Con người và tâm linh
Phan Quang



Tết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh.

Quan hệ giữa con người với thế giới tâm linh về thực chất là quan hệ giữa người với người xét trên bình diện đặc thù. Nói tâm linh là nói niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo. Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta từ ngày đổi mới càng một thông thoáng, phù hợp với xu thế thời đại. Tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có những điểm phù hợp với nhu cầu xây dựng xã hội mới. Tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài.

Từ thời Trần, thời Lê trở đi, tín ngưỡng, tôn giáo từng đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của đất nước. Mặt khác có thời kỳ nó lại là tác nhân kìm hãm tiến bộ xã hội. Lịch sử cận đại Việt Nam chịu sức ép nặng nề của các thế lực nước ngoài lợi dụng tôn giáo, Tín ngưỡng vì mưu đồ chính trị. Chúng ta mong muốn khép lại những trang quá khứ đau thương. Nhưng các thế lực chống đối đâu đã chịu từ bỏ mưu đồ mà họ biết cách thực hiện tinh vi dưới nhiều chiêu bài. Cuộc đấu tranh trên trận địa này còn gian nan, đòi hỏi cách xử lý đúng đắn. Tôn trọng tâm linh không gì khác hơn là tôn trọng con người trong niềm tin và khát vọng của họ.

Đối mặt với cuộc sống hiện đại, các tôn giáo từ lâu đã có sự điều chỉnh nhằm hòa đạo với đời, làm cho tín ngưỡng thích nghi với cuộc sống. Đạo Thiên Chúa kể từ cộng đồng Vatican II (1962 – 1965) đã ban hành một số cách tân, như cho phép tín đồ được thờ cúng tổ tiên đối với phụng sự Chúa mà theo giáo lý cổ xưa chỉ có Chúa là đấng tối thượng duy nhất phải tôn sùng. Có ý kiến bàn luận, nên chăng cho phép linh mục được lập gia đình như tất cả mọi người để dễ hòa nhập hơn vào cộng đồng tín đồ. Phật giáo chủ trương nhập thế "Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, "Dân tộc và đạo pháp” là tâm niệm cửa người Công giáo, người Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, tại không ít nước theo đạo Hồi, các nhà lãnh đạo thức thời chủ trương kiến tạo quốc gia Hồi giáo ôn hòa, dân chủ. Lý do: Không có gì bất biến, không có gì tồn tại nếu nó đi ngược xu thế phát triển, nếu không được sự đồng tình và hưởng ứng cửa đông đảo nhân dân bằng cả con tim và khối óc.

Người cách mạng theo thuyết vô thần. Điều này tuyệt nhiên không đồng nhất với thái độ bài bác tôn giáo, tin ngưỡng, mà ngược lại. Thuyết vô thần đòi hỏi tách tôn giáo khỏi đời sống chính trị. Trong lịch sử loài người, một thành công cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền, khờ đầu từ cách mạng Pháp 1789, là đặt tiền đề loại bỏ vai trò độc tôn của nhà thờ Công giáo, không để nhà thờ chi phối đường lối chính trị, các chính sách giáo dục, xã hội… cửa quốc gia, tiến tới Nhà nước thế tục. Nhiều nước ngày nay đa số dân theo đạo, mà họ vẫn khẳng định chính thể đứng ngoài tôn giáo, phi tôn giáo. Hiến pháp không cho phép dạy giáo lý tại trường công lập, cấm phô trương lộ liễu biểu tượng tín ngưỡng hoặc hành lễ tại cơ quan, trụ sở, nơi vui chơi công cộng... Chủ trương ấy không gì khác ngoài sự tôn trọng quyền tâm linh của mỗi cá nhân, của mỗi công đồng đa số cũng như thiểu số, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác. Đó là dân chủ. Những ai cố tình lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng làm mất ổn định xã hội, tổn hại đến dân chủ sẽ bị pháp luật nghiêm trị, và thà độ nghiêm khắc ấy ở bất kỳ đâu cũng được nhân dân đồng tình.

Ngày nay, một số thế lực tuy không thể không công nhận sự đúng đắn của đường lối đổi mới ở Việt Nam, vẫn mưu mô tìm cách lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện ý đồ chính trị đen tối. Nhân danh quyền tự do tôn giáo, họ lợi dụng nhiều hình thức ngụy trang dưới cáu vỏ tâm linh nhằm hạn chế, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng , tự do tôn giáo hoặc không tôn giáo của người dân. Họ cố tình gây rối, tạo ra cớ để làm rùm beng về cái mà họ sẽ vu cáo là Việt Nam vi phạm quyền con người, cản trở tín ngưỡng. Nhân dân ta luôn luôn ủng hộ các nhà chức trách địa phương, trước những vấn đề này, có thái độ xử lý có tình nhưng kiên quyết.

Bên cạnh đó, xã hội đang tràn lan một hiện tượng không vui khác. Dường như ngày càng có nhiều cán bộ mê tín, dị đoan. Những người ấy hăng hái khôi phục lối ứng xử lỗi thời đã bị chính nhân dân vượt qua với đầy đủ ý thức trong chiến tranh, là thời gian diễn ra chết chóc, mất mát, bi thương. Điều không bình thường là sự thờ cúng đang vô tư lan tỏa tận công sở, cơ quan. Có nơi, vừa bước qua phòng thường trực đã nhìn thấy bát hương và đã ngũ quả. Tranh thần, ảnh thánh, bùa yểm vô tư dán bất kỳ đâu. Dịp lễ Tết, ngày sóc vọng, công việc đầu tiên khởi đầu công vụ của một số ít người nào đó là thắp nén hương xì xụp lễ lạy, khấn vái cầu lộc cầu tài, cầu lên chức tăng lương, tiền của vào như nước. Hành xử ấy không những trái với nhân sinh quan cách mạng mà còn vi phạm hiến chế. Pháp luật Nhà nước, quy chế cơ quan, đều lệ đoàn thể không cho phép làm những việc đó Không ai ngăn cản ai thờ cúng, tuy nhiên việc hành lễ phải làm tại nhà riêng, ở nơi dành cho tế tự. Càng không nên để những việc ấy diễn ra trong tám giờ vàng ngọc, là thời gian người công bộc được trả lương để làm công bộc.

Theo Sức khỏe & đời sống