Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 21

Ðề tài: Mọi người đọc tham khảo. Tại gia thì tiết dục thôi chứ tuyệt dục là không thể nào.

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Mọi người đọc tham khảo. Tại gia thì tiết dục thôi chứ tuyệt dục là không thể nào.

    KHÔNG DÂM DỤC LÀ MỘT THÁNH ĐỨC THANH TỊNH.

    Người phật tử là một người con, người đệ tử của phật cần phải học, hiểu và sống cho đúng đức hạnh này.

    Người không dâm dục là hiện tiền thân và tâm của họ thanh tịnh. Một người còn dâm dục thì không thể nào thân tâm thanh tịnh được. Thân tâm không thanh tịnh thì lúc nào cũng còn ô nhiễm về đường dâm dục. Còn tâm dâm dục thì làm sao gọi là Thánh đệ tử Phật được.

    Đối với đạo Phật, dâm dục là con đường bất tịnh, uế trược nhiều khổ đau và đó là con đường mãi mãi tiếp tục luân hồi đau khổ.

    Dù người có học thức cao, có trở thành những nhà bác học, những nhà khoa học vĩ đại, v.v.. thì cũng không thoát khỏi hành động dâm dục. Ngược lại một bậc Thánh đệ tử của đức Phật thì phải vượt ra khỏi uy lực dâm dục này. Có như vậy mới được gọi là bậc Thánh đệ tử của đức Phật. Cho nên đệ tử của Phật không bao giờ còn dâm dục, còn nếu còn dâm dục không phải là đệ tử của Phật, quý vị lưu ý điểm này.

    Muốn làm một tu sĩ Phật giáo tức là muốn cho thân tâm mình thanh tịnh, trong sạch, không còn ô nhiễm, uế trược thì dâm dục phải diệt trừ. Ý muốn đó cũng chính là mục đích để cho thân tâm được nhập vào các định, được làm chủ sự sống chết và được khai mở tuệ Tam Minh, được chứng Thánh quả A La Hán, mới xứng đáng là Thánh đệ tử của đức Phật.

    Khi tâm còn dâm dục thì làm sao thân tâm thanh tịnh được. Thân tâm không thanh tịnh thì làm sao gọi là Thánh được?

    Bởi vậy Giới Đức Thanh Tịnh Thánh Sa Di này còn xác định được người tu sĩ Phật giáo hay người tu sĩ của ngoại đạo, là do chỗ tâm còn dâm dục hay hết dâm dục. Người có thiền định hay không thiền định cũng do từ giới này mà nhận thấy rõ ràng. Thánh Tăng hay Ma Tăng cũng do từ giới này mà xác định.

    Ngày nay Tu sĩ nam nữ sống lẫn lộn, nói cười đùa giỡn, đèo nhau trên xe, ăn chung bàn, ở chung chùa, v.v.. Hình ảnh này là một sự suy thoái của giới Luật.

    Xưa Đức Phật dạy: “Không nên gặp, không nên nhìn, không nên nói chuyện, phải quán như mẹ, như chị, như em, phải quán thân bất tịnh, phải quán xương trắng, v.v..”.

    Muốn thoát khỏi luân hồi sanh tử thì con đường dâm dục phải đoạn dứt. Vì thế, đạo Phật có giới không dâm dục để giúp cho thân tâm thanh tịnh, trong sạch mới xứng đáng làm một bậc Thánh đệ tử Phật.

    Do giới Thánh đức thanh tịnh này nên kinh sách Phật giáo không có nói về nghi lễ kết hôn. Vì kết hôn là sự nối tiếp con đường tái sanh luân hồi đau khổ. Do đó, người tu theo Phật giáo thì con đường dâm dục phải triệt để chấm dứt, có chấm dứt như vậy thì mục đích làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi mới đạt được.

    Một bậc Thánh thì không thể nào còn dâm dục; còn dâm dục thì sao được gọi là Thánh?

    Thánh nhân là bậc thoát trần, có nghĩa là thoát ra khỏi bản chất dâm dục của loài động vật. Sự dâm dục của một con người thì có khác nào là sự dâm dục của loài thú vật.

    Còn Thánh nhân thân tâm của họ phải hoàn toàn thanh tịnh, trong sạch, họ không còn vướng bận tình yêu dâm dục giữa nam nữ nữa thì mới thật sự là Thánh nhân. Muốn làm Thánh mà còn nuôi tâm dâm dục thì không thể nào làm Thánh được.

    Một người tu sĩ của Phật giáo không giữ gìn thân tâm thanh tịnh, luôn luôn phạm vào giới đức Thánh thanh tịnh này thì không nên tu theo đạo Phật. Tại sao vậy?

    Vì tu theo đạo Phật mà còn dâm dục thì làm sao chấm dứt tái sanh luân hồi được. Còn dâm dục thì thân tâm không bao giờ thanh tịnh; còn dâm dục thì còn đọa lạc trong đau khổ; còn dâm dục thì còn sống trong bùn nhơ, ô nhiễm uế trược, bất tịnh hôi thối; còn dâm dục là còn tái sanh luân hồi, vì đường dâm dục là con đường đọa vào ba đường khổ ải của kiếp người.

    Đối với đạo Phật vấn đề dâm dục là vấn đề phải diệt trừ hàng đầu. Nếu không diệt trừ được tâm dâm dục thì không bao giờ người đó được gọi là Thánh đệ tử của đức Phật được.

    Cho nên, Giới Đức Thánh Thanh Tịnh không dâm dục giúp cho con người tu theo Phật giáo trở thành bậc Thánh nhân A La Hán vô lậu hoàn toàn.

    Trong giới không dâm dục này đã xác định, nếu tu sĩ nào vi phạm vào giới cấm này thì cũng giống như người tử tù. Nhưng người tử tù này bị xử án chém đầu “Ba La Di” (đứt đầu), chứ không xử tử bằng cách khác.

    Người tu sĩ phạm giới này, đối với đạo Phật, thì người này không còn được mọi người kính trọng, mất đi tánh thanh tịnh, đã bị nhiễm ô, uế trược... không còn pháp thân thanh tịnh nữa.

    Chúng ta phải hiểu một tu sĩ đạo Phật là một vị Thánh Tăng, dù là một chú Sa Di mới vào tu cũng phải khép mình trong khuôn khổ Giới Đức Thánh Thanh Tịnh này. Nếu vị nào sai phạm vào giới Dâm thì quý Phật tử hãy xem họ là Ma Ba Tuần đội lốt Phật giáo.

    Cho nên người tu sĩ là những đệ tử của Phật, là Thánh Tăng, Thánh Ni, Thánh đệ tử thì phải giữ gìn cho trọn vẹn giới đức này. Xưa Đức Phật dạy hàng đệ tử: “đối với người khác phái không nên gặp, nếu lỡ gặp không nên nhìn, nếu lỡ nhìn không nên nói chuyện... ”.

    Giới Thánh Đức Sa Di Không Dâm Dục này có sáu nơi vi phạm:

    1- Vi phạm giới bằng mắt.

    2- Vi phạm giới bằng tai.

    3- Vi phạm giới bằng mũi.

    4- Vi phạm giới bằng miệng.

    5- Vi phạm giới bằng thân.

    6- Vi phạm giới bằng ý.

    - Phạm giới bằng mắt: khi mắt nhìn thấy hình ảnh sắc thân người khác phái lõa thể sanh tâm dâm dục hoặc thấy sự ăn mặc hở hang bày da thịt của người khác phái sinh tâm dâm dục, v.v..

    - Phạm giới bằng tai: khi nghe tiếng nói khêu dâm gợi dục sinh tâm dâm dục. Nghe lời nói thô tục sanh tâm dâm dục.

    - Phạm giới bằng mũi: khi hai người khác phái ôm nhau hôn hít sinh tâm dâm dục...

    - Phạm giới bằng miệng: khi miệng nói lời dâm dục, miệng nói thô tục, miệng nói lời khêu dâm, gợi dục rồi sinh tâm dâm dục.

    - Phạm giới bằng thân: Khi hai người khác phái, nắm tay, ngồi tựa vào nhau, ôm nhau, hay nằm chung nhau một giường sinh tâm dâm dục.

    - Phạm giới bằng ý: Khi ý khởi niệm về dâm dục, ý suy tư về dâm dục, ý nghĩ đến người khác phái sinh tâm dâm dục.

    Người còn tâm dâm dục không thể gọi là Thánh đệ tử của Phật được. Muốn tu hành dứt bỏ tâm dâm dục thì phải thực hiện đúng như lời dạy của đức Phật:

    1/ Phòng hộ sáu căn (sống độc cư trầm lặng một mình).

    2/ Hằng ngày phải tu tập các pháp Chánh niệm tỉnh giác định.

    3/ Tu tập 18 đề mục Định Niệm Hơi Thở.

    4/ Tu tập Định Vô Lậu.

    5/ Tu tập Tứ Niệm Xứ.

    6/ Tu tập Thân Hành Niệm.

    7/ Tu tập Định sáng suốt.

    Trong kinh Phật thường nhắc đến quả nhập lưu (Tu Đà Hoàn) tức là nhập vào dòng Thánh. Tâm còn dâm dục thì không thể nhập vào dòng Thánh được.

    Cho nên người ly dục ly ác pháp là người lìa xa tâm dâm dục, lìa xa tâm dâm dục mới vào được dòng Thánh, mới gọi là nhập lưu.

    Tóm lại, Giới Đức Thanh Tịnh Thánh Sa Di không dâm dục này là một đức hạnh thanh tịnh trong sạch của một bậc Thánh đệ tử của Phật , chứ không phải như một người thường tình phàm phu mà sống được Thánh hạnh này. Thánh hạnh này không phải dành riêng cho tu sĩ mà dành cho tất cả mọi người, nếu ai muốn chấm dứt sanh tử luân hồi.

    Chúng ta nên lưu ý: một con người bình thường thì cũng như muôn thú vật nên không bao giờ lìa xa tâm dâm dục được, dù có học thức sâu rộng bao nhiêu họ cũng không tránh khỏi tâm dâm dục. Nhưng một người tu theo đạo Phật là phải vượt thoát ra khỏi tính dâm dục, tức là vượt thoát ra khỏi bản chất của loài thú vật. Có thực hiện ra khỏi bản chất của loài cầm thú thì mới được gọi là Thánh.

    Một người phàm phu chỉ hơn con thú vật là ở chỗ dâm dục có cương thường đạo lý làm người, có tôn ti trật tự, không thể cha con hay mẹ con lấy nhau, v.v.. Nhưng, một bậc Thánh đệ tử của đức Phật, thì phải vượt hơn loài người và loài thú vật là không còn dâm dục nữa. Có người hỏi rằng:

    Hỏi: Khi con người không còn dâm dục thì con người do đâu mà sinh ra?

    Đáp: Khi con người không còn dâm dục thì họ là những bậc Thánh nhân rồi. Đã là Thánh nhân sao lại còn tái sanh luân hồi trong đường dâm dục? Khi con người không còn dâm dục thì con người sinh ra bằng đường hóa sinh. Con đường hóa sinh là con đường thanh tịnh trong sạch dành riêng cho những bậc Thánh nhân (chứ không phải hoá sanh là sâu hoá bướm v.v..).

    Hỏi: Con người không còn tái sanh luân hồi thì con người về đâu?

    Đáp: Đã không còn tái sanh luân hồi mà còn hỏi sanh về đâu là sao? Câu hỏi như vậy là câu hỏi không đúng chỗ?

    Hỏi: Từ con người không dâm dục thành ra Thánh nhân. Thánh thì không còn sanh tử luân hồi. Vậy khi bỏ thân này Thánh nhân ở đâu?

    Đáp: Một Thánh nhân khi còn sống cũng như lúc bỏ thân tứ đại, họ đều ở trong trạng thái ly dục ly ác pháp. Ở trong trạng thái ly dục ly ác pháp thì không còn tái sinh luân hồi. Đó là “nơi” mà những bậc Thánh nhân đến và ở đó, khi còn sống cũng như lúc đã chết. Cho nên họ không đến không đi.

    Vì thế, chúng ta xác định, con đường sanh tử luân hồi là con đường “dâm dục”. Ai còn tâm dâm dục là phải còn chịu luật sanh tử luân hồi chi phối. Ai hết tâm dâm dục là chấm dứt sanh tử luân hồi. Bởi vì ai còn đắm chìm trong dục lạc thế gian là phải chịu quy luật sinh tử luân hồi. Còn chịu quy luật sanh tử luân hồi là phải chịu nhiều khổ đau.

    Ai sống gìn giữ được Giới Đức Thanh Tịnh Thánh Sa Di không dâm dục này, đó là biểu tượng cho một vị Thánh đệ tử Phật xuất hiện.

    Trích: Đại Tạng Kinh - Giới Đức Thanh Tịnh Thánh Đệ Tử Phật.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

  2. #2

    Mặc định

    Để mị nói cho mà nghe: Quỷ hút tinh là có thật.
    Ố là lá la....
    Cư trần lạc đạo

  3. #3

    Mặc định

    Trình bày thêm 1 chút về vấn đề này. Có lẽ cũng không phải 1 chút.

    Trước hết. Tu hành đúng cách có thể:
    1) Phản lão hoàn đồng, hoặc ít nhất làm chậm tiến trình lão hóa.
    2) Tiêu trừ bệnh cũ, ngăng phát bệnh mới.
    3) Không chỉ trẻ hóa thể xác, mà còn trẻ hóa tinh thần.

    Trẻ hóa tinh thần là thế nào? Thế này. Trẻ nhỏ, dù khác giới hay đồng giới, chúng có:
    - Khi nghe tiếng nói khêu dâm gợi dục sinh tâm dâm dục. Nghe lời nói thô tục sanh tâm dâm dục. => Không có
    - Khi hai đứa trẻ khác phái ôm nhau hôn hít sinh tâm dâm dục... => Không có
    - Khi miệng nói lời dâm dục, miệng nói thô tục, miệng nói lời khêu dâm, gợi dục rồi sinh tâm dâm dục. => Không có
    - Khi hai đứa trẻ khác phái, nắm tay, ngồi tựa vào nhau, ôm nhau, hay nằm chung nhau một giường sinh tâm dâm dục. => Không có
    - Khi ý khởi niệm về dâm dục, ý suy tư về dâm dục, ý nghĩ đến đứa trẻ khác phái sinh tâm dâm dục. => Không có, thậm chí là ngay cả ý niệm cũng không khởi

    Câu hỏi đặt ra: Tại sao người lớn bị mà trẻ nhỏ không có?

    Bên lề, Thánh kinh viết rằng, Chỉ khi ngươi ngây thơ như trẻ nhỏ, ngươi mới có thể đến thiên đàng.

    Như vậy, người tu đúng cách, sẽ như trẻ nhỏ, không còn những ô uế tục trần như đã kể trên.

    ----

    Phân tích thêm.

    Tại sao lại quan trọng vấn đề tình cảm, tình dục khác giới (hoặc đối với LGBT là đồng giới, lưỡng giới,...)?

    Bạn nhìn một cô gái đẹp rồi khởi dục niệm => cho đây là tội lỗi.
    Bạn nhìn một chiếc xe xịn, một ngôi nhà to,... thậm chí là những món ăn hằng ngày rồi khởi thèm thuồng, đói khác, ham muốn,... (dục niệm) => không cho đây là tội lỗi ?????

    Cho nên, bên trọng bên khinh, căn gốc chẳng trừ. Thì sao khỏi bệnh?

    Kinh Lăng Nghiêm:

    - A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch, vì vọng kiến mà vọng sanh tập khí, do đó chia thành nội phần và ngoại phần.

    - A Nan! Nội phần tức là phần trong của chúng sanh. Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình, vọng tình tích chứa không thôi, sanh ra ái thủy, nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon thì chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả mình đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.

    - A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh. Do lòng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa mãi không thôi, sanh ra thắng khí. Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm thì cả thân nhẹ nhàng; tâm trì chú ấn thì cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cõi trời thì chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cõi Phật, thì thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức thì tự khinh thân mạng. A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng chìm, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.

    - A Nan! Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian, sống thì tùy thuận theo tập khí, chết thì biến đổi theo dòng nghiệp, đến lúc lâm chung, còn chút hơi ấm, các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau, thuần tưởng thì bay lên, ắt sanh cõi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.

    https://www.niemphat.com/kinhdien/ki...ngnghiem8.html
    Cư trần lạc đạo

  4. #4

    Mặc định

    Trong kinh Phật thường nhắc đến quả nhập lưu (Tu Đà Hoàn) tức là nhập vào dòng Thánh. Tâm còn dâm dục thì không thể nhập vào dòng Thánh được.

    Cho nên người ly dục ly ác pháp là người lìa xa tâm dâm dục, lìa xa tâm dâm dục mới vào được dòng Thánh, mới gọi là nhập lưu.

    Tóm lại, Giới Đức Thanh Tịnh Thánh Sa Di không dâm dục này là một đức hạnh thanh tịnh trong sạch của một bậc Thánh đệ tử của Phật , chứ không phải như một người thường tình phàm phu mà sống được Thánh hạnh này. Thánh hạnh này không phải dành riêng cho tu sĩ mà dành cho tất cả mọi người, nếu ai muốn chấm dứt sanh tử luân hồi.
    Đôi khi có sự hiểu lầm về giới luật. Cho rằng giới luật là sự gò bó, ép xác, khổ hạnh.

    Nhưng, nếu bạn đã biết về giai đoạn tu khổ hạnh của Đức Phật. Thì bạn sẽ thấy, giới luật rất nhẹ nhàng. Có lẽ sẽ nặng nề đối với những người hướng Trần. Và nhẹ nhàng, thậm chí là linh thiên với những người hướng Đạo.
    Một người ăn chay, lên máy bay, không có đồ chay, sẽ có 2 loại phản ứng:
    - Hướng Trần: Thôi thì có gì dùng nấy.
    - Hướng Đạo (1): Sẽ tâm niệm: Một người có thể nhịn đói 3 ngày, Đức Phật tại thế chỉ dùng 1 bữa một ngày, vậy nay ta chỉ vì một bữa cơm mà từ bỏ Thánh đạo? Người này lại suy nghĩ, nếu không có vật để ăn vậy thì hãy tìm vật để uống. Bèn tạm chế uống các thức có đường. Như vậy liền gần với Thánh nhân.
    - Hướng Đạo (2): Ta đã tìm hiểu về chuyến bay này, và đã chuẩn bị một ít thực phẩm chay "xách tay" để lót dạ.

    Nhưng, người hướng Trần nhìn thấy sẽ nói: Tu không phải là khổ hạnh, không phải hành xác. Ngươi há gì phải làm thế.

    Một câu chuyện buồn cười phải không nào. Tuy vậy, nó lại được rao giảng rộng rãi trên Youtube, khuyên người nên hướng Trần.

    Một thử thách nho nhỏ như vậy. Ma Vương cố tình dàng xếp như vậy, liền rơi hố như vậy.

    Quay lại vấn đề, làm được hay không là do mỗi người. Duyên trần chưa dứt, sanh tử tương tục cũng khó tránh khỏi.
    Cư trần lạc đạo

  5. #5

    Mặc định

    À, sẵn chia sẽ một số bí thuật. À bí quyết.

    Ví dụ như người ăn chay, đặc biệt người mới ăn chay 7-10 ngày. Nếu có quay lại ăn mặn, tự nhiên sẽ thấy thịt cá tanh hôi. Đây không phải thần thông. Đây là thanh tịnh, thanh tịnh tự nhiên không dung nạp ô trược, uế dơ. Cho nên, người ăn chay trường không khởi tâm thèm thịt.

    Cũng vậy, thánh nhân thấy rõ sự uế dơ, bẩn thiểu đó. Cũng giống như thấy phân thối, xác thối, tự giác tránh xa. Ý niệm cũng chẳng buồn khởi, huốn là tự làm.

    Có ai có hứng thú nhìn phân thối, khen phân thối, thưởng thức phân thối?

    Cho nên, khi giới đã tịnh, tự nhiên có bài xích uế dơ.

    Lại nói, những người ở lâu trong đốc rác, sinh hoạt bẩn thiểu, thường sẽ bị ghẻ lở, trùng dòi ký sinh trên người. Việc tâm linh cũng vậy. Chúng nó không hẳn là quỷ. Khi chúng ta tu hành, rời bỏ uế nhơ, tắm gọi sạch sẽ, nhưng đôi khi vẫn còn vài chổ ghẻ lở, trùng bám không gỡ ra được. Vì chúng đã bám lâu ngày, tấn công xâu vào trong.
    Đôi khi, một số cảm ứng với việc ta tu hành, bỏ ác quy thiện, không còn ký sinh. Đôi khi, một số phản kháng, tiếc ra độc tố, làm tâm ta thường bất an, khởi dục vọng. Vì chúng cảm thấy khó chịu khi chúng ta hành trì, cho nên muốn cản trở, muốn tiếp tục ký sinh. Cho nên đôi khi tu hành tinh tấn lại thấy những thứ bất tịnh khởi lên nhiều. Và cũng chính là tập khí chưa trừ hết vậy.

    Mô Phật.
    Cư trần lạc đạo

  6. #6
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
    À, sẵn chia sẽ một số bí thuật. À bí quyết.

    Ví dụ như người ăn chay, đặc biệt người mới ăn chay 7-10 ngày. Nếu có quay lại ăn mặn, tự nhiên sẽ thấy thịt cá tanh hôi. Đây không phải thần thông. Đây là thanh tịnh, thanh tịnh tự nhiên không dung nạp ô trược, uế dơ. Cho nên, người ăn chay trường không khởi tâm thèm thịt.

    Cũng vậy, thánh nhân thấy rõ sự uế dơ, bẩn thiểu đó. Cũng giống như thấy phân thối, xác thối, tự giác tránh xa. Ý niệm cũng chẳng buồn khởi, huốn là tự làm.

    Có ai có hứng thú nhìn phân thối, khen phân thối, thưởng thức phân thối?

    Cho nên, khi giới đã tịnh, tự nhiên có bài xích uế dơ.
    - "Bí quyết" này như cái tát vô mặt đức Phật và Tăng đoàn ngày xưa vậy. Bởi cũng chỉ có bọn ngoại đạo Bắc Kinh Tông muốn triệt gốc đạo Phật mới dám "truyền bí quyết" kiểu... ăn cháo đá bát thế này! Riết rồi Bồ-tát, Thánh nhân chỉ toàn xuất hiện ở phương Bắc xứ Đông Lào thôi.

    Ác thay !

  7. #7

    Mặc định Lời vàng của HT Thích Trí Tịnh

    1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới.
    2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi.
    3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua.
    4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh.
    5- Việc ác chớ để phạm. điều lành phải nên làm.
    6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền.
    7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
    8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được".
    9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
    10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.

  8. #8

    Mặc định

    Người ta nói rằng, tội phạm phần nhiều trưởng thành trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương. Vì không được yêu thương, họ không biết cách ứng xử như thế nào cho có tình có nghĩa. Cho nên, họ rất đáng thương.

    Rõ ràng, không phải chỉ có PG Đại Thừa Trung Quốc ăn chay. Phật giáo Kim Cương Thừa Bhutan cũng ăn chay. 2 dòng truyền thừa khác nhau, đâu thể nói Đại Thừa sáng tác được. Và rõ ràng việc này đúng sai đã ngã ngũ.

    Đức Phật dạy những gì? Nếu những việc chúng ta, những việc làm đưa đến bất hạnh và khổ đau, chúng ta phải từ bỏ.

    Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

    Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

    Tăng chi bộ, chương 3 - Ba Pháp, Phẩm lớn, 65 - Các Vị Ở Kesaputta

    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tan...chi03-0507.htm
    Rõ ràng, ăn thịt không những gây bệnh tật cho bản thân, mà còn làm đau khổ biết bao nhiêu chúng sinh khác.
    Còn ăn chay, không những lợi ích cơ thể, ít bệnh, sống lâu, khỏe mạnh, mà còn cứu vớt biết bao sinh mạng thoát khỏi cảnh giết thịt.

    Đúng sai vốn đã ngã ngũ rất lâu rồi.

    Không phải vì người ta Vô Minh mà người ta không bị nhân quả ràng buộc.

    Cho nên, đối với tập khí Vô Minh này, tôi kiến nghị trì giới, ăn chay, niệm Phật, sám hối.

    Mô Phật. Nguyện cho chư Phật gia trì, để chúng sanh không phải đọa ác đạo.
    Last edited by Itdepx; 01-06-2020 at 07:46 PM.
    Cư trần lạc đạo

  9. #9

    Mặc định

    Người ăn mặn (ăn thịt, cá...) thì phải trực tiếp sát sinh, hoặc ra chợ mua của người bán thịt, cá... (người bán hoặc là trực tiếp sát sinh hoặc mua của người trực tiếp sát sinh) có đúng không các đạo hữu.

    Thời Đức Phật Thích Ca, Tăng đoàn do chỉ đi khất thực, ngày ăn 1 bữa, nên có thể ăn đồ cúng của người cúng dường, họ cúng gì thì ăn đó, nếu không ăn thì với người mới tu chắc khó sống khỏe qua 1 ngày được.
    Còn thời nay, điều kiện kinh tế khá hơn nhiều rồi, không ăn đồ mặn thì cũng có rất nhiều đồ chay ăn mà, dại gì ăn mặn để tránh trực tiếp sát sinh hoặc gián tiếp sát sinh.
    Có nhiều người tu cao chỉ cần gửi đồ mặn là ho đã thấy tanh hôi rồi, nói chi đến ăn, nên họ vui thích với việc phóng sinh, bố thí.....

    Chúc các đạo hữu tinh tấn và an lạc nhé

  10. #10
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi MINHSANG Xem Bài Gởi
    Người ăn mặn (ăn thịt, cá...) thì phải trực tiếp sát sinh, hoặc ra chợ mua của người bán thịt, cá... (người bán hoặc là trực tiếp sát sinh hoặc mua của người trực tiếp sát sinh) có đúng không các đạo hữu.

    Thời Đức Phật Thích Ca, Tăng đoàn do chỉ đi khất thực, ngày ăn 1 bữa, nên có thể ăn đồ cúng của người cúng dường, họ cúng gì thì ăn đó, nếu không ăn thì với người mới tu chắc khó sống khỏe qua 1 ngày được.
    Còn thời nay, điều kiện kinh tế khá hơn nhiều rồi, không ăn đồ mặn thì cũng có rất nhiều đồ chay ăn mà, dại gì ăn mặn để tránh trực tiếp sát sinh hoặc gián tiếp sát sinh.
    Có nhiều người tu cao chỉ cần gửi đồ mặn là ho đã thấy tanh hôi rồi, nói chi đến ăn, nên họ vui thích với việc phóng sinh, bố thí.....

    Chúc các đạo hữu tinh tấn và an lạc nhé
    - Chính xác! Lớp lang đâu đó rõ ràng. Khất thực là truyền thống của chư Phật ba đời, rõ ràng không có sự lựa chọn nên AI CÚNG GÌ ĂN NẤY. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với trí tuệ siêu việt trước kia Ngài đã KHÔNG NHẬN LỜI thỉnh cầu của Devadatta khi vị này yêu cầu đức Phật chế giới bắt buộc các vị Tỳ-khưu phải ăn chay! (Đức Phật đã từ chối chế giới buộc các vị Tỳ-khưu phải ăn chay)

    Còn ngày nay, nhiều vị không còn đi khất thực, ở một chỗ, Phật tử tới cúng dường rần rần, đồ ăn trong bếp ê-hề... thì rõ ràng có quyền lựa chọn, và tất nhiên nên ăn những thứ đó. Việc chay mặn còn tùy thuộc trú xứ, phong tục, tập quán, cũng như nhiều yếu tố khách quan khác. Nên nói một cách bông đùa, buộc người khác ăn chay (khi không có đủ điều kiện) là đang tu theo Devadatta đấy! Do đó, người Phật tử tại gia (cận sự nam, cận sự nữ) cũng cần phải học, đọc, biết, hiểu về Giới Luật để cúng dường, hộ trì Tăng chúng một cách đúng pháp.

    ===> Giết một con vật khiến nó phải kêu la, chạy đuổi... thì đó là sát sanh, là phạm giới, là cấm giới. Nhưng nói ăn một con cá chết trôi trên suối, ăn một miếng thịt con heo chết trong rừng (với điều kiện xa làng mạc, ko có thức ăn gì khác) - nói chung là chết tự nhiên mà có tội, thì bao nhiêu tội SMC gánh hết!

    Một ví dụ khác với những người ăn chay về một nơi nào đó không có đồ chay (đến 1 đám giỗ chẳng hạn). Nếu gia chủ không làm thức ăn chay, thì có nhiều trường hợp xử lí: nhịn; kiếm nước tương, rau củ ăn... thậm chí có thể thọt đũa vào thức ăn mặn nhưng chỉ gắp ăn rau củ (nói chung là trừ thịt) cũng chẳng làm sao cả!

    Cái đức Phật dạy là trong từng sát na phải quán sát mọi thứ xảy ra thông qua các căn. Trong cái ăn phải quán "ăn là để có sức tu học, ăn không phải để thích thú, ăn không phải là để nuôi dưỡng cái sắc này bền chặc". Cái tâm gì khởi lên trong khi ăn mới là quan trọng.

    Ăn chay là tốt, khuyên người ăn chay là thiện hành. Nhưng hiểu không đúng về ăn chay dễ sanh tâm ngã mạn, sanh tâm dè bỉu - khinh thường người ăn mặn. SMC đã từng như thế, không khinh thường người ăn mặn, nhưng khi nghe ai đó biết mình ăn chay 15ngày/tháng khen mình, tự bản thân cũng cảm thấy hân hoan, kiểu như "ta đây giỏi, thích thú với lời ngợi khen đó", rồi cũng "dạy" người này người nọ nên ăn chay này nọ. Giờ đây nhìn lại thấy mình thật... tào lao. Do đó, đừng "cầm đèn đi trước ô-tô", đức Phật đã thấy được đâu lợi đâu hại để mà giảng giải một cách đầy đủ, hài hòa ở nhiều khía cạnh. Quan trọng vẫn là cái tâm gì khởi lên trong khi ăn.

  11. #11

    Mặc định

    Chớ nên phỉ báng Phật. Địa ngục vô gián sẵn chờ.

    Biện luận như vậy, cũng vì bản thân chưa làm được, còn vương vấn trần tục, cho nên mới không thể chuyên chính trì giới. Thế gian luôn có những kẻ yếu đuối như vậy, không dám thay đổi, sợ phải thay đổi. Nỗi sợ lấn át, mong muốn tìm chổ dựa, chổ vịnh, để an ủi bản thân, "ta không sai". Cho nên luôn tìm những lý do hợp lý. Không những vậy, còn bảo người khác cùng làm. Vì càng nhiều người làm, bản thân sẽ bớt sợ hãi, trong đám đông, nên thấy an toàn.

    Cho nên, ác nghiệp như vậy, liền sa ác đạo. Lại không thích chư Phật cứu giúp, muốn tự mình vùng vẫy trong luân hồi.

    Nếu Đức Phật có thể nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh chỉ vì nuôi thân mình, vậy Ngài ấy sẽ từ bi mà cứu vớt ông sao? Nếu thật sự như vậy, pháp giải thoát mà Phật nói chẳng phải vẫn còn gây đau khổ cho chúng sinh sao. Vậy thì giải thoát ở chổ nào?

    Một người, viện những lý do rất hợp lý, để lấy thịt chúng sanh nuôi thân mình. Lấy sự đau khổ của chúng sanh để làm sự giải thoát cho mình. Người này có thể gọi là Phật sao? Lời người này nói ra có đáng tin không? Một người cho phép ác pháp nuôi dưỡng thân mình, thì lời người này nói ra có thể thánh thiện sao, có thể làm Thầy Trời và Người sao? Pháp người này nói ra có thể giải thoát sao? Kinh được ghi chép lại là chân thật sao?

    Thôi, tùy ông vậy, định nghiệp của ông, giống như Đề bà đạt đa. Tuy tu Phật nhưng cũng là phá Phật. Kết quả vẫn là vô gián ngục. Dù có thành Phật cũng chỉ là Độc Giác Phật, không được người chỉ điểm, không có đệ tử.

    Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

    Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!"

    Tăng chi bộ, chương 3 - Ba Pháp, Phẩm lớn, 65 - Các Vị Ở Kesaputta

    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tan...chi03-0507.htm
    Last edited by Itdepx; 02-06-2020 at 08:40 PM.
    Cư trần lạc đạo

  12. #12

    Mặc định

    Ngày nay sát nghiệp ngập trời. Nếu không mau chóng quay đầu, đại kiếp sắp tới khó mà thoát thân. Mô Phật.

    Đừng nghỉ những gì mình làm chỉ ảnh hưởng đến mình. Như dịch Covid-19, 1 người thiếu trách nhiệm, cả làng phải cách ly.

    Cho nên, tội nghiệp vốn nặng thêm nặng.

    Tiếc thương cho chúng sanh chưa thấy cảnh địa ngục. Tiếc thương cho những ai chưa thấy cảnh tàn khốc nơi lò mổ. Vì chưa biết khổ, vô tri, tạo vô số nghiệp ác.
    Cư trần lạc đạo

  13. #13

    Mặc định

    Nếu so với sát nghiệp. Ái dục nam nữ chả là gì cả. Vì sao?

    Vì sinh mạng chỉ có 1. Chết rồi không thể sống lại. Đừng nghĩ 1 miếng thịt chỉ là 1 miếng thịt. Đó là 1 sinh mạng. Chỉ vì thế này thế kia, rồi ăn thịt, rồi lý do? Quý vị có bao nhiêu mạng sống? Đền hết được không? Mạng của quý vị quý hơn những chúng sanh khác sao?

    Thập chí, tự mình giết mình, kết liễu sinh mạng của mình cũng là tội nghiệp. Huống hồ là giết chúng sanh khác. Nhưng khi đứng giữa lựa chọn giết bản thân và giết kẻ khác để mình được sống. Quý vị sẵn sàng chọn giết kẻ khác một cách dễ dàng như vậy.

    Địa ngục cũng dễ dàng như vậy đó.

    Quý vị có biết phải có bao nhiêu phước báo mới có sinh mạng không? Dù là những dạng sống thấp kém. Mà quý vị nhẫn tâm tước đoạt, chỉ vì vài lý do, như tôi bận nhậu, người ta mời tôi thịt, vì sếp tôi mời,... Rồi ỷ lại ba cái lý do lý trấu, tam tịnh nhục, rồi cho rằng mình vô tội, kẻ khác mới có tội. Hợp lý sao?

    Quý nghĩ thử suy nghĩ xem, ai sẽ thương sót quý vị, ai sẽ cứu độ quý vị, cho sự dễ dãi, sự tàn ác đầy biện luận, đầy lý do...

    Nếu có người cứu quý vị, vậy ai sẽ trả mạng cho "chúng", nợ máu này ai trả?

    2 tỷ thú vật bị giết mỗi tuần. Chết một cách đau đớn. Không ai thương sót, không ai cứu giúp, sợ hãi, tuyệt vọng, khóc la, kêu cứu. Quý vị thử đặt mình vào vị trí đó xem. Quý vị đứt tay, chảy tý xíu máu đã khóc la. Bị tai nạn, chấn thương, đã than đau đớn. Bị bệnh tật dày vò, đã sợ hãi, suy sụp, đòi tự sát. Quý vị có bao giờ đặt mình vào vị trí đó chưa. Nói dễ dàng như vậy. Cái chết không phải nhẹ tựa lông hồng. Nay chúng ta mặc cho nó diễn ra ngay trước bàn ăn, ngay từng bữa ăn.

    Chỉ có ác quỷ mới làm những việc tàn nhẫn đó. Chỉ có ác quỷ mới ăn thịt, uống máu, vui cười trên sự khổ đau của kẻ khác. Biết không. Ma vương nhẹ nhàng nói vài lời, liền tin. Quỷ dữ nói vài lời, liền tin.

    Tại sao chúng ta quy y Phật. Vì chúng ta tin Ngài, dù có đặt đầu chúng ta dưới chân Ngài, Ngài cũng không thương tổn chúng ta. Chúng ta không quy y quỷ dữ. Chúng ta không quy y kẻ ăn thịt.

    Nay chúng ta nói Phật ăn thịt, vậy mạng sống đó ai trả, nợ máu đó ai trả. Nhân quả ở đâu. Công bằng ở đâu. Xã hội ngoài kia chưa đủ bất công sao. Tham quan nhỡn nhơ, kẻ ác sống tự tại. Nhưng vì có nhân quả, chúng ta tin thế giới này công bằng. Nếu ngay cả Đức Phật cũng ăn thịt vậy chẳng khác nào cường hào ác bá? Nếu ngay cả sinh mạng của một chúng sinh bé nhỏ cũng không được tôn trọng, thì còn có thể tin vào Phật pháp sao.

    Tà thuyết, tà luận như vậy. Tội nghiệt như vậy, đáng lẽ không nên nói ra, huống hồ là truyền bá.
    Last edited by Itdepx; 02-06-2020 at 09:08 PM.
    Cư trần lạc đạo

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
    Nếu so với sát nghiệp. Ái dục nam nữ chả là gì cả. Vì sao?
    Chỉ có phàm phu mới làm chuyện dâm dục. Thánh nhân không bao giờ làm chuyện dâm dục. Còn về chuyện ăn chay giữ giới sát đối với tôi là chuyện dễ dàng. Giờ tôi phải tu cao hơn nữa , phải giữ giới dâm.

  15. #15
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Nói cho nhiều vào để táng thêm vài cái vô mặt mấy "ông cố" chế ra... Tế Công, với slogan: "Tu khẩu bất tu tâm, tu tâm bất tu khẩu" !

  16. #16

    Mặc định

    Gương tốt việc hay thì không học. Thấy người ta làm dở thì xách đít làm theo. Khôn hết phần thiên hạ.

    Chưa kể, đó là lời vu khống, lời biện hộ của những bọn dễ dãi, lười biến, vô kỷ luật. Nương cậy vào đó mà biến nhác, mà lừa người.

    Khoảng cách từ TÙY DUYÊN đến TÙY TIỆN rất ngắn!

    Tùy tiện. Mà không biết hậu quả.

    Như hồi chiến tranh, tù nhân côn đảo. Địa ngục trần gian như vậy, Cô Đảo, nhưng người ta có khai không? Bây giờ, có ai tra tấn, chỉa súng, kề dao, bắt ăn thịt không? Người ta đưa gì liền ăn nấy. Là con heo sao?

    Đức Phật, chứ không phải ăn xin ăn mày, không phải heo chó. Đức Phật là bậc giác ngộ, không phải bậc Tùy tiện, cũng không phải dễ giải.

    Ngay cả một miếng thịt, Đức Phật còn không biết cách giải quyết, bán đứng lòng từ bi của mình. Vậy so với tù nhân côn đảo cũng không bằng sao? Vì lý tưởng cách mạng, thà chết không hàn. Nay Phật vì nuôi thân mà bỏ mặc chúng sanh, Phật không bằng một phàm nhân sao?

    Lúc sống, còn tỉnh táo, còn minh mẫn, cũng không thể chống lại miếng thịt. Vậy lúc lâm chung, ngáp ngáp, mê sản, nghiệp lực lôi kéo, đường nào thoát thân?
    Lúc còn sống đã bị nghiệp lực lùa dắt như vậy, cũng không phản kháng được. Chết rồi, thì sáu nẻo luân hồi. Vậy thôi.

    Nói ăn thịt con vật bị chết do già, do bệnh, do tự nhiên. Thử nghĩ mà xem, thứ đó ăn được sao? Già thì cơ thể cũng đầy bệnh tật, ăn vào rồi thì có gì tốt? Bộ tưởng mình là dòi bọ sao, đi ăn xác chết.
    Cư trần lạc đạo

  17. #17

    Mặc định

    Đến giờ mà mấy đạo hữu vẫn còn loanh quanh việc chay mặn mà không thấy mất thời gian lắm sao?.
    Noname thiết nghĩ: nếu ăn chay mà thành Phật được! Vậy chẳng phải trâu bò thành Phật hết sao?
    Tuy vậy cần rõ: "không làm các việc ác, nên làm các việc lành, giữ thân ý thanh tịnh là lời chư Phật dạy". Như vậy việc ăn chay nên làm vì 2 lý do:
    1 là không làm việc ác ở đây là gián tiếp hại mạng chúng sinh.
    2 là giữ ý thanh tịnh ở đây là không khởi ý thích ăn thịt.
    Phật pháp sâu rộng như biển, ăn chay chỉ như 1 giọt nước giữa biển mà thôi! Cứ chạy theo ngoại đạo mạo nhận, không chịu tìm hiểu chánh Phật pháp, rồi loanh quanh mấy vấn đề mà trâu bò cũng ăn chay được, con vẹt cũng niệm Phật được, thì làm sau thấy được căn bản của Pháp Phật?
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  18. #18
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Đến giờ mà mấy đạo hữu vẫn còn loanh quanh việc chay mặn mà không thấy mất thời gian lắm sao?.
    Noname thiết nghĩ: nếu ăn chay mà thành Phật được! Vậy chẳng phải trâu bò thành Phật hết sao?
    Tuy vậy cần rõ: "không làm các việc ác, nên làm các việc lành, giữ thân ý thanh tịnh là lời chư Phật dạy". Như vậy việc ăn chay nên làm vì 2 lý do:
    1 là không làm việc ác ở đây là gián tiếp hại mạng chúng sinh.
    2 là giữ ý thanh tịnh ở đây là không khởi ý thích ăn thịt.
    Phật pháp sâu rộng như biển, ăn chay chỉ như 1 giọt nước giữa biển mà thôi! Cứ chạy theo ngoại đạo mạo nhận, không chịu tìm hiểu chánh Phật pháp, rồi loanh quanh mấy vấn đề mà trâu bò cũng ăn chay được, con vẹt cũng niệm Phật được, thì làm sau thấy được căn bản của Pháp Phật?
    - Vâng, nhiều kẻ cái đại thể đang được nói đến thì không quan tâm, không cố hiểu, đi tìm cái tiểu tiết để nhắm đến. Ngày nay nhiều người tu học đến 5 giới hàng ngày còn chưa giữ được, mà cứ toàn bàn chuyện cao siêu về thiền, về định. Quá sợ hãi !

    Quay lại vấn đề, ăn chay là tốt, không ăn chay được là chưa hoàn thiện CHỨ KHÔNG CÓ NGHĨA là không tốt. Tất nhiên các vị tu học theo hệ phái Theravada xuất gia tìm cầu giải thoát, ở trong chùa, Phật tử tới cúng dường, nhà bếp đồ ăn ê-hề... mà cầm 1 cái đùi gà ăn thì đó là hạng Tăng không nên gần gũi, cung kính, cúng dường, là bẫy sập cho muôn loài.

    Tóm lại, ngày nay ăn chay là tốt, người có tu học thật sự cũng sẽ biết chọn món ăn (không ăn mặn) cho phù hợp và chắn chắn sẽ ăn chay, vì có tu học sẽ biết ngoài hướng Thiện còn cần hướng Thượng. Nhưng, điều đáng cân nhắc là mình đang nói đến vấn đề chay-mặn với tâm như thế nào. Cái này tự mỗi người nhận xét, không ai nói thay ai.

    Nói cách khác, người có học và hành Pháp, chắc chắn sẽ thay đổi (ăn chay). Nhưng người ăn chay nhưng không có học và hành Pháp thì chưa hẳn thay đổi được gì. Nó cũng giống như việc "bắt hình dong" vậy: đi chùa cúng cho cố vô chưa chắc gì đã lành, người không tới chùa chưa chắc gì đã xấu.

    Xin phép chốt ý ở đây và dừng đàm luận về việc ăn chay - ăn mặn: trong khi ăn (chay hay mặn), tự hỏi bản thân có THÍCH THÚ VỚI MÓN ĂN MÌNH ĐANG ĂN hay không? <--- Đây mới là điều quan trọng.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.
    Last edited by smc; 04-06-2020 at 02:41 PM.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    - Vâng, nhiều kẻ cái đại thể đang được nói đến thì không quan tâm, không cố hiểu, đi tìm cái tiểu tiết để nhắm đến. Ngày nay nhiều người tu học đến 5 giới hàng ngày còn chưa giữ được, mà cứ toàn bàn chuyện cao siêu về thiền, về định. Quá sợ hãi !

    Quay lại vấn đề, ăn chay là tốt, không ăn chay được là chưa hoàn thiện CHỨ KHÔNG CÓ NGHĨA là không tốt. Tất nhiên các vị tu học theo hệ phái Theravada xuất gia tìm cầu giải thoát, ở trong chùa, Phật tử tới cúng dường, nhà bếp đồ ăn ê-hề... mà cầm 1 cái đùi gà ăn thì đó là hạng Tăng không nên gần gũi, cung kính, cúng dường, là bẫy sập cho muôn loài.

    Tóm lại, ngày nay ăn chay là tốt, người có tu học thật sự cũng sẽ biết chọn món ăn (không ăn mặn) cho phù hợp và chắn chắn sẽ ăn chay, vì có tu học sẽ biết ngoài hướng Thiện còn cần hướng Thượng. Nhưng, điều đáng cân nhắc là mình đang nói đến vấn đề chay-mặn với tâm như thế nào. Cái này tự mỗi người nhận xét, không ai nói thay ai.

    Nói cách khác, người có học và hành Pháp, chắc chắn sẽ thay đổi (ăn chay). Nhưng người ăn chay nhưng không có học và hành Pháp thì chưa hẳn thay đổi được gì. Nó cũng giống như việc "bắt hình dong" vậy: đi chùa cúng cho cố vô chưa chắc gì đã lành, người không tới chùa chưa chắc gì đã xấu.

    Xin phép chốt ý ở đây và dừng đàm luận về việc ăn chay - ăn mặn: trong khi ăn (chay hay mặn), tự hỏi bản thân có THÍCH THÚ VỚI MÓN ĂN MÌNH ĐANG ĂN hay không? <--- Đây mới là điều quan trọng.

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.
    Đạo hữu smc nói đúng quá.
    Chúc các đạo hữu tinh tấn và an lạc nhé.

  20. #20

    Mặc định

    Lại giở cái lý của A la hán rởm để so sánh giữa Người có nghị lực rời bỏ Dục Lạc phát nguyên ăn Chay với loài bò sinh ra bản năng đã ăn cỏ?
    Lại so những Người quyết Kham nhẫn Trì Tụng nhằm dứt trừ Vọng Động trong Tâm Trí với loài Vẹt chỉ biết bắt trước?

    Đúng là sự truyền dạy của mấy vị A La Hán rởm còn độc hơn Rắn.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 39
    Bài mới gởi: 04-02-2020, 02:40 PM
  2. Độc chiêu tham nhũng của "đệ nhất quan tham" Hoà Thân
    By Bin571 in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 08-08-2013, 11:44 AM
  3. Trả lời: 75
    Bài mới gởi: 17-04-2013, 04:38 AM
  4. Tuyệt chiêu, tuyệt kĩ võ công
    By NganhCong in forum Võ Thuật
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 24-02-2013, 02:03 PM
  5. Polpot - Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị...
    By splen in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 19-03-2011, 02:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •