Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 21

Ðề tài: Xin các bạn một lời khuyên!!!

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Xin các bạn một lời khuyên!!!

    Xin kính chào các sư phụ, sư huynh, sư tỷ, sư đệ trong diễn đàn!
    Mong các bạn bớt chút thời gian, nghe câu chuyện của tôi, mong các bạn cho tôi một lời khuyên chí tình
    Trước đây tôi là người hoàn toàn vô thần, tuyệt đối không tin vào tâm linh, chỉ tin vào bản thân mình. Nhưng không biết tại sao khi tôi vào ĐH luôn có một cái gì đó thôi thúc trong tôi bảo tôi phải đi Tu :yb663::yb663::yb663: (trong 02 năm) và tôi luôn mơ tưởng thấy mình là một chú tiểu quyét lá đa trong Chùa :icon_redface:Nhưng làm sao mà đi Tu được :confused: khi bên cạnh ta còn vướng víu gia đình, xã hội, còn rất nhiều ham muốn, mặt khác lúc đó tôi vẫn là người vô thần, nghĩ đến cảnh tu thiền chán ặc, chả hiểu gì cả!!!
    Lúc gần ra trường, luôn có gì đó ám ảnh là nếu tôi không đi tu thì tôi sẽ bị một tai nạn rất khủng khiếp và tôi cũng tin mình sẽ bị tai nạn, nhưng chắc nhẹ nhàng thôi.
    Và mọi chuyện đã sảy ra như đã định, tôi bị tai nạn rất lớn (:(, không nhỏ như mình nghĩ), vào việc bác sỹ bảo khả năng sống là phần nghìn (nói với thằng em tui), nhưng tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ chết một cách vô vị như vây, nhờ trời phật phù hộ tôi đã sống sót nhưng cũng thân tàn (tôi bị bỏng toàn thân, nên di chứng cũng kinh lắm). Chuân chuyên mất mấy năm học lại, tôi cũng ra trường đi làm và có gia đình, trong thời gian đó tôi không còn ám ảnh bởi việc Tu hành nữa. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây tôi lại hứng thú nghiên cứu về tâm linh và bây giờ tôi rất tin vào tâm linh, tôi hiểu rằng đời sống của mỗi người cho dù có nhiều trái ngang nhưng nó là cái để rèn luyện "linh hồn" chúng ta. Trong tôi lại trỗi dậy mong muốn được xuất gia (cũng trong 02 năm), nhưng Tu sao được khi chúng ta còn nhiều ràng buộc.
    Mong các bạn cho tôi một lời khuyên để tôi cảm thấy thanh thản.
    Xin chân thành cảm ơn các Anh, các Chị!!

  2. #2

    Mặc định

    Thiện Nam Tử, ông coi trọng mọi thứ quá mức, cái gì cũng nghĩ của tôi, phải là của tôi, phải phụ thuột tôi, giả sử ông bảo có vợ có con rồi khó lắm sao đi tu, nếu như vậy ông thử bỏ quách nó ra đường coi có sống được không, ông mà bỏ nó chừng đôi ba tháng không chừng nó lại có anh chồng hiền khác chứ chẳng chơi...thực chất mọi thứ xung quanh mình là mình không muốn rời nó chứ chẳng phải nó không muốn rời mình và nữa ông không muốn đi tu chứ chẳng phải mọi thứ làm ông không đi tu được.
    Chẳng Thể Nói.

  3. #3

    Mặc định

    Khi còn bị ràng buộc với gia đình, công việc, xã hội bạn hãy đến với Pháp môn Tịnh độ.

    Sau khi tỉnh ngộ hiểu được chân lý của sự thật, tôi mới hiểu ra tại sao mười phương Chư Phật phải cúi đầu đãnh lễ và tôn danh Phật A Di Đà là Phật Trung Chi Vương? (nghĩa là Phật cao nhất ở 10 phương cõi Phật). Vì chỉ có Ngài mới có đủ trí tuệ viên mãn tìm ra môn tu niệm Phật cao siêu này. Một môn tu đơn giản đến mức độ thành không:

    • Không ràng buộc
    • Không luật lệ
    • Không giới hạn
    • Không đòi hỏi căn cơ
    • Không đòi hỏi thời gian
    • Không đòi hỏi hoàn cảnh
    • Không đòi hỏi tu khổ hạnh…

    Bạn hãy nghiên cứu các lá thư khuyên người niệm Phật của cư sĩ Diệu âm tại địa chỉ
    http://www.thegioivohinh.net/showthread.php?t=8000

  4. #4

    Mặc định

    Bạn có thể tu tại gia theo pháp môn Tịnh Độ hoặc tu theo mật tông . Không nhất thiết phải lên chùa mới tu được.

  5. #5

    Mặc định

    Trích hieuphuctien :
    ...Sau khi tỉnh ngộ hiểu được chân lý của sự thật, tôi mới hiểu ra tại sao mười phương Chư Phật phải cúi đầu đãnh lễ và tôn danh Phật A Di Đà là Phật Trung Chi Vương? (nghĩa là Phật cao nhất ở 10 phương cõi Phật). Vì chỉ có Ngài mới có đủ trí tuệ viên mãn tìm ra môn tu niệm Phật cao siêu này. Một môn tu đơn giản đến mức độ thành không:


    Sau khi tỉnh ngộ hiểu được chân lý của sự thật
    ? ? ? Bạn giác ngộ rồi à ? Điều bạn nói tôi thấy rất lạ lùng ...

  6. #6

    Mặc định

    Phát biểu của bạn hieuphuctien mục đích là tán thán xiển dương Tịnh Độ - nhưng những điều bạn nói cực kỳ mâu thuẫn với giáo nghĩa nhà Phật - Thật có chăng một vị Phật cao hơn những vị Phật khác ...Ngô nghê buồn cười quá mức

    Đây là phát biểu của một người trong tạng thức chất chứa rất nhiều yếu tố của Thần quyền...
    Last edited by thanhmai08; 07-01-2009 at 10:53 AM.

  7. #7

    Mặc định

    Trong kinh Kinh Vô-Lượng-Thọ PHẬT có nói:
    “Nầy A Nan! Ðức Phật Vô Lượng Thọ oai thần quang minh tối tôn đệ nhất, quang minh của chư Phật chẳng bằng. Quang minh của Ngài hoặc chiếu trăm thế giới, ngàn thế giới, nhẫn chiếu đến chiếu suốt hằng sa thế giới chư Phật ở phương Ðông, chín phương kia cũng vậy.

    Còn chư Phật khác, hoặc có Phật quang chiếu bảy thước, hoặc chiếu một do tuần, hai ba bốn năm do tuần, gấp bội như vậy cho đến hoặc có Phật quang chiếu một cõi nước Phật. "

    Bạn đọc rồi suy ngẫm nhé :)

  8. #8

    Mặc định

    Thế bạn có biết kinh nào Đức Phật thuyết phương tiện pháp hay kinh nào Ngài thuyết Nhất Thừa pháp ?
    Làm gì có chuyện bất đồng giữa các vị Phật như thế -
    Cái này gọi là : Y KINH GIẢI NGHĨA TAM THẾ PHẬT OAN ...
    Tội cho cái hiểu biết của bạn quá ...

  9. #9

    Mặc định

    Thiện Nam Tử, ông coi trọng mọi thứ quá mức, cái gì cũng nghĩ của tôi, phải là của tôi, phải phụ thuột tôi, giả sử ông bảo có vợ có con rồi khó lắm sao đi tu, nếu như vậy ông thử bỏ quách nó ra đường coi có sống được không, ông mà bỏ nó chừng đôi ba tháng không chừng nó lại có anh chồng hiền khác chứ chẳng chơi...thực chất mọi thứ xung quanh mình là mình không muốn rời nó chứ chẳng phải nó không muốn rời mình và nữa ông không muốn đi tu chứ chẳng phải mọi thứ làm ông không đi tu được.
    __________________
    Chẳng Thể Nói.
    Hic. cảm ơn các bạn! nhưng mình phải có trách nhiệm với mọi người xung quanh chứ. Tôi nghĩ nên tu tại gia... dù sao cũng rất có ý nghĩa. Hiện tôi đang tập thiền, không niệm gì cả, chỉ giúp cho tâm hồn thanh tịnh đi thôi, rồi nhân duyên nếu có nó sẽ đưa ta đến. Mình sẽ nghiên cứu theo ý bạn hieuphuctien.
    Rất cảm ơn các bạn!

  10. #10

    Mặc định

    Hi! ChienCBS! Đệ xin mạo muội đưa ra vài dòng làm bàn.
    Huynh!
    Người muốn đi tu có hai hạng người:
    thứ 1: Đi tu muốn có thần thông để "oai", làm tư lợi cho riêng mình.
    thứ 2: đi tu không tư lợi, do duyên phận, tự nguyện không vướng bận, bản thân đã "nghộ" thấy sự "đa dạng" của cuộc sống...từ đó phát thí quy y.
    Huynh! Người thứ nhât chúng ta không bàn đến, vấn đề cần bàn là chỗ người thứ 2.
    Bây giờ ta đặt câu hỏi "thế nào là tu"? khi đi tu có cần đến chùa chiền và xuống tóc hay không? tu nhất kiếp ngộ nhất thời là thế nào? bỏ dao đồ tể có thể thành phật là làm sao?
    Huynh! để trả lời những câu này, nếu viếc ra đây thì dài dòng quá...huynh có thể tham khảo ý kiến của đệ qua bài "tại sao phật giáo chỉ đạt 60 % thị phần"..http://thegioivohinh.com/showthread.php?t=7657, do đệ không có nhiều thời gian nên khi viếc bài này hơi rải rác...huynh cố gắng "nháy chuột trang 1, trang 2, 3,4.nha!
    Last edited by vinh.media; 08-01-2009 at 10:24 AM.
    Nhớ rằng khi muốn qua Sông
    Những đồ mang gánh lòng thòng bỏ đi!

  11. #11

    Mặc định

    Bạn Vinh.media à!
    mình đã đọc bài viết về"có thế giới vô hình bên chúng ta hay không" của bạn!
    Trong đó có nói về nguoi sau khi chết vẫn tu theo đạo. Vậy tu sau khi chết thì khác với tu trên trần gian như thế nào? Tại sao chỉ nói về tu theo đạo phật còn không thấy nói tu theo các đạo khác? Liệu sự hiểu biết của chúng ta có hạn chế về giá trị của các tôn giáo khác không?
    Nếu bạn am hiểu, hoặc bạn nào hiểu về vấn đề này thì trả lời mình nhé!

  12. #12

    Mặc định

    HI! Huynh CSB mến! Vấn đề này thì đệ cũng potay, đệ từng ước giá như có thể chết đi và sống lại để có thể chứng minh được có ....thế giới tâm linh hay không? Nhưng điều đó là ko thể. Huynh thân! tại sao chúng ta phải tu? vì chúng ta còn nhiều tội lỗi và nghiệp quả? Nếu chúng ta chưa từng làm cho ai buồn phiền, giận dữ, kiếp trước chúng ta ko gây tội nghiệt thì ta tu để làm gì? Rốt cuộc lại tu cũng chỉ để "sửa" mà thôi. đệ nghỉ các vong cũng vậy, họ tu cũng giống như ta thôi...họ cũng sửa...để hoàn thiện.
    Huynh kính! theo đệ ngỉ đạo phật hay đạo khác cũng chỉ là 1 đạo, kể cả huynh không theo đạo nào, nếu huynh ngày ngày làm tròn nhân đạo....Nhân lễ nghĩa trí tín là huynh đã tu rồi vậy. vì mục đích sâu xa của tu chỉ là sửa.
    Nhớ rằng khi muốn qua Sông
    Những đồ mang gánh lòng thòng bỏ đi!

  13. #13

    Mặc định

    Bạn Vinh thân mến!
    Chúng ta trên diễn đàn này, theo mình đều là bạn đồng môn thui (trừ các vị cao nhân về trình độ nhận thức mình gọi là thầy hoặc sự phụ.không kể tuổi tác)đừng gọi nhau là Huynh nghe ngại quá. Đọc nhiều bài viết của bạn tôi biết bạn hiểu có thế giới tâm linh hay không, bạn bảo không biết là quá khiêm tốn.
    Trước hết, tui rất ủng hộ quan điểm của bạn về việc tu và xin chia sẻ với bạn Vinh.Media cùng các bạn khác thêm như sau:
    Bạn nói "Tu để sửa để hoàn thiện", mình rất đồng ý với quan điểm này và trong nhiều bài viết bạn khuyên mọi người nên đi Tu, theo tui đấy là cách nghĩ theo Phật giáo với mục đích cao nhất để giải thoát khỏi kiếp "luân hồi sinh tử", để lên "cõi phật" . Đấy là một trong những con đường đi hoàn toàn đúng đắn, nhưng còn nhiều cách khác để giải thoát, qua về các tôn giáo khác như "Ấn độ giáo", đạo "Hin đu", các trường phái của Yoga ... Tôi nhận thấy bản chất của các Tôn giáo xuất phát từ Ấn độ, để giải thoát "linh hồn" là phải khai mở được linh hồn, đốt cháy được các nghiệp chướng trong ""vô thức, vô minh, vô thủy" ... của mình. Ở đây, phật giáo khi người Tu hành khai mở được "TÂM" thì sức mạnh của "TÂM" sẽ đốt cháy "nghiệp chướng" và đây là con đường khó khăn nhất để giải phóng "linh hồn" nhưng ai đạt được thì cũng tuyệt vời nhất.
    Đấy là một số suy nghĩ của tôi, không biết có đúng bản chất không?.
    Nhiều bạn đi vào các vấn đề lý luận cao siêu, đọc không hiểu nổi, làm sao mọi chúng ta biết được "niết bàn", "cõi trời" ... như thế nào? lấy gì chứng minh? những người hiểu được thì rất ít, nên việc tu đạo hạn chế cũng là đúng thôi.
    Tôi cũng xin hỏi các bạn Tu hành có phải là con đường tốt nhất của mỗi người không? nó có ích kỷ quá hay không, nhiều người bỏ hết mọi việc chỉ tập trung cho phát triển bản thân mình để đạt được những cảnh giới cao nhất, suốt ngày chỉ lo niệm phật quên đi những cảnh đời đầy đau khổ xung quanh, vậy là như thế nào?
    Mục đích cao cả nhất của con người sinh ra trên thế gian này là gì?
    Các bạn, nhất là những người đã "TU" có thể trả lời được không?
    Mạn phép, lan man đôi chút!

  14. #14

    Mặc định

    Cảnh đời xung quanh cũng là tạm , trăm năm sau có còn hay không ? Nên tu để giải thoát mình trước đã.

  15. #15

    Mặc định

    mình củng thấy tu sao khó quá, gặp tánh mình lại nóng quá,,,,:confused:)

    mình nói thiệt mong các bác đừng cười, cái gì mình củng ham hết: vợ đẹp, nhà, xe,tiền nhiều ):):):
    Last edited by concuaquancong; 11-09-2009 at 12:12 PM.

  16. #16

    Mặc định

    tu la co đe con nguoi tot hon quay ve voi chinh ban chat cua minh thoi ,minh lam viec tot đung đao ly la đang tu đo ban con tu toi dau thi chi co PHAT TROI chung cho minh thoi minh khoi lo nghi nhe''''' chuc ban som chung đac nha,,,,,,,

  17. #17

    Mặc định

    thuận duyên thì thành...hữu duyên thì hóa...nam mô a di đà phật...
    việc đầu tiên của các thiện nam tử là đừng nghĩ về chuyện quy hay không quy y nữa... cẩn thận lại chạm vào "tham" đấy nhé... và cũng đừng "si" khi nghĩ rằng quy y nhiều kiếp thì sẽ dần thành Phật... vài dòng khuyên thì các bạn cũng đừng "sân" với tại hạ nhé... trước khi nghĩ mình tu chùa thì hãy nghĩ mình tu gia hay tu chợ như thế nào rồi nhé :) thân!

  18. #18

    Mặc định

    Đạo giáo nào cũng có điểm hay của nó. Trước khi giác ngộ, Đức Phật đã từng tu tập nhiều pháp môn, nhưng thấy rằng những pháp môn đó chưa thể đưa mình đến chỗ rốt ráo. Bằng con đường thiền định Ngài giác ngộ và chỉ dạy những điều ngài đã tìm ra và con đường để đạt giác ngộ. Nhưng sự thật những pháp môn khác cũng giúp được con người tiến bộ ở 1 mức độ nào đó. Như ta đi học cũng phải qua từng lớp. Kiến thức của nhân loại luôn có 1 sự nối tiếp. Những phát minh mới nhất cũng phải dựa trên những hiểu biết đã học hỏi ở những thế hệ đi trước.
    Tôi thấy bạn Chiencsb hiểu đạo ở mức độ rất cao. Tôi chỉ xin góp thêm chút ý kiến của mình. Tu là sửa mình, nhưng sửa như thế nào? Nếu đã có trí tuệ, thì dễ dàng phân biệt đúng sai để mà sửa, còn nếu chưa có trí tuệ thì phải làm sao?
    Phải tu "Giới Định Huệ". Không thể đi sai con đường này được.
    Vì con người từ nhiều đời kiếp đã huân tập vô số nghiệp chướng ác do vô minh, rồi những nghiệp chướng này ngăn che, làm tâm ta vẫn đục si ám và làm chướng ngại cho cuộc đời (nghịch duyên), nên ta khó tu hành.
    Theo tôi tu, đầu tiên là phải thanh lọc, nhìn lại mình, và nhìn cuộc đời đế thấy được các pháp (mỗi hành động, suy nghĩ sẽ có kết quả như thế nào). Có 1 số vong hồn thường đi theo người tu để học hỏi qua những hành xử của người sống và rút ra bài học kinh nghiệm cho họ. Đó là cách tu của các vong hồn. Thường những vong hồn này sẽ trợ giúp cho cuộc sống người tu này được thuận lợi hơn.
    Không cần vào chùa mới là tu. Xuất gia phải có duyên. Vì tại gia dễ bị những lo toan của đời sống làm cho người ta xao nhãng việc tu, nên những người có chí nguyện lớn buộc phải thoát ly gia đình. Thật ra, tại gia làm việc gì mang lại lợi ích nhất cho bản thân, người thân và rộng ra là các hữu tình chúng sanh, đó là tu. Khi nghiệp chướng đã thanh tịnh rồi thì tuệ dễ phát khởi. Mục đích cao cả nhất của đời người là để học hỏi, tìm thấy chính mình và tìm thấy hạnh phúc cao cả và chân thực.
    Last edited by Nomatter; 28-10-2009 at 01:36 PM.

  19. #19

    Mặc định

    lòng từ bi luôn đi kèm với trí tuệ Huynh ạh...
    Đệ không dám nhận xét một pháp môn nào là cao nhất, tức là dễ giác ngộ nhất...
    vì Pháp môn cao nhất là Pháp môn ươm mầm được Trí Tuệ và Từ Bi...
    chiếc áo không làm nên thầy tu
    vì lẽ đó, khi Huynh đã vướng bận quá nhiều việc gia đình, xin đừng dứt áo đi tu... đây là lời đệ khuyên thật lòng.
    Hãy thử hình dung gia đình sẽ thế nào khi mất đi trụ cột ? buồn bã lắm huynh ạh... và đôi khi chính người thân của huynh sẽ đâm ra căm ghét Phật vì đã lấy mất con trai, chồng, cha của họ.
    Hãy tập theo hạnh của chư BỒ tát, hãy hiện thân là một người cư sĩ tại gia, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, đồng thời tu tập tinh tấn. Hãy mang giáo Pháp của đức Thế Tôn đến gia đình. Mỗi đêm, cả nhả hãy quay quần lại cùng nhau lạy Phật. Mỗi sáng lại cùng nhau ngồi Thiền... SOng song đó, mọi người được ở bên nhau, cùng nhau chia sẽ những trải nghiệm khi đem đạo pháp ra áp dụng nơi cuộc sống hàng ngày. Để nghe con cái kể về việc chúng phát được từ tâm cho bà lão ăn xin, hãy nghe người thân kể một cách hãnh diện rằng họ chiến thắng được ái dục, tham sân si...
    Từng bước chân, từng hơi thở, từng động tác trong chánh niệm và từ ái... Đệ tin gia đình huynh sẽ kiến tạo được một Tịnh độ nơi cõi ta bà này... Một gia đình cùng nhau, nương theo nhau mà tu tập.
    Ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa ra đi vì chưa tìm được Chánh Pháp, niềm thôi thúc vang rền trong tâm trí Ngài. CÒn chúng ta đừng để những cảm giác không vĩ đại bằng Ngài đánh lừa. Đôi khi vì bất hạnh, vì mặc cảm, vì chán chường hay những tri kiến sai lầm, ta muốn từ bỏ gia đình để vào cửa Chùa, để tránh đời. Nhưng làm sao ta tiếp xục được với Phật, với cõi Tịnh độ hay Niết Bàn khi người thân ta đau khổ, người thân ta bất mãn ???
    Trong ta hiện hữu trong cha mẹ ta, trong con cái ta, trong tất cả những người thân ta. Ta có được an lạc và tinh tấn không khi họ oán trách, và đau khổ? Những nỗi đau bất lực dồn nén thành những nội kết.
    Những lời kinh không phá nổi nội kết và định kiến. Chính từ tâm, chính trí tuệ và năng lượng lành từ người có tu tập sẽ chuyển hóa tất cả...
    Đệ mong huynh sẽ thành công khi bắt tay cùng những người thân kiến tạo một Tịnh độ nơi cõi giới này, và từ đó ta mời được Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Âm đến giữa những người thân...
    Cửa chùa không phải để chôn nội kết, chôn đau khổ mà là nơi hướng dẫn ta cách cởi bỏ đau khổ... việc đầu tiên của người tiếp xúc được với Chánh Pháp là mang lại lợi ích tâm linh, an lạc và hạnh phúc cho người thân của mình
    Vài lời chia sẻ cùng huynh..
    Last edited by nhoc_salad; 02-11-2009 at 01:55 AM.
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhoc_salad Xem Bài Gởi
    lòng từ bi luôn đi kèm với trí tuệ Huynh ạh...
    Đệ không dám nhận xét một pháp môn nào là cao nhất, tức là dễ giác ngộ nhất...
    vì Pháp môn cao nhất là Pháp môn ươm mầm được Trí Tuệ và Từ Bi...
    chiếc áo không làm nên thầy tu
    vì lẽ đó, khi Huynh đã vướng bận quá nhiều việc gia đình, xin đừng dứt áo đi tu... đây là lời đệ khuyên thật lòng.
    Hãy thử hình dung gia đình sẽ thế nào khi mất đi trụ cột ? buồn bã lắm huynh ạh... và đôi khi chính người thân của huynh sẽ đâm ra căm ghét Phật vì đã lấy mất con trai, chồng, cha của họ.
    Hãy tập theo hạnh của chư BỒ tát, hãy hiện thân là một người cư sĩ tại gia, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, đồng thời tu tập tinh tấn. Hãy mang giáo Pháp của đức Thế Tôn đến gia đình. Mỗi đêm, cả nhả hãy quay quần lại cùng nhau lạy Phật. Mỗi sáng lại cùng nhau ngồi Thiền... SOng song đó, mọi người được ở bên nhau, cùng nhau chia sẽ những trải nghiệm khi đem đạo pháp ra áp dụng nơi cuộc sống hàng ngày. Để nghe con cái kể về việc chúng phát được từ tâm cho bà lão ăn xin, hãy nghe người thân kể một cách hãnh diện rằng họ chiến thắng được ái dục, tham sân si...
    Từng bước chân, từng hơi thở, từng động tác trong chánh niệm và từ ái... Đệ tin gia đình huynh sẽ kiến tạo được một Tịnh độ nơi cõi ta bà này... Một gia đình cùng nhau, nương theo nhau mà tu tập.
    Ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa ra đi vì chưa tìm được Chánh Pháp, niềm thôi thúc vang rền trong tâm trí Ngài. CÒn chúng ta đừng để những cảm giác không vĩ đại bằng Ngài đánh lừa. Đôi khi vì bất hạnh, vì mặc cảm, vì chán chường hay những tri kiến sai lầm, ta muốn từ bỏ gia đình để vào cửa Chùa, để tránh đời. Nhưng làm sao ta tiếp xục được với Phật, với cõi Tịnh độ hay Niết Bàn khi người thân ta đau khổ, người thân ta bất mãn ???
    Trong ta hiện hữu trong cha mẹ ta, trong con cái ta, trong tất cả những người thân ta. Ta có được an lạc và tinh tấn không khi họ oán trách, và đau khổ? Những nỗi đau bất lực dồn nén thành những nội kết.
    Những lời kinh không phá nổi nội kết và định kiến. Chính từ tâm, chính trí tuệ và năng lượng lành từ người có tu tập sẽ chuyển hóa tất cả...
    Đệ mong huynh sẽ thành công khi bắt tay cùng những người thân kiến tạo một Tịnh độ nơi cõi giới này, và từ đó ta mời được Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Âm đến giữa những người thân...
    Cửa chùa không phải để chôn nội kết, chôn đau khổ mà là nơi hướng dẫn ta cách cởi bỏ đau khổ... việc đầu tiên của người tiếp xúc được với Chánh Pháp là mang lại lợi ích tâm linh, an lạc và hạnh phúc cho người thân của mình
    Vài lời chia sẻ cùng huynh..
    Chỉ có một lời với bạn! Uyên thâm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Khuyên người niệm phật tập 3
    By hieuphuctien in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 01-01-2009, 04:03 PM
  2. Khuyên người niệm phật tập 4
    By hieuphuctien in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 26-12-2008, 07:53 AM
  3. Khuyên người niệm phật tập 2
    By hieuphuctien in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 15-12-2008, 02:26 PM
  4. Khuyên người niệm phật cư sĩ Diệu Âm Úc châu
    By hieuphuctien in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 15-12-2008, 12:06 PM
  5. Khuyên Tu Tịnh độ
    By khang in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-07-2008, 10:18 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •