế kỷ nữa.
    Theo Yoga người ta trạng tả Tâm Thức cá nhân như thế nào ?
    Trước nhứt Tâm Thức cá nhân thấy sự hiện hữu của sự vật, nó ham muốn rồi kiếm thế chiếm hữu.
    Thế nên nó có ba trạng thái :
    1/- Hiểu biết.
    2/- Ham muốn.
    3/- Hoạt động.
    Tại cõi Trần, sự hoạt động chiếm ưu thế.
    Ở cõi Trung Giới, sự ham muốn thắng tư tưởng và sự hành động.
    Lên Thượng Giới, tư tưởng là quan trọng, còn sự ham muốn và sự hoạt động là phụ thuộc.
    Tới cõi Bồ Ðề thì Lý trí thuần túy (raison pure) điều khiển.
    Ở cõi nào cũng có ba trạng thái nầy, nhưng tùy theo cảnh giới thì có một trạng thái lấn lướt hai trạng thái kia.
    Muốn tập Yoga thì phải làm sao cho ba thể : Thân, Vía, Trí rung động điều hòa với nhau và ở dưới quyền điều khiển của Chơn Nhơn.
    Vì thế phải nuôi dưỡng :
    1/- Xác thân với những thực phẩm tinh khiết.
    2/- Cái Vía với những ý muốn tốt đẹp vị tha.
    3/- Cái Trí với những tư tưởng cao thượng, Từ bi, Bác ái.

    NHỮNG GIAI ÐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ
    Patanjali nói rằng sự tiến triển của Trí Tuệ trải qua năm giai đoạn khác nhau, còn trong quyển Giảng lý [4] thì Vyasa nói rằng ở cõi nào cũng có năm giai đoạn nầy cả :
    1/- Trong giai đoạn thứ nhứt (Kshipta) cái Trí bị lôi cuốn từ điều nầy qua điều kia. Aáy là cái Trí bay lượn của nhơn loại còn ấu trỉ.
    Nói về con người : đó là cái Trí của đứa con nít không định vào một chỗ cho lâu, không khác nào con bướm mới đáp xuống bông nầy rồi bay qua bông kia liền.
    Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Trần.
    2/- Giai đoạn thứ nhì là sự Lầm Lẫn (Mudha).
    Aáy là giai đoạn của thanh niên bị tình cảm chi phối, bồng bột, sôi nổi, nhưng bắt đầu cảm biết sự vô minh của mình.
    Trạng thái nầy cao hơn trạng thái của trẻ thơ, nó đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Trung Giới.
    3/- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn : bận tâm, lo nghĩ, say đắm, si mê (Vikshipta), ấy là tình trạng của một người bị một thứ tư tưởng ám ảnh, hoặc tình yêu, hoặc tham vọng hay là một sự lo lắng nào khác nữa.
    Con người không còn là một thanh niên, do đó anh biết anh muốn cái chi. Tư tưởng mà anh nuôi mãi trong trí, tùy theo bản tánh của nó tốt hay xấu sẽ hướng dẫn anh vào con đường tà hay chánh, xấu hay tốt và biến đổi anh thành ra một người điên, một người cuồng tín, một người anh hùng, một vị hiền triết hay là một vị Thánh nhân.
    Không có lý luận nào lay chuyển niềm tin của anh được.
    Người nào có ý chí cương quyết như thế thì có thể chuẩn bị đặng luyện tập Yoga.
    Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Hạ Thiên (Plan mental inférieur).
    4/- Giai đoạn thứ tư : giai đoạn nầy gọi là Ekagrata. Hành giả điều khiển tư tưởng, chớ không phải tư tưởng sai bảo lại anh.
    Những sự quyến rủ, những sự cám dỗ của cuộc đời không còn lung lạc anh được nữa. Ðối với anh chúng là ảo ảnh.
    Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Thượng Thiên (Plan mental supérieur).
    5/- Giai đoạn thứ năm : giai đoạn nầy gọi là Niruddha. Chơn Nhơn điều khiển Phàm Nhơn hay là Con Người. Hành giả có thể bác bỏ hay chọn lựa một tư tưởng, tùy theo quyết định của ý chí sáng suốt. Anh tuân theo mạng lịnh của Chơn Nhơn (Linh hồn) và khi anh luyện tập Yoga thì anh thâu thập được nhiều kết quả tốt đẹp.
    Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cõi Bồ Ðề.

    NHỮNG ÐIỀU HÀNH GIẢ PHẢI THỰC HÀNH
    KHI TỚI GIAI ÐOẠN THỨ BA (VIKSHIPTA).
    Sự Phân Biện, Ðoạn Tuyệt và sáu năng lực Trí thức.
    Tới giai đoạn thứ ba Vikshipta, hành giả bắt đầu học tập Viveka, tức là tánh Phân Biện sự Chơn và sự Giả, cái tạm thời phù du và cái vĩnh cửu trường tồn, cái lành và cái dữ, cái hữu ích và cái vô ích, cái hữu ích nhiều và cái hữu ích ít.
    Học xong bài nầy thì anh bước qua giai đoạn thứ tư - Ekagrata � Anh chọn lựa một tư tưởng duy nhất là đời sống nội tâm. Anh không còn ham muốn những thú vui và những điều gì mà thế tục vẫn còn thèm thuồng. Anh không còn thuộc về cõi đời nầy nữa.
    Anh tập tánh Vairagya, tức là Ðoạn Tuyệt. Anh bước thêm một bước nữa thì tới giai đoạn thứ năm : Niruddha do Chơn Nhơn (Linh hồn) điều khiển.
    Anh tập cho kỳ được sáu đức tánh thuộc về năng lực trí thức gọi là Shatsampatti.
    Trong quyển Con đường của người đệ tử , sáu đức tánh nầy là :
    1/- Ðức tánh thứ nhứt : Shama - Sự kiểm soát cái Trí.
    2/- Ðức tánh thứ nhì : Dama - Sự kiểm soát giác quan và xác thân hay là kỷ luật hạnh kiểm.
    3/- Ðức tánh thứ ba : Uparati - Khoan dung.
    4/- Ðức tánh thứ tư : Titiksha - Kiên nhẫn.
    5/- Ðức tánh thứ năm : Shraddha - Ðức tin - Tin cậy.
    6/- Ðức tánh thứ sáu : Sanadhana - Ðiềm tĩnh.
    Trong quyển Dưới Chơn Thầy sáu đức tánh nầy là :
    1/- Tự chủ trong khi tư tưởng.
    2/- Tự chủ trong lúc hành động.
    3/- Khoan dung.
    4/- An phận.
    5/- Sự thẳng tới mục đích (Quyết định).
    6/- Lòng tin cậy.
    - Sáu đức tánh nầy, Shatsampatti, thuộc về trạng thái Ý chí của Tâm Thức.
    - Viveka : Phân Biện thuộc về trạng thái Hiểu Biết.
    - Vairagya : Ðoạn Tuyệt thuộc về trạng thái Hoạt Ðộng.
    Khi quí bạn học hỏi cái Trí của quí bạn một cách vô tư thì quí bạn có thể biết quí bạn học tập Yoga được chưa.
    Nếu cái Trí quí bạn mới đi tới hai giai đoạn đầu tiên thì quí bạn chưa chuẩn bị đặng luyện tập Yoga đâu. Dầu quí bạn ướm thử, cũng sẽ thất bại, đây có nghĩa là quí bạn phải làm chủ được hai phần ba cái Trí thì mới nên khởi sự.
    Trẻ con và thanh niên [5] không thể luyện tập Raja Yoga vì chưa hội đủ những điều kiện cần thiết.
    Nói tóm lại, phải cương quyết, phải nuôi mãi một tư tưởng duy nhất mới luyện tập Yoga được.
    Xin xem tấm bảng năm giai đoạn tiến triển của Trí tuệ dưới đây :
    NĂM GIAI ÐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ.

    Số thứ tự TIẾNG PHẠN TIẾNG VIỆT Ðức tánh cần thiết TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC
    1 Kshipta tâm thức bay lượn
    2 Mudha Lầm lẫn
    3 Vikshipta Bền tâm lo nghĩ Viveka
    Phân biện Sự hiểu biết
    4 Ekagrata Mục đích duy nhất Vairagya
    Ðoạn tuyệt Xả Sự hoạt động
    5 Nirudha Tự chủ Shatsampatti
    6 đức tánh thuộc về năng
    lực trí thức
    Ý chí


    BỐN TRẠNG THÁI CỦA TRÍ TUỆ
    Bây giờ xin nói về bốn trạng thái của Trí Tuệ :
    1/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc thức gọi là Jagrat.
    2/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc chiêm bao gọi là Svapna.
    3/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc ngủ say gọi là Sushupti.
    4/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc xuất thần gọi là Turiya.
    - Jagrat là Tâm Thức của chúng ta dùng trong lúc thức đây (Conscience à l�état de veille).
    - Svapna : Nếu Tâm Thức hoạt động trong cái Vía và ghi được những sự kinh nghiệm của nó trong óc xác thịt thì người ta gọi nó là Svapna, tức là trạng thái Tâm Thức trong lúc chiêm bao.
    - Sushupti : Khi Tâm Thức hoạt động trong cái Trí thì nó không thể ghi được những sự kinh nghiệm trong khối óc xác thịt.
    Trường hợp nầy là trạng thái Tâm Thức lúc con người ngủ say, ngủ mê mang. Người ta gọi nó là Sushupti.
    - Turiya : Nếu Tâm Thức lìa khối óc xác thịt cho đến đỗi không có phương pháp ngoại giới nào kêu nó trở lại được, thì con người ở vào trạng thái xuất thần (Turiya).
    Bốn trạng thái nầy đối chiếu với bốn cõi :
    1- Jagrat đối chiếu với cõi Trần.
    2- Svapna đối chiếu với cõi Trung Giới.
    3- Sushupti đối chiếu với cõi Thượng Giới.
    4- Turiya đối chiếu với cõi Bồ Ðề.

    LÀM SAO PHÂN BIỆT BỐN TRẠNG THÁI NẦY ?
    Chúng ta hãy quan sát Tâm Thức lúc con người còn thức đặng tìm hiểu bốn trạng thái đó.
    Thí dụ ta lấy một cuốn sách ra đọc.
    Mắt ta xem những hàng chữ - nó đối chiếu với Tâm Thức tại cõi Trần lúc ta còn thức đây.
    Ấy là trạng thái Jagrat.
    Nếu ta tìm hiểu ý nghĩa của câu văn thì ta vượt qua hình thức bên ngoài đặng tìm sự sống bên trong. Ta đi từ trạng thái Jagrat qua trạng thái Svapna.
    Khi ta cho tâm trí ta tiếp xúc với tâm trí của tác giả thì ta qua trạng thái Sushupti. Tới chừng ta cho tâm trí ta nhập vô tâm trí của tác giả đặng hiểu câu văn như tác giả đã hiểu thì ta vào trạng thái xuất thần Turiya.

    MỘT THÍ DỤ KHÁC NỮA.
    Ta xem một cái đồng hồ.
    Ta ở vào trạng thái Jagrat.
    Ta nhắm mắt lại, tưởng tượng thấy hình dạng cái đồng hồ thì ta ở vào trạng thái Svapna.
    Khi ta gợi hình ảnh của nhiều cái đồng hồ rồi đi tới một cái đồng hồ lý tưởng thì ta ở trong trạng thái Sushupti.
    Cuối cùng ta đi tới quan niệm trừu tượng của thời gian thì ta ở vào trạng thái xuất thần Turiya.
    Ðức Bà A. Besant đưa ra những thí dụ trên đây, song tôi thấy điều nầy còn khó với những bạn mới học Ðạo. Xin xem tấm bảng dưới đây :

    BỐN TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC

    TIẾNG PHẠN TIẾNG VIỆT THÍ DỤ ÐỐI VỚI TÂM THỨC
    Jagrat Lúc thức (veille)
    Tâm Thức hoạt động trong xác thân Ðọc một quyển sách Xem một cái đồng hồ
    Svapna Lúc chiêm bao (rêve)
    Tâm Thức hoạt động trong cái Hiểu nghĩa câu văn Nhắm mắt tưởng tượng thấy
    một cái đồng hồ
    Sushupti Ngủ say, Ngủ mê mang
    (profond sommeil) Tiếp xúc với tâm trí
    của tác giả Gợi một cái đồng hồ lý tưởng
    Turiya
    Xuất thần (trance)
    Tâm Thức lìa khỏi khối óc Thâm nhập vô Tâm Trí
    của tác giả Ði tới quan niệm trừu tượng
    của thời gian


    THAM THIỀN VÔ CHỦNG (KHÔNG HỘT GIỐNG)
    (MÉDITATION SANS SEMENCE)
    THAM THIỀN HỮU CHỦNG (CÓ HỘT GIỐNG)
    (MÉDITATION AVEC SEMENCE)

    1-THAM THIỀN VÔ CHỦNG.
    Sao là Tham Thiền Vô Chủng (Không hột giống) ?
    Nếu quí bạn có học thức, ưa lý luận, quí bạn suy nghĩ nhiều thì trong lúc quí bạn lo giải quyết một vấn đề thì quí bạn tham thiền vô chủng.
    Các bạn học sanh, sanh viên, các nhà bác học, khoa học, y sĩ, dược sư, các nhà kỹ thuật, các nhà kỹ nghệ, v.v. . . . đều tham thiền vô chủng nhiều hay ít tùy theo cấp bực, mỗi người ở mỗi trình độ khác nhau.

    2- THAM THIỀN HỮU CHỦNG
    Khi mà sự tưởng tượng mạnh hơn lý luận thì hành giả có thể tham thiền hữu chủng. Anh tưởng tượng thấy anh quì dưới chơn Ðức Phật, Ðức Bồ Tát, Ðấng Christ, một vị Chơn Sư và tâm anh nhập vô tâm Ngài.
    Có người say mê trong sự tham thiền nầy cả giờ, không còn biết gì tới ngoại giới cả.
    Những người thuộc về hạng Thần bí, những người sùng Ðạo, phần đông tín đồ các tôn giáo đều tham thiền hữu chủng, mặc dầu có lẽ họ không biết chi về điều nầy.

    NHỮNG CÂU CHƠN NGÔN (MANTRAM)
    Ba thể của chúng ta thường dùng là : Thân, Vía, Trí làm bằng những nguyên tử mà mỗi thứ nguyên tử đều có cách rung động riêng biệt của nó.
    Vì thế mà ba thể Thân, Vía, Trí của chúng ta không bao giờ yên tịnh, nhứt là cái Trí lao chao hơn hết.
    Xin nhớ rằng sự rung động của ba Thể đều sanh ra một sự biến đổi tương ứng trong Tâm Thức. Mà mỗi sự biến đổi trong Tâm Thức cũng sanh ra một sự biến đổi tương ứng trong Thể xác.
    Nếu ngăn cản được sự rung động trong mỗi thể thì Tâm Thức được yên tịnh.
    Có một phương pháp áp dụng trong trường hợp nầy là niệm những câu Chơn Ngôn

    CHƠN NGÔN LÀ GÌ ?
    Mỗi tiếng đều rung động mạnh hay yếu tùy theo thứ. Những vị có Huệ Nhãn biết được điều nầy nên lựa những tiếng nào rung động hết sức mạnh mẽ rồi ráp lại thành một câu và làm thế nào mà khi đọc đến thì âm thinh sanh ra một hiệu quả chắc chắn và nhứt định.
    Câu nầy gọi là Chơn Ngôn, Thần Chú. Có câu đọc đến thì gió dông nổi dậy, sóng bủa ba đào, mưa tuôn xối xả, lửa dậy phừng phừng, khiến quỉ sai thần, thư trù, ếm đối, v.v. . .
    Các nhà Huyền Bí Học đều biết mấy điều nầy là thật, song người ta thổi phồng nó lên cho nên có nhiều chuyện thành ra dị đoan, phi lý.
    Có câu Chơn Ngôn niệm thường thì tâm trí lần lần trở nên yên tịnh và có những hiệu nghiệm khác nữa. Vì vậy mới có khoa Mantra Yoga.
    Tỷ như câu nầy gọi là câu Thần chú Bát Nhã Ba la mật đa, niệm thường thì cái Trí và cái Vía bớt xao động lần lần :
    Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha.
    Tàu dịch nghĩa là :
    Ði đi, đi qua bờ bên kia, qua tới bờ bên kia. Trí huệ đáo bỉ ngạn.
    Câu Chơn Ngôn nước nào thì phải đọc theo tiếng nước đó và trúng giọng mới có hiệu nghiệm lẹ làng.
    Dịch ra tiếng nước khác mất sự linh nghiệm. Cũng nên biết câu Chơn Ngôn dịch ra từ tiếng thì vô nghĩa.
    Tỷ như câu : Om Mani ! Padmé hum !
    Người bình thường đọc là : Aùn Ma ni Bát di Hồng .
    Dịch ra là : Hột ngọc trong bông sen.
    Om hay Aum là Thánh ngữ.
    Mani là hột ngọc hay bửu châu.
    Padmé là bông sen.
    Có khi sau chữ Hum người ta thêm chữ Ri nữa.
    Om Mani ! Padmé Hum Ri !
    Nhưng tôi xin nói câu Chơn Ngôn nầy có sức mạnh phi thường. Nó tăng cường tánh tốt cũng như tánh xấu.
    Sau cơn nóng giận hay dục tình sôi nổi thì đừng niệm, hai tánh nầy sẽ phá con người dữ dội.
    Chỉ nên niệm khi tấm lòng thanh tịnh mà thôi.
    Có những câu chú làm hại người dễ dàng, nhưng hãy nhớ rằng chúng là cây gươm hai lưỡi chém người mà cũng chém mình nữa, bởi vì Luật Nhân Quả không dung tha đâu, không trả kiếp nầy thì cũng kiếp sau.
    Tôn giáo nào, như Ai Cập Giáo, Ba Tư Giáo, Aán Giáo, Bà La Môn Giáo, Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Lão Giáo, cũng đều có những câu Chơn Ngôn, song chúng thuộc về khoa Bí Truyền, cho nên ít ai biết.

    H A I T H Ứ Ð Ạ I Ð Ị N H
    TÂM THỨC CÓ THỂ HƯỚNG RA NGOÀI
    HAY LÀ HƯỚNG VÔ TRONG

    Có hai thứ Samadhi : Ðại Ðịnh.
    Khi Tâm Thức hướng ra ngoài thì nó tên là Samprajnata Samadhi hay là Ðại Ðịnh có Tâm Thức (Samadhi avec conscience).
    Một thứ hướng vô trong có tên là Asamprajnata Samadhi hay là Ðại Ðịnh không có Tâm Thức (Samadhi sans conscience).

    1- ÐẠI ÐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI
    Trong lúc ta thức đây, ta lo nghĩ những việc ở ngoài đời đặng giải quyết. Ta thấy những sự vật.
    Tâm Thức ta hướng ra ngoài.
    Nếu ý thức rằng những sự vật có ra đây là sự biểu hiện của những nguyên lý ở mấy cõi cao. Chúng là những hậu quả chớ chẳng phải là nguyên nhân.
    Nếu ta vượt qua khỏi hình dạng thì sự sống sẽ hiện ra.
    Chính là Darwin hướng Tâm Thức ra ngoài và lên cao nên mới tìm ra Luật Tiến Hóa

    2- ÐẠI ÐỊNH HƯỚNG VÔ TRONG.
    Khi Tâm Thức lìa ngoại cảnh, không còn chú ý tới những sự vật ở bên ngoài và tìm kiếm sự sống tạo ra chúng nó thì Tâm Thức hướng vô trong.
    Trong lúc Thiền Ðịnh, ta loại trừ từ lớp vỏ, trước hết là Xác Thân, kế đó là cái Vía, rồi tới cái Trí, đặng tìm Chơn Nhơn, Chơn Ngã trong thâm tâm thì ta hướng Tâm Thức vô trong.
    Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ làm đâu. Phải có một vị Ðạo Sư dạy phương pháp, dắt dẫn lần lần, ban đầu ra khỏi Xác Thân hoạt động trong cái Vía, rồi kế đó bỏ cái Vía, hoạt động trong cái Trí, v.v. . . .
    Luôn luôn thuyết rất dễ hành rất khó. Phải có nhiều năm kinh nghiệm rồi mới giải thích rõ ràng được.
    ÐÁM MÂY MÙ.
    Sau khi suy nghĩ sâu xa về một vần đề nào rồi và không còn cái để tìm hiểu nữa thì hãy để cái Trí trống không.
    Hãy kiên nhẫn và tiếp tục như thế, đừng ngã lòng.
    Tới một ngày kia, hành giả sẽ cảm biết có một đám mây mù dày đặc bao phủ anh, anh biết anh không trơ trọi một mình nhưng anh không phân biệt được cái chi cả.
    Tâm Thức anh bị treo lơ lửng giữa quãng trống không, tối tăm, mù mịt.
    Nhưng hãy bình tĩnh, thản nhiên, đừng sợ cái chi cả. Hãy nói : “Tôi là Thượng Ðế” rồi chờ đợi.
    Ðám mây sẽ tan lần lần, Tâm Thức anh mở rộng hơn trước. Anh thấy một cảnh giới cao siêu hiện ra, ban đầu lờ mờ, sau rõ ràng với tất cả sự huy hoàng của nó.
    Phải tiếp tục sự kinh nghiệm nầy. Khi lên cõi Thượng Giới thì hành giả sẽ nghe được : “Tiếng nói Vô Thinh” .
    Tiếng nói nầy hoặc là tiếng nói Chơn Nhơn hoặc là tiếng nói của Chơn Sư, tùy trường hợp.
    Còn việc Tập Trung Tâm Thức trên cõi Bồ Ðề và cõi Niết Bàn vẫn còn xa vời với chúng ta, nên tôi không đề cập đến.
    Ðám mây mù tiếng Phạn là Dharma Megha. Nó có nhiều nghĩa :
    1. hoặc đám mây Chơn Lý.
    2. hoặc đám mây Công Lý
    3. hoặc đám mây Tôn Giáo
    4. hoặc đám mây trong Thánh Ðiện Từ Bi
    5. hoặc đám mây trên Núi . . . .
    tùy theo đoạn văn.
    Các bình luận gia không giải nghĩa nhiều về danh từ Dharma Megha. Họ chỉ nói tất cả những quả tốt gây ra trong quá khứ quần tụ trên đầu con người rồi ban rải ân huệ xuống như mưa.
    Tưởng cũng nên biết rằng : trường hợp trên đây là Tâm Thức rút vào một thể tinh vi hơn Xác Thân.
    Trong lúc Ðại Ðịnh hơi thở nhẹ như đường tơ rồi lần lần dứt hẳn. Hành giả không thở mà không chết. Hết Ðại Ðịnh thì thở lại như thường. Ðây là chuyện kỳ lạ mà có thật. Không thở mà vẫn sống, trái với Luật Vật lý Hồng trần.
    Ở Aán Ðộ có những người Yogui Ðại Ðịnh rồi xuất thần, ngồi trơ trơ cả chục năm trời giữa chốn rừng sâu núi thẳm, không ăn uống mà không đau ốm, bệnh hoạn và vẫn sống như thường.
    Ở tại cõi Trần có không biết bao nhiêu việc mà ta không biết; mà phần nhiều những việc ta biết ta cũng không tri ra được nguyên nhân.

    CÁI TRÍ VÀ BẢN NGÃ
    Có người nói :“Nếu cái Trí và mấy thể bị loại ra ngoài rồi thì còn lại cái chi?”
    Patanjali trả lời : “Thì còn khán giả trong nguyên hình của nó” .
    Khán giả đây là Bản Ngã.
    Và Thông Thiên Học thì nói : “Còn Chơn Thần” .
    Tới đây chấm dứt cuộc hành hương của nó. Aáy là điểm cao hơn hết mà nhơn loại đạt được. Nếu con người phát triển trọn vẹn những quyền năng của nó trong năm cõi từ cõi Hồng Trần cho đến cõi Niết Bàn xuyên qua ba cõi Trung Giới, Thượng Giới và Bồ Ðề thì con người thành một vị Siêu Phàm được năm lần Ðiểm Ðạo. Chơn Nhơn nhập làm một với Chơn Thần.

    VỀ QUAN ÐIỂM NẦY PHÁI SAMKHYA
    GẶP NHỮNG NỖI KHÓ KHĂN.
    Phái Samkhya cho vấn đề nầy khó giải quyết. Khi quang cảnh không còn nữa thì khán giả sẽ ra sao ? Khán giả không còn là khán giả nữa, vì còn cái chi mà quan sát.
    Câu trả lời duy nhất là như vầy: “Bản Ngã hiện nguyên hình” .
    Khi Bản Ngã vượt lên khỏi Nhị nguyên là Vật Chất và Tinh Thần thì nó không còn thể nào biểu hiện ra được nữa. Nó ở trong trạng thái tiềm tàng, phôi thai.
    Ðức Bà A. Besant nói : Phái Samkhya đi xa hơn sự thật. Thật ra sau khi Chơn Thần khắc phục Vật chất thì nó điều khiển chớ không còn nô lệ nữa.
    Khi Chơn Nhơn cổi bỏ lần lần những thể của nó, từ thể nầy tới thể kia trên con đường Hồi Hương hay là Phản Bổn Hườn Nguyên thì ánh sáng càng ngày càng hiện ra rực rỡ

    PHÁI SAMKHYA GIẢI THEO CÔNG TRUY
    Riêng tôi, tôi xin nói : Phái Samkhya giải như thế là theo khoa Công Truyền. Tới chỗ đó thì bị bít lối, không đi tới được. Lý luận như thế rất đúng, không ai cãi nổi, nhưng còn thiếu sót.
    Theo khoa Bí Truyền, sau khi con người thành một vị Siêu Phàm, gọi là một vị Chơn Tiên thì trước mặt Ngài có bảy đường tiến hóa khác nhau., Ngài muốn theo dõi đường nào thì tự ý.
    Bảy con đường đó là :
    1/- Hoặc nhập vào Niết Bàn, ở vào trạng thái tinh thần gọi là mặc áo Sambhogakaya. Danh từ nầy có nhiều nghĩa, không biết ở đây thật đúng là cái chi.
    2/- Hoặc nhập vào Niết Bàn, sau làm một vị Hóa Thân của Thượng Ðế gọi là Avatar trong một Vũ trụ khác.
    3/- Hoặc làm một vị Nirmanakaya, sanh ra những thần lực để cho Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.
    4/- Hoặc vào hàng Ðại Thiên Thần.
    5/- Hoặc dự vào việc thành lập Dãy Hành Tinh thứ Năm.
    6/- Hoặc vào Bộ Tham Mưu của Ðức Thái Dương Thượng Ðế đem chỉ thị của Ngài khắp các Dãy Hành Tinh.
    7/- Hoặc giữ xác phàm, lãnh một nhiệm vụ trên Thiên Ðình đặng giúp cơ tiến hóa và thâu nhận Ðệ Tử.
    Trên bực Aseka (A sơ ka) Chơn Tiên còn những bực cao hơn nữa như :
    1- Ðế Quân.
    2- Bồ Tát.
    3- Phật.
    4- Ngọc Ðế.
    5- Phổ Tịnh Ðại Ðế v.v. . . .
    Nấc thang tiến hóa cao tột trời, không biết đâu là giới hạn, nó không chấm dứt ở bực Siêu Phàm đâu.

    TÂM THỨC CỦA VÀI HẠNG NGƯỜI
    Tâm Thức của người còn dã man bị thể xác bao bọc, nó bị hạn chế nhiều lắm. Nó không biết ý niệm trừu tượng là sao.
    Tâm Thức của chúng ta hoạt động ở trong cái Vía nhiều hơn ở trong Xác Thân.
    Khi chu vi của vòng tròn còn dễ xuyên qua thì trung tâm càng thêm mạnh mẽ và tới một ngày kia cái vòng tròn biến mất. Không còn chu vi, mà đâu đâu cũng là trung tâm, nghĩa là không còn giới hạn nữa.
    Có một điều nên biết, chúng ta không điều khiển được Bản Ngã mà chỉ kiểm soát được những xác thể mà thôi.. Chúng là những phần tử của Phi Ngã.
    Bản Ngã hay Chơn Ngã không hề tuân theo một kỷ luật nào cả. Nó ngự trị huy hoàng trong mình chúng ta. Nó là chủ nhơn chớ không phải là tôi tớ.
    Từ lớp vỏ nầy đến lớp vỏ kia, cả thảy đều ở dưới quyền điều khiển của Bản Ngã, từ thể nầy tới thể kia đều để nó sử dụng cho tới ngày nào con người biết được trọn vẹn ý nghĩa của câu kinh nầy trong Upanishad : “Anh là Bản Ngã trường tồn bất diệt vô cùng vinh quang.”

    HAI ÐẠI PHƯƠNG PHÁP TÌM CHƠN NGÃ TRONG YOGA.
    Có hai đại phương pháp tìm Chơn Ngã :
    1- Phương pháp thứ nhứt : Dùng Chơn Ngã tìm Chơn Ngã.
    2- Phương pháp thứ nhì : Dùng Phi Ngã tìm Chơn Ngã.

    PHƯƠNG PHÁP THỨ NHỨT
    Hành giả theo phương pháp thứ nhứt thì dùng năng lực Bồ Ðề. Anh không ngớt đi sâu vào nội tâm [15] , đối với anh cảnh vật ở ngoài cõi đời vẫn vô thường. Anh không ngó ngàng tới nữa. Anh cho giác quan là những chướng ngại. Anh biết rằng Chơn Ngã ở trong mình anh, anh cố gắng loại ra lần lần những lớp vỏ ở ngoài, vì chúng chỉ là những y phục của Chơn Ngã.
    Anh tham thiền liên tục không hề gián đoạn, anh bắt đầu loại ra những tư tưởng hữu hình, kế đó sống trong trừu tượng. Ðây có nghĩa là anh đi từ cảnh Sắc giới lên tới cảnh Vô Sắc giới của Thượng Thiên qua cõi Bồ Ðề, rồi cuối cùng qua cõi Niết Bàn. Nơi đây anh gặp Chơn Ngã uy nghiêm, hào quang rực rỡ. Tuy nhiên, dầu ở đây Chơn Ngã vẫn còn bao mình bằng một lớp vỏ rất mảnh mai làm bằng nguyên tử của cõi Niết Bàn.
    Những nhà Siêu Hình Học, những nhà Triết Học, những nhà Thần Bí, những nhà Ðạo Ðức theo con đường sùng tín đều áp dụng phương pháp nầy.

    PHƯƠNG PHÁP THỨ NHÌ
    Ấy là con đường của các nhà Khoa Học, các nhà Bác Học, các nhà Huyền Bí Học theo đuổi.
    Hành giả dùng Trí Tuệ quan sát, học hỏi, chiêm nghiệm, thí nghiệm và phân tách những hình thức đặng tìm Chơn Ngã.
    Anh khảo cứu những hiện tượng thiên nhiên, rồi loại bỏ từ hình thức nầy tới hình thức kia, sau khi đã học hỏi xong.
    Anh nói : “Mấy cái nầy đối với tôi rất lạ lùng.” Nhưng mà các nhà Bác Học, các nhà Khoa Học chỉ tìm kiếm ở tại Hồng Trần nầy mà thôi. Còn các nhà Huyền Bí Học đi xa hơn nữa.
    Các Ngài dùng những quan năng siêu việt, như Thần Nhãn, Thiên Nhãn, Huệ Nhãn đặng học hỏi từ cõi Trung Giới lên tới cõi Thượng Giới và Bồ Ðề.
    Tại hai cõi Trung Giới và Thượng Giới, các Ngài thấy : những hình thức vẫn còn biến đổi, vô thường, chúng không phải là Chơn Ngã.
    Qua cõi Bồ Ðề là nơi “Ðồng nhất ngự trị” , hành giả mới biết được sự thật sau nầy:
    Ở trên mấy cảnh cao của cõi Bồ Ðề, con người là một với những kẻ khác.
    Ta hiểu biết kẻ khác như ta hiểu biết tư tưởng của ta sanh ra hay là những cử động tay chơn ta. Bởi vì ta có thể đi vô Tâm Thức của kẻ khác và tưởng in như họ tưởng vậy. Ta xem xét họ từ bên trong chớ không phải từ bên ngoài.
    Bạn ta ở trong lòng ta, mà ta cũng ở trong lòng bạn ta vậy.
    Nói rằng : “Tất cả biển Ðông đều thâu vô trong một giọt nước biển là đúng với sự thật”, chớ không phải chuyện sai ngoa, hoang đường đâu.
    Tại cõi Trần với trí hóa còn eo hẹp, chúng ta không quan niệm nổi điều nầy mà cũng không ai tin trừ ra những vị đã có kinh nghiệm, nghĩa là làm Ðệ Tử Chơn Sư và đã được Ðiểm Ðạo.
    Lên tới cõi Niết Bàn là Thế Giới Thiêng Liêng Ðại Ðồng, hành giả mới thấy Chơn Ngã và mới thật biết Vạn Vật Nhứt Thể . Nơi đây tất cả chỉ là một.
    Hai phương pháp nầy vốn thuộc về Yoga. Ông Patanjali vẫn có bàn đến. Chúng không phản đối nhau đâu.

    NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ LUYỆN TẬP YOGA.
    - Ai cũng có thể luyện tập Yoga chăng ?
    - Tôi tưởng không phải ai ai cũng luyện tập Yoga được, mặc dầu ai ai cũng có thể luyện tập vài tư thế Yoga, trừ ra cách hô hấp luyện khí công.
    Tập luyện Yoga cho đúng phép thực là cực kỳ khó khăn, rất khổ nhọc.
    Ông Patanjali có nói những trở ngại cho sự luyện tập Yoga, tôi xin kể ra cho huynh nghe.
    1- Bệnh hoạn.
    2- Sầu não, lo buồn.
    3- Hoài nghi, do dự.
    4- Cẩu thả, bất cẩn.
    5- Biếng nhác.
    6- Khát khao danh vọng.
    7- Xét đoán sai lầm, ý niệm không chơn chánh.
    8- Sai lạc đường lối, chiều hướng.
    9- Không chừng đổi, bất ổn.
    10- Khốn khổ, nguy nan.
    11- Thất vọng.
    12- Nóng nảy.

    BA ÐIỀU KIỆN ÐỂ THÀNH CÔNG
    Phải hội đủ ba điều kiện nầy mới thành công về phương diện thực hành :
    1/- Lòng ham muốn mãnh liệt.
    2/- Ý chí cứng cỏi như sắt đá, không chi lay chuyển được.
    3/- Trí thông minh sắc bén, linh động.

    TINH LUYỆN BA THỂ
    Sự mở mang những năng lực thuộc về Tâm Thức, còn sự tinh luyện thể xác thuộc về phương diện Vật chất.
    Ðức Bà A. Besant và tất cả những nhà Huyền Bí Học đều nói rằng : “Nếu trước tiên không tinh luyện ba thể hoạt động là Thân,Vía, Trí thì tốt hơn là đừng luyện tập Yoga”.
    Phải làm sao cho ba thể nầy trở nên trong sạch, thanh khiết thì sự luyện tập mới đem lại kết quả tốt đẹp.
    Ðức Bà A. Besant cũng có nói : “Những tư tưởng và những sự ham nuốn tốt đẹp, cao thượng, đó là bí quyết của sự tiến bộ.”
    Tại sao thế ? Bởi vì tia sáng của Tâm Thức cao siêu từ những cảnh trên giọi xuống phải xuyên qua Hạ Trí, cái Vía rồi mới tới Xác thân. Nếu ba thể nầy trong sạch, tinh khiết thì tia sáng thiêng liêng hoạt động dễ dàng, nó đem lại cho con người những sự hiểu biết Huyền Bí cần thiết cho sự tiến hóa nhanh chóng của cá nhân. Hãy xem ánh sáng mặt trời khi nó giọi qua một tấm kiếng trắng trong trẻo thì nó vẫn rực rỡ, ta thấy những hình ảnh rõ ràng.
    Trái lại, nó đi qua một tấm kiếng màu dơ dáy, đóng đầy bụi đất thì nó sẽ lu mờ. Những vật của ta thấy cũng biến hình, đổi sắc làm cho ta phải lầm lạc.
    Cũng như khi ta mang kiếng trắng và kiếng màu mà xem vạn vật thì sự thấy của ta trong hai trường hợp đều khác nhau rất xa. Kiếng màu làm cho ta thấy không đúng sự thật.
    Vì mấy lẽ trên đây mà sự tinh luyện ba thể Thân, Vía, Trí rất cần thiết cho sự thành công mỹ mãn của những người theo Chánh Ðạo.

    YOGA VÀ HẠNH KIỂM
    Học Yoga có cần hạnh kiểm tốt không ?
    Thật ra thì không cần. Hạnh kiểm không cần thiết. Yoga không liên quan gì tới Luân lý hay Phong hóa cả.
    Cũng như luyện tập thể dục và học quyền cước đâu có cần tới tánh tình tốt hay xấu.
    Yoga là Khoa học Tâm lý khác hẳn Luân lý và Phong hóa.
    - Vậy thì sao trước khi học Yoga phải giữ Giới Luật gọi là Yama và Niyama ?
    - Aáy là tại bên Chánh Ðạo người ta muốn hành giả Yogi có một căn bản Ðạo Ðức, bởi vì khi thành công rồi, vị Yogi nào không có lòng nhơn cứu dân độ thế thì sẽ thành ra một Ðại Quỉ Vương, bước qua đường Bàn Môn Tả Ðạo, khuấy rối thiên hạ. Không phải dễ mà diệt trừ mau lẹ đâu.
    Ðọc truyện kiếm hiệp ta đã thấy những gương tàn ác của những kẻ võ nghệ cao cường tuyệt luân mà hết sức ích kỷ, giết người không gớm tay, nhưng chung cuộc, ác lai ác báo.
    Không ai tránh khỏi Luật Nhân Quả Báo Ứng cả.
    Bên Chánh Ðạo hay bên Tả Ðạo cũng áp dụng chung những định luật mở mang Tâm Thức in như nhau, cho nên phép tắc cao cường, song chỉ khác một điều trong sự hành động mà thôi.
    Aáy là :
    Một bên thì luôn luôn hi sanh đặng cứu nhơn độ thế, tuân theo Thiên mạng.
    Một bên thì chỉ lo thỏa thích lòng ham muốn ích kỷ, giết hại chúng sanh, không sợ Luật Luân Hồi Nhân Quả. Vì ỷ mình thần thông quảng đại, nên trổ tánh tự phụ, kiêu căng.

    CHƯƠNG THỨ NHÌ

    CÓ BAO NHIÊU THỨ YOGA ?
    - Có bao nhiêu thứ Yoga ?
    - Yoga là một danh từ tổng quát, phải thêm một danh từ khác nữa trước chữ Yoga mới biết Yoga đó thuộc về loại nào.
    Tỉ như : Karma Yoga, Hatha Yoga.
    Không biết thật đúng có bao nhiêu thứ Yoga. Hiện thời người ta biết mười một thứ Yoga như :
    1- Hatha Yoga.
    2- Karma Yoga.
    3- Jnana Yoga.
    4- Bhakti Yoga.
    5- Laya Yoga.
    6- Mantra Yoga.
    7- Kriya Yoga.
    8- Shiva Yoga.
    9- Yantra Yoga.
    10- Mudra Yoga.
    11- Raja Yoga.
    Nhưng ông P. Brunton có nói, trong lúc ông đi du lịch đặng tìm Ðạo, ông gặp nhiều phái Yoga khác, hành giả luyện tập một cách kín đáo nên ít ai biết .
    - Mười một thứ Yoga nầy khác nhau thế nào ?
    Tôi xin nói vắn tắt vài lời về mỗi thứ mà thôi. Nếu huynh muốn rõ những chi tiết xin đọc những quyển riêng giải về khoa đó.
    1- HATHA YOGA.
    Hatha Yoga là một khoa luyện Âm Dương hiệp nhất. Nó giống khoa luyện Khí công của người Tàu.
    Vần HA tiêu biểu cho Mặt Trời là Dương.
    Vần THA tiêu biểu cho Mặt Trăng là Âm.
    Khoa nầy dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để thâu thập sinh lực vô mình. Có thể gọi nó là Khoa Luyện Trường Sanh.
    Còn ba khoa Karma Yoga, Jnana Yoga, Bhakti Yoga mà khoa Triết Học Aán gọi là ba Margas hay là ba Con Ðường (trois sentiers).
    2- KARMA YOGA.
    Là con đường Hành động (Sentier de l’action).
    3- JNANA YOGA.
    Là con đường Minh Triết (Sentier de la Sagesse).
    4- BHAKTI YOGA.
    Là con đường Sùng Tín (Sùng Ðạo) hay là con đường của Tình Thương (Sentier de l’amour).
    5- LAYA YOGA.
    Cũng gọi là Kundalini Yoga vì Yoga nầy chuyên lo mở luồng Hỏa Hầu Cung đa li ni, nó ảnh hưởng tới các Luân Xa (les Chakras).
    6- MANTRA YOGA.
    Dùng Thần Chú đặng làm cho cái Trí trở nên yên tịnh và còn nhiều sự hữu ích khác.
    7- KRIYA YOGA.
    Tu theo cách khổ hạnh nhưng cũng học hỏi, cũng thờ phượng, cũng hiến dâng vậy.
    Kriya Yoga có vài chỗ giống như Hatha Yoga. Nó cũng dùng phương pháp luyện tập thể dục làm căn bản, nó nhắm vào sự làm chủ giác quan, nhờ thế mới điều khiển sự hô hấp dễ dàng. Người ta biết rằng nhịp thở tùy thuộc những trạng thái của Tâm Thức. Lúc giận hờn, sợ sệt, vui mừng, nhứt là lúc dục tình sôi nổi thì thân mình run rẩy, hơi thở hổn hển mau lẹ. Nếu lúc đó định trí thì hơi thở chậm đi, thân mình trở lại yên tịnh như trước.
    Trong quyển Autobiographie d’un Yogi của tu sĩ Paramhansa Yogananda, Cử nhân Văn khoa, huynh Nguyễn hữu Kiệt dịch ra để tên là Xứ Phật Huyền Bí nơi trương 174 - 175 có một đoạn nói về Pháp môn Kriya Yoga như sau :
    “Người Yogi dùng tư tưởng dẫn luồng sinh lực đi theo một đường vòng xuyên qua sáu bí huyệt của tủy xương sống (từ bí huyệt trên đỉnh đầu xuống các bí huyệt ở cuống họng, ở tim, ở rún, ở lá lách và xương mông) rồi đi ngược trở lên để khép một vòng tròn tương đương với mười hai cung Hoàng Ðạo, tượng trưng vũ trụ trong con người (Tiểu Thiên Ðịa). Một lần công phu chừng nửa phút đồng hồ vòng quanh xương sống theo pháp môn Kirya Yoga giúp cho con người thực hiện một sự tiến bộ bằng một năm tiến hóa thông thường.
    Một lần phép công phu Kriya Yoga thực hiện trong vòng một ngày đem đến cho người Yogi một sự tiến hóa tâm linh tương đương với một ngàn năm tiến hóa tự nhiên và công phu của một năm tu luyện sẽ đưa đến kết quả bằng 365.000 năm. Như thế, pháp môn Kriya Yoga giúp cho hành giả thực hiện trong ba năm tu luyện công phu, một sự tiến bộ vượt bực mà theo đà tiến hóa tự nhiên, nó phải cần đến 10.000 thế kỷ. Tuy nhiên muốn theo con đường tắt của pháp môn Kriya Yoga, chỉ có những người Yogi đã được huấn luyện thuần thục dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư, nhờ đó họ chuẩn bị thể xác lẫn tinh thần đến mức tuyệt đỉnh, khả dĩ tiếp nhận cái quyền năng phát triển bằng sự công phu tu luyện thường xuyên”.
    Kriya Yoga tăng tuổi thọ và mở rộng tâm thức, nó kiểm soát trực tiếp tinh thần nhờ sanh lực. So sánh với con đường chậm chạp và không chắc chắn của Thần học (Théologie) thì Kriya Yoga giống như chiếc máy bay với cổ xe ngựa đời xưa.
    Ðọc đoạn trên đây, chắc chắn tất cả bạn Ðạo đều muốn theo pháp môn Kriya Yoga. Nhưng quí bạn hãy đọc đoạn chót và suy nghĩ kỹ lưỡng mấy câu sau đây :
    “Chỉ có những người Yogi thuần thục đã được huấn luyện dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư”.
    Vậy thì trước khi thực hành pháp môn Kriya Yoga chúng ta phải tự hỏi chúng ta đã thành những vị Yogi chính tông chưa ? Ðược Chơn Sư huấn luyện chưa ? Nếu chưa thì đừng tập. Phương pháp nầy sẽ làm cho luồng Hỏa Hầu đi như tôi đã nói trước đây : Luồng Hỏa vô trong và đi xuống thì cũng bị tai hại, mà nó đi lên cũng bị tai hại nếu lòng còn mơ tưởng nguyệt hoa.
    Ðiều hay hơn hết là phải lo :
    - Lánh dữ,
    - Làm lành,
    - Rửa lòng trong sạch đặng phụng sự như lời Phật dạy, khỏi sợ những sự nguy hiểm nào cả.
    Một lẽ nữa, Paramhansa Yogananda tu theo pháp môn Kriya Yoga đã lâu rồi mà chưa đắc đạo thành chánh quả làm một vị Siêu Phàm A Sơ Ca (Aseka). Bao nhiêu đây cũng đủ để thấy dầu ly gia cắt ái như huynh Yogananda cũng không phải dễ mà thực hiện cho đúng pháp môn Kriya Yoga đâu.
    Vì vậy chớ ham luyện tập theo Huyền Bí Học trong khi mình chưa hội đủ điều kiện đặng làm một vị Yogi.
    Tôi xin nói Kriya Yoga nầy khác hẳn Kriya Yoga trong quyển Những cách ngôn về Yoga của Patanjali (Les Aphorismes du Yoga de Patanjali).

    8- SHIVA YOGA.
    Shiva Yoga dùng nguyên tắc Siêu hình học.
    9- YANTRA YOGA.
    Tham thiền về ý nghĩa thần bí của vài thứ hình của Kỷ Hà Học .
    10- MUDRA YOGA.
    Dùng ấn và chú.
    11- RAJA YOGA.
    Raja Yoga : Yoga Vương Giả, là Chúa Tể các thứ Yoga. Nó cao hơn hết. Nó chia làm tám giai đoạn hay là tám thời kỳ tập sự.
    Thời kỳ thứ nhứt : Yama (Da ma).
    Thời kỳ thứ nhì : Niyama (Ni da ma).
    Thời kỳ thứ ba : Asana (A sa na) : Tư thế.
    Thời kỳ thứ tư : Pranayama (điều tức ) : Kiểm soát sanh lực Prana.
    Thời kỳ thứ năm : Pratyahara : Kiểm soát giác quan
    Thời kỳ thứ sáu : Dharana (Ða ra na) : Ðịnh trí.
    Thời kỳ thứ bảy : Dhyana : Tham thiền.
    Thời kỳ thứ tám : Samadhi (Sa ma đi) : Ðại định, Xuất thần.
    Ba thời kỳ chót : thứ sáu, thứ bảy và thứ tám là SAMYAMA.

    1-YAMA : Giới.
    Yama gồm năm giới :
    1- Không làm hại người và vật, không hung bạo từ trong tư tưởng, ý muốn, cho tới lời nói, việc làm.
    2- Chơn thật, không nói dối bất câu dưới hình thức nào.
    3- Ngay thật, không trộm cắp.
    4- Trinh khiết, tuyệt dục từ trong tư tưởng.
    5- Nghèo, thanh bần, không vì tư lợi.

    2- NIYAMA : Qui Luật.
    Niyama gồm năm điều :
    1- Sancha : Trong sạch trong tất cả, từ trong thâm tâm cho tới bên ngoài, y phục, xác thân.
    2- Santasha : An phận.
    3- Tapas : Khổ hạnh, tự nghiêm khắc với mình.
    4- Svadhyaya : Phát triển bản ngã, kỷ luật tư tưởng, làm chủ cái trí.
    5- Ishvara Pranidhana : Tư tưởng luôn luôn hướng về Thượng Ðế, có thể nói là chiêm ngưỡng Ðức Thượng Ðế (Cung hiến).
    3- ASANA : Tư thế.
    4- PRANAYAMA : Ðiều tức.
    Về phương diện thực tập là sự kiểm soát sanh lực Prana, sự điều khiển cách thở.
    5- PRATYAHARA.
    Là quyền năng ngăn ngừa cái Trí khỏi bị ảnh hưởng những cảm giác của xác thịt.
    6- DHARANA : Ðịnh Trí.
    7- DHYANA : Tham Thiền.
    8- SAMADHI : Ðại Ðịnh , Xuất thần.
    Trong Ðạo Ðức phải nhiều năm Tham Thiền rồi mới đi tới Ðại Ðịnh. Lúc nầy hành giả bỏ xác thân lên mấy cõi cao, xác thân mê man không còn biết cảm giác chi nữa. Nhưng mà chừng trở về nhập xác, hành giả nhớ hết những điều đã kinh nghiệm.
    Ở ngoài đời, các nhà khoa học, các nhà bác học cũng phải Ðại Ðịnh vậy. Nhưng họ chuyên lo các vấn đề vật chất thuộc về bên ngoài.
    Tuy nhiên người học Ðạo có thể Ðại Ðịnh trong một mức độ nhỏ bé là :
    Ngày đêm cứ thấy mình quì dưới chơn Sư Phụ hoặc dưới chơn Ðức Bồ Tát hay là Ðức Phật

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HATHA YOGA (LUYỆN KHÍ CÔNG)
    và RAJA YOGA (YOGA VƯƠNG GIẢ)
    - Có sự khác biệt giữa Hatha Yoga và Raja Yoga không ?
    - Có, nhưng muốn thật hiểu thì trước hết ta nên nhớ kỹ những điều sau đây: (xin nhắc lại).
    Thật Ta là Chơn Nhơn, Chơn Ngã hay là Linh Hồn. Ta có thể xác bao bọc, nhờ những thể xác nầy Ta mới hành động được ở mấy cõi Trời.
    Luôn luôn có sự liên quan mật thiết giữa Ta và những thể của Ta. Mỗi sự rung động của Vật chất cấu tạo những thể đều biến đổi Tâm Thức, mà mỗi sự biến đổi của Tâm Thức cũng sanh ra một sự rung động trong Vật chất cấu tạo mấy thể.
    Hatha Yoga và Raja Yoga đều lợi dụng sự tương quan nầy.

    H A T H A Y O G A.
    Hatha Yoga chế ngự xác thịt, làm phát triển một số cơ quan điều khiển những lực ở trong mình. Nhờ vậy mà hành giả có vài quyền năng mà người đời cho là phi thường.
    Xưa kia, cơ quan của bộ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết như tì, vị, tim, phổi, thận, bàng quang, tiểu trường, đại trường đều thuộc về quyền kiểm soát của Tâm Thức. Người luyện Hatha Yoga dùng ý chí kiểm soát lại những cơ quan nầy. Khi thành công rồi họ có thể làm cho trái tim ngừng đập mà không chết.
    Có vị cho chôn sống từ ba tháng tới hai, ba năm tùy theo công phu luyện tập. Ðào lên thì họ sống lại, xác họ không rã như xác thường.
    Có vị nuốt đinh sắt, miểng chai, uống ắc xít mà vẫn trơ trơ.
    Hatha Yoga làm cho cái Vía hoạt động, nhưng sự khuyết điểm lớn lao của nó là khởi đầu ở tại cảnh thấp hơn hết. Nó kích thích những cơ quan của xác thịt và của cái Vía mà không ảnh hưởng chi tới phần đối chiếu trong hai thể nầy trong hai thể cao là Thượng Trí và Bồ Ðề. Sự hành động của nó bị hạn chế.
    Mà cái nguy hiểm đáng sợ hơn hết là Hatha Yoga kiếm thế kiểm soát những sự rung động của Vật chất đặng tạo ra sự biến đổi trong Tâm Thức.
    Nhưng mà Vật chất vẫn cứng rắn, khó ép buộc nó phải theo chiều hướng của ta muốn. Hãy đề phòng : Sự cố gắng có thể làm cho tê liệt hay làm cho teo lại một vài cơ quan mà sự hoạt động rất cần thiết cho sự biến đổi Tâm Thức như : não tủy thần kinh, hạch mũi [6] , hạch óc. Vì vậy mà các nhà Huyền Bí Học chỉ luyện tập Raja Yoga chớ không luyện Hatha Yoga.

    MỘT SỰ BIỂU DIỄN PHI THƯỜNG.
    Trong tạp chí Người Thông Thiên Học (The Theosophist), tháng năm, năm 1922 có đăng một bài tường thuật của Ðức Bà A. Besant về quyền năng của ông Swami Sitaramji tóm tắt như sau đây :
    �Cách đây vài tuần, ông Swami Sitaramji có ghé viếng Adyar, ông là một trong những người Aán có những quyền năng truyền tử lưu tôn, khẩu khẩu tương truyền từ đời nầy qua đời kia. Ông Swami Sitaramji nói rằng : Ông vào rừng tu luyện phép Sarvabhakshatvam là quyền năng ăn được tất cả mà không hề chi.
    Dưới đây là chứng thư của bác sĩ T.S. Tirumurti cấp cho ông :
    Ngày 12 tháng 9 năm 1921.
    Ông Swami Sitaramji có biểu diễn những quyền năng của ông tại rạp hát của Dưỡng đường Trung Ương, trước mặt những vị y sĩ giải phẫu, những y sĩ và sinh viên y khoa, ông thực hành những điều sau đây :
    1- Aên miểng chai.
    2- Aên những đinh sắt.
    3- Aên những sọ dừa.
    4- Aên những miếng cây.
    5- Aên một con bọ cạp.
    6- Uống ắc xít A zô tít (Acide azotique).
    7- Aên những đá sỏi.
    8- Aên Acenít (phụ tử)
    9- Uống thủy ngân.
    10- Nhai nuốt những cục than cháy đỏ.
    11- Uống chì nấu chảy ra nước.
    Xong rồi người ta đem rọi kiếng ông, chụp hình và giao cho ông tấm hình đã rửa.
    T.S. Tirumurti.
    3e Médecin Hôpital Général A. Lakshmipathy
    B.A.M.B. et C.M.
    Ngày 14 tháng 9 năm 1921, người ta rọi kiếng thấy những vật ông nuốt biến thành những hạt nhỏ và những mảnh. Ông nói : “chúng lần lần tiêu mất hết.”

    R A J A Y O G A.
    Ta biết rằng bảy thể của con người liên quan mật thiết với năm cõi Trời.
    1-2 : Xác thịt và cái Phách, liên quan mật thiết với cõi Trần hay là Hạ Giới.
    3 : Cái Vía, liên quan mật thiết với cõi Dục Giới hay là cõi Trung Giới.
    4 : Cái Trí, liên quan mật thiết với cõi Hạ Thiên, tức là bốn cảnh thấp của cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ.
    5 : Thượng Trí, liên quan mật thiết với cõi Thượng Thiên tức là ba cảnh cao của cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ.
    6 : Kim Thân hay Thể Bồ Ðề, liên quan mật thiết với cõi Bồ Ðề cũng gọi là cõi Trực Giác.
    7 : Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng, liên quan mật thiết với cõi Niết Bàn hay là cõi Thiêng Liêng.
    Nhờ sự liên quan mật thiết nầy mà ta:
    a- Mới dùng Xác thân và cái Phách để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Trần được (Hạ Giới).
    b- Dùng cái Vía để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Dục Giới (Trung Giới).
    c- Dùng Hạ Trí để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Hạ Thiên.
    d- Dùng Thượng Trí để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Thượng Thiên.
    e- Dùng Kim Thân để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Bồ Ðề.
    f- Dùng Tiên Thể để học hỏi và kinh nghiệm ở cõi Niết Bàn.
    Muốn cho sự học hỏi và kinh nghiệm có kết quả tốt đẹp thì trước hết bốn thể thấp : Thân, Phách, Vía, Hạ Trí phải được tinh khiết bởi vì chúng là những cửa sổ mở ra để cho ta quan sát cảnh vật ở bên ngoài. Chúng phải trống trải mới được. Nếu chúng bị những bức màn giăng ngang thì ta không thấy rõ. Vạn vật đối với ta đều biến đổi màu sắc và hình thù. Ðiều nầy không khác nào ta mang kiếng màu mà xem một bức tranh.
    Trái với Hatha Yoga, tập luyện theo phương pháp Raja Yoga thì sinh viên dùng ý chí kiểm soát những sự biến đổi của Tâm Thức và chế ngự được ba thể : Thân, Vía, Trí. Chúng nó ở dưới quyền sai khiến của sinh viên và trở nên lành mạnh tốt đẹp, linh mẫn.
    Trước kia chúng cám dỗ và quyến rủ con người vào đường tội lỗi, bây giờ đây chúng trở nên những đứa tớ thành thật, trung tín lo phục vụ con người và không còn ương ngạnh như xưa. Nhờ thế Tâm Thức cao siêu mới mở mang mau lẹ và thay thế Tâm Thức tầm thường của con người. Sinh viên sống một đời sống tinh thần cao thượng và bước tới cửa Ðạo dễ dàng.
    Nói tóm lại, Raja Yoga đem lại những lợi ích cho con người chớ không có những mối nguy hại như Hatha Yoga.
    HAI THÍ DỤ VỀ VIỆC NÍN THỞ.
    Các Thầy Bùa đều dặn lúc vẽ bùa phải nín thở mới có hiệu nghiệm. Họ không biết khi nín hơi thở thì cái Trí yên lặng, tức là Ðịnh Trí. Phải Ðịnh Trí thì tư tưởng sanh ra mới mạnh mẽ.
    Phương pháp nín thở thuộc về khoa Luyện Khí Công Hatha Yoga.
    Theo Raja Yoga phải chú ý vào công việc đang làm thì cái Trí không xao lãng. Ðịnh Trí cách nầy rất dễ, không nín thở. Nín thở thì mệt lắm, có khi mạch máu nhỏ trong phổi yếu thì nó bị đứt, hành giả khạc ra máu rất nguy hiểm. Ai biết chắc các mạch máu nhỏ trong phổi của mình mạnh hay yếu và lúc nào nó mạnh, lúc nào nó yếu mà đề phòng. Thế nên phải thận trọng (xin đọc chuyện huynh Brahma thuật lại cho ông P. Bruton nghe).
    Khi tham thiền đúng phép thì hơi thở nhẹ lần rồi tới một lúc kia nó dứt hẳn mà hành giả không chết, chừng giựt mình mới thở lại. Ai kinh nghiệm rồi thì biết

    VÀI CÁCH NÍN THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP HATHA YOGA.
    Tôi xin kể cho huynh nghe vài cách thở do nhiều sách Hatha Yoga dạy khác nhau rồi sau sẽ đề cập tới sự nguy hiểm.
    I- TẨY SẠCH HAI LÀ PHỔI.
    (Nettoyage des poumons)
    a/- Một quyển dạy : Bịt lổ mũi bên trái, hít khí trời vô lổ mũi bên phải; rồi bịt lổ mũi bên phải thở ra lổ mũi bên trái. Cứ thay đổi, hít vô bên nầy rồi thở ra bên kia, vài lần như vậy.
    b/- Một quyển khác cũng dạy như vậy, song dặn lúc hít vô đếm trong trí 1, 2, 3, 4. Khi thở ra lổ mũi bên kia thì đếm tới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. 8, nhưng căn dặn nếu hít vô đếm tới 4 mà chưa thấy phổi đầy khí trời thì đếm thêm hoặc một hay là hai lần nữa, nghĩa là 1, 2, 3, 4, 5, hoặc 6. Khi hít vô đếm tới 5 thì thở ra đếm tới 10. Khi hít vô đếm tới 6 thì thở ra đếm tới 12.
    c/- Một quyển nữa dạy : Phải xem đồng hồ. Nếu hít vô 5, 6 giây thì thở ra phải 9, 10 giây.

    II- NHỊP THỞ TIẾT ÐIỆU.
    (Respiration rythmique)
    a/- Một quyển dạy : Hít vô đếm 1, 2, 3, 4.
    Nín thở đếm 1, 2, 3, 4.
    Thở ra đếm 1, 2, 3, 4.
    b/- Một quyển dạy : Phải xem đồng hồ.
    Hít vô: Nín thở: Thở ra :
    a. 2 giây 8 giây 4 giây
    b. 3 giây 12 giây 6 giây
    c. 4 giây 16 giây 8 giây
    d. 5 giây 20 giây 10 giây
    e. 6 giây 24 giây 12 giây

    c/- Một quyển dạy :
    Hít vô : Nín thở : Thở ra :
    5 giây 2 giây 5 giây

    Có người Ấn đi đến mức :
    Hít vô : Nín thở : Thở ra :
    20 giây 80 giây 40 giây

    Xin hỏi : Mỗi sách đều mỗi dạy khác nhau, ai biết mình có thể hạp với cách nào đặng tập theo ?
    Cái nguy hại là ở chỗ đó

    CHƯƠNG THỨ BA

    NHỮNG NGUY HẠI KHI COI THEO SÁCH LUYỆN HƠI THỞ HAY
    LÀ HỌC VỚI MỘT ÔNG THẦY TẦM THƯỜNG KHÔNG KINH NGHIỆM.
    - Vậy thì không nên tập theo Hatha Yoga hay sao ?
    - Nên tập mà cũng không nên tập.
    Nên tập là khi nào học với một ông thầy lão luyện có nhiều kinh nghiệm.
    Còn không nên tập là coi theo sách mà tập một mình.

    SỰ NGUY HIỂM CỦA HATHA YOGA
    LÀ LUYỆN TẬP HƠI THỞ SÁI CÁCH.
    Trong quyển kinh Markanday Purana có nói như vầy : “Hành giả Yoga dốt nát thì sẽ bị điếc, khùng điên, mất trí nhớ, câm, đui mù và bị sốt nặng.”
    Ðây là tùy theo trường hợp nặng, nhẹ. Dốt nát là không biết gì về Huyền Bí Học coi theo sách luyện tập một mình hay là học với một ông thầy tầm thường, không thông hiểu một mảy may về những luật Huyền bí của Vũ Trụ làm phát triển Tâm Thức.
    Sự nguy hiểm vốn ở trong sự luyện hơi thở trước nhứt, kế đó là vài tư thế làm hại cho hạch mũi và hạch óc mà chỉ có những nhà Huyền Bí Học lão luyện mới rõ mà thôi.
    - Tại sao nguy hiểm ?
    - Bởi vì các tế bào trong mình con người tùy theo hơi thở mà có một chiều hướng riêng. Bây giờ thay đổi cách thở thì chúng thay đổi chiều hướng. Sự thay đổi nầy có lợi hay có hại cho các cơ thể của con người ?
    Muốn thật biết phải mở Thần nhãn mới quan sát được.

    TÁM TRƯỜNG HỢP ÐIỂN HÌNH.
    Tôi xin kể tám trường hợp điển hình :
    Một ở Ấn Ðộ thuở xưa.
    Bảy ở Việt Nam ngày nay cho quí huynh nghe :

    MỘT TRƯỜNG HỢP Ở ẤN ÐỘ THUỞ XƯA.
    Quí bạn nào có đọc quyển L’Inde secrète dịch ra là ÐÔNG PHƯƠNG HUYỀN BÍ trang 50 thì thấy :
    Ông Paul Brunton có thuật chuyện nầy :
    Brama nói : Thuở nhỏ tôi là một đứa trẻ ít nói và thích sống cô đơn.
    Tôi không thấy gì là vui thú trong những trò chơi của các bạn tôi vì thế tôi luôn luôn tránh họ và thích đi dạo một mình ở những nơi vườn cây hay ngoài đồng vắng. Ít người biết được những gì diễn ra trong tâm hồn kín đáo của một đứa trẻ : tôi sống cách biệt với mọi người và tôi cảm thấy rằng đời không có gì vui. Vào năm tôi 12 tuổi, tình cờ tôi nghe lóm được câu chuyện giữa những người lớn, họ nói về vấn đề Yoga. Ðó là lần đầu tiên tôi nghe nói đến danh từ ấy và những gì tôi nghe trong câu chuyện cũng đủ làm cho tôi tò mò muốn biết thêm. Tôi chất vấn nhiều người và góp nhặt được vài quyển sách nói về vấn đề Yoga, trong đó tôi đọc được nhiều điều thú vị về các nhà đạo sĩ Yogi. Cũng như con ngựa dong ruổi trên sa mạc mong mỏi tìm được ngọn suối mát ở tận chân trời, trí óc tôi khao khát sự hiểu biết, nhưng tôi chỉ có một mình và không làm sao tiến hơn được nữa.
    Một hôm tình cờ tôi lật một quyển sách và thấy trong đó có câu : “Muốn tiến bộ trên đường tu luyện pháp môn Yoga, phải nhờ có sự chỉ dẫn của một danh sư”. Những lời nầy làm cho tôi thắc mắc băn khoăn.
    Một danh sư. Tôi hiểu ngay rằng muốn tìm được Thầy không còn cách nào khác hơn là bỏ nhà ra đi ngao du thiên hạ. Tự nhiên là tôi không thể trông đợi nơi sự cho phép của cha mẹ tôi. Không biết phải làm thế nào, tôi bèn lén lút luyện thử một vài phép hô hấp mà tôi đã góp nhặt được những tài liệu trong các sách. Phép luyện nầy thay vì có ích, lại làm hại cho tôi : Tôi không biết rằng phép khí công nầy rất nguy hiểm nếu nó không có sự dìu dắt của một bậc danh sư. Nhưng vì tôi quá nóng ruột nên không thể chờ đợi mãi được.
    Sau vài năm tập luyện lén lút một mình, cái hậu quả bất ngờ đem đến là tôi bị đứt một mạch máu trên đỉnh đầu dường như nó là chỗ chịu đựng yếu nhứt. Tôi cảm thấy toàn thân tôi giá lạnh và sức yếu dần, máu chảy lênh láng ở chỗ vết thương, tôi tưởng rằng tôi sắp chết. Hai giờ sau đó, tôi nhìn thấy một linh ảnh lạ lùng, hình như tôi thấy gương mặt đạo mạo của đạo sĩ già hiện ra và nói với tôi : “Con thấy chăng phép luyện ngăn cấm đối với kẻ phàm tục có thể đưa con đến một tình trạng nguy hiểm là dường nào. Con hãy nhớ lấy bài học nầy.” Cái hình ảnh biến mất nhưng lạ thay từ đó trở đi tôi cảm thấy khá hơn và không bao lâu sức khỏe của tôi bình phục trở lại. Nhưng này ông hãy xem cái thẹo hãy còn đây.
    Brama cúi đầu đưa cho chúng tôi xem cái thẹo nhỏ hiện ra rõ ràng trên đỉnh đầu. Y nói tiếp: “Sau khi tai nạn đó xảy ra, tôi bèn ngưng việc luyện hơi thở và chờ đợi để cho thời gian làm giảm bớt những sự ràng buộc gia đình .

    BẢY TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM.
    Sau đây là bảy trường hợp ở Việt Nam :
    1- Trường hợp thứ nhứt : Một ông bạn tập theo cách Tẩy sạch hai lá phổi có một tuần lại nói với tôi : “Ðau nhói trái tim”, ông bạn đó bỏ liền tới nay vẫn mạnh khỏe.
    2- Trường hợp thứ nhì : Một ông bạn tập sao không biết mà trong lúc nín thở đứt mạch máu trong phổi rồi thổ huyết. Vài năm sau từ trần.
    3- Trường hợp thứ ba : Một bà hư óc điên điên khùng khùng, người nhà phải chở vô Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, rồi sau bỏ mình tại đó.
    4- Trường hợp thứ tư : Một ông lớn tuổi, đau bao tử, ốm gầy lần mòn rồi cũng bỏ xác. Chính là tôi có khuyên ông nên bỏ cách luyện đó đi, nhưng ông trả lời : “Thở như vậy khỏe quá” .
    5- Trường hợp thứ năm : Một ông bạn ngồi theo một tư thế luồng Hỏa Hầu khởi sự đi; thay vì đi lên nó lại đi xuống và vô trong kích thích dục tình đến cực điểm, về sau không được tin tức.
    6- Trường hợp thứ sáu : Một ông bạn chỉ ăn cơm với giấm, luyện hơi thở đặng trường sinh bất tử. Ông bạn đó nói chuyện đạo với tôi nhiều lần nhưng không được tỉnh trí cho lắm.
    7- Trường hợp thứ bảy : Một bà và một cô gái, con của bà, tới thăm tôi rồi nói: “Thầy tôi dạy hai mẹ con tôi luyện mà bây giờ chỗ trái tim nóng mãi” . Tôi hỏi : “Ông sư dạy bà và cô đây có chỉ phương pháp cho bà và cô sửa chữa không ?” Bà đó trả lời : “Thầy tôi có hốt thuốc cho tôi uống nhưng không hết.” Tôi chỉ than thầm. Tôi cắt nghĩa cho bà nghe : Có lẽ là phương pháp Tâm thận tương giao nhưng sái cách.
    Trừ ra ông bạn thứ nhứt thoát khỏi nạn hiểm nghèo còn sáu trường hợp sau thật bi đát.
    Chỉ có bà và cô gái vốn xa lạ, tôi mới gặp lần thứ nhứt, còn mấy vị kia đều quen thuộc với tôi, tôi cũng biết mấy ông thầy dạy những cách luyện tập ấy nữa.
    Tôi xin nêu ra những trường hợp nầy cho quí bạn hiểu đặng phòng. Tôi còn biết nhiều trường hợp khác nữa song không muốn nói ra. Xác thân con người là một bộ máy cực kỳ huyền diệu, tinh vi hơn cả triệu lần cái máy đồng hồ. Nếu giao phó tánh mạng cho kẻ dốt nát thì có ngày ăn năn không kịp.

    TẠI SAO MẤY ÔNG THẦY DẠY NHỮNG CÁCH LUYỆN TẬP ÐÓ
    LẠI KHÔNG ÐIÊN KHÙNG, KHÔNG CHẾT ?
    - Tại sao mấy ông thầy dạy những cách luyện tập đó lại không điên khùng, không chết ?
    - Tôi xin trả lời liền. Mấy ông có luyện tập đâu mà điên khùng hay chết. Nếu mấy ông luyện tập thì mấy ông đã điên khùng hay chết mất rồi, đâu còn sống đến ngày nay đặng hại mấy đệ tử. Những sách Huyền Bí Học đều nói bóng dáng hay tượng trưng. Mấy ông đọc sách hiểu theo ý mấy ông rồi bảo học trò tập luyện như vậy. Học trò thấy thầy mình khỏe mạnh thì tin bằng lời, cố công luyện tập. Những trò bị hại toàn là những trò ra sức làm đúng theo lời thầy chỉ dạy trong một thời gian. Những trò khác luyện tập sơ sài trong một vài ngày rồi bỏ luôn thì không có gì hết. Thậm chí có người mê tín cho đến đỗi nói như vầy : “Thầy tôi dạy trúng mà tại tôi làm sái”. Nói cho đúng lý, khi học trò luyện tập thì ông thầy phải coi chừng đặng sửa chữa kẻo học trò bị hại; đó là bổn phận của ông thầy. Không được phép lấy mắt ngó, để tỏ ra mình bất lực. CHÚNG TA CHỚ NÊN QUÊN RẰNG TRONG ÐẠO ÐỨC, CHỈ CHO NGƯỜI TA LUYỆN SÁI CÁCH THÌ TỘI NẶNG BẰNG NON, KIẾP SAU SẼ TRẢ QUẢ ÐÓ, CHẠY TRỐN ÐƯỜNG NÀO CŨNG KHÔNG KHỎI.
    Dầu sao bên Aán Ðộ vẫn chưa nghe trường hợp học với một ông thầy mà mang tai họa vào thân như bên mình.
    Theo qui luật của Quần Tiên Hội phải Ðắc đạo thành Chánh quả làm một vị Siêu Phàm mới được phép thâu Ðệ tử. Dưới một bực là những vị La Hán chỉ được phép làm Sư Huynh. Tôi xin trưng ra một bằng chứng cụ thể là câu : “ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Chính là Ðức Phật mới được phép làm thầy mà thôi, bởi vì Ðức Phật là Giáo Chủ của các vị Tiên Thánh, các vị Thiên Thần. Các vị Ðệ tử của Ngài cũng chưa được phép làm Sư Phụ.
    Còn chúng ta phàm phu tục tử, mình tự độ mình chưa xong thì độ ai được bây giờ. Mình tự dạy mình là điều hay hơn hết.
    - Mà tại sao người ta nói : Tu phải luyện ?
    - Ðúng vậy, tu phải luyện. Luyện đây là luyện tánh tình cho thật tốt chớ không phải luyện cho trường sanh hoặc có những phép tắc, những thần thông.

    CHÚNG TA CÓ ÐỦ NHỮNG ÐIỀU KIỆN ÐỂ LUYỆN TẬP
    CHO ÐÚNG PHÉP YOGA CHƯA ?
    Nêu ra câu hỏi nầy thì xin thành thật trả lời rằng : Trong chúng ta chưa ai hội đủ những điều kiện để làm một hành giả Yoga tức là một vị Yogi chân chính.
    Mười giới trong Yama và Niyama thật là gắt gao. Dầu cho là luyện khí công Hatha Yoga hay là Yoga nào khác chăng nữa, bước đầu tiên cũng phải giữ trọn vẹn mười giới đó mới học được chơn truyền, mới thành ra thật là một vị Yogi.
    Nội một giới thứ ba là Chủ nghĩa độc thân, tuyệt dục, trừ ra một số rất ít gọi là những hột gạo cội của nhơn loại , thì tất cả vẫn chưa giữ được điều nầy nói chi tới chín giới kia. Cả thảy đều quá sức con người đang sống trong xã hội văn minh tân tiến ngày nay, đầy dẫy những thói xa hoa phóng túng, lung lạc, cám dỗ.
    Tuy nhiên, người ta có thể luyện tập vài tư thế đặng cho thân thể khỏe mạnh, tráng kiện nhưng không phải thiệt là hành giả Yoga.
    Các vị Yogi có một nếp sống khác thường. Các Ngài chỉ ở chốn yên tịnh một mình, tránh xa những chỗ phồn hoa đô hội và độc thân. (Xin đọc quyển Ðông Phương Huyền Bí.)
    Nhưng dầu cho luyện đặng trường sinh bất lão, xin nhắc lại : có tài chỉ đá hóa vàng mà không có đủ những đức tánh do Thiên Ðình qui định thì chưa được Chơn Sư thâu nhận làm Ðệ Tử, chưa được Ðiểm Ðạo. Bởi chưng con người chưa diệt được tánh ích kỷ, chưa biết phụng sự nhơn loại, vì vô minh nên chịu đau khổ lầm than từ đời nầy qua đời kia; nói trắng ra, hành giả chưa mở lòng Từ Bi Bác Aùi, chưa biết Bố Thí, chưa biết chia sớt những sự đau khổ của kẻ khác, chưa ra công dìu dắt những người còn ở trong chốn tối tăm ra nơi sáng suốt; nói tóm lại là chưa biết Hi Sinh (Xin đọc lại đoạn “ Sự tiến hóa của nhân loại nhắm vào mục đích nào” của quyển Cách Tu Hành.)
    Last edited by hailua; 26-10-2007 at 05:34 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •