kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: GS Lê Văn Lan kể lịch sử 2000 năm sông TÔ LỊCH - Con sông bí ẩn Tâm linh - Lịch sử

  1. #1

    Mặc định GS Lê Văn Lan kể lịch sử 2000 năm sông TÔ LỊCH - Con sông bí ẩn Tâm linh - Lịch sử





    Ai cũng nghĩ Tô Lịch là thủy danh, tức là tên sông. Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh... Tô Lịch nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng hoàn toàn sai.

    Đó là một nhân danh. Đó là một tên người.

    Và đây là một nhân vật lịch sử đàng hoàng, có tiểu sử, có công tích, được chép vào chính sử. Ngoài ra chưa kể đến những thành tích, ngọc phả, thần phả, những nghi lễ thờ cúng rồi thì lễ hội… để thờ nhân vật lịch sử họ Tô tên Lịch.
    Như vậy, có thể khẳng định điều đầu tiên khi nhắc đến Tô Lịch rằng đây là nhân danh được thuỷ danh hóa. Nguyên nhân làm sao?
    Người ta hoàn toàn có thể làm được mấy tập phim rất hay, rất công phu về điều này. Bộ phim cần phải bắt đầu bằng cảnh xuất hiện núi Long Đỗ. Long là Rồng và Đỗ là Rốn. Rốn Rồng. Dân gian vẫn gọi đỗ là đậu, đều có xuất xứ của nó.
    Bài thơ nổi tiếng của Tào Thực làm theo lệnh anh trai mình là Tào Phi từng viết:

    Chử đậu nhiên đậu ky,
    Đậu tại phủ trung khấp.
    Bản thị đồng căn sinh,
    Tương tiễn hà thái cấp?

    Dịch nghĩa: Nấu đậu đun cành đậu,
    Đậu ở trong nồi khóc.
    Sinh ra từ một gốc,
    Sao nỡ đốt thiêu nhau.

    Đậu hay là đỗ nghĩa gốc của nó là cái rốn. Thế tức là đã có một cái núi Rốn Rồng xuất hiện khi nhắc đến Tô Lịch.


    Bản đồ thành Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư - 1490, với sông Cái bên mặt Đông, sông Tô Lịch mặt Bắc và Tây. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: 36hn.


    Tìm về cội nguồn lịch sử khai sinh ra Hà Nội ngày nay, những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội ngày nay từ trước Công nguyên (TCN), giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết. Thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, Hà Nội lúc đó vẫn đang còn lầy lội, người ta đã dùng thuật ngữ là vịnh Hà Nội. Thế rồi đến thời kỳ biển lùi, nước rút dần và từ vùng lầy lội ấy nổi lên những gò đất. Sử sách miêu tả về vùng đất đó cho thấy có 12 hay 13 cái gò đất lớn giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt. Có thuyết nói rằng gò Đống Đa ngày nay cũng chính là một trong số những gò đất thời tiền sử ấy. Nhưng ở đây, ta cần quan tâm đến một gò đất nổi tiếng nhất bấy giờ, ấy là gò đất Long Đỗ.

    Người tiền sử đã tìm đến, chọn chỗ đó làm đất định cư, xây làng, lập chợ vì nó cao nhất, lớn nhất và linh thiêng nhất. Làng Rốn Rồng cũng chính là ngôi làng đầu tiên của đất Thăng Long trong lịch sử và Hà Nội ngày nay. Sử sách xưa chép không gọi là làng, mà ghi là Long Đỗ Hương. Chữ Hương có nghĩa là thôn. Gọi "quê hương" là vì lẽ đó. Niên đại của Làng Rốn Rồng vào đầu Công Nguyên.



    Điều quan trọng tiếp theo là người đứng đầu của ngôi làng đó, ấy là một người họ Tô tên Lịch. Sử cũ viết về thời đầu Công Nguyên có chép rõ: "Đây là người đứng đầu Long Đỗ Hương. Có lòng nhân ái, không những cai quản tốt mà gặp lúc đói kém, Tô Lịch đã xuất của trong nhà ra giúp cho nạn dân. Vì thế rất được tin phục. Đến khi chết thì được tôn làm thành hoàng."

    Tức là từ một nhân vật có thật trong lịch sử, ông Tô Lịch trở thành một nhân thần. Trong việc phân chia thế giới thần linh, chúng ta có hai loại nhiên thần và nhân thần, thần gốc tự nhiên và thần gốc người. Ông Tô Lịch là nhân thần và là thành hoàng của làng cổ ở Hà Nội hôm nay.

    Long Đỗ Hương có đặc trưng là một gò đất cao và có một dòng nước uốn lượn ở bên làng. Dòng nước ấy vào 2.000 năm trước chưa có tên. Khi ông Tô Lịch qua đời, dòng nước uốn quanh đó, vốn là nguồn cung cấp nước cho làng, được mang tên Tô Lịch.
    Từ đó mà ra đời sông Tô Lịch.



    Việt Nam trải suốt từ Bắc vào Nam, có hàng nghìn con sông, hàng nghìn ngọn núi. Sông thường có nguồn từ núi mà thành. Sông chở nước, mang tính âm, thực hiện chức năng sinh thành sự sống, duy trì sự sống. Nhờ sông mà châu thổ đồng bằng được sinh ra. Núi chỉ nơi có đất trên cao, mang tính dương, hùng vĩ và là mái nhà cho vạn vật sinh sôi… Từ ghép "sông núi" vốn có cùng trường nghĩa với danh từ "đất nước".

    Như vậy, từ xa xưa cặp sông - núi trong văn hóa người Việt chính là một cặp Âm - Dương, cha - mẹ. Trong tâm thức Việt, cặp đôi này có chức năng sinh sản, duy trì sự sống; nơi nào có cặp đôi sông - núi nơi đó được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt.
    Nhìn vào văn hoá Việt, có rất nhiều cặp biểu tượng sông núi nổi tiếng như vậy.

    Phía tây bắc có núi Mường Hung soi vào dòng sông Mã. Khởi nguồn cho nước Văn Lang có núi Tản sông Đà. Về Ninh Bình thì cặp biểu tượng sông núi mà người dân hết sức tự hào và gìn giữ là sông Vân núi Thúy. Nam Định thì được gọi là vùng đất của non Côi sông Vị. Vùng đất xứ Nghệ là núi Hồng sông Lam. Xứ Huế thì không ai mà không biết đến sông Hương núi Ngự. Vào đến Quảng Ngãi thì cặp biểu tượng là núi Ấn sông Trà.

    Thế thì tìm hiểu Hà Nội, Thăng Long, Đông Đô, hay Đại La… cần phải biết rõ về cặp biểu tưởng núi Nùng sông Tô.
    Nằm ở vị trí trung tâm của Long Đỗ hương từ thời tiền sử, có một ngọn núi thiêng, tên gọi dân gian là núi Nùng. Giờ đây chúng ta có thể xác định được núi Nùng tiền sử nằm ở đâu giữa Hà Nội hiện đại này?

    Nhiều người đi qua đường Hoàng Hoa Thám, chỗ Bách Thảo, thường chỉ tay vào gò đất cao cao ở đó mà giới thiệu như một sự hiểu biết đáng tự hào về lịch sử Hà Nội:

    - "Biết núi Nùng nổi tiếng ở đâu không? Kia kìa!"

    Đó là một sai lầm chết người.


    Ngọn núi trong vườn Bách Thảo bị nhầm là núi Nùng, thực ra đây là "Sư Sơn". Nguồn: Tranh của Họa sĩ Lương Xuân Đoàn (chúng tôi xử lý lại thành đen trắng cho phù hợp với màu sắc toàn bài này).

    Ngọn núi ở trong vườn Bách Thảo có tên ghi vào các văn tự cổ, bản đồ cổ là Sư Sơn. Vì chữ Hán không có âm nào để phiên âm tên gốc của ngọn núi là Sưa, nên người ta chép đại chữ Sư cho gần âm. Từ đó, quen dần đọc thành Sư Sơn.

    Tên gốc của nó là núi Sưa. Cách gọi tên núi này giống cách người xưa gọi một ngọn đồi nổi tiếng ở Bắc Ninh là Lim, chỉ vì ở đó được trồng nhiều cây lim. Núi Sưa cũng vậy. Chỗ này vốn có rất nhiều cây Sưa quý mà được gọi là núi Sưa, phiên sang chữ Hán là Sư Sơn. Ta không bao giờ được phép nhầm lẫn núi Sưa (Sư Sơn) với núi Nùng thật sự.

    Bởi núi Nùng là một ngọn núi thiêng, nó nằm trung tâm hoàng thành Thăng Long, ngày nay còn được gọi là núi Điện Kính Thiên. Và Điện Kính Thiên được xây trên đất gốc của Long Đỗ Hương - gò đất cổ 2.000 năm.


    Nơi đặt Điện Kính Thiên trong di tích Hoàng thành Thăng Long ngày nay mới thực sự là núi Nùng. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Hanoi.gov.vn


    Truyền thuyết rồi người đời sau cũng đã chép vào những bộ như Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam chích quái... đều nói từ núi Nùng này ông Tô Lịch đã phát hiện ra một huyệt đạo có thể thông xuống tận âm ty địa phủ. Trên đỉnh của núi thì mạch của nó có thể thông lên đến tận trời xanh. Phát hiện này của ông Tô Lịch đã khiến Núi Nùng ở Long Đỗ Hương chẳng những là trung tâm, là cao điểm, là tiêu điểm, là tụ điểm mà còn là linh điểm.

    Cũng chính vì thế mà suốt 1.000 năm Bắc thuộc, các thời kỳ từ Nam Việt - Lưỡng Hán cho đến Tùy Đường cai trị Giao Chỉ đều ưu tiên lựa chọn núi Nùng để xây trung tâm hành chính, và dựa vào địa thế của sông Tô mà được bảo vệ và phát triển. Như vậy núi Nùng sông Tô là một cặp biểu tượng đã xuất hiện từ TCN chứ không phải đến thời Thăng Long mới có.



    Đến giai đoạn Thăng Long, chúng ta cần phải quan tâm đến chuyện vua Lý Thái Tổ dời đô. Kinh đô của nước Đại Cồ Việt lúc đó đang ở Hoa Lư "thành thì hẹp, đất thì thấp". Vậy muốn dời đô, vua Lý Thái Tổ quyết định đi đâu?

    Ông ta có thể hoàn toàn chọn Cổ Loa. Sau An Dương Vương (Thục Phán) cả nghìn năm, Ngô Quyền lại định đô ở đó. Nhà Ngô lập nước từ 939 đến 965 thì sụp đổ. Vậy là cho đến lúc Lý Thái Tổ quyết định dời đô (1010) thời gian không hề xa. Thành Cổ Loa vẫn còn là một tòa thành tốt, lại nằm ở vị trí trung tâm. Nhưng ông đã không chọn.

    Ông cũng có thể hoàn toàn chọn ngay chính quê ông, Đình Bảng Bắc Ninh. Vua đương triều thì chỉ cần ra một sách lệnh là gạch ngói, phu phen sẽ ùn ùn tập kết đến để xây kinh đô ngay. Lê Lợi xây kinh đô ở quê gốc của mình là Lam Kinh, Đinh Tiên Hoàng xây Hoa Lư cũng là ở quê mình. Nhưng mà Lý Thái tổ không chọn quê để định đô. Mà ông lại quyết định chọn Đại La. Vì sao?

    Vì tất cả những địa danh trên, từ Cổ Loa, Đình Bảng, Lam Kinh hay cả Hoa Lư... đều ở phía Bắc của sông Nhị Hà (sông Hồng), phía Bắc của sông Tô Lịch. Chỉ có Đại La với trung tâm là điểm Rốn Rồng đó mới có sông Tô để mà làm hào sâu vừa để phòng ngự vừa để che chở. Thực tế sông Tô suốt cả 2.000 năm nay vẫn chính xác là một hào nước lớn của thành Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

    Vậy là sông Tô có nhiệm vụ phòng ngự cho kinh thành. Quan trọng hơn nữa, cùng với sông Tô ở phía trong, nhích ra một tý ở vòng ngoài, Đại La còn có con sông Cái bảo vệ. Tên gốc của sông Hồng ngày hôm nay chính là sông Cái.


    Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí, tiếp tục thể hiện sông Tô Lịch còn vẹn nguyên và ôm trọn, cùng với sông Cái (sông Hồng) tạo thành 3 mặt bảo vệ thành Thăng Long. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Báo Kiến Thức.


    Nghĩa của chữ Cái rất hay. Nó thể hiện được trí tuệ dân gian của người Việt cổ khi đặt tên. Cái là một từ đa nghĩa. Trong trường hợp "con dại cái mang", cái là mẹ. Trong trường hợp "trống cái", cái lại là to. Thế là cái có hai nghĩa mẹ và to. Nhưng chưa hết. Còn có trường hợp "đường cái", nó là đường chính yếu. Vậy là các sắc thái ý nghĩa từ "mẹ, to và chính yếu" đều được lấy ra để đặt tên gốc của con sông Hồng ngày hôm nay.

    Người Pháp đặt tên con sông này là sông Hồng bởi vì họ là những nhà địa lý giỏi. Họ thấy con sông này nhiều phù sa. Phù sa lại màu hồng cho nên họ gọi là Fleuve Rouge. Chuyển sang tiếng Anh là Red River. Chuyển sang Hán ngữ là Hồng Hà. Kết hợp cả Nôm lẫn Hán ta gọi là sông Hồng.

    Mà người Pháp chỉ mới đến đây từ thế kỷ 19, cho nên Hồng Hà, sông Hồng, Fleuve Rouge hay Red River… so với chiều dài 2.000 năm thì đó là một cái tên mới toanh.
    Sông Cái mới là tên gốc.


    Sông Cái (sông Hồng) và cầu Long Biên trước đây. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Báo Kiến Thức.


    Sông Cái và sông Tô Lịch là hai hào tử huyệt để che cho Long Đỗ, che cho Đại La. Cho nên Lý Thái Tổ không chọn những địa danh kia mà chọn chỗ này là vì những lý do đó. Cặp mắt của Lý Thái Tổ không chỉ là cặp mắt của một nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà quân sự mà còn là của một nhà sử học.
    Để rồi mãi về sau, bao nhiêu lần "Thăng Long phi chiến địa" phần lớn là nhờ vào những kiến thức lịch sử về một dòng sông.


    Tới cuối thế kỷ 19, dòng sông Tô Lịch cũng chính là nhân chứng cho việc người Pháp hai lần chiếm đánh thành Hà Nội. Tất cả những lần chiếm Hà Nội của người Pháp đều phải dùng pháo thuyền (một loại thuyền chiến có trang bị các loại pháo hạm tầm xa) di chuyển từ cửa biển ngược dòng sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch mà nã pháo, chiếm thành.

    Cổng thành Cửa Bắc mà ngày này chúng ta vẫn thấy là nằm trên phố Phan Đình Phùng. Con đường đó có được là bởi người Pháp sau khi chiếm Hà Nội đã cho lấp đoạn sông Tô chảy qua. Khi Pháp đánh cổng thành Cửa Bắc, ông Hoàng Diệu dù đang ốm vẫn quyết lên Cửa Bắc để chỉ huy giữ thành, ấy là đang trông xuống sống Tô.



    Thành Cửa Bắc với hào nước trước mặt chính là sông Tô Lịch, bức ảnh này là khi chưa bị đạn pháo bắn. Bức còn lại là tường thành đã có dấu đạn pháo khi quân Pháp công thành. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: VietnamLandmarks; 36hn.
    Thời đó đoạn sông này còn rất to, rộng 20m, sâu 3m, lại còn được thả cả chông gai bên dưới. Cho nên Pháp mới không vào được và phải bắn pháo hạm vào chỗ cổng thành Cửa Bắc.

    Nhưng cũng từ những vết đạn đại bác ở cửa thành đó, từ sau cái ngày 25/4/1882, tương lai của sông Tô Lịch trở nên bi đát như chính đô thành Hà Nội vừa thất thủ, như chính cả dân tộc Việt Nam bị lầm than dưới thời Pháp thuộc. Hàng nghìn năm sông thiêng chứng kiến thịnh suy, và sức vươn lên của con người, của dân tộc Việt Nam; vậy mà chỉ cần có gần 80 năm, người Pháp với tư duy đại lục địa của mình, đã góp phần đường phố hóa, bê tông hóa một dòng sông lịch sử. Người Hà Nội hôm nay có cần phải cống mương hóa rồi lấp kín nó luôn đi không?


    Cho đến trước khi bị lấp một phần, sông Tô bắt nguồn từ sông Hồng chảy từ Đông sang Tây rồi xuôi xuống phía Nam Hà Nội. Hồ sơ lưu trữ của người Pháp cho thấy, 30km chiều dài sông Tô chở theo mạch nguồn lịch sử 2000 năm, có đến 30 làng xã dựa vào dòng nước vừa trong vừa mát ấy mà ra đời, rồi thịnh suy theo dòng nước.


    Sơ đồ thể hiện sự ảnh hưởng lịch sử và văn hoá của dòng sông Tô Lịch với những ngôi làng ven sông. Sơ đồ được chúng tôi vẽ lại một phần từ tài liệu "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi" (tạm dịch: Sông Tô Lịch trong cảnh quan Hà Nội) của Đỗ Xuân Sơn.


    Khởi thủy sông Tô Lịch đã đóng vai trò như một tuyến đường giao thông quan trọng của Long Đỗ Hương, vốn đã có được dòng lạch to lớn. Sử sách chép lại, sông Tô Lịch xưa dài 30km, bề ngang rất rộng và là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ phía Đông vào thành Thăng Long. Dân gian miêu tả nó như thế này:

    Nước sông Tô vừa trong vừa mát
    Em ghé thuyền em sát thuyền anh
    Dừng chèo muốn ngỏ tâm tình
    Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.Hoặc:Sông Tô nước chảy trong ngần
    Con thuyền buồm trắng lướt gần lướt xa
    Thon thon hai mái chèo hoa
    Lướt đi, lướt lại như là bướm bay

    Điểm cốt yếu tạo ra sức sống và vẻ đẹp của sông Tô Lịch chính là nằm ở 2 cửa thông với sông Nhị Hà. Hai cửa sông này như hai huyệt đạo quyết định đến sự tồn vong của dòng sông.

    Cửa thứ nhất ở khu vực phố Chợ Gạo ngày nay. Nó nằm ngay dưới nền của tòa nhà Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, tòa Techcombank đồ sộ.


    Tranh vẽ thể hiện cửa sông nơi sông Tô Lịch giao với sông Hồng ngày xưa (là phố Chợ Gạo ngày nay). Nguồn: "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi" của Đỗ Xuân Sơn.


    Theo thực địa thì vào năm 1889, thực dân Pháp với chính sách lục địa hóa, đồng bằng hóa, mở rộng Hà Nội đã cho lấp đoạn đầu nguồn này của sông Tô Lịch. Từ đó mới xuất hiện phố Chợ Gạo. Có tên Chợ Gạo là bởi vì, nó là chỗ để người ta thuyền bè ngược xuôi buôn gạo ở ngay cửa sông Tô.

    Từ phố Chợ Gạo, dòng Tô thông sang phố Nguyễn Siêu ngày nay. Tại sao con phố đó có tên là Nguyễn Siêu? Tại vì khu làng ven bờ sông đó, vốn có nhà của ông Nguyễn Văn Siêu. Ông sống ở đó từ nhỏ, sau thành tài, mở trường dạy học ngay bên bờ sông.



    Tranh vẽ mô tả cửa sông Tô Lịch (Chợ Gạo ngày nay) và quang cảnh, đời sống trong thành Thăng Long xưa. Nguồn trích dẫn: 36hn.
    Last edited by Bin571; 17-07-2019 at 11:16 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Sông Tô lúc bấy giờ rộng lớn mênh mang, vừa là nơi thuyền bè tập kết buôn bán nhưng đồng thời cũng là nơi ngân nga những tiếng giảng bài, đọc thơ của các danh sĩ đến đây ngâm vịnh. Đặc biệt là danh sĩ Nguyễn Siêu, người xây đền Ngọc Sơn, người để lại bút tích Tả Thanh Thiên ở Tháp Bút, chính là ông ấy đấy. Ở số nhà 12 phố Nguyễn Siêu bây giờ ngày xưa là trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu. Đình là cái nhà to, Phương là vuông. Và ông đã có câu rất hay:

    Cố tri viên thị trí
    Nguyện thủ phương vi hình(Vẫn biết rằng tròn là khôn đấy
    Nhưng ta quyết chọn sống vuông)

    Có lẽ vì lựa chọn của mình như thế, mà ông xây ngôi trường hình vuông và đặt tên là Phương Đình ở ngay bên bờ sông Tô Lịch.

    Vì thế mà đến năm 1889, khi người Pháp lấp quãng sông ấy, dựng thành con phố thì phố đó đã được đặt tên là phố Nguyễn Siêu. Bây giờ ở số nhà 20, vẫn còn dấu tích trường học, đề Phương Đình, được dùng làm nơi thờ tự Nguyễn Siêu.


    Chân dung Nguyễn Văn Siêu (1799-1872)

    Hết phố Nguyễn Siêu dòng sông chạy ngược lên, bị lấp thành phố Ngõ Gạch. Từ đó mới ngoặt vào cắt đôi phố Hàng Đường, người xưa đã phải dựng một cái cầu bắc qua để nối bên này Hàng Đường với bên kia Hàng Đường. Ở trên đầu cầu còn có tượng ông phật Di Lặc suốt ngày đêm ngồi cười. Chính là Cầu Đông đấy. Chợ Cầu Đông nổi tiếng trong câu ca dao:

    Bà già đi chợ cầu Đông
    Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
    Thầy bói gieo quả phán rằng
    Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

    Thế rồi sông chảy tiếp sang bên kia đường là phố Hàng Cá. Cà phê chỗ Hàng Cá rất ngon.

    Từ đây, sông mới ngoặt một cái ra Hàng Lược. Ở chỗ ấy người ta xây một cái cống, vì nó chéo, thành ra mới có tên phố Cống Chéo hàng Lược. Chỗ mà bây giờ người ta hay nhắc đến phiên chợ hoa ngày Tết, là ở chính đấy.
    Tiếp theo, sông chảy lên phố Hàng Cót, rồi đổ vào đường Phan Đình Phùng, với Thành Cửa Bắc như tôi vừa nói ở trên. Từ đây, sông chạy qua Cửa Bắc, lên ô Thụy Khuê chỗ xưởng phim truyện, số nhà 4.

    Vì là cửa lớn đầu tiên bị bịt mất rồi, nên từ thời cuối thế kỷ 19, người ta truyền nhau rằng sông Tô Lịch được bắt nguồn từ chỗ Thụy Khuê đường Bưởi, lấy nước Hồ Tây và uốn lượn qua núi Sưa ở Bách Thảo ngày nay.

    Nhầm tai hại là ở đó!


    Trong vườn Bách Thảo hiện vẫn có dấu tích của sông Tô Lịch, nhưng nó chỉ còn là cái rãnh con con thôi. Từ đây, sông Tô ngược lên vùng Bưởi. Quãng sông này có di tích đáng chú ý là đền thờ thần Đồng Cổ, hay còn gọi là thần Trống Đồng, một vị thần cổ xưa xuất hiện từ thời Vua Hùng.

    Sách Việt Điện u linh có chép: Năm 1028, trước ngày Lý Thái Tổ mất, thái tử là Lý Phật Mã mộng thấy thần Đồng Cổ báo rằng: "Ba vị tước vương mưu làm phản!". Do có phòng bị, lại được các tướng Lê Phụng Hiểu, Lê Nhân Nghĩa giúp, nên thái tử đã dẹp được cuộc nổi loạn này. Mười ngày sau khi lên ngôi, Phật Mã (tức vua Lý Thái Tông) cho xây ngay đền thờ thần Đồng Cổ ở nơi gặp nhau của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuộc làng Đông Xã nội thành Đại La. Bây giờ nó vẫn ở đấy, tại số 353 đường Thụy Khuê.

    Đền Đồng Cổ có hội thề rất ý nghĩa với lời thề Trung Hiếu: "Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, thần minh tru diệt". Lời thề độc lắm, bách quan văn võ đều phải thề như thế.

    Từ Thụy Khuê, sông mới chảy ngược lên trên Bưởi và ngoặt một cái nối với làng Hồ Khẩu. Hồ này tức là Hồ Tây còn Khẩu là cửa. Đó chính là cửa sông còn lại của Tô Lịch ngày xưa.


    Bản đồ Hà Nội giai đoạn 1428 - 1527 rút từ tài liệu "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi" của Đỗ Xuân Sơn. Ghi chú số 1, 2 do chúng tôi thêm vào.


    Sau 1889, khi chính thức bị bít 2 cửa sông lại, Tô Lịch coi như trở thành dòng sông chết. Nó báo hiệu một thời kỳ suy vong của thành Hà Nội, của cả đất nước Việt Nam khi đó.


    Nếu cống hóa sông Tô Lịch, mọi thứ ở Hà Nội này có thể sẽ chẳng còn nguồn cội nữa. Nên tôi mới nói, không phải mắng ông bí thư quận ủy kia vì mỗi người một quan điểm, nhưng không thể giết chết sông Tô Lịch! Kể cả sau này, ai "lăm le" giết chết dòng sông này, thì không còn mặt mũi nào nhìn vào tổ tiên ngàn đời!

    Trong lịch sử 2000 năm của sông Tô Lịch, không thể không nhắc tới ngôi chùa cổ nhất Hà Nội và ngôi đền cũng cổ nhất.
    Đầu tiên, phải khẳng định rằng cặp biểu tưởng núi Nùng sông Tô mang đến cho Hà Nội cơ hội tìm hiểu về cội nguồn của sự tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh, tổ tiên. Xét trên một khía cạnh nào đó, đây là phương cách giúp người ta sống và tồn tại một cách có ý nghĩa và tự hào. Vây, ta cần biết cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng nào xuất hiện trước nhất ở Hà Nội? Ở trường hợp này, cần phải nói rõ hơn là chùa nào cổ nhất ở Hà Nội đến nay còn lưu giữ được?

    Đó là chùa Trấn Quốc.


    Chùa Trấn Quốc ngày nay. Nguồn trích dẫn: Vietravel

    Trước khi mang tên Trấn Quốc vào thế kỷ 19 thì chùa này đã có tên là chùa An Quốc, vào thế kỷ 15. Trước giai đoạn này khoảng 1000 năm, vào thời Lý Nam Đế, năm 544, khi ông ấy xây thành ven sông Tô Lịch, tòa thành đó có tên là Tô Lịch Giang thành, nằm ngay bờ con sông Tô Lịch.

    Năm 546, dũng tướng Phạm Tu, bây giờ đóng quân ở quê hương là Văn Điển, chỗ sông Tô nối với sông Nhuệ, đã xuôi theo dòng sông, hành binh đến Tô Lịch Giang thành, đánh nhau với quân Lương xâm lược để bảo vệ thành, và hy sinh ở đó. Hành trình từ đầu nguồn đến cửa sông Tô đánh giặc của Phạm Tu trở thành câu chuyện cực kỳ bi tráng trong lịch sử giữ nước của nhà nước Vạn Xuân non trẻ.

    Lý Nam Đế trước khi qua đời đã kịp để lại cho hậu thế những công trình lớn ở ngay bên bờ sông Tô Lịch. Công trình chính trị là Đài Vạn Xuân, nơi tụ hội trăm quan, công trình quân sự là Tô Lịch Giang thành, và công trình văn hóa là chùa Khai Quốc - tức là chùa mở nước, cùng một lúc với thời điểm đặt ra nước Vạn Xuân.
    Chùa Khai Quốc ở thế kỷ thứ 6, sau này chính là nền đất để hình thành nên ngôi chùa An Quốc ở thế kỷ 15. Ba ngôi chùa ở 3 thời đại khác nhau, được tôn tạo trên cùng một vị trí, tất cả đều liên quan đến Quốc cả: Khai Quốc, An Quốc, Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội ngày nay.

    Cống mương hóa sông Tô Lịch, là chôn vùi luôn gốc tích của cơ sở tôn giáo cổ xưa nhất Hà Nội này.
    Còn ngôi đền cổ nhất Hà Nội thì sao? Đó là đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ. Long Đỗ như đã nói đó, là Rốn Rồng.


    Đền Bạch Mã xưa. Nguồn trích dẫn: Hanoi.gov.vn


    Nếu như chùa Khai Quốc có niên đại từ quãng năm 544 thì đền Bạch Mã có niên đại chắc chắn vào năm 866, thế kỷ IX. Còn trước đó, nó ra đời từ một hành động tôi cho là rất "fair-play" của Cao Biền.

    Cao Biền làm Tiết Độ sứ ở Tĩnh Hải quân (một tên gọi của Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc) cất công đắp thành Đại La, lấy núi Long Đỗ làm trung tâm. Nhìn từ núi Long Đỗ về phía đông, Tiết Độ sứ chọn khu vực Cầu Đông của sông Tô Lịch để mở cửa thành. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông, chợt thấy lòng sông có chỗ mây mù tối tăm, thoáng bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, lấy bùa ra trấn yểm.

    Chẳng dè, ngay đêm đó, thần Long Đỗ sai mưa gió sấm sét đánh xuống dữ dội. Sáng ra xem, Cao Biền thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Mọi bùa yểm lúc đó như Việt Điện u linh chép: nát vụn ra như cám.
    Cao Biền lấy làm sợ hãi, biết là mình đã thua thần nước Nam, liền nói một câu vẫn còn được ghi rõ trong Việt Điện u linh: "Đất này còn lắm thần linh, ta không thắng được, tất có ngày bị thần đánh bại." Sau câu nói đó, bèn cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy để phụng thờ Long Đỗ thần quân.

    Đến thời Đinh Tiên Hoàng, đền thờ thần Long Đỗ được dựng lại đúng ở vị trí cũ (ngày hôm nay là số 76 phố Hàng Buồm) và mang tên Bạch Mã.

    Thế kỷ thứ 11, Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi Đại La thành Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó, cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa. Vua bèn nhân đó, phong thần Long Đỗ làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.



    Bên trong Đền Bạch Mã. Nguồn trích dẫn: Báo Kiến Thức


    Cống mương hóa con sông Tô Lịch, là điều mà Cao Biền không làm nổi và không dám làm trong đời. Tục truyền rằng, trận thua khiến Cao Biền tâm phục khẩu phục mà lập ra đền thờ thần Long Đỗ là lần thua duy nhất trong đời của tay phù thủy Cao Biền.

    Mọi dòng sông đều có vận mệnh của nó. Nhìn vào từng giai đoạn lịch sử suốt 2000 năm, thế kỷ thứ 10 - 11 - 12 có thể coi là lúc mà sông Tô Lịch ở vào giai đoạn hào hoa, huy hoàng, rực rỡ. Giai đoạn mà người kinh thành nói riêng, người Việt nói chung ký thác cả đời sống văn hóa tinh thần, đời sống kinh tế, đời sống quân sự vào dòng sông Tô.


    Thời kỳ này có một ngôi làng điển hình của Hà Nội dựa vào dòng sông Tô mà hình thành và phát triển. Đó là làng Láng, gắn với di tích Chùa Láng và nghề trồng húng Láng nổi danh.

    Cắt nghĩa tên làng này mới thấy được vẻ đẹp của dòng sông Tô Lịch.

    Láng là tên nôm của Hương Yên Lãng trong sử sách, hay An Lãng, gồm Láng Thượng, Láng Hạ, Láng Trung. Yên hay An đều có nghĩa là lặng, ổn định. Còn Lãng ở đây có nhiều nghĩa, vừa là sóng (phong bình lãng tĩnh - gió yên sóng lặng), vừa là sáng, rực rỡ (thiên sắc thanh lãng - màu trời trong xanh).

    Ở nét nghĩa nào thì tên ngôi làng này cũng đều mô tả trọn vẹn vẻ đẹp của nó là bình yên, đẹp đẽ, sáng trong, rực rỡ.
    Người dân làng Láng còn cắt nghĩa cho tên làng mình rất thú vị. Vì dòng sông Tô Lịch nước vốn trong xanh, dân làng Láng thuần nông chuyên múc nước sông Tô tưới rau trên đồng dưới bãi.
    Đêm trăng sáng, lấy một gàu nước mà hắt xuống thế này. Lênh láng! Là Láng đấy. Dồi dào và trong sáng. Tên làng đặt cũng từ vẻ đẹp của dòng sông là thế.


    Làng Láng có ông bà Từ Vinh và Tằng Thị Loan sinh ra một người con trai, là Từ Đạo Hạnh. Đạo sĩ Từ Vinh làm quan trong triều, nhưng hay dùng phép thuật ngoài đời, có lúc còn quấy nhiễu nhà Diên Đình Hầu, mà bị pháp sư Đại Điên ở Dịch Vọng dùng phép thuật chém chết. Gia cảnh ly tán, Từ Đạo Hạnh đi tu ở chùa Thầy. Thậm chí, truyền thuyết kể Từ Đạo Hạnh sang tận cả Tây Trúc để học pháp, rồi trở về với phép thuật tinh thông. Nhớ mối thù giết cha, Từ Đạo Hạnh hóa ra cây gậy trôi ngược sông Tô Lịch đến chỗ Đại Điên, y ra xem liền bị gậy vụt chết. Nay còn có địa danh ngõ Vụt ở làng Yên Hòa!

    Sau này, Từ Đạo Hạnh dùng phép thuật đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân Tông. Năm 1128, con Sùng Hiền Hầu lên ngôi báu, lấy hiệu là Lý Thần Tông. Tương truyền, sau khi lên ngôi, Lý Thần Tông đã cho xây Chùa Láng để thờ Từ Đạo Hạnh. Chùa có tên chữ là Chiêu Thiền tự, một danh lam của Thăng Long.




    Hình ảnh chùa Láng thời xưa. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Nguoihanoi.com.vn - 36hn.

    Trong hậu cung Chùa Láng ngày nay vẫn còn có tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan, sơn then đặc sắc. Sân chùa có lầu bát giác, đường dẫn vào chùa có hai hàng cây muỗm cổ thụ. Xưa kia chùa còn có những cây đại thụ cổ kính hàng ngàn tuổi. Bên cạnh chùa Láng được coi là trung tâm đã hình thành cả một tiểu vùng văn hóa Láng với nhiều đền miếu, chùa chiền, trải dọc theo bờ sông Tô Lịch. Từ cuối triều Lê, có người đến thăm Chùa Láng đã ghi lại bài thơ truyền qua mấy thế kỷ:

    Đệ nhất tùng lâm có phải đây?
    Có ai cho vái hỏi thăm Thầy
    Ngai vàng hai kiếp rồi đâu tá?
    Trơ trọi thông già đứng réo mây!

    Không chỉ riêng Láng, cả một vùng làng từ nghề nông, nghề giấy, nghề dệt lụa, nghề thương nghiệp… của đất Thăng Long đều là trông vào nước sông Tô Lịch. Bây giờ nếu lấp hết sông đi, thử hỏi những làng nghề, phố nghề của Hà Nội biết tìm nguồn cội ở đâu?

    Không thể lấp sông! Nhưng còn CỨU SÔNG thế nào?

    Tuy cho đến nay chưa có một giải pháp được thực hiện hiệu quả, nhưng tôi cho rằng cứu được hay không cứu được sông Tô Lịch trước hết người ta phải biết rõ "bệnh sử" của nó đã. Đây là nguyên tắc đầu tiên trong mọi quá trình khám chữa bệnh! Vậy mà tôi thấy chẳng ai chịu tìm hiểu cho hai năm rõ mười cả!


    Vậy "bệnh sử" của sông Tô thế nào?


    Một chi tiết vô cùng quan trọng mà những người muốn cứu sông Tô phải biết, cho đến thế kỷ 16 - 17 - 18 nước sông Tô vẫn "vừa trong vừa mát". Tô Lịch lúc bấy giờ vẫn giữ được hệ thống luồng to lạch lớn. Chỉ khi người Pháp chiếm được thành Hà Nội, chính thức bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam, sông Tô Lịch mới bắt đầu bị bức tử.
    Chỗ này có một vấn đề về lý thuyết phải chú ý. Kinh đô Thăng Long - một "thành phố sông hồ", đấy là mệnh danh của các giáo sĩ phương Tây. Alexandre de Rhodes còn so sánh Thăng Long với Vienna cơ mà.

    Đặc trưng nổi bật của thành phố này là nhiều mạch sông, hồ, dẫn đến chỗ nào cũng có nước và lầy lội; quá thiếu thốn quỹ đất để xây dựng nên một thành phố theo quan niệm của các kỹ sư xây dựng đến từ Pháp. Người Pháp lại càng sợ môi trường ẩm thấp, đầy mầm bệnh truyền nhiễm ở tiểu vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa như Hà Nội.

    Mang văn minh từ cựu lục địa châu Âu đến để khai hóa thành phố này, người Pháp quyết tâm biến Hà Nội của sự lầy lội, cổ xưa, lạc hậu, trở thành "tiểu Paris phương Đông" thời bấy giờ. Lý thuyết cảnh quan của nước Pháp cho rằng "chúng ta không đến để nhìn vào tự nhiên những gì chúng ta thích trong tự nhiên. Chúng ta sẽ đi nhìn vào tự nhiên những gì quyến rũ chúng ta trong nghệ thuật." Như vậy, họ đã mang theo cái được gọi là văn minh và nghệ thuật của châu Âu đến để quy hoạch cho Hà Nội theo cách mà họ muốn.

    Thứ quyến rũ được người Pháp lúc đó phải là những gì đến từ châu Âu, giống hay na ná với nước Pháp, tư duy của thực dân là ở chỗ đó. Gần như phủ định tất cả dấu ấn cổ truyền của vùng đất thuộc địa. Thăng Long được người Pháp gọi là Kẻ Chợ, kinh đô của vương quốc Đằng Ngoài, thứ văn minh tre nứa, giờ phải chuyển sang gạch đá châu Âu. Tiếp nữa là giao thông từ đường thủy, sông hồ phải trở thành đường xá của châu Âu; thế thì người Pháp mới đúng là người mở đường, khai hóa. Cách mà người Pháp nâng đường cái quan thành đường quốc lộ, mở thêm hàng chục con đường trên nền những lối đi tắt thời phong kiến... tất cả đều xuất phát từ học thuyết của người cai trị.

    Phải công nhận là với thuyết đó, người Pháp đã làm việc một cách rất bài bản. Đầu tiên, họ nghiên cứu kỹ dòng chảy của sông Tô Lịch. Những thông số ghi chép đã chỉ ra rằng, vùng Giang Khẩu (phố Chợ Gạo ngày nay) của sông Tô Lịch được sông Hồng bồi lắng lượng phù sa rất lớn. Việc bồi lắng ở cửa phân lưu này ngày càng mạnh đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân quanh đó. Sử các đời Lý - Trần - Lê cũng đã chép, một số lần dân kinh thành phải khơi vét lòng sông.


    Đoạn màu đỏ là phần đã lấp, đoạn màu xanh là dòng sông còn lại (tính đến năm 2000). Nguồn: "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi", Đỗ Xuân Sơn.

    Đây là điểm tiên quyết để người Pháp đưa ra phương án đắp sông Tô từ Thụy Khuê qua các đường phố Phan Đình Phùng, cống chéo Hàng Lược, Ngõ Gạch… rồi tiến dần tiến dần ra đến chân cầu Long Biên ngày nay. Để lục địa hóa thành phố sông hồ này, một mặt họ lấp 2 cửa sông Tô, lấp lòng sông; một mặt mở đường, xây cầu, làm nhà trên những khu đất mới nhân tạo thành.

    Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương, cái tên Tiểu Paris phương Đông bóng bẩy được cất lên từ đó, cũng là lúc, đặc trưng của thành phố sông (ville - fleuve) suốt 2000 qua chính thức chấm dứt. Sông Tô Lịch trên thực tế chỉ còn giữ lại được 13,7km chiều dài.

    Chính vì thế mà thành phố sông hồ này biến chất, làm chết luôn cả dòng sông mà đã ra đời cùng nó. Đây là một vấn đề có tính chất lý thuyết trong việc kiến tạo đô thị của người Pháp, tìm hiểu kỹ thì còn có nhiều kiến thức đô thị học rất quan trọng.


    Đô thị Hà Nội từ đô thị sông nước thành đô thị lục địa mắc phải một vấn nạn nan giải bao năm nay: mưa xuống một cái là ngập luôn.

    Phố Phùng Hưng, theo tài liệu của Doãn Kế Thiện, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc khóa đầu tiên của thành phố Hà Nội, còn có cái hồ gọi là hồ Xác Trẻ. Vì thực chất, Phùng Hưng vốn là con hào nước, không có phố.


    Thế thì những ca đẻ ra mà không nuôi được, vừa đẻ ra đã mất, các cụ mới cho đấy là cái chuyện con ranh, con lộn. Những cái đứa trẻ mắc phải cái số phận con ranh, con lộn, tức là vừa đẻ ra là con ranh rồi lại lộn vào bụng mẹ để lại trở thành con ranh. Họ mới cắt vòng con ranh con lộn đó bằng cách đứa trẻ sinh ra, chết thì quẳng xác xuống hồ, không cho nó thành con ranh con lộn nữa. Hồ đó thực chất là một khúc sông Tô Lịch, sau này được người Pháp lấp thành phố với tên Pháp là Boulvard Henri d’Orléans, quận công xứ Orléans.

    Phùng Hưng rồi mấy con phố bên cạnh như Hà Trung, Nhà Hỏa, Đường Thành, khu vực chợ Hàng Da… cứ mưa một trận mà xem, ngập nước là chuyện bình thường.

    Quãng hơn 20 năm trước đây, thế hệ của những người giờ đây có thể là tiến sĩ, là giáo sư, là doanh nhân, là những nhà quản lý hoặc là người bình thường thôi, trên dưới 50 tuổi; lúc ấy đang còn thanh niên, họ chính là những người gần như cuối cùng còn được nhìn thấy dòng sông Tô Lịch vẫn trong, vẫn xanh, vẫn có thể dùng để tưới cho cây cối và chống hạn cho ruộng đồng.
    Đến bây giờ thì chết hẳn rồi.

    Những đứa trẻ chủ nhân của Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm hôm nay sinh ra là đã thấy nước sông Tô Lịch đen kịt, bốc mùi thối rữa…

    Vậy ai đã giết sông Tô Lịch? Cái này người Hà Nội phải biết rõ hơn ai hết. Một dòng sông sống tốt suốt 2000 năm, rồi bị làm cho teo tóp cỡ 100 năm, và chết lâm sàng mới vài chục năm; vậy chúng ta có thể cứu chữa nó được không?
    Chỉ người Hà Nội mới có thể trả lời được bằng chính nhu cầu được sống, tồn tại và phát triển một cách có ý nghĩa của chính mình.

    Bao nhiêu biện pháp, bao nhiêu đề án, dự án làm trong sạch rồi làm sống lại sông Tô Lịch hiện nay, đều chỉ là chữa ngọn mà thôi. Người ta đang chữa mà không quan tâm đến tiền sử bệnh lý của bản thân dòng sông Tô, tiền sử của bản thân đời sống xã hội thành phố Hà Nội, tiền sử của ngọn nguồn hệ thống thủy văn, thủy lợi cả khu vực đồng bằng sông Hồng này.


    Các cống xả thải ngày nay ra sông Tô Lịch.

    Qua những biểu hiện lâm sàng của sông Tô Lịch hiện nay, kết hợp với với những thông tin lịch sử, chúng ta cần hiểu rằng, dòng sông này đang chết vì bị bịt hết các cửa ra vào của nó. Cửa ra vào chính là Giang Khẩu ở chợ Gạo, cửa phụ là Hồ Khẩu ở Bưởi. Đã bị cắt nguồn cấp nước vào ra tự nhiên, Tô Lịch này lại còn bị đầu độc mỗi ngày một khủng khiếp hơn bởi nước thải.

    Theo tính toán, hiện nay trên toàn tuyến sông Tô Lịch có đến 13 điểm xả thải chính xuống lòng sông. Đấy là chưa kể quãng 200 cống thoát nước sinh hoạt lớn nhỏ dân sinh từ cỡ 100 cơ sở tiểu thụ công nghiệp ở các làng nghề ven sông…

    Biết được những nguyên nhân ấy rồi, người có trách nhiệm, người có tâm nguyện muốn cứu sông Tô, liệu có thể đưa ra phác đồ chính xác và phù hợp hay không?




    Người kể chuyện: GS. Lê Văn Lan

    Ghi chép: Thanh An - Hải Trung

    Đồ họa: Đỗ Linh


    Theo Trí Thức Trẻ17/07/2019
    Last edited by Bin571; 17-07-2019 at 11:16 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định



    Hồ Tây không chỉ là "lá phổi" khổng lồ cho toàn Thăng Long xưa và Hà Nội nay, không chỉ là một con hồ điều hòa, luôn cân đối lượng nước, tránh ngập lụt cho cả thành phố, mà đó còn là vùng đất thiêng, nơi sản sinh tâm thức của người Hà Nội xưa, hay nói rộng hơn đó cũng chính là tâm tức người Việt cổ. Về góc nhìn tâm linh, cùng với sông Tô Lịch, Hồ Tây được xem như một địa danh tụ thủy.

    Vậy tụ thủy là gì?

    Cũng như sông Tô Lịch, Hồ Tây vừa là long mạch, vừa là nơi tụ thủy. Tất cả những nơi có tụ thủy thì đều có năng lượng rất lớn từ vũ trụ truyền xuống, cho nên ở đó thì sẽ có rất nhiều người tài - người ta gọi là tụ nhân. Đã có tụ thủy thì sẽ có tụ nhân. Hay nói một cách dễ hiểu, Hồ Tây là nơi địa linh nhân kiệt, là nơi sản sinh ra lượng lớn những giá trị vật thể và phi vật thể.
    Các giá trị vật thể hay phi vật thể của Hồ Tây đan xen, quất quýt, gắn chặt với nhau như hai mặt của một vấn đề. Nó được thể hiện qua các truyền thuyết sống động, các ghi chép trong sử sách về địa danh này.


    Những truyền thuyết gắn liền với Hồ Tây hay tên gọi của Hồ Tây nhiều vô kể. Nổi tiếng nhất có lẽ là sự tích Lạc Long Quân diệt hồ ly tinh ở ngay tại nơi này, được ghi trong Lĩnh Nam chính quái.

    Theo đó, khi xưa ở phía tây kinh thành có hòn núi đá lớn bên sông, dưới núi có hang động và cũng là nơi trú ngụ của một con cáo chín đuôi. Nó sống lâu đến nghìn năm rồi hóa thành tinh, chuyên đi làm điều độc ác, hãm hại dân lành ở khu vực xung quanh Hồ Tây. Sự ác ôn của con hồ ly tinh này không ai không biết, nó khiến vô số người phải bỏ nhà cửa, làng xóm, bỏ cả ruộng đồng tránh đi nơi khác.

    Khi biết tin, Lạc Long Quân lập tức tìm đến để trừ hại cho dân. Cuộc chiến đầy cam go, quyết liệt diễn ra nhiều ngày đêm, dù con cáo chín đuôi có tài phép thế nào cũng không địch lại Lạc Long Quân, buộc phải quay trở lại hang ổ của nó ở dưới núi đá. Đến cuối cùng, Lạc Long Quân cũng tiêu diệt được hồ ly, giải cứu cho dân lành bị bắt cóc trong hang sâu, cho họ miếng đất gần đó để làm ăn sinh sống, lập nên làng Hồ Khẩu. Còn nơi hồ ly tinh bị giết sau này có tên hồ Xác Cáo - là Hồ Tây bây giờ.


    Rất xa xưa trở về trước, Hồ Tây còn có tên gọi là hồ Xác Cáo. Nguồn: CiputraHanoi - Hotienphongthuy.

    Một cái tên khác - Kim Ngưu (Trâu Vàng) cũng có lai lịch không hề tầm thường. Truyền thuyết kể rằng, đời nhà Lý, nước ta có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu chọn món đồ theo ý thích và lấy bao nhiêu tùy thích nhưng Minh Không chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là "mẹ" của vàng) cho vào bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc thành cái chuông.
    Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang vọng sang tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi phát ra tiếng âm thanh. Đến khu rừng phía bắc thành Thăng Long thì tiếng chuông im bặt. Trâu vàng mất phương hướng đã lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng, còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại di tích, đó là sông Kim Ngưu. Vua sai ném chuông xuống hồ để trâu khỏi lồng thì quả thật nó đã lặn theo. Từ đó, hồ có tên là Kim Ngưu và dân gian còn truyền tụng:

    "Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ,
    Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi".

    Ảnh minh họa sự tích Kim Ngưu. Nguồn: Hannah Hoang.

    Cũng theo truyền thuyết này, nếu ai sinh đủ mười người con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu vàng lên khỏi mặt nước và dắt vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó, dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu (gần phủ Tây Hồ hiện nay). Về sau mới biết, người gọi trâu thì ra chỉ có chín con trai ruột, người còn lại là con trai nuôi.

    Theo sách Hồn sử Việt, khi vua Lý Công Uẩn dời Hoa Lư lập kinh đô Thăng Long, thấy hồ Kim Ngưu đẹp nên ông thường xuyên tổ chức du ngoạn. Và không ít lần trong những chuyến du trên hồ, sương mù đã bao phủ thuyền của vua tạo ra cảnh tượng vô cùng huyền ảo vì vậy hồ được đổi tên là Dâm Đàm. Nhưng theo Đại Việt sử ký toàn thư: "Năm 1573 vua Lê Thế Tông lên ngôi tên húy là Duy Đàm, kiêng húy cấm không được gọi hồ Dâm Đàm, mà đổi gọi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó".

    Ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Hàng Châu cũng có Tây Hồ nổi tiếng trên đất Trung Quốc. Tây Hồ là hồ ở phía tây nhưng theo tiếng Hán đọc là Tây Hồ. Đến đời Tây Đô Vương Trịnh Tạc, năm 1657 vì kiêng chữ Tây nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị đổi thành Đoài (Đoài nghĩa là phía Tây) bởi vậy Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng dân Thăng Long vẫn gọi là Tây Hồ.


    Đến triều nhà Tây Sơn, quan niệm về húy kỵ có khác. Sách Đào Khê dã sử kể, sau khi tiêu diệt quân Thanh, thống nhất Đại Việt, vua Quang Trung đã lưu lại Thăng Long một thời gian ở để chiêu hiền đãi sỹ và ổn định Bắc Hà.

    Một hôm, vua ngự thuyền chơi Tây Hồ, theo hầu có một văn thần họ Đỗ vốn là tiến sĩ nhà Lê, vì muốn lấy lòng vua ông này đã tâu xin vua đổi tên hồ. Quang Trung nghe lời tâu rất ngạc nhiên hỏi vì sao lại phải đổi thì văn thần này trả lời tên hồ trùng với quê vua (Tây Sơn, phủ Qui Nhơn, tỉnh Bình Định).

    Quang Trung nghe xong cười to nói: "Tây Hồ là danh thắng của Thăng Long, người Thăng Long bao đời vẫn yêu quý Tây Hồ, lưu luyến Tây Hồ, lẽ nào nay vì trẫm mà phải đổi tên hồ quen thuộc? Vả chăng trẫm từ Tây Sơn đến với nhân sĩ, hiền tài Bắc Hà chẳng tốt lắm ru? Khách Tây Sơn, cảnh Tây Hồ đó là duyên tao ngộ, cùng nhau còn nhiều gắn bó, hẹn hò, cảnh chẳng phụ người, làm sao người lại phụ cảnh? Nhà ngươi muốn trẫm làm một việc vô nghĩa với dân Bắc Hà sao?".




    Có một điều, dù là tên nào, gắn với truyền thuyết dân gian hay được ghi chép tại chính sử, thì điều đó cũng phản ánh được các thời kỳ lịch sử của Hồ Tây gắn liền với giá trị Thăng Long. Nó đi ra từ trong chính tâm thức của người Việt cổ. Vậy hiểu đúng thì tâm thức ở đây là gì?

    Thực tế, người ta không thể xác minh chính xác được rằng truyền thuyết nào là thật, truyền thuyết nào dựa trên sự thật mà có phần biến tấu, hay truyền thuyết nào được dân gian hóa hoàn toàn. Bởi lẽ, trong truyền thuyết, người ta thường sử dụng những cách nói quá, khoa trương hơn, phóng đại hơn hoặc thần thánh hóa các sự vật, hiện tượng.

    Tuy vậy, tựu chung lại, những truyền thuyết này là sản phẩm tinh thần của người Hà Nội nói riêng và người Việt cổ nói chung. Bất cứ ai, dù ở thời nào cũng đều cần một chỗ dựa về mặt tinh thần thì mới có thể sống được. Đó chính là sự khai mở về mặt tâm thức. Không có truyền thuyết, không có chỗ dựa tinh thần, không có tâm thức, họ không sống nổi. Bởi trong chính những truyền thuyết đó, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt luôn đánh bại được những thế lực hắc ám.

    Tức là ở đây, con người cần dựa vào một giá trị tư tưởng để tồn tại, đó chính là tâm thức.Có thể nói, những truyền thuyết về Hồ Tây, từ tên gọi cho đến những câu chuyện dân gian đều có giá trị rất lớn về mặt tâm thức, là sản phẩm về mặt tinh thần của người Việt cổ, là giá trị phi vật thể không thể cân đong đo đếm.


    Ngược dòng quá khứ, không ai biết Hồ Tây hình thành từ bao giờ, chỉ biết đã rất xa xưa rồi, chắc chắn có từ trước công nguyên. Rồi người ta cũng đặt ra giả thiết là nó là một khúc sông hồng ngày xưa, khi lũ lụt lớn quá nước đổ vào đấy, sau đó hình thành một cái hồ, có thể coi là hồ thiên tạo.

    Cũng có người cho rằng Hồ Tây xưa là khúc uốn của sông Hồng khi sông đổi dòng chảy lấn về bờ bên kia đã để lại một hồ nước, giống như việc sông Hồng đổi dòng đã tạo ra hồ Lục Thủy. Thực tế thì sông Hồng đã nhiều lần đổi dòng khiến cửa sông Cà Lồ (ở xã Trung Hà, huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc) bị cát bồi lấp dẫn tới Cà Lồ trở thành con sông chết. Nếu chấp nhận giả thuyết đó thì Hồ Tây có từ bao giờ vẫn là câu hỏi không dễ trả lời.



    Nguồn: Nguyenvannhi - PhamtienhongNguồn: Nguyenvannhi - Phamtienhong.

    Rồi cũng từ nơi đây, có những ghi chép về việc Hai Bà Trưng từng đánh trận những năm đầu công nguyên hay Lý Nam Đế chống quân xâm lược nhà Lương thì khi đó Hồ Tây cũng đã có rồi. Từ đó để có thể thấy, con hồ hình bán nguyệt cứ lặng lẽ sánh bước cùng Hà Nội cũng đã có lịch sử hàng ngàn năm tuổi.

    Nếu như nói Hồ Tây được hình thành từ trước cả công nguyên, vậy trước đây hình hài của nó như thế nào? Nó đứng trơ trọi hay hòa mình vào mạng lưới sông nước của Thăng Long xưa? Nguồn nước của Hồ Tây đến từ đâu?

    Để hiểu được ngọn nguồn, chúng ta lại một lần nữa phải ngược dòng lịch sử, truy nguyên về thời kỳ đầu tiên của địa danh này. Kể từ thời xa xưa cho đến thế kỷ 17, Hồ Tây vẫn cung cấp nước bởi 3 nguồn chính. Một là sông Thiên Phù, ở phía Tây Bắc Thăng Long. Cửa sông bắt nguồn từ làng Phú Thượng, Nhật Tân, chảy qua Xuân La, Xuân Đỉnh rồi đến ngã ba chợ Bưởi. Nguồn thứ hai nữa là nước do sông Tô Lịch cấp, ở hai cửa sông là Chợ Gạo và Giang Khẩu. Ngoài ra, một nguồn nước khác cũng có thể coi cung cấp nước cho Hồ Tây là nước mưa. Đây là nguồn rất lớn, bởi hàng năm đến mùa mưa thì nước mưa đổ xuống miền bắc rất nhiều mà Hồ Tây là hồ rộng nên nó tích được lượng lớn nước.

    Bên cạnh đó, vì đáy sông Hồng ở cửa sông Thiên Phù cao hơn đáy sông Hồng ở đoạn Hà Khẩu nên vào tháng không mưa, nước sông Hồng chảy vào Thiên Phù, qua Tô Lịch vào Hồ Tây, tiếp tục đưa nước ra cửa Hà Khẩu nhập với dòng sông Hồng. Nhưng trong tháng mưa lũ, do nước từ đầu nguồn dồn về liên tục nên nước sông Hồng dâng cao đã đẩy nước chảy vào Tô Lịch và dĩ nhiên đổ một phần vào Hồ Tây. Vì thế trước đây ở sông Tô Lịch có hiện tượng nghịch thủy.

    Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc này chỉ kéo dài đến thế kỷ 17 bởi sau đó sông Thiên Phù bị cát bồi lắng ngoài cửa sông dẫn đến dần dần biến mất và Hồ Tây mất đi một nguồn cấp nước không nhỏ. Thời điểm chính xác sông Thiên Phù biến mất thì khó mà nói ra tường tận, nhưng chắc chắn nó rơi vào khoảng cuối thế kỷ 17. Đến lúc này, Hồ Tây chỉ còn hai nguồn cung chính đến từ sông Tô Lịch và lượng nước mưa hàng năm.




    Khoảnh khắc thơ mộng của Hồ Tây mỗi khi hoàng hôn buông xuống. Nguồn: Meogia - Vietravel.

    Vào mùa mưa, nước Hồ Tây dâng lên rất cao, do nước sông Tô Lịch đổ vào, nhưng đến mùa khô thì ngược lại, Hồ Tây trở thành nơi cung cấp nước cho sông. Cho đến cuối thế kỷ 19, năm 1889, khi mà xây chợ Đồng Xuân, người Pháp mới lấp đoạn đầu của sông Tô đi để xây dựng, nay tương ứng với đoạn chợ Đồng Xuân, khu vực Hàng Chiếu, ăn ra Hàng Lược, thì người ta lấp đoạn đấy để làm chợ. Sau đó mới làm cống bê tông ra tận Phan Đình Phùng, chỗ gần trường Chu Văn An bây giờ. Tính cho đến lúc này, Hồ Tây chỉ còn lại nguồn nuớc chính là lượng mưa hàng năm

    Nhưng mặt khác, Hồ Tây cũng xuất hiện thêm một nguồn cung mới dù không đáng kể, đó là một phần nước thải của phía Bắc thành phố chảy ra. Nghĩa là khi người ta cống hóa đoạn đầu sông Tô Lịch, thì đồng thời cũng làm hệ thống thoát nước ở phía Bắc chảy ra đoạn cống đấy và nó chạy theo đoạn sông Tô Lịch còn lại chảy về Hồ Khẩu rồi đổ vào Hồ Tây. Nhưng lượng nước sinh hoạt thải ra hồ về cơ bản không nhiều và quan trọng là lúc đó, nó cũng không gây ô nhiễm cho hồ. Cuối cùng, khi người Pháp phá thành vào năm 1897 thì họ cũng lấp đoạn sông Tô Lịch còn lại và đoạn ở làng Hồ Khẩu ngày nay. Tức là tính từ cuối thế kỷ 19, nguồn nước duy nhất cung cấp cho Hồ Tây là nước mưa.

    Last edited by Bin571; 30-08-2019 at 11:12 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Vào mùa mưa, nước Hồ Tây dâng lên rất cao, do nước sông Tô Lịch đổ vào, nhưng đến mùa khô thì ngược lại, Hồ Tây trở thành nơi cung cấp nước cho sông. Cho đến cuối thế kỷ 19, năm 1889, khi mà xây chợ Đồng Xuân, người Pháp mới lấp đoạn đầu của sông Tô đi để xây dựng, nay tương ứng với đoạn chợ Đồng Xuân, khu vực Hàng Chiếu, ăn ra Hàng Lược, thì người ta lấp đoạn đấy để làm chợ. Sau đó mới làm cống bê tông ra tận Phan Đình Phùng, chỗ gần trường Chu Văn An bây giờ. Tính cho đến lúc này, Hồ Tây chỉ còn lại nguồn nuớc chính là lượng mưa hàng năm

    Nhưng mặt khác, Hồ Tây cũng xuất hiện thêm một nguồn cung mới dù không đáng kể, đó là một phần nước thải của phía Bắc thành phố chảy ra. Nghĩa là khi người ta cống hóa đoạn đầu sông Tô Lịch, thì đồng thời cũng làm hệ thống thoát nước ở phía Bắc chảy ra đoạn cống đấy và nó chạy theo đoạn sông Tô Lịch còn lại chảy về Hồ Khẩu rồi đổ vào Hồ Tây. Nhưng lượng nước sinh hoạt thải ra hồ về cơ bản không nhiều và quan trọng là lúc đó, nó cũng không gây ô nhiễm cho hồ. Cuối cùng, khi người Pháp phá thành vào năm 1897 thì họ cũng lấp đoạn sông Tô Lịch còn lại và đoạn ở làng Hồ Khẩu ngày nay. Tức là tính từ cuối thế kỷ 19, nguồn nước duy nhất cung cấp cho Hồ Tây là nước mưa.




    Nhiều năm trở lại đây, mỗi khi vào mùa sen, thiếu nữ khắp nơi lại lên Hồ Tây, diện áo yếm, áo dài chụp ảnh với hoa sen. Không còn là trào lưu nhất thời, điều đó đã trở thành một hoạt động văn hóa đẹp, lãng mạn, thấm sâu trong đời sống hiện đại ngày nay. Cũng không biết nét văn hóa này bắt đầu từ bao giờ, nhưng trước đây vài chục năm thì không hề có. Câu chuyện về sen Hồ Tây ngày xưa khác.




    Thiếu nữ chụp ảnh bên sen. Nguồn: Phapluatplus

    Có thể nói, khắp cả nước đâu đâu cũng có sen, riêng Hà Nội đầu thế kỷ 20 còn rất nhiều đầm sen mênh mông như: Vọng, khu vực cuối phố Trần Quốc Toản, Liên Trì (ao sen), Lĩnh Nam, Định Công... Nhưng nói đến sen thì ít nơi đâu hơn được sen Tây Hồ. Do thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là nguồn nước hồ Tây đã tạo nên giống sen quý ở đây. Sen Tây Hồ quý vì bông lớn khi nở to như hai bàn tay mở, có trăm cánh (còn được gọi là Bách Diệp) xếp lớp bao bọc lấy nhụy, đài và gạo, giữ cho sen mùi thơm thuần khiết, ngát đượm.

    Cho đến nay chưa tìm thấy sách nào ghi sen ở hồ Tây có từ bao giờ nhưng Đại Việt sử ký đã nói đến ly cung, biệt điện, tư thất của các vương hầu, công chúa, quan đại thần triều Lý bên cạnh những vạt sen thơm ngát ở Hồ Tây. Sở dĩ ly cung, biệt điện xây dựng bên vạt sen vì nhà Lý được coi là triều đại quân chủ Phật Giáo và hoa sen là biểu tượng nhiều mặt trong Đạo Phật.
    Đến nhà Trần, Hồ Tây cũng là nơi nghỉ ngơi, giải trí cho các đại quan. Tuy nhiên đến nhà Lê thì nhiều ly cung biệt điện đã đổ nát. Vua Lê Tương Dực (1509-1516), một ông vua nổi tiếng ăn chơi trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã cho sửa sang hành cung ở Dâm Đàm làm chỗ nghỉ ngơi.

    Đại Việt sử ký chép, ông "vua lợn" này bày ra trò chơi "tiên nữ hái hoa sen". Đó là bắt cung nữ trút bỏ váy áo ở trần giả làm tiên nữ chèo thuyền hái sen nở trong hồ để vua xem.
    Sen đi vào ca dao Việt Nam như một biểu tượng đẹp đẽ, tinh khiết, thanh tao:

    Rủ nhau ra tắm hồ sen,
    Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
    Hay:
    Hoa sen mọc bãi cát lầm,
    Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.


    Nguồn: Buihang_97.


    Còn với sen Tây Hồ, người đầu tiên làm thơ được ghi chép lại chính là vua Lê Thánh Tông, ông có bài Hoa sen bằng chữ Hán và Hoa sen non bằng chữ Nôm. Hoa sen non không chỉ đẹp mà thấy tâm hồn lãng mạn bay bổng của một ông vua có tài và tâm:

    Dìu dịu Lam Điền ngọc mới tương,
    Hồ thanh, sắc ánh, mặt dường gương.
    Ngọc in làm dáng tiền sơ đúc,
    Chàm nhuộm nên màu, tán chửa giương.
    Lạt biếc mới khai mày Thái mẫu,
    Thắm hồng còn kín má Vương Tường.
    Khách thơ hứng nghĩ hiềm chưa đủ,
    Mười trượng hoa thì mười trượng hương.

    Trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án cùng viết về thú chơi của chúa Trịnh Sâm trong trung thu năm 1774: "Ngày hôm đó chúa ngự trên ly cung Thụy Liên (sen ngủ). Dưới là sen trên bờ là cây phù dung mắc đèn lồng. Nhạc công hoặc ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc hoặc ẩn mình dưới bóng cây, bến đá tấu nhạc".

    Ở Nghi Tàm có ngôi miếu ở ven đường liên quan đến sen hồ Tây là miếu Bà Cô. Tương truyền cô gái họ Đoàn này đi thuyền hái sen dâng lên phủ hành cung Thụy Liên của chúa Trịnh nhưng chẳng may thuyền bị đắm cô bị chết, dân Nghi Tàm cho là cô chết trẻ nên thiêng đã lập miếu thờ.

    Sen trong bài Thăm chùa Trấn Quốc của Phạm Quý Thích (1760-1825) là "Mười dặm hương sen theo gió thoảng" và "Giữa đám sen dày thuyền lướt mau". Thượng kinh ký sự của đại danh y Lê Hữu Trác kể chuyện ông chữa bệnh cho chúa Trịnh ở biệt điện bên hồ Tây và sen đã cho ông cảm xúc đến mức bật ra thơ.


    Ở nhiều địa phương, người ta chỉ dùng hạt, củ và tâm sen nhưng ở Hà Nội cây sen gần như không bỏ đi thứ gì. Dân quanh Hồ Tây hái lá già bán cho các bà, các cô làng Vòng. Cốm đầu nia gói trong lá sen già thì không gì bằng vì hai mùi quyện vào nhau tỏa mùi thơm thanh dịu trong tiết thu nhạt nắng. Dân làng Tương Mai thường dùng lá sen non gói xôi lúa vì xôi không dính lá và mùi thơm lá sen kích thích vị giác của người ăn; nhụy dùng để ướp chè, nấu rượu và hoa để thưởng thức rất tao nhã.

    Chuyện cũ bên dòng sông Tô của Viên mai Nguyễn Công Chí chính là gia phả dòng họ Nguyễn Đình (làng Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) lập nghiệp ở phố Hàng Ngang từ thế kỷ XVII. Dòng họ này không chỉ giầu có, nổi tiếng về sự hiếu học ở đất Thăng Long mà còn nổi tiếng về khéo léo trong nghệ thuật ướp chè sen Tây Hồ. Đầu thế kỷ XX, dân các làng Tây Hồ, Nghi Tàm, Quảng Bá mua hoa sen của các chủ thầu gánh vào chợ Đồng Xuân và phố xung quanh bán từng gánh lớn cho các gia đình lấy nhụy ướp chè sen và cho người chơi hoa.





    Để có được mỗi gói trà sen, người ta thường phải thu hoạch sen từ rất sớm để có được hương vị thơm ngon nhất. Nguồn: Petrotimes -VNE

    Trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, về sen hồ Tây, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn viết: "Trước đây ven hồ nhiều sen, về mùa hạ sen mọc kín, lá xanh rờn, hoa đỏ bát ngát gió đưa hơi mát đượm hương thơm lừng". Tuy nhiên sen mọc nhiều nhất là ven bờ giáp các làng Nghi Tàm, Yên Phụ, Nhật Tân, Quảng Bá nhất là làng Tây Hồ vì đáy hồ không sâu, thoải thoải và ở đây còn có nhiều đầm và ao.

    Đấy vàng đây cũng đồng đen
    Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ

    Ngoài sen mọc tự nhiên, dân các làng này còn trồng thêm để làm vành đai ngăn sóng hạn chế lở đất. Khi người Pháp chiếm Hà Nội và khu vực hồ Tây trở thành ngoại ô năm 1889 thì chính quyền đấu thầu quyền khai thác sản vật ở hồ gồm: cá, sen. Trúng thầu là người Pháp, họ cho người Việt thầu lại.

    Sau năm 1954, nhà nước bãi bỏ thầu khai thác cá và sen hồ Tây. Năm 1958, Hà Nội thành lập Xí nghiệp nuôi và khai thác thủy sản hồ Tây. Để có nhiều cá cung cấp cho cán bộ công nhân viên, xí nghiệp đã nhập giống cá mè hoa của Trung Quốc nuôi đại trà, sợ loại cá có vảy li ti bị chết do vướng gai ở thân sen nên đơn vị này đã cho phá bỏ nhiều vạt sen quanh hồ. Từ đó diện tích sen ở hồ bị thu hẹp. Xưa nay, có nhiều cặp luôn đi với nhau, bổ xung cho nhau để hoàn thiện cái đẹp. Ca dao có câu:

    Sen xa hồ, sen khô hồ cạn
    Liễu xa đào liễu ngả đào nghiêng
    Như Thúy kiều xa Kim Trọng biết mấy niên tái hồi

    Vì mất sen nên thời bao cấp vào mùa hè, sóng hồ đánh quá mạnh khiến các nhà ở mép nước các làng Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ... bị lở. Khu vườn chùa Thiên Niên bị sạt lớn còn trơ ngọn tháp. Những ngôi mộ ký táng xây gạch cũng trơ ra. Trong bài Sen Tây Hồ, nhà thơ Bằng Việt viết năm 1995 có câu:

    Ví thử hồ sen cạn nốt
    Làm gì cho thấy ngày xưa?...

    Dự án qui hoạch và xây bờ kè quanh hồ thực hiện từ cuối những năm 1990 đã đặt dấu chấm cho sen trong hồ. Hiện sen chỉ còn ở vài đầm như Đầm Trị hay gần Công viên nước Hồ Tây. Dù vậy, có thể thấy sức sống của sen Tây Hồ vẫn vô cùng mãnh liệt, sen đang trở lại với đời sống hiện đại như chúng ta thấy ngày nay.
    Last edited by Bin571; 30-08-2019 at 11:10 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định



    Như đã nói lúc trước, Hồ Tây là nơi sản sinh ra tâm thức của người Thăng Long nói riêng, người Việt cổ nói chung. Và tâm thức đó thể hiện rõ nhất ở các giá trị tinh thần, tôn giáo. Cho nên, không quá ngạc nhiên khi xung quanh Hồ Tây người xưa đã xây dựng một quần thể đình chùa rộng lớn và vô cùng phong phú.

    Trong đó, trước nhất hãy nói về chùa Trấn Quốc. Chùa Trần Quốc ngày xưa là chùa Khai Nguyên, nằm ở ngoài đê sông Hồng. Sau đên thời Lê, do bị nước ngập, dân làng mới xin chuyển nó vào trong đê. Ở đó ngày xưa cũng là một ngôi chùa rất đẹp mà người dân làng Yên Phụ thường cho đó là của làng mình. Bằng chứng là cho đến ngày hôm nay, vào dịp giỗ chạp hội làng Yên Phụ, người dân vẫn ra chùa rước nước từ chùa về đình, rồi từ đình ra chùa. Nhưng ngày xưa có một con đường đê đắp nối từ làng ra chùa thì lễ rước sẽ dễ dàng hơn.

    Còn về chùa Trấn Quốc, từng có một thời gian bị bỏ hoang, cũng có một thời gian đó là nơi thường đưa các cung nữ ra đó, gọi là hành cung của nhà Lê, của các Chúa, đêm đêm có nghe tiếng đàn rất ai oán. Chùa đó ngày xưa trấn giữ một phía của Thăng Long, nhưng không nằm trong Thăng Long Tứ Trấn. Đầu thế kỷ 20 kéo dài đến năm 1954, có vô cùng nhiều người chết đuối ở Hồ Tây. Vì thế nên chùa Trấn Quốc là nơi người ta đưa vong, đưa xương cốt của người đã mất đến. Đó là đặc điểm gắn liền với Hồ Tây lớn nhất của chùa Trấn Quốc.


    Chùa Trấn Quốc. Nguồn: Vietravel.

    Thời đó, xung quanh những câu chuyện thương tâm trên là các lời đồn đại đáng sợ mang tính mê tín dị đoan. Quanh Hồ Tây đến bây giờ vẫn còn rất nhiều người bịa đặt ra những chuyện như vậy. Ngay như năm ngoái năm kia, một tờ báo nào đó đưa là dưới đáy Hồ Tây là lăng mộ xương. Ngày xưa cũng có một nghĩa trang, một vài nghĩa địa làng. Nghĩa địa của làng Yên Phụ, nghĩa địa của làng Quảng Bá dưới Hồ Tây khi nước hồ dâng lên đã nhấn chìm nghĩa trang, nhưng các gia đình đã kịp bốc hài cốt lên, không phải ngập ngay trong một thời gian ngắn. Có nhiều người bịa đặt ra những điều rất buồn cười, ví dụ như thuỷ quái rồi hồn ma đủ thứ.

    Sau chùa Trấn Quốc, còn có vô số các sự tích huyền bí liên quan đến những đình, chùa khác như đền Quán Thánh, chùa Kim Liên, chùa Tảo Sách, chùa Hoàng Ân, chùa Vạn Niên… Nhưng đặc sắc nhất có lẽ sẽ là câu chuyện về chùa Bà Đanh – một trong những sự tích mọi người thường nhầm lẫn nhiều nhất.


    Chùa bà Đanh ngày xưa hình thành vào khoảng thế kỷ 15 khi vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, sau chiến thắng ông đã bắt ra nhiều tù binh người Chăm đưa ra họ ra Thăng Long và lập ra một khu riêng cho họ cho họ sinh sống đặt tên là Viện Châu Lâm. Còn người Chăm vừa có Hồi giáo, vừa có đạo Phật nên mới cho xây một ngôi chùa để cho họ cúng bái. Nhưng rồi ngôi chùa đó cứ vắng dần, là vì sao?

    Đó là bởi theo thời gian, từ thế kỷ 15, nhiều người Chăm hợp huyết với người Việt, lấy vợ lấy chồng người Việt, nên Viện Châu Lâm thưa dần. Rồi nhiều người muốn trở về quê nên các triều vua cũng ưng thuận nên càng ngày chùa càng vắng dần. Người Việt thì không vào đó, chùa chỉ có người Chăm thành ra ngôi chùa trở nên vắng vẻ. Mặt khác, tên của bà vãi trong chùa ấy gọi là bà Đanh nên người ta mới có câu "Vắng như chùa bà Đanh".



    Chùa bà Đanh của người chăm trước kia ở khu vực trường Chu Văn An bây giờ (bên trái). Chà bà Đanh ở Hà Nam (bên phải). Nguồn: Anninhthudo-baodulich

    Ở Kim Bảng, Hà Nam cũng có một ngôi chùa tên là Bà Đanh nhưng không phải là nơi xuất xứ của câu thành ngữ kia. Thực tế, ngôi chùa này nằm ở chân núi thì bao giờ cũng vắng. Hơn nưa, ngay cả từ chân núi đi ra làng gần nhất cũng khá xa. Chùa này vắng người qua lại chứ không phải vắng người đi lễ. Tương truyền, có một người đàn bà họ Đinh đã bỏ tiền ra xây chùa nhưng ngày xưa thì chẳng có ai giàu đến mức đó, xây chùa thì chỉ có vua, quan lại, chỉ có tiền của nhà nước thôi, nhất là thời Lý. Mà Đinh người ta gọi là Đanh nên mới gọi là chùa bà. Ngọn nguồn câu chuyện có lý do như thế nên chùa bà Đanh là ở chỗ trường Chu Văn An bây giờ mới là nơi xuất xứ của câu thành ngữ.




    Dù là ở thời kỳ nào, Hồ Tây với lượng nước khổng lồ của mình cũng đem lại sinh cơ cho cư dân xung quanh và thậm chí cả những khu vực lân cận. Thuở xưa, người ta có thể dễ dàng kiếm sống nhờ vào nghề cá, nhờ vào thủy sinh của hồ hay nhờ vào chính hệ sinh thái phong phú nơi đây. Còn đối với những ngôi làng gần đó, như làng giấy Yên Thái, làng dệt Bái Ân, làng rượu Thụy Chương, làng chuỗi tơ Nghi Tàm… nguồn nước từ Hồ Tây là thứ không thể thiếu.

    Trong giai đoạn sông Thiên Phù và sông Tô lịch còn chưa bị lấp, vào mùa mưa nước sông Hồng vào Hồ Tây đã mang theo rất nhiều tôm cá. Vào hồ gặp điều kiện thuận lợi, chúng sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh mẽ và hoàn toàn là nguồn gốc tự nhiên. Vì thế các làng quanh hồ như Yên Phụ, Nghi Tàm, Xuân Tảo, Võng Thị sinh ra nghề đánh cá. Xa xưa như bài Tụng phú Tây Hồ của Nguyễn Hữu Lượng cũng đã có ghi chép về việc này:

    "Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
    Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co".

    Lúc đó, tôm cá, thủy sinh rất phong phú vì các nguồn cá từ phía thượng lưu sông Hồng đổ về có đủ các loại, có cá chép mình đỏ, các chép mình trắng rồi cá trắm đen… nhưng để nói về đặc sản rất nổi tiếng của Hồ Tây, đó phải là cá chép đen, chúng đen bóng như nhung và bắt lên thì da óng ánh như the vậy. Rồi cũng không thể không nhắc tới tôm hồng hay cà cuống, sâm cầm, những đặc sản nổi tiếng ở Hồ Tây trong nhiều thế kỷ. Cho đến những năm 60 70 của thế kỷ XX, ở Hồ Tây còn rất nhiều cà cuống, nhưng bây giờ tuyệt nhiên không thấy đâu nữa.

    Liên tục nhiều thế kỷ, các triều đại quân chủ cho dân chúng quanh hồ được tự do đánh cá coi như hoa lợi của làng nhưng sau này thì mọi chuyện lại khác. Sông Thiên Phù biến mất rồi sông Tô Lịch cũng bị lấp dần, nguồn nước đem theo phù sa và thủy sinh màu mỡ từ sông Hồng vào không còn, Hồ Tây chỉ còn có thể trông chờ vào yếu tố "nhân tạo".


    Tranh vẽ một làng cổ xung quanh Hồ Tây. Nguồn: Sungroup.

    Sau khi Pháp xâm chiếm Hà Nội thì mọi chuyện có nhiều thay đổi. Năm 1889, chính quyền thành phố bắt đầu đấu thầu việc khai thác Hồ Tây chứ không còn được tự do kiếm lợi từ nơi đây nữa. Ai trả cao hơn sẽ là người có quyền vừa được đánh cá, vừa được khai thác sen… Nói tóm lại là được làm mọi thứ trong thời gian trúng thầu của mình và thủy sinh của Hồ Tây bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào những người trúng thầu. Đương nhiên, cơ chế này không làm hài lòng những cư dân sinh sống ven hồ. Nguồn hoa lợi từ hàng trăm năm nay không còn mà buộc phải "mua vé" để có thể tiếp tục công việc của mình nên rất nhiều người đã bỏ làng, bỏ nghề.

    Ngoài ra, cũng về chuyện thủy sinh, còn một thứ "đặc sản" được tạo ra bởi sự hiểu nhầm. Đó là ốc Hồ Tây. Nhiều người truyền tai nhau cho rằng, đã lên đến Hồ Tây là phải ăn bánh tôm rồi bún ốc, thế mới là cách thưởng thức đúng điệu song tất cả đều đã nhầm. Nói về bún ốc, ở Hà Nội chỉ có hai làng nổi tiếng với truyền thống của mình. Một là làng Pháp Vân với bún ốc nóng, còn lại là làng Khương Thượng với món bún ốc nguội. Còn về lý do mọi người hay nhầm lẫn, phải hiểu được rằng: "Nói bún ốc Hồ Tây là người ta nói bừa, nói ẩu vì con ốc Hồ Tây thì mãi đến năm 1960 của thế kỷ trước, công ty cá Hồ Tây mới xuống Ninh Bình, Hà Nam mang về thả cho cá trắm ăn thì mới sinh ra con ốc Hồ Tây, chứ trước đây cũng có nhưng rất ít chứ không thể thành đặc sản như cá chép đen hay cà cuống".


    Bên cạnh sen, Hồ Tây còn được biết đến với một loài hoa khác cũng được xem như một biểu tượng của Hà Nội, đó là những cây đào đỏ thắm sắc xuân. Theo truyền thuyết, ngày 5 tháng Giêng, sau khi đại phá quân Thanh, vua Quang Trung từng sai lính chạy ngựa từ Thăng Long mang một cành đào Nhật Tân về Phú Xuân tặng vợ yêu là công chúa Ngọc Hân.

    Đối với gốc gác xưa của làng đào Nhật Tân phải nói là đã rất lâu đời rồi. Khi ấy, có An Nam độ hộ phủ đóng ở vùng nay và lính nhà Đường sang đây không biết bao giờ mới trở về bởi họ phải đi theo niên hạn, không có cái gì tính thời gian nên mới trồng hoa đào. Hoa đào cũng không phải mang từ Trung Quốc sang mà là họ lên dãy Hoàng Liên Sơn lấy hoa đào rừng mang về trồng. Cứ mỗi mùa hoa đào nở thì họ biết đấy là một năm. Và qua mấy mùa đào thì họ biết mình đã ở bao lâu, từ đó mới sinh ra làng đào Nhật Tân. Nhưng thời đó cũng chỉ là trồng chơi chứ chưa thành làng chuyên trồng đào. Mãi đến cuối thế kỷ 19, Nhật Tân mới chính thức trở thành ngôi làng chuyên trồng đào.



    Từ lâu, hoa đào đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Hà Nội. Nguồn: Caoanhtuan - Maikhanh.

    Last edited by Bin571; 30-08-2019 at 11:23 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Thực tế, đào bích không phải giống đào của Việt Nam. Nó xuất phát từ một tích rất ly kỳ. Chuyện kể rằng, rất lâu trước đây, có một vị khách phương xa, mang đến đền Quán Thánh tặng cành đào, thì nhà sư trụ trì thấy cành đào bích đẹp quá nên mới trồng ở đó. Sau này mới mang lên nhờ ông Nam Nguyên ở làng Nhật Tân ươm hộ. Mình còn lên mình khảo xem Nam Nguyên là ông nào mà không ai biết hết cả. Cho nên, mới suy ra đào bích là giống từ Trung Quốc sang vì cây đào với người Trung Quốc rất quan trọng".




    Năm 1801, chúa Nguyễn Ánh đem thủy quân đánh kinh đô Phú Xuân, vua Tây Sơn là Nguyễn Quang Toản phải bỏ chạy ra Thăng Long. Ở đây Nguyễn Quang Toản sai đắp đàn Phương Trạch tại hồ Tây để làm lễ tế trời đất, sai Nguyễn Huy Lượng là Chương lĩnh hầu, giữ chức quan Phụng nghị bộ Lễ, soạn một bài phú, đọc trong lễ tế.

    Và bài Tụng phú Tây Hồ được Nguyễn Quang Toản rất tâm đắc nên ban thưởng cho Lượng hai quan tiền đồng.
    Tụng phú Tây Hồ có câu ngắn, câu dài, lại độc vận (vần hồ) khiến người đọc say mê, rù rì đọc từng chữ, từng câu. Dư âm của nó quấn quýt mãi không rời. Những từ láy lần đầu phát ra từ bài văn chẳng bao giờ lặp lại đã mô tả mọi khía cạnh của hồ Tây, từ lịch sử, cảnh đẹp đến các truyền thuyết cổ xưa, sản vật... Bài phú được dân Thăng Long truyền miệng và sợ quên nên ai ai cũng chép bài thơ này khiến giá giấy và giá mực tăng vọt.
    Bài phú mở đầu như thế này:

    Lạ thay cảnh Tây hồ!
    Lạ thay cảnh Tây hồ!
    Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi,
    Nghe rằng đây đá mọc một gò
    Trước Bạch Hồ vào ở đó làm hang, Long vương trổ nên vùng đại trạch,
    Sau Kim Ngưu do vào đây hóa vực, Cao vương đào chặn mạch hoàng đô
    Tiếng nghe gọi Dâm Đàm, Lãng Bạc,
    Cảnh ngầm in tinh chử, băng hồ
    Sắc rờn rờn nhuộm thức lam xanh, ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo,
    Hình lượn lượn uốn vòng trăng bạc, tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò…

    Hay như:

    Tòa Kim Liên sóng nổi mùi hương, chùa Trấn Quốc tưởng in vùng tĩnh phạn
    Hàng cổ thụ gió rung bóng lục, tràng Phụng Thiên nhận sẵn thú Nghi, Vu
    Dấu Bố Cái rêu in nền phủ
    Cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa
    Trông mơ màng dường đỉnh Thứu nơi kia, vài tổ thước cuối làng kêu chích chích,
    Nghe phảng phất ngỡ động Đào mai nọ, mấy tiếng gà trong trại gáy o o
    Lò Thạch Khối khói tuôn nghi ngút ,
    Ghềnh Nhật Chiêu sóng giật ì ồ,
    Rập rềnh cuối bãi Đuôi nheo, thuyền thương khách hãy chen buồm bươm bướm,
    Thanh lảnh đầu hồ Cổ ngựa tháp cao tăng còn hé cửa tò vò.
    Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
    Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co…

    Năm 1802 triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Huy Lượng bị bắt khi đội quân nhà Tây Sơn rút khỏi Bắc thành. Trung thần Tây Sơn là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích bị giải đến Văn Miếu làm nhục. Nhậm bị đánh trọng thương về đến nhà thì chết. Tổng trấn Bắc thành là Nguyễn Văn Thành định giết Lượng nhưng có người khuyên không nên giữ lại dùng vì Lượng có tài văn chương. Nghe lời khuyên, Nguyễn Văn Thành không giết mà cho Lượng làm tri phủ Xuân Trường (Nam Định). Nhân Nguyễn Ánh lên ngôi vua, Nguyễn Văn Thành tổ chức lễ mừng ở Bắc thành đã sai Nguyễn Huy Lượng làm bài văn tế các tướng sỹ nhà Nguyễn trận vong. Bài văn tế do Lượng soạn rất lâm ly, tụng ca công trạng của tướng sỹ chúa Nguyễn đã tiêu diệt nhà Tây Sơn thế nào. Khi đọc ai cũng khen bài văn tế tuyệt tác. Các nhà Nho đương thời dù phục tài thơ Lượng nhưng chê bảo Lượng không phải là người tiết tháo, nhà Nho trượng phu thì "Uy vũ bất năng khuất".


    Toàn cảnh Tây Hồ lúc hoàng hôn. Nguồn: Daidoanket.


    Khi đọc Tụng phú Tây Hồ, Phạm Thái vốn phù Lê chống Tây Sơn, nể phục văn chương của Lượng song ghét Lượng từng phù Lê nay xu thời phù Tây Sơn đã họa lại và lấy tên là Tụng chiến Tây Hồ với cùng số câu, cùng vần. Về hình thức Tụng chiến Tây Hồ đối chọi từng câu từng chữ với Tụng phú Tây Hồ, về nội dung thì bác bỏ, có khi thóa mạ…

    Cho đến ngày nay, Tụng phú Tây Hồ vẫn nguyên vẹn giá trị nghệ thuật. Nhưng thêm vào đó nó còn có giá trị lịch sử. Bởi khi đọc bài phú có thể hình dung Thăng Long qua các gia đọan và hồ Tây thế nào. Ví dụ đọc câu Lò Thạch Khối khói tuôn nghi ngút ta biết Thạch Khối xưa có lò nung vôi và các lò vôi nằm sát đê Yên Phụ (đoạn đầu đường Thanh Niên hiện nay) nhưng do cát bồi và sông Hồng đoạn này đã đổi dòng.


    Phải khẳng định lại một lần nữa, Hồ Tây có tầm vóc cực kỳ trọng yếu xuyên suốt các thời kỳ lịch sử của Thăng Long, Hà Nội. Nó là nơi sản sinh ra, lưu giữ lại và tiếp tục phát triển các giá trị vật thể và phi vật thể của thủ đô.

    Thực tế, thời Pháp thuộc, ngay trong các dự án quy hoạch lại Hà Nội, người Pháp đã xác định chọn Hồ Tây là trung tâm của Hà Nội sau này. Thậm chí bản quy hoạch năm 1943 đã được Toàn quyền Đông Dương phê duyệt nhưng đáng tiếc, sự có mặt của quân Nhật đã khiến toàn bộ kế hoạch không thể triển khai. Sau này, trong quy hoạch Hà Nội năm 1992, được chính phủ phê duyệt, người ta đã xác định sẽ xây dựng Hồ Tây thành khu du lịch tầm cỡ nhưng thực tế thì cũng chưa làm gì cả. Các công trình tự phát mọc lên như nấm, một số làng trong quy hoạch được giữ lại như Yên Thái, Võng Thị thì không giữ được, nhà cửa xây bừa bãi, đất bán hết khiến nó không còn vóc dáng một ngôi làng cổ nữa và tất cả những mục định khai thác trong quy hoạch bị phá vỡ và cũng không còn đất để mà thực hiện.

    Ví dụ như ngay bây giờ Hồ Tây cần một khu vui chơi giải trí đẳng cấp, xứng tầm thủ đô chứ không phải là một công viên nước bao năm không thay đổi. Trước đây khi vực đó toàn là ruộng nhưng sau này đến năm 1995, tức là cách đây 24 năm, lập ra một công ty của thành ủy và tiếp tục xây dựng một khu vui chơi dưới nước, tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chỉ thế thôi. Thực tế, hiện tại công viên nước sống chính bằng bán hàng ăn và làm nhà cho thuê xung quanh. Nhưng nơi đó lại thiếu những hoạt động diễn ra quanh năm, mùa hè còn bơi được, trượt nước được nhưng mùa đông thì phải làm gì?

    Để khai thác được Hồ Tây đúng với giá trị của nó đem lại, trước nhất điều bây giờ cần có là một bảo tàng về Hồ Tây. Đó sẽ là một nơi người ta đến để biết về lịch sử HồTây, qua đó biết 1 phần lịch sử Hà Nội, 1 phần lịch sử Việt Nam và biết được cả về tâm thức của người Việt. Trong đó có phải sen Hồ Tây, phải có thủy sinh, phải có đình, chùa… phải lưu lại tất cả những giá trị xưa.

    Nhưng đó chỉ là một phần, đối với việc khai thác các giá trị của Hồ Tây, dứt khoát phải có các hoạt động, trò chơi trên mặt nước. Mặt nước Hồ Tây bao la như thế, nếu không tận dụng thì thực sự là phí hoài. Giá trị mà Hồ Tây tạo ra nếu như đi đúng hướng có thể đến từ cả khách du lịch trong và ngoài nước, miễn sao có đủ "dịch vụ du lịch" cung cấp cho họ. Thêm vào đó, hoàn toàn có thể mở ra các dịch vụ tham quan đường thủy, đi xung quanh hồ. Hay nói cụ thể hơn là các tour du lịch văn hóa – tôn giáo tại các điểm di tích tôn giáo. Tất nhiên, đối với ý tưởng này, chắc chắn sẽ có những khó khăn đến từ chi phí rất lớn để đầu tư cơ sở vật chất xây dựng bến bãi đậu thuyền hay đến từ chính việc xử lý các nguồn thu đến từ tour du lịch bởi Hồ Tây quá lớn, nó trải rộng trên địa bàn nhiều quận. Nhưng quả thật, nếu đủ quyết tâm, nếu tất cả tầng lớp trong xã hội đều chung tay thì việc phục dựng giá trị Hồ Tây hay tận dụng khai thác hết tiềm năng của nó là hoàn toàn khả thi.

    * Ngoài nội dung chính là các ghi chép của phóng viên trong cuộc gặp với nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, chúng tôi cũng sử dụng một số tài liệu, hình ảnh trong công trình đang viết của anh để dựng lên một bức tranh thu nhỏ về Hồ Tây phục vụ quý độc giả.


    Người kể chuyện: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến

    Ghi chép: Trần Hải Trung

    Đồ họa: Đỗ Linh


    29/08/2019



    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    bài về sông Tô Lịch hay quá

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 20-04-2022, 02:48 AM
  2. Bí quyết trường thọ có lịch sử 2000 năm của Đạo gia
    By Bin571 in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 25-05-2019, 01:18 PM
  3. Lạnh gáy với bộ áo da người 2000 năm tuổi
    By huetinh in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-12-2017, 01:13 PM
  4. Phát hiện bể bơi 2000 năm tuổi ở Jerusalem
    By nothing0k in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 17-04-2013, 09:41 AM
  5. Động Ajanta 2000 năm của Phật Giáo tại Ấn Độ
    By Nhat_Nguyet in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-10-2012, 11:32 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •