Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 77

Ðề tài: What the Buddha Taught

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định What the Buddha Taught

    "Với cử chỉ uy nghi này Ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật"

    (Tiểu bộ)

  2. #2

    Mặc định

    Bkav lập topic này để đăng những lời dạy của Đức Phật (rải rác trong các bộ kinh khác nhau). Nếu quý bạn thấy có những lời dạy nào tâm đắc thì vui lòng đăng lên trong topic này để mọi người cùng học hỏi ạ.

  3. #3

    Mặc định

    không làm các điều ác
    luôn làm những điều lành
    giữ tâm ý thanh tịnh
    đó là lời phật dạy

  4. #4

    Mặc định

    “Còn HỌC TẬP VÔ THƯỢNG là gì?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người học tập về voi, học tập về ngựa, học tập về xe, học tập về cung pháp, học tập về kiếm pháp, học tập về các nghề cao thấp sai biệt hay học tập theo các Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh.

    Này các Tỷ-kheo, đây là có học tập hay không? Ta nói rằng: "Ðây là không học tập". Học tập ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

    Này các Tỷ-kheo, ai học tập TĂNG THƯỢNG GIỚI, học tập TĂNG THƯỢNG ĐỊNH, học tập TĂNG THƯỢNG TUỆ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, đây là học tập vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là học tập Tăng Thượng Giới, học tập Tăng Thượng Định, học tập Tăng Thượng Tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín.

    Này các Tỷ-kheo, đây gọi là HỌC TẬP VÔ THƯỢNG, đây là THẤY VÔ THƯỢNG, NGHE VÔ THƯỢNG, LỢI ĐẮC VÔ THƯỢNG, HỌC TẬP VÔ THƯỢNG”.

    (Kinh Tăng Chi, tập 3)

  5. #5

    Mặc định

    "Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người"."

    (Trung bộ kinh, kinh số 4)

  6. #6

    Mặc định

    "Này các Tỷ-kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng. Này các Tỷ-kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng. Ðáng được tán thán, này các Tỷ-kheo, là Phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Ðạo Sư. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn lên để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ."

    (Tương Ưng Bộ - https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tu...bo/tu2-12a.htm)


  7. #7

    Mặc định

    "...

    Khi thức không âu lo,

    Khi ngủ chẳng sợ hãi,

    Ngày đêm không khởi lên,

    Phiền não bận lòng Ta.

    Ta không thấy tai hại

    Một chỗ nào trên đời.

    Do vậy Ta nằm ngủ,

    Tâm từ thương chúng sinh.
    "

    (TƯBK I, 136)

  8. #8

    Mặc định

    284. “Khi nào chưa cắt tiệt,
    Ái dục giữa gái trai,
    Tâm ý vẫn buộc ràng,
    Như bò con vú mẹ.”





    285. “Tự cắt dây ái dục,
    Như tay bẻ sen thu,
    Hãy tu đạo tịch tịnh,
    Niết-Bàn, Thiện Thệ dạy.”



    (Pháp cú)

    (Con copy lại đoạn kinh trên chỉ là để khích lệ mình và mong rằng có ích cho người khác)

  9. #9

    Mặc định

    II. Lưỡi Câu (S.ii,226)

    1) ... Tại Sàvatthi.

    2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

    3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá quăng một lưỡi câu ngắn có mồi thịt vào trong một hồ nước sâu, và một con cá có mắt thấy mồi thịt nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá đã nuốt lưỡi câu ấy bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.

    4) Người câu cá, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ma, lưỡi câu, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng.

    5) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, thọ hưởng, ái luyến lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã nuốt lưỡi câu của ác ma, bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.

    6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.

    7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải học tập như sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".

    8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

    (Tương Ưng Bộ)


  10. #10

    Mặc định

    "Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

    (Ðại kinh Thí dụ Lõi cây)


  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi
    "Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

    (Ðại kinh Thí dụ Lõi cây)

    KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI, cũng là lỗi chịu khổ đau như:

    "Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu Thiền định này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến, vị ấy vì tri kiến này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người. “Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống, không thấy và không biết”. Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ."
    (trích đoạn trong Kinh Trung bộ - Thí dụ Lõi cây)

  12. #12

    Mặc định

    "1-2) Ở Sàvatthi...

    3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về gánh nặng, mang gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

    4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn là câu trả lời. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gánh nặng.

    5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kẻ mang gánh nặng? Người là câu trả lời. Vị Tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ mang gánh nặng!

    6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mang gánh nặng lên? Chính là tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là mang gánh nặng lên.

    7) Này các Tỷ-kheo, thế nào là đặt gánh nặng xuống? Ðây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đặt gánh nặng xuống.

    8) Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

    Năm uẩn là gánh nặng,
    Kẻ gánh nặng là người;
    Mang lấy gánh nặng lên,
    Chính là khổ ở đời.
    Còn đặt gánh nặng xuống,
    Tức là lạc, không khổ,
    Ðặt gánh nặng xuống xong,
    Không mang thêm gánh khác.
    Nếu nhổ khát ái lên,
    Tận cùng đến gốc rễ,
    Không còn đói và khát,
    Ðược giải thoát tịnh lạc!"

    (Phẩm gánh nặng - Tương ưng uẩn)

  13. #13
    Đai Đen Avatar của spirit82
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    Linh thứu cung
    Bài gởi
    693

    Mặc định

    Bkav thân mến, biết bạn là người tôn kính pháp, mình xin lưu vài dòng cảm nghĩ.

    Bạn thường trích dẫn các đoạn kinh nikaya, nhưng bạn chưa có tri kiến đủ đầy về nó đâu, ở đây mình phải có tip ngắn, đây là giai đoạn nào, phật dạy cho các tỳ kheo hay cư sỹ và đây đang trong giai đoạn tu tập gì, cái điều này cực kỳ trọng yếu. Vì sao.? Vì ok , tham ái là ...là.... Nhưng giờ ta phải làm gì? Sử dụng gì? Định hướng và hành động thế nào?..

    Là người đọc nikaya từ đầu, tôi công nhận nó là giáo lý đúng đắn tuy vậy, tôi cũng chả triển khai đc gì, ok tôi hiểu tham ái , hiểu các thứ, nhưng rồi sao? Tôi quá khó để tiếp cận. Tôi chắc chắn bkav cũng đang như vậy.
    Về trí tuệ của các alahan, tại sao lại kiết tập lộn xộn vậy rồi ko có thứ tự lớp thứ, ngắn là tiểu, vừa là trung, dài gọi là trường... Lưu ý là đoạn sau này tiểu bộ kinh tiền thân là do ngoại đạo chêm vào nhé! Người như đức phật, cả 1 đời thành đạo đã làm cách mạng, về tâm linh, về thế giới thần thánh chư thiên ma quỷ, về sự công bằng xã hội , về giới, là 1 alahan thấy rõ sự thật, thì làm sao ngài có thể gieo vào cái thế giới siêu hình mà ngài biết chắc với trí tuệ là nó ko tồn tại được.

    Các pháp của nikaya là chân chính, chỉ có điều nó ko đc phân định giải trình là cái nào trước cái nào sau, cái nào dành cho cư sỹ cái nào dành cho tu sỹ ,cái cho tu sỹ là ở giai đoạn tu tập nào , ...

    Pháp hành nikaya đã trình bày là có đủ, tuy vậy, với những khó khăn trên, tôi nghĩ khó có người tự đọc mà hiểu nổi, quả thật nó đúng nhưng khá khúc triết.

    Mà nói thật, về lòng tin, cũng chẳng ai tin, đã quá lâu lại cũng chả cơ bản những giáo lý ko có sự thực quả.

    May mắn thay cho nhân loại, người đã dựng lại những gì bị quăng bỏ, thành tựu 1 niềm tin để ng có trí có thể nương tựa, alahan Thích thông lạc, đã triển khai xuất hiện ở đời, là 1 phúc lớn cho nhân loại, và cho những ai duyên với ngài.

    Thành kính tri ơn, trưởng lão Thích thông lạc!

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi spirit82 Xem Bài Gởi
    Các pháp của nikaya là chân chính, chỉ có điều nó ko đc phân định giải trình là cái nào trước cái nào sau, cái nào dành cho cư sỹ cái nào dành cho tu sỹ ,cái cho tu sỹ là ở giai đoạn tu tập nào , ...

    Pháp hành nikaya đã trình bày là có đủ, tuy vậy, với những khó khăn trên, tôi nghĩ khó có người tự đọc mà hiểu nổi, quả thật nó đúng nhưng khá khúc triết.

    Mà nói thật, về lòng tin, cũng chẳng ai tin, đã quá lâu lại cũng chả cơ bản những giáo lý ko có sự thực quả.

    May mắn thay cho nhân loại, người đã dựng lại những gì bị quăng bỏ, thành tựu 1 niềm tin để ng có trí có thể nương tựa, alahan Thích thông lạc, đã triển khai xuất hiện ở đời, là 1 phúc lớn cho nhân loại, và cho những ai duyên với ngài.

    Thành kính tri ơn, trưởng lão Thích thông lạc!
    Đạo hữu có thể trình bày thứ lớp các pháp mà trưởng lão thích thông Lạc đã dạy, để qua đó cư sĩ dễ dàng áp dụng tu tập từ thấp lên cao không? Cảm ơn đạo hữu!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  15. #15
    Đai Đen Avatar của spirit82
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    Linh thứu cung
    Bài gởi
    693

    Mặc định

    Anh nomepas hỏi thế này khó quá, không phải mình ko nói đc nhưng nói ra làm j đâu, thế nào cũng phiền toái tranh biện, rồi lại phản biện, ..

    Ở châu phi, có bộ tộc thờ tảng đá, có bộ tộc thờ cái cây. Ông thờ tảng đá thì trèo lên cây, ông thờ cái cây lại ngồi lên tảng đá, thế là phang nhau thôi. Nhạt.

    Thôi thì mình biết rồi, gieo duyên thế thôi, quả lên được thành cây, thành rau mình cũng ko trông chờ thu hoạch đc gì cả.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi spirit82 Xem Bài Gởi
    Anh nomepas hỏi thế này khó quá, không phải mình ko nói đc nhưng nói ra làm j đâu, thế nào cũng phiền toái tranh biện, rồi lại phản biện, ..
    Đầu tiên Noname trân thành cảm ơn đạo hữu! Tuy nhiên Noname trộm nghĩ:
    Như vậy đạo hữu nói những điều khác không có tranh biện phản biện à?
    Khi nói về chánh pháp thì đạo hữu lại kiệm lời trong khi tranh luận đả phá người khác, đả phá những niềm tin khác thì đạo hữu không tiếc lời! Chẳng phải đạo hữu đang làm việc nực cười sao?
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  17. #17
    Đai Đen Avatar của spirit82
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    Linh thứu cung
    Bài gởi
    693

    Mặc định

    Xã hội chính trị tương quan trong tôn giáo bây giờ thật sự rất rất suy đồi, và đó là những điều tôi mong những anh em ở đây, hãy lên tiếng, hãy gửi gió cho mây ngàn bay, hay tham gia tương tác rộng để cho dân mình được tiếp cận với nikaya, với giáo pháp chân chính. Dân mình bị nhồi sọ với chính sách đế quốc mị dân quá lâu đã thành tập quán rồi, nay làm sao để họ có thể tiếp cận những logic, những sự thật căn bản, thật quá khó.

    Nếu mà để cay nghiệt thanh trừng vài ba hoà thượng, cũng ko thay đổi đc gì như chúng ta đã thấy thời gian qua.

    Chỉ có 1 cách mưa dầm ngấm lâu, chúng ta cứ phải nói, cứ giới thiệu, thỉnh thoảng có thể phản biện phân tích, rồi dần dần, sẽ có những người họ thoát ra đc, họ sẽ lại tương tác để nhân lên trong cộng đồng.

  18. #18
    Đai Đen Avatar của spirit82
    Gia nhập
    Oct 2012
    Nơi cư ngụ
    Linh thứu cung
    Bài gởi
    693

    Mặc định

    Tôi có 1 bài post trước bài trên trả lời anh nonamepas, mà hnay vào mới thấy ko thấy, rất sorry anh.

    Nói thật 1 phần tôi lười, giờ mà ai hỏi tôi từ 2019 đến nay có bao nhiêu thông tư nghị định điều chỉnh thay đổi luật thuế tncn, tôi cũng chịu, mặc dù mình là cán bộ phải nắm.

    Ngoài ra quan điểm( đáng nhẽ đã post) của tôi là tôn trọng và biết ơn người mà mình đã học đc kiến thức, ở đây tôi chỉ có sức để gieo duyên thôi, ai muốn và có duyên, họ sẽ tìm hiểu trực tiếp của thầy. Tôi ko dẫm vào vết xe đổ của các giảng sư, ở đây tự nói ra như vậy.

    Anh nói đúng về việc tôi ham phê phán, nhưng tôi ko kiệm lời để nói về cái gọi là chánh pháp đâu. Tôi cũng đã nói rất nhiều đấy, nhưng khi anh hỏi tôi với 1 hình thức như thế, tôi ko thể nào là sau đây 1 là, 2 là,......anh hiểu ko? Như thế là tôi ko tôn trọng đạo sư, hơn nữa, làm giấy lên tranh cãi làm tổn hại thêm cho thầy, và nó cũng làm tôi mệt mỏi. Nên tôi chỉ có thể nói những gì là tri kiến của mình mà thôi.

    Có lẽ tôi làm việc nực cười thật, viết bài chốt trả lời này xong thì tôi cũng xin phép not reply và yên nghỉ thôi.

  19. #19
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    (Tự thân)

    -- Thưa Ni sư, tự thân, tự thân, (Sakkaya), được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân là như thế nào?

    -- Hiền giả Visakha, Thế Tôn gọi năm thủ uẩn là tự thân, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn. Hiền giả Visakha, năm thủ uẩn này, Thế Tôn gọi là tự thân.

    -- Lành thay, thưa Ni sư.

    Nam cư sĩ Visakha hoan hỷ, tín thọ lời Tỷ-kheo-ni Dhammadinna nói, rồi hỏi Tỷ-kheo-ni Dhammadinna thêm một câu hỏi nữa:

    -- Tự thân tập khởi, tự thân tập khởi, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân tập khởi (Sakkaya samudaya) là như thế nào?

    -- Hiền giả Visakha, khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Hiền giả Visakha, khát ái này, Thế Tôn gọi là tự thân tập khởi.

    -- Tự thân diệt, tự thân diệt, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thế Tôn gọi tự thân diệt là như thế nào?

    -- Hiền giả Visakha, sự đoạn diệt, không tham đắm, không có dư tàn của khát ái ấy, sự xả ly, sự vất bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp. Hiền giả Visakha, sự đoạn diệt này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt.

    -- Thưa Ni sư, tự thân diệt đạo, tự thân diệt đạo, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân diệt đạo là như thế nào?

    -- Hiền giả Visakha, Con đường Thánh tám ngành này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

    -- Thưa Ni sư, thủ này tức là năm thủ uẩn kia hay thủ này khác với năm thủ uẩn?

    -- Không phải, Hiền giả Visakha. Thủ này tức là năm thủ uẩn kia, thủ này không khác với năm thủ uẩn kia, Hiền giả Visakha, phàm có dục tham đối với năm thủ uẩn, tức là (chấp) thủ đối với chúng ở đây vậy.

  20. #20

    Mặc định

    "Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Ðạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ; tất cả, Ta đã làm cho các Ông.

    Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông."

    (Tương Ưng Bộ)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Amoghasiddhi Buddha
    By batdac in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 29-03-2019, 04:38 PM
  2. Có ai biết rõ về Buddha Yoga?
    By vucong in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-04-2016, 01:36 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-10-2013, 01:54 AM
  4. TÂM THƯ GỬI ĐẾN CHỦ DỊCH VỤ BUDDHA SPA
    By Thienphu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 30-10-2011, 06:45 PM
  5. Từ Buddha đến Bụt&Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-06-2010, 10:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •