Đây là bộ y phục hàng ngày của H.T. Thiện Huê. Lúc nào Ngài cũng mặc chiếc áo vải mùng xin từ đám tang về nhuộm lại màu vàng để làm y phục che thân.
Hòa Thượng rất giản dị, Ngài chỉ luôn an trú trong
Hồng danh A Mi Đà Phật với mục đích đạt được sự giải thoát.
(Hình này H.T. chụp năm 1997 tại Tổ Đình Niệm Phật – Bình Dương.
Phía sau là sông Sài Gòn chảy ngang qua cổng chùa)

Dưới đây là lá thư của Hải Trí
gởi cư sĩ Tịnh Hải từ Việtnam :

Nhân và Duyên đưa con đến chùa

“Niệm Phật”của Hòa Thượng Thiện Huệ

Bình Dương, ngày 29 tháng 5 năm 2004

Kính gởi: ông Tịnh Hải


Đầu thư, con kính thăm sức khỏe của ông. Sau khi con lấy tài liệu về Sư Bà Giác Nhẫn để gởi cho ông đăng sách, con nghĩ rằng mình phải tìm xem vị xuất gia nào thực hành pháp môn niệm Phật được vãng sanh và lưu xá lợi tại tỉnh Bình Dương nơi con đang ở không?

Nhưng con chỉ nghĩ vậy thôi chứ con còn nhỏ như vậy thì đi đến chùa nào mà người ta chịu cung cấp tài liệu cho con và có chắc rằng ở Bình Dương có vị vãng sanh lưu xá lợi không?


Nhưng những lời con mong ước như có lẽ được chư Phật cảm ứng nên vào một buổi chiều nọ, trên đường con đi học về, con cứ nghĩ về chuyện tìm vị vãng sanh tại Bình Dương và vừa chạy xe vừa nghĩ nên bị lạc đường và chạy riết vào con đường đất đỏ rất vắng người, cạnh bờ sông Sài Gòn thuộc xã An Sơn - huyện Thuận An và dường như có ai đó xui khiến con chạy hoài, chạy hoài, và cuối cùng chạy cuối đường sát bờ sông thì một cảnh chùa uy nghi tráng lệ hiện ra trước con, chùa này mang tên là “Niệm Phật”.

Khi mới thấy tên chùa là “Niệm Phật” vì sẵn đang ý nghĩ tìm vị vãng sanh lưu xá lợi nên con liền vào chùa không một chút do dự. Con gặp được vị Quản tự sau một hồi hầu chuyện cùng vị ấy, con được biết vị trụ trì ngôi chùa này đã vãng sanh và lưu lại vô số xá lợi. Lúc đó con rất mừng vì chư Phật, chư Bồ tát , Hộ pháp long thần đã cảm ứng và phù hộ lời ước nguyện của con.

Sau đó, vị Quản tự đưa cho con quyển kỷ yếu của Hòa thượng, con liền mở ra xem và càng vui mừng hơn, Hòa thượng là một vị hành giả xiển dương Tịnh độ tông thời hiện đại mà đặc biệt là Pháp môn niệm Phật. Con liền gởi email báo cho ông để ông viết sách, đem bằng chứng vãng sanh và xá lợi để mọi người cùng phát tâm niệm Phật . Sau nhiều lần liên lạc ông đã chỉ dạy hướng dẫn cho con viết bài do chính con thu thập.

Con rất vui mừng và xúc động vì lời ước của con hôm nay thành hiện thực. Ngày nay chính con viết về một vị vãng sanh để đưa ra đại chúng, cho mọi người thấy sự nhiệm mầu của Pháp môn niệm Phật.

Con xin cảm tạ ông Tịnh Hải, nhờ ông chỉ dạy và hướng dẫn cách tìm hiểu và thu thập tài liệu về một vị vãng sanh nên hôm nay con có thể viết bài này và nhiều bài về các vị vãng sanh lưu xá lợi trong quyển sách này. Ông đã tạo cho con một nền tảng tương lai về sau.

on xin cảm tạ anh Bá Trúc - đệ tử tại gia của Hòa thượng Thích Thiện Huê, đã giúp đỡ con rất nhiều trong việc cung cấp tài liệu quan trọng chi tiết và hình ảnh xá lợi của Hòa Thượng .


Cuối thư, con kính chúc ông thân tâm an lạc và vạn sự kiết tường.
Cháu Hải Trí
- - - - - - - - - -

H.T. Thích Thiện Huê
lưu lại Xá Lợi Hoa Sen 8 cánh


Mọi người khắp nơi đều tôn xưng Hòa Thượng bằng cái tên vừa bình dân vừa chất phác, chứa đựng sự cảm phục biết ơn sâu sắc là “Thầy Niệm Phật”, tức Thầy độ chúng sanh bằng Pháp môn Niệm Phật. Đó chính là : Hòa Thượng Thích Thiện Huê.

Hòa thượng Thích Thiện Huê, thế danh Nguyễn Văn Lăng. Ngài sinh năm 1923 tại tỉnh Bình Dương. Thân phụ là một địa chủ địa phương, thân sinh của Ngài từ trẻ đã thờ kính Tam bảo.

Từ nhỏ, Ngài được gần gũi với Tam Bảo nên hạt giống Bồ Đề nứt rể vì vậy năm 12 tuổi, Ngài đã xuất gia cầu đạo với Cố Hòa Thượng Thượng Giác hạ Ngọc tại núi Điện Bà Tây Ninh. Năm 19 tuổi, Hòa Thượng thọ Sa di giới.

Năm 20 tuổi, Ngài hạ sơn để đi cầu học giáo pháp từ Trung vào Nam và cuối cùng chọn Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Thầy y chỉ sư và chính thức học Pháp môn niệm Phật. Với kiến thức Phật học và sự tu hành tinh tấn nên Hòa Thượng Thiện Huê đã sớm thâm nhập Pháp môn Tịnh độ.

Ngài chuyên tâm niệm hồng danh A Di Đà theo lời dạy của Hòa Thượng Trí Tịnh vì vậy về sau có một số vị không hiểu, cho Ngài là lập dị, vì muốn khác người. Nhưng Ngài vẫn hoan hỷ và xem đó như là một nghiệp chướng mình đã làm ở đời trước.

Để nói lên hạnh nguyện tu hành của Ngài -Người chuyên tâm tu niệm Pháp môn trì danh niệm Phật nên Hòa Thượng Trí Tịnh đã đặt tên chùa “Niệm Phật” ở Bình Dương.Tại nơi đây, Hòa Thượng đã cảm hóa được nhiều người quy y Tam Bảo.

Năm 1957, Hòa Thượng khởi công xây cất Liên Trì Tịnh Xá ở núi Thị Vải để truyền bá pháp môn niệm Phật. Vào ngày mùng 6 tháng 8 hàng năm, chư Tôn Đức và Phật tử cư sĩ đã tựu hội về ngôi chùa này để tham gia khoá tu Phật thất.

Vào những năm này, phong trào Phật thất không bằng như hôm nay nhưng Hòa Thượng đã tổ chức được Phật thất thật là đáng quý.

Năm 1964, Hòa Thượng về trụ trì chùa Đại Giác theo lời tha thiết thỉnh cầu của Hội Phật tử Bắc Việt. Trên đất Sài Gòn, Hòa Thượng tiếp tục hoằng pháp lợi sanh bằng pháp môn trì danh niệm Phật.

Hòa Thượng có cuộc sống hết sức giản dị, lúc nào Ngài cũng mặc chiếc áo vải mùng để che thân. Những thứ vật chất phồn hoa, Ngài có thể có nhưng Ngài chỉ cần tâm Bồ Tát. Hòa Thượng phát tâm trọn đời chỉ thọ Sa di giới-Bồ tát nhưng sau nhiều lần được khuyên bảo, Hòa Thượng đã thọ Tỳ kheo giới với Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Vì phát tâm Bồ tát, Hòa Thượng đã truyền bá rộng rãi pháp môn trì danh niệm Phật A Di Đà để giúp chúng sanh lại gần hơn với đức Từ Phụ A Di Đà và nói xa hơn là giúp chúng sanh sang bờ giải thoát để hóa sanh trong ao sen bảy báu của Tây Phương Cực Lạc. Tiếp tục hạnh nguyện của mình, năm 1968, Hòa thượng khai sơn và khởi công xây cất Niết Bàn Tịnh Xá – Vũng Tàu. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Sau năm 1975, Ngài vẫn mang tâm từ bi và hạnh Bồ Tát tiếp tục sự nghiệp độ sanh, an lạc và giải thoát cho đời bằng pháp môn niệm Phật vãng sanh.

Và 10 năm sau (1985) , nghịch duyên đến với Hòa Thượng, Ngài bị cấm túc tại chùa Thiên Long - huyện Bến Cát - Tỉnh Bình Dương ngày nay, nhưng Ngài vẫn an nhiên và tiếp tục hành trì pháp môn của mình. Ngài nói rằng trong nghịch duyên này cũng có duyên may là trong suốt thời gian này, Hòa Thượng chuyên tâm niệm Phật không vướng bận Phật sự trong vòng 6 năm.

Ngài vẫn hoan hỷ không một chút than phiền và nói với đệ tử rằng đây là chướng duyên và nghịch duyên này cũng là thiện tri thức của Thầy.

Ví như Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là em cô cậu của Đức Phật nhiều phen rắp tâm hại Phật như thuê người hành thích, lăn đá đè, cho voi dữ tấn công đức Phật nhưng Đức Phật vẫn không oán trách, không một tâm niệm thù hằn. Ngược lại, Đức Phật thường bảo với các đệ tử rằng : “Đề Bà Đạt Đa là tăng thượng duyên cho ta, Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức của ta”.

Dù thân tứ đại yếu dần theo thời gian nhưng Hòa Thượng chưa bao giờ bỏ thời khóa niệm Phật của riêng mình. Mỗi ngày Hòa Thượng lần từ vài trăm tràng hạt trở lên.

Vì tâm nguyện giải thoát nên Hòa Thượng đã dùng nhiều phương tiện để cho đệ tử tu tập pháp môn niệm Phật nên Ngài buộc đại chúng phải niệm Phật từ 10 tràng hạt trở lên. Thời gian sau, Hòa Thượng cư trú tại Chùa Đại Giác cho đến ngày viên tịch.Hòa Thượng đã soạn ra quyển “Nghi thức Tịnh Độ” được ấn tống năm 1974 và ngày nay nhiều Phật tử vẫn thọ trì.

Hòa thượng lâm bệnh
xơ gan thời kỳ cuối

Hòa Thượng bị bệnh gan đã đến thời kỳ cuối nhưng không có biểu hiện gì. Lúc này là trước tết Nhâm Ngọ - 2002. Bác sĩ nói rằng Ngài sẽ không còn sống được bao lâu, tối đa là 3 tháng tức là đến tháng 3 Â.L nhưng đến tháng 7 Â.L Ngài mới vãng sanh. Đây là điều làm các bác sĩ phải ngạc nhiên. Dù biết bệnh và không còn sống bao lâu nữa nhưng Ngài vẫn an nhiên niệm Phật .

Những điều lạ trước vãng sanh
và những lời khuyên dạy cuối cùng

Ngày mùng 10 tháng 7 năm Nhâm Ngọ , Ngài nằm bệnh viện Nguyễn Trãi và xin Bác sĩ về chùa vì ngày 12 tháng 7 Â.L là đám giỗ của cụ bà thân mẫu và Hòa Thượng nói rằng: “Bệnh tôi, tôi đã biết rồi, con người thuận theo thế sự vô thường thì có ai mà tránh khỏi việc sống chết, nhưng quan trọng là thấu hiểu việc ấy”.

Vì thế Ngài về chùa Đại Giác nghỉ ngơi, bệnh tình càng trầm trọng nhưng ngày 11/7 Â.L Ngài đích thân đi chợ mua thực phẩm để chuẩn bị đám cho cụ Bà thân mẫu của Ngài.

Ngày 12/7 Â.L, đích thân Ngài xuống bếp nấu thức ăn để cúng giỗ.

Ngày 15/7 Â.L, tức dịp lễ Vu Lan năm Nhâm Ngọ, tuy cơn bệnh hoành hành nhưng Ngài vẫn an nhiên lên chánh điện cử hành làm lễ Vu Lan. Sau khi tụng kinh xong, Ngài đã căn dặn với đại chúng là phải giữ gìn Tổ ấn Tông phong để không phụ lòng những người đã dày công dạy dỗ.

Lúc đó có nhiều người khóc dưới chân Hòa Thượng, Ngài đã ôn tồn dạy họ hiểu rõ vấn đề sinh tử, xem cái chết như sự đi về, không nên buồn đau. Và đây là lần cuối cùng Ngài dặn dò và cũng là lần cuối cùng Ngài nói với đại chúng.
Thời khắc lâm chung và
những điềm lành !!!

Rạng sáng ngày 24/7 Â.L , Ngài đã yếu dần và đại chúng thấy vậy nên vào phòng Ngài để tụng kinh Phổ môn Cầu an nhưng Ngài nói rằng :”Sống chết là chuyện tất nhiên, chỗ này nhơ uế không phải chổ đọc kinh” .

Tuy bệnh hoạn hành hạ nhưng sức chịu đựng và nhẩn nhục của Ngài khiến ai cũng phải kính nể, Ngài không rên không là tiếng nào mà chỉ niệm hồng danh A Di Đà Phật. Ngài đã lớn tuổi vì thế có nhiều nếp nhăn ở mắt nhưng lúc này mắt Ngài rất sáng long lanh và nhìn về một nơi xa xăm, rất vui vẻ như Ngài nhìn một cảnh gì đó đẹp đẽ và trang nghiêm lắm.

Lúc này, thân tứ đại đang phân rã nhưng Ngài không có một chút đau đớn mà nhiếp tâm niệm Phật theo lời niệm của đại chúng.

Trong lúc đại chúng trợ niệm Ngài vẫn tỉnh táo không mê, mắt mở sáng rực và vào lúc 19 giờ 55 phút ngày 24/7 Â.L , Hòa thượng đã trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng và sắc diện của Ngài hoàn toàn tươi đẹp như người đang ngủ. Lúc lâm bệnh, hai gò má hóp vào nhưng lúc mới tắt thở, hai gò má từ từ căng đầy thịt, những nếp nhăn đã biến mất.

Nhục thân của Ngài để từ tối 24/7 Â.L đến sáng 25/7 Â.L mới nhập kim quan là qua 8 tiếng nhưng thân thể của Ngài vẫn mềm mại, hồng hào và khuôn mặt tròn trịa lạ thường và điều đặc biệt là từ khi cơ thể yếu dần cho đến lúc lâm chung Ngài không rơi vào trạng thái hôn mê mà mở mắt long lanh cho đến khi nhắm mắt theo Phật, an nhiên niệm hồng danh A Di Đà mà vãng sanh.

Hòa Thượng sẽ trở lại
Ta bà cứu độ chúng sanh

Sau khi Hòa thượng lâm chung thì xuất hiện những điềm lành như đã nói trên và đặc biệt hơn nữa là lúc tẩn liệm để nhập kim quan thì đệ tử của Ngài thấy một điều lạ thường là ngực vẫn còn hơn ấm và hơi ấm này rất khác lạ với hơi ấm bình thường.

Điều này chẳng có gì đáng lạ vì suốt cuộc đời của Ngài chỉ thực hiện theo hạnh nguyện Bồ tát. Trong suốt cuộc đời tu hành, hòa thượng không giữ chức vụ bởi quan niệm của Ngài quan trọng nhất là phụng sự Tam Bảo chứ không màng chức tước danh vọng. Ngài sẽ trở lại nơi cõi Ta bà này để tiếp tục thực hiện những hạnh nguyện của mình đưa chúng sanh sang bến bờ giải thoát.

Những điều lạ lúc lựa Xá lợi

Sau lễ trà tỳ tại đài hỏa táng Bình Hưng Hòa, di cốt của Ngài được cung nghinh về chùa Đại Giác lúc 1 giờ trưa ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Ngọ.

Lúc lựa xá lợi của Ngài có điềm lạ là đúng ra việc lựa xá lợi kết thúc lúc 2 giờ 30 phút trưa nhưng cũng giờ này Sư cô Huệ Hoa - ngủ trưa vì mệt. Trong lúc ngủ, Sư cô nghe văng vẳng bên tai “Bây giờ là giờ ngủ hả” và Sư cô liền chạy lên chùa tiếp tục lựa xá lợi, trong lúc chờ đợi lấy hũ đựng cốt về.

Đây là một điều lạ có lẽ đây là lời báo của Long thần Hộ pháp báo cho Sư cô để tìm lại xá lợi. Vì trước khi Sư cô Huệ Hoa được báo mộng thì việc tìm kiếm xá lợi của Hòa thượng được xem như là kết thúc.

Nhưng, sau khi Sư cô Huệ Hoa được báo mộng thì việc tìm kiếm xá lợi bắt đầu lại và từ 2 giờ 30 trưa đến hơn 9 giờ tối.

Ngoài số xá lợi đã được kiếm thì đặc biệt có viên Xá lợi hình Hoa sen 8 cánh, mỗi cánh thật đều nhau, cỡ bằng ngón tay cái, màu trắng như hoa tuyết rất đẹp.

Trên mỗi cánh hoa sen là chữ Tam (theo chữ Trung Hoa là 3 gạch) , ý nghĩa là Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng . Nhìn viên xá lợi hình hoa sen trắng, nhớ lại lúc sanh tiền Hòa thượng tự lấy hiệu là Bạch Liên.

Thầm nghĩ Bạch Liên thưở sanh tiền với viên Xá lợi hình hoa sen bây giờ chứng tỏ rằng đây là điều kỳ diệu trong cuộc đời tu hành của Ngài.

“Hoa Sen Xá Lợi” có 8 cánh đều nhau, có đài sen, đế sen thật rõ ràng. Trên mỗi cánh sen là chữ TAM (Chữ Trung Hoa là 3 gạch), ý nghĩa là TAM BẢO: Phật – Pháp - Tăng

Và đặc biệt hơn nữa là chiếc vòng bằng bạc có khắc chú Chuẩn Đề của Hòa thượng đeo hàng ngày sau khi thiêu vẫn còn nguyên vẹn không móp méo. Xin được nói thêm vì trước khi tẩn liệm để nhập kim quan, đệ tử của Hòa thượng có dùng kềm cắt vòng nhưng rất cứng, đành để vậy mà liệm. Cái khóa y của Ngài vẫn còn. Một chiếc vòng ngà bị bể ra làm 3 khúc nhưng nối lại vẫn còn nguyên vẹn.
[IMG]http://www.vangsanh.com/phatadida/main/images/stories/43chuyen/HT%20Thien%20Hue.jpg[/IMG

Sư Bà Thích nữ Giác Nhẫn sinh năm 1919 (Kỷ Mùi), thế danh Lê Thị Kiểu. Sư Bà xuất thế trong một gia đình danh gia vọng tộc. Đời ông cho đến cha đều làm quan lại ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ông cố nội của Sư Bà là cụ ông Lê Đình Đức làm Quan Lại Bộ Thượng Thư dưới triều vua Khải Định ở Huế. Thân phụ là ông Lê Đình Hiểu làm Hội Đồng Tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu là bà Bùi Thị Trĩ - thọ Ưu Bà Di Bồ Tát giới với pháp danh Diệu Đạt.
Tuy giàu có, của ăn của để dư giả nhưng ông cụ thân sinh của Sư Bà là ông Hội Đồng Tỉnh Vĩnh Long, từ trẻ đã đam mê học hỏi giáo lý đạo Phật, sống cuộc đời giản dị. Ông cất ngôi Già lam trong khuôn viên đất của mình để làm nơi hành trì tu tập.

Ông cụ ăn chay và niệm Phật, thường bố thí và cúng dường. Ông bà cụ thân sinh của Sư Bà có 7 người con nhưng do bệnh từ nhỏ nên chỉ còn người thứ 2,5,6,7 và 8; tất cả đều là con gái, không có con trai. Người chị thứ hai là mẹ của Phật tử Diệu Liên, cô Diệu Liên là người thân cận gần gũi nhất với Sư Bà từ nhỏ vì mẹ của cô mất sớm.Vì vậy, Sư Bà Giác Nhẫn thứ 7, còn người chị thứ 5,6 và người em song sinh thứ 8. Tất cả tài liệu của bài này do cô Diệu Liên cung cấp.

Sau khi sanh người con thứ 5 là Sư Bà Thích nữ Tâm Nhàn, ông cụ thân sinh liền xây một cái cốc cách xa nhà để nhập thất niệm Phật ngày đêm trong đó mà buông bỏ chức tước danh vọng. Ông nhập thất niệm Phật trong cốc được vài năm thì bị bà con trong gia đình rầy la. Vì tài sản của cải quá nhiều, người vợ không thể lo xuể nên ông đành ra thất phụ giúp vợ. Rồi sau đó tiếp tục nhập thất cho đến ngày vãng sanh.

Trong thời gian ông cụ ra thất, bà cụ hạ sanh người con thứ 6 là Sư Bà Thích nữ Như Thái. Và 3 năm sau, song sanh hai người con gái thứ 7 và 8. Đó là Sư Bà Giác Nhẫn và Sư Bà Giác Bổn.

Trong gia đình của Sư Bà, có 5 chị em gái, người chị cả mất sớm nên còn 4 người. Nhưng do ảnh hưởng của thân phụ và do giác ngộ được chân lý giải thoát nên 4 chị em trước sau lần lượt xuất gia.

Sư Bà Thích nữ Tâm Nhàn là chị thứ 5 đã bỏ tất cả, trốn ra tận Huế để xuất gia cầu đạo. Sau nhiều năm, bà mẫu của các Sư Bà mới biết con mình đã là người tu sĩ. Sư Bà Tâm Nhàn vãng sanh năm Canh Ngọ (1990) trụ thế 82 năm.

Tiếp theo là Sư Bà Thích nữ Giác Nhẫn. Sư Bà xuất gia lúc 18 tuổi nhưng lúc nhỏ khi mới học nói học viết là đã biết niệm Phật và ăn chay kỳ. Năm 10 tuổi, Ni trưởng tụng thuộc lòng chú Đại Bi và năm 12 tuổi trì chú Chuẩn Đề. Đến năm 15,16 tuổi thì hai cô song sanh đi tham gia Gia đình Phật tử chùa Giác Thiên – Vĩnh Long. Năm 18 tuổi, độ tuổi thuần khiết tươi đẹp của đời người, bà nhận thấy rõ cuộc sống trần thế huyễn hóa, ảo mộng nên đã xin cha mẹ xuất gia tu học cùng chị mình là Sư Bà Tâm Nhàn.

Người chị thứ 6 của Sư Bà Giác Nhẫn là Sư Bà Thích nữ Như Thái , sau khi lập gia thất, về làm dâu trong một gia đình thuộc hàng thượng lưu tại đất Gia Định xưa. Sau khi sanh được một người con gái thì cũng xuống tóc xuất gia theo chị và em mình tìm đường giải thoát. Sư Bà nhờ thân mẫu nuôi dưỡng đứa con của mình sau khi sanh chỉ có vài tháng tuổi. Sư Bà đã đi tầm sư học đạo khắp miền Tây Việt Nam. Và Sư Bà đã về chùa Giác Thiên cùng em mình là Sư Bà Giác Nhẫn mở lớp Phật học đầu tiên của Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ. Đến năm 1986, Sư Bà Như Thái vãng sanh sau một cơn bệnh nhẹ, trụ thế 71 năm, hạ lạp 40 hạ. Sau khi trà tỳ lưu lại nhiều xá lợi.

Và sau cùng là Sư Bà Thích nữ Giác Bổn, là em song sanh với Sư Bà Giác Nhẫn. Do các chị của bà đều xuất gia nên không ai quản lý gia sản của cha mẹ để lại nên sau khi sắp xếp xong mọi công việc thì Sư Bà cũng nối gót xuất gia theo các chị của mình.

Tuy rằng các Sư Bà đều có trình độ Phật học, có cả kiến thức về Thiền nhưng vẫn y giáo phụng hành theo lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, chính bản thân Sư Bà niệm Phật và dạy cho hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia thực hành pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương.

NHỮNG CHUYỆN MỚI NHẤT CỦA
SƯ BÀ GIÁC NHẪN VÀO NĂM 2003

Vào ngày 24/1/2003, sau khi xuất viện, tuy tuổi già sức yếu nhưng Sư Bà rất hoan hỷ cung thỉnh Thượng Tọa Thích Tôn Thật - Trưởng Ban Từ Thiện trao một số tịnh tài để ủng hộ chương trình mổ mắt cho người nghèo khó khăn.

Ngày hôm đó, Sư Bà rất vui vẻ không nghỉ trưa, vì thế cô Diệu Liên lo sức khỏe, thưa rằng “Sao Thầy không nghỉ trưa”, Sư Bà vui vẻ trả lời “Thầy làm được việc từ thiện cuối cùng nên vui quá không ngủ được”.

Dù vậy, nhưng khi nghe tiếng đại hồng chung thì Sư Bà liền gọi thị giả đỡ ngồi dậy lần chuỗi niệm Phật. Tinh thần của Sư Bà rất tỉnh táo, nói chuyện vui vẻ và thường cười, có khi cười ra tiếng. Và dường như Sư Bà biết trước mình sẽ được Phật và Thánh chúng tiếp dẫn nên không lo cho thân tứ đại chỉ lo nhất tâm niệm Phật.

Trong di chúc được viết ngày 05/4/2000, Sư Bà có viết rằng: “Sau khi Thầy viên tịch, hậu sự các xuất sứ phải đúng với đạo pháp, thể hiện tinh thần giải thoát, tùy nghi cử hành tang lễ trong ba hay bốn ngày thôi. Không nên để lâu làm mệt nhọc mọi người! Thầy sợ tổn đức! Sau khi thiêu, thâu Xá Lợi đặt trên bàn thờ, ngồi chung với hai Sư Tỷ ”. Và ở cuối di chúc, Sư Bà có nói rõ rằng mình đã yên tâm trong lúc tuổi già cầu Vãng sanh Phật quốc.

Phải chăng đây là lời tiên triệu của Sư Bà biết trước mình sẽ về Cực Lạc mà với đức tính khiêm tốn của một vị xuất gia nên Sư Bà không muốn nói ra.

Sau Tháng Giêng năm Quý Mùi (2003), sức khỏe của Sư Bà giảm sút thêm. Đến 1 giờ khuya ngày mùng 6 tháng 2 (8/3/2003), sau khi uống sữa xong, Sư Bà nôn ra nước màu hồng dợt. Lúc đó, Sư Bà gọi bào muội Giác Bổn hộ niệm và gọi Ni chúng xúm quanh giường niệm Phật tiếp dẫn. Sư Bà Giác Bổn hỏi Sư Bà Giác Nhẫn rằng : “Chị có nghe niệm Phật không”.

Lúc đó, Sư Bà gật đầu ra dấu là có nghe niệm và miệng cũng niệm nhép nhép theo.Ni chúng chùa Huệ Lâm và các chùa khác cùng chư Phật tử luân phiên thay nhau trợ niệm.

“NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT” đã vang rền trong suốt 2 ngày đêm. Sáng ngày 9/3/2003 (mùng 7/2/Quý Mùi), Sư Bà nhiều lần giơ tay lên dường như muốn chỉ cái gì đó và cũng có nhiều lúc Sư Bà mở mắt nhìn về một chỗ với nét mặt vui vẻ. Đến 11 giờ , Sư Bà mở mắt thật to, thật sáng và ngước nhìn lên trên dường như thấy cái gì đó đẹp đẽ phi thường như thấy Phật tiếp dẫn. Sau đó từ từ nhằm mắt khít lại, miệng cũng khép rất kín.

Sau khi tịch, khuôn mặt hồng hào sáng lạ thường và thân thể rất mềm. Trước khi làm lễ nhập kim quan, có một vị cư sĩ rất sợ đứng gần xác của người chết nhưng khi lại thăm Sư bà lần cuối cứ ngồi cạnh Sư Bà và nói rằng thấy Sư bà đang cười với mình.

Sau lễ trà tỳ còn lưu lại hàng ngàn viên Xá lợi. Trong hình chỉ là một phần nhỏ vì các vị đệ tử đã thỉnh về chùa để thờ. Xá lợi của Sư Bà có viên to bằng đầu ngón tay cái, có viên bằng đầu ngón tay út, rất nhiều viên màu đen huyền, trắng, óng ánh pha đỏ rất đẹp. Có khoảng hơn một ngàn viên. Đặc biết nhất là hơn 10 viên xá lợi pha lê, long lanh và chiếu sáng như viên pha lê. Và có 1 viên như nắm tay của em bé sơ sinh, có hình quả tim, ở phía trên còn có sợi dây màu đỏ có lẽ đây là gân máu đã hóa xá lợi. Xá lợi của Sư Bà Giác Nhẫn đã được nhiều quHòa Thượng, Sư Bà tán thán vì đây là kết quả tu trì suốt cuộc đời của một người xuất gia.

Hải Trí

Lời Tịnh Hải:

Đọc kỹ bài này, chư vị sẽ thấy, lúc trẻ vừa biết đọc và biết chữ, Sư Bà Giác Nhẫn đã biết niệm Phật. 10 tuổi đã thuộc lòng chú Đại Bi, 12 tuổi lại thuộc chú Chuẩn Đề.

Nhìn hình ảnh hồi còn tuổi xuân của Sư Bà, chúng ta thấy cô Lê Thị Kiểu, thế danh của Sư Bà, quả là một cô gái nhan sắc. Nhưng do thiện căn, phước báu và nhân duyên, cô Lê Thị Kiểu đã đi tu và tu thật miên mật.

Ngày 5/4/2000, Sư Bà Giác Nhẫn viết di chúc, giữa lúc sức khỏe đầy đủ, tinh thần sáng suốt. Sư Bà còn dặn dò không được kéo dài tang lễ quá lâu khiến tốn kém và làm mệt nhọc mọi người.

Ba năm sau, ngày 9/3/2003, Sư Bà ra đi vĩnh viễn. Nhớ lại di chúc, căn cứ vào công đức tu hành của Sư Bà, người ta mới dám nghĩ Sư Bà Giác Nhẫn được Phật A Di Đà báo trước ngày giờ vãng sanh. Có lẽ Sư Bà đã diện kiến Đức Từ Phụ A Di Đà vào khoảng tháng 3/2000.

Sáng ngày 9/3/2003, lúc đang nằm nhắm mắt niệm Phật, nhiều lần đưa tay lên và mở mắt thật sáng.

Theo H.T. Tịnh Không, trong những trường hợp tương tự, người sắp vãng sanh muốn báo cho mọi ngươi hiện diện rằng, Phật A Di Đà và Thánh chúng đã đến tiếp dẫn.

Ngoài vô số Xá lợi lưu lại, Sư Bà Giác Nhẫn còn lưu lại cho đời trái tim bất diệt. Đây là Trái Tim thứ ba ở Việt Nam. Trước là trái tim của Bồ Tát Quảng Đức, Bồ Tát Minh Phát.


Theo tờ "Trung Quốc Tin Tức Giang Tô Mạng Báo" : Sau lần tại Vân Ðài Sơn thánh hiện Phật quang , ngay ngày Qúan Thế Âm Bồ Tát thành đạo (16/9 âm lịch ) , thì tại thành phố Liên Vân Cảng , giới Phật Gíao lại phát hiện ra một kỳ tích : một vị tiền bối Phật Gíao đã 94 tuổi , là trưởng lão ni Năng Khoan ,sau khi viên tịch hỏa táng để lại nhiều hạt Xá Lợi , trong đó có một viên hình dạng như Quán Thế Âm Bồ Tát !





Theo lời phó cục tôn giáo thành phố Liên Vân Cảng - ngài Chương Phong nói : Năng Khoan pháp sư viên tịch ngày 20/11/2006 tại Hoa Qủa Sơn , thiền tự Hải Ninh . Sáng ngày 28/11 hoả táng ngài thì bất ngờ phát hiện Xá Lợi , trong đó có viên hình dạng như Quán Thế Âm Bồ Tát , không những vậy Xá Lợi Bồ Tát còn có cả xâu chuỗi bao quanh ! Ngoài ra còn có cả một nửa viên Xá Lợi trong suốt dính liền , thật đúng là một bảo vật khó có !




Năng Khoan pháp sư 15 tuổi đã quy y tam bảo tại am Như Ý , huyện Quán Vân , thành phố Liên Vân Cảng ,tỉnh Giang Tô -Trung Quốc . 19 tuổi thọ giới cụ túc .Pháp sư một đời siêng học khổ tu , sau khi nhậm chức cố vấn hiệp hội Phật Giáo thành phố càng thêm tích cực vì sự phát triển của đạo pháp .



Sau sự kiện " Xá Lợi Quán Thế Âm " , tín chúng và thị dân xa gần kéo nhau tới xem , kí giả ghi nhận thấy Xá Lợi được đặt trên một toà sen bằng gỗ Tử Đàng được chạm trổ tinh xảo , Xá Lợi chủ yếu màu trắng , xanh lục, nhìn trông như ngọc , trong đó có một Xá Lợi tựa như tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ! Các đoàn thể Phật Giáo trong và ngoài nước sôi nổi điện và gửi thư lại đòi xem " Xá Lợi Qúan Thế Âm " , trước mắt là đón tiếp các đoàn từ Hoa Kỳ , Nhật , Hàn , Đông Nam Á và tín chúng ở Thượng Hải , Phúc Kiến , Triết Giang , Qủang Đông . Tin chắc rằng rất nhiều người sẽ trân trọng cơ duyên hiếm có này . Phật Gíao thành phố Liên Vân Cảng hoan hỷ cùng Thế Gíơi chia sẻ cũng như thúc tiến phát triển và giao lưu tôn giáo , văn hoá .
[IMG]http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/2/8/17/303898/4b6fe0ba_27ad22f8_ls07012127_33842.jpg[/IMG



Cụ bà Triệu Vinh Phương bắt đầu tu niệm Phật vào năm 90 tuổi, đến năm 94 tuổi Bà được vãng sanh lưu lại nhiều Xá-Lợi.

Sách này viết xong, sửa soạn đưa cho nhà in chúng tôi lại nhận được một cái dĩa VCD do Cư Sĩ Thiện-Hỷ tại Texas gởi tặng. Thiện-Hỷ là tác giả của nhiều sách, trong đó có cuốn “Sau lễ Trà-Tỳ, một Nữ Phật tử lưu lại nhiều Xá-Lợi.” Ðó chính là bà Diệu-Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết.

Ðể chúng tôi có thêm tài liệu qúy báu, Cư Sĩ Thiện-Hỷ gởi giúp cái dĩa được thâu hình ảnh chuyện của một bà lão người Trung-Hoa ở Lục Ðịa tên Triệu-Vĩnh-Phương.

Bà cụ được báo trước sẽ vãng sanh, nên gia đình Bà cụ đã tổ chức việc trợ niệm thật hoàn hảo. Nhìn ảnh này, chúng tôi nhớ tới việc trợ niệm cho em chúng tôi là ký giả Phạm-Trọng-Viễn chủ nhiệm Tuần-Báo Chí-Linh. Chúng tôi cũng trợ niệm theo băng “chip” niệm 4 chữ A-Di-Ðà Phật. Trong dĩa VCD, người nhà của cụ Triệu-Vĩnh-Phương đôi lúc cũng kề tai nhắc Cụ niệm Phật. Nhưng đầy đủ hơn, thân nhân của Cụ Triệu-Vĩnh-Phương có cầm một bức ảnh tượng Phật A-Di-Ðà màu vàng sáng chói.

Cụ Triệu-Vĩnh-Phương ra đi thật an nhiên như người nằm ngủ và theo thế nằm của Phật Thích-Ca-Mâu-Ni lúc nhập Niết-Bàn. Cụ được đắp bằng 1 cái mền Tỳ-Lô-Quán-Ðảnh bằng lụa màu vàng.

Mấy ngày sau, nhục thân của Cụ Triệu-Vĩnh-Phương được đặt vào một cái nồi đồng lớn và được thiêu theo phương cách xưa cũ của nhà quê Trung-Hoa, tại giữa khoảnh đất rộng. Mọi người bu xung quanh chứng kiến tận mắt cuộc hỏa táng.

Sau đó thân nhân tìm ra thật nhiều Xá-Lợi. Ðặc biệt có một Xá-Lợi Xương, giống hệt hình Bồ-Tát Quán-Thế-Âm được đặt trên hai Xá-Lợi hình Hoa Sen nở. Nhận thấy phim này (giới thiệu bằng tiếng Tàu) rất hữu ích cho Phật tử Việt-Nam cho nên chúng tôi đề nghị với cô Tâm-Từ sang lại và thâu phần tiếng Việt vào để ai cần, thỉnh về nhà xem hầu biết cách trợ niệm cho người sắp lâm chung.