kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Trùng Tang

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Trùng Tang

    Trùng tang và những chuyện mang màu sắc mê tín
    26/10/2011 0853

    - Các nhà khoa học khuyến cáo, việc có nhiều người chết liên tiếp trong một gia đình có thể do sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế nhưng, nhiều nhà đã tốn kém hàng chục triệu đồng vào việc cúng bái, vô hình trung đã cổ súy cho mê tín...



    Trùng tang do... thầy bói phán!

    Chỉ trong vòng hơn 2 năm, gia đình chị Vũ Thị Hà (Quán Sỏi, Dư Hàng Kênh, Hải Phòng) đã mất đi ba người thân thiết. Lời phán của thầy cúng rằng "nhà có trùng tang, nếu không hóa giải thì trùng sẽ tiếp tục bắt những người thân khác" khiến chị và cả gia đình hoang mang tột độ.

    Gương mặt bơ phờ, đôi mắt thâm quầng thể hiện rõ sự mệt mỏi, lo lắng, chị Hà nói với tôi, giọng chưa hết bàng hoàng "chưa đầy ba năm mà bên chồng tôi có ba cái tang". Chị kể, gia đình chồng chị có 6 anh chị em. Tháng 7/2008, người em út của chồng là anh Phạm Mạnh Hùng bị bệnh, mất ở tuổi 37 khiến cả gia đình phải xót xa.


    Tháng 12 năm ngoái, vợ anh Hùng là chị Phạm Thị Hằng cũng đổ bệnh mà mất, để lại hai đứa con nhỏ. Nhưng tai họa chưa dừng lại ở đó khi mùng 5 Tết vừa qua, mẹ chồng chị 71 tuổi mất vì tuổi già sức yếu. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mấy chị em không nghe người ngoài mách đi xem bói.

    "Chúng tôi tìm đến nhà mấy "thầy" có tiếng trong thành phố, đến đâu cũng nghe phán là trong nhà có trùng tang. Nếu không cúng bái để giải trùng thì nó sẽ tiếp tục bắt những người thân cận khác chết theo. Nghe vậy ai cũng sợ", chị Hà kể.

    Chị cũng cho biết thêm: "Thật ra, tôi đã từng nghe nhiều về chuyện trùng tang rồi. Nhưng phần vì không phải là người mê tín, phần vì đó chẳng phải là việc nhà mình nên tôi chẳng để ý. Chỉ đến cơ sự này thì mới cuống cuồng cả lên".

    Và những câu chuyện mang màu sắc mê tín

    Cũng bị phán "có trùng tang" là tình cảnh của gia đình chị Trần Thị Nhung ở xã Đông Xuyên (Tiền Hải, Thái Bình). Tháng 10/2010, anh Đoàn Văn Mạo - chồng chị đổ bệnh rồi mất chỉ trong vòng một tuần. Cái chết đột ngột của anh Mạo khiến gia đình chị bàng hoàng. Thế nhưng, chuyện không dừng ở đó...

    Đến bây giờ, những người trong gia đình chị Nhung và cả làng xóm vẫn còn nơm nớp lo sợ khi truyền tai nhau những câu chuyện mang màu sắc mê tín, khiến người nghe không khỏi bán tín bán nghi. "Lúc anh ấy mới mất, dù ngoài trời vẫn nắng to, chúng tôi còn mặc áo phông sang làm đám, thế mà ai vào trong nhà cũng thấy lạnh toát", chị Đoàn Thị Nhủ - em chồng chị Nhung kể.
    "Nếu như coi việc trong một gia đình có những người chết liên tiếp là trùng tang thì cũng không hoàn toàn, bởi nhiều khi đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Còn nếu có trùng tang thì theo tôi, cái đó rất hiếm. Vấn đề ở chỗ, người dân cần phải nâng cao hiểu biết của mình, không thể vì những hiện tượng đó mà đã vội quy kết là nhà mình bị trùng tang. Từ việc hiểu sai bản chất của hiện tượng mà dẫn đến hành động sai, cổ xúy cho mê tín, phải cúng bái tốn kém là điều không nên có".

    PGS. TS Hà Vĩnh Tân

    Rồi chuyện ngay tối hôm đưa thi hài chồng chị Nhung ra đồng an táng, cậu em chồng vừa dắt xe máy ra đến cổng để về nhà thì nghe rõ tiếng gọi giật lại khiến anh này sợ đến nỗi mặt "cắt không còn giọt máu", phải nhờ người khác đưa về.

    "Theo kinh nghiệm của các cụ thì như vậy là nhà có trùng. Đứa con trai thứ của anh chị ấy sợ, không dám về nhà ngủ nữa. Ngay cả chúng tôi là họ hàng thân thiết cũng chỉ dám sang nhà chị dâu vào ban ngày, mà cũng chẳng dám vào nhà vì u ám, lạnh lẽo lắm", chị Nhủ tiếp lời.

    Mất đứt hàng chục triệu

    Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, mỗi khi bị "phán" là có "trùng tang", gia đình thường phải mời thầy về làm lễ "giải trùng". Tất nhiên, việc làm lễ cũng muôn hình vạn trạng và giá cả thì không hề khiêm tốn.

    Ông thầy mà gia đình chị Hà mời về là một người khá nổi tiếng ở thành phố. Theo gợi ý của thầy, lễ cúng phải có mâm cỗ mặn, hương hoa. Riêng thầy sẽ lo phần giấy sớ, hình nhân thế mạng. "Tất tần tật các khoản cũng hết ngót hai chục triệu", chị Hà nhẩm tính. "Cũng may, có năm gia đình anh chị em cùng san sẻ nên đỡ gánh nặng phần nào", chị bảo.

    Còn nhà chị Nhung thì kém thuận lợi hơn khi phải mời đến hai thầy cúng, làm lễ hai lần. "Thầy cúng đầu tiên đến giải, mất hơn chục triệu rồi. Nhưng sau đó đi xem người khác cho chắc ăn, thầy phán là chưa được. Gia đình lại phải mời một thầy cao tay hơn ở huyện bên. Tính ra, tổng cộng hai lần cũng gần ba chục triệu", chị Nhung cho hay.

    Để có được số tiền làm lễ "giải trùng" ấy, ngoài tiền người ta đến viếng, tiền của cậu con trai đi làm phu hồ ngoài Hà Nội tích cóp được thì chị Nhung vẫn phải vay mượn thêm của anh em họ hàng. "Đến giờ vẫn còn nợ chừng năm triệu nữa", chị Nhung bấm đốt ngón tay.

    Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên?

    PGS.TS Hà Vĩnh Tân, giám đốc Trung tâm Vật lý Môi trường, Viện Vật lý tỏ ra khá thận trọng khi đề cập đến vấn đề này và cho biết: "Trùng tang là một quan niệm dân gian, hiện chưa có một công trình khoa học ghi nhận trường hợp nào về trùng tang cũng như lý giải chúng".

    Tuy nhiên, ông Hà Vĩnh Tân cũng cho rằng: "Vũ trụ tồn tại thế giới tâm linh. Có vô số những vấn đề thuộc lĩnh vực này mà đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa thể giải thích được. Do đó, không ngoại trừ khả năng có hiện tượng này".

    Chính vì thế, cho đến nay, việc có hay không "trùng tang" vẫn còn là một bức màn bí ẩn.

    (còn tiếp)

    Thủy Hòa
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Cách tính trùng tang theo quan niệm cổ nhân
    05/11/2011 07:07:16

    - LTS: Sau khi KH&ĐS đăng 2 kỳ liên tiếp trên các số báo 127 và 128 lý giải hiện tượng trùng tang, đã có nhiều chuyên gia, độc giả chia sẻ với tòa soạn về vấn đề này. Lương y Vũ Quốc Trung (tập thể Sông Đà, Mỹ Đình, Hà Nội), người đã có nhiều năm nghiên cứu về trùng tang cũng đã có bài viết gửi tới tòa soạn về vấn đề này. Chúng tôi xin trích đăng để bạn đọc tham khảo (bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia).




    Cách tính trùng tang

    Từ xa xưa, dựa trên dịch lý, cổ nhân đã xây dựng cách tính (xác định) trùng tang. Người xưa cho rằng đối với người quá cố khi chết phải xem tình trạng ra đi có được "yên ổn" hay không? Có gì oan khuất hay không, được thể hiện qua 3 nhóm biểu hiện trạng thái vong linh của người đã khuất, đó là:

    1. Nhập mộ: Yên ổn, đúng số, không có điều gì băn khoăn, oan ức... đóng ở các cung THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI.
    2. Trùng tang: Chết thiêng, chết oan, còn vương vấn ở trần gian đóng ở các cung DẦN - THÂN - TỴ - HỢI.
    3. Thiên Di: Có ảnh hưởng xấu đến người thân đang còn sống ở các cung TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU.


    Theo sách "Tam Giáo Chính Hội": Nam nhất thập khởi Dần thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý - Ngọ - Mão - Dậu Thiên di. Dần - Thân - Tỵ - Hợi Trùng tang. Thìn - Tuất - Sửu - Mùi Nhập mộ cát dã. Cụ thể như sau:

    Cách tính: Phải tính cả năm, tháng, ngày, giờ (niên, nguyệt, nhật, thời). Người quá cố phải được ít nhất 1 nhập mộ mới có thể xem là giờ ổn. Nếu được càng nhiều nhập mộ càng tốt (nhiều nhất là 4 nhập mộ).




    Niên (năm): Người quá cố là nam, khởi từ cung Dần, đi theo chiều thuận kim đồng hồ. Gọi cung Dần là 10 tuổi, cung Mão là 20 tuổi, cung Thìn là 30 tuổi... cứ thế mỗi cung là 10 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ người quá cố, rồi cứ tiếp mỗi cung là 1 tuổi cho đến hết số tuổi người quá cố. Người quá cố là nữ, khởi từ cung THÂN, đi theo chiều ngược kim đồng hồ. Gọi cung Thân là 10 tuổi, cung Mùi là 20 tuổi... cứ thế mỗi cung 10 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ của người quá cố, rồi tiếp mỗi cung là 1 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ của người quá cố. Nếu số đó trùng vào các cung THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI thì được niên nhập mộ, nếu các cung DẦN - THÂN - TỴ - HỢI thì bị trùng tang, vào các cung TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU thì bị thiên di.
    Theo quan niệm của dân gian, trùng tang là trường hợp người chết phạm phải năm (tuổi), tháng, ngày hoặc giờ xấu cho nên linh hồn không siêu thoát được về nơi cực lạc, cứ quanh quẩn nơi người thân và bị "ma xui, quỷ khiến" bắt người thân đi. Nói nôm na là trong một thời gian ngắn (thường là 3 năm) sẽ có một số người thân (thường là ruột thịt) chết sau người đã khuất.

    Trường hợp người quá cố dưới 10 tuổi là nam thì cung Dần là 1 tuổi, cung Mão là 2 tuổi, cung Thìn là 3 tuổi... cho đến tuổi mất của người quá cố. Trường hợp người quá cố dưới 10 tuổi là nữ thì cung Thân là 1 tuổi, cung Mùi là 2 tuổi, cung Ngọ là 3 tuổi.. cho đến tuổi mất của người quá cố.

    Nguyệt (tháng): Tháng giêng tiếp ngay vào sau cung tuổi. Thí dụ: Tuổi dừng ở cung Ngọ thì tháng giêng ở cung Mùi (đối với nam) và tháng giêng ở cung Tỵ (đối với nữ) cứ thế mỗi tháng tiếp 1 cung cho đến tháng mất của người quá cố. Nếu vào THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI thì được nhập mộ; Nếu vào DẦN - THÂN - TỴ - HỢI thì bị trùng tang. Nếu gặp TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU thì bị thiên di.

    Nhật (ngày): Ngày mùng 1 tiếp vào ngay sau cung tháng, cứ thế tiếp mỗi ngày 1 cung cho tới ngày người quá cố qua đời và xem rơi vào nhập mộ, trùng tang hay thiên di như trên.

    Thời (giờ): Giờ Tý tiếp ngay sau cung ngày và mỗi cung là 1 giờ cho đến giờ người quá cố qua đời và xem rơi vào nhập mộ, trùng tang hay thiên di như trên.

    Nói chung được 1 nhập mộ trở lên là yên tâm, vì "nhất mộ sát tam trùng" (một nhập mộ xoá được 3 trùng tang). Hoặc được 2 thiên di thì cũng không lo vì "nhị thiên di sát nhất trùng" (2 thiên di xoá được 1 trùng tang). Nếu không có nhập mộ nào thì phải xem ngày mất của người quá cố có phạm vào tam sa sát hay không? Theo người xưa và sách vở ghi chép lại thì: Trùng tang Ngày là nặng nhất. Trùng tang Tháng là nặng nhì. Trùng tang Giờ là nặng thứ ba. Trùng tang Năm là nhẹ nhất.


    Quan niệm cổ về trùng tang

    Nếu căn cứ vào phép tính trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết vào các tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91... sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ can - chi thì những người có tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU thì rơi vào trùng tang; Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN - THÂN - TỴ - HỢI thì rơi vào trùng tang; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI có nghĩa là chết vào các năm "xung (tứ hình xung) sẽ bị TRÙNG TANG (xem bảng).





    Dưới góc độ của Dịch lý, trên cơ sở học thuyết Âm - Dương và Ngũ hành: Đồng khí (đồng cực) thì đẩy nhau, khác khí (khác cực) thì hút nhau. Tương sinh thì tốt, tương khắc thì xấu, đồng hành thì tị hoà. Vậy thì người chết vào những năm xung (tứ hình xung) thì rất xấu nên bị TRÙNG TANG.

    Ví dụ: Người tuổi Mão (thuộc Mộc, ở phương Đông) chết năm Dậu (thuộc Kim ở phương Tây) sẽ bị trùng tang vì Kim khắc Mộc, Tây đối lập với Đông; Hoặc người tuổi Ngọ (ở phương Nam thuộc Hoả) chết năm Tý (ở phương Bắc, thuộc Thuỷ) sẽ bị TRÙNG TANG vì Thuỷ khắc Hoả, Bắc với Nam đối lập... Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Như vậy, việc xác định trùng tang là dựa trên nguyên lý của dịch với học thuyết Âm dương - Ngũ hành chứ không phải sự mê tín, tuỳ tiện.

    Còn trong thực tế điều này có đúng hay không?

    Kỳ tới: Đừng "bày cỗ cho ma ăn"

    Lương y Vũ Quốc Trung
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Trùng tang: Đừng "bày cỗ cho ma ăn"
    06/11/2011 0728

    - Theo lương y Vũ Quốc Trung, ngày nay một số "thầy" đã lợi dụng lòng tin để khi chẳng may có người nhà bị trùng tang thì bày đặt ra phải lập đàn cúng tế, đốt vàng mã, "bày cỗ cho ma ăn"… để kiếm chác hoặc gây lãng phí là việc cần lên án và loại bỏ. KH&ĐS tiếp tục giới thiệu phần 2 bài viết về trùng tang của tác giả Vũ Quốc Trung.



    Vì sao có quan niệm về trùng tang?

    Người ta sinh ra vào thời điểm nào là điều có thể biết trước. Sau khi thụ thai, trong bụng mẹ chín tháng mười ngày... ắt phải cất tiếng khóc chào đời. Nhưng khi nào thì chết vẫn là một bí ẩn. Vì vậy có câu: "Sinh có hạn tử bất kỳ".

    Ra đời chỉ có một cách là từ bụng mẹ chui ra, còn chết lại thiên hình vạn trạng: Chết già, chết do bệnh tật, chết do tai nạn, chết do thiên tai, chết do chiến tranh, đói rét, chết do tù đầy... Có người chết tại nhà, có người chết ở bệnh viện, có người chết đường, chết chợ. Có người thanh thản ra đi, có người "chết không nhắm được mắt".


    Thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai hoạ, thậm chí chết người (Ảnh minh họa).

    Người chết đã đành người thân còn sống cứ băn khoăn, áy náy không hiểu người chết đã "đúng số" chưa hay chết oan uổng... và ảnh hưởng của người chết với người sống như thế nào?

    Đây là những câu hỏi và cũng là nguyện vọng chính đáng của những người còn sống với vong linh của người đã khuất và để giải toả cho chính mình. Chính vì thế mà khái niệm về trùng tang, nhập mộ đã ra đời.

    Chưa có cơ sở về cách giải?

    Theo sách vở ghi lại và cách làm của các thầy và kinh nghiệm dân gian thì việc giải trùng tang có nhiều cách khác nhau như: Gửi lên chùa để "nhốt trùng" lại; Chọn ngày, giờ an táng không phạm vào giờ kiếp sát; Làm huyệt giả; Đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất... thậm chí có cả bài thuốc trấn trùng, dùng linh phù để trấn... Tuy nhiên, đây là những cách giải huyền bí, không có cơ sở, khó thuyết phục.

    Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.

    Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh.

    Quan sát và chiêm nghiệm thực tiễn

    Quan sát và chiêm nghiệm khá nhiều người chết và tình trạng xảy ra sau đó với người thân của người quá cố, chúng tôi thấy có 4 trường hợp xảy ra:

    1. Người quá cố bị trùng tang kể cả đã làm giải trùng, sau đó có những người thân mất theo (thậm chí nhiều người liên tiếp). Trong trường hợp này người sống rất hoang mang, lo sợ và cho rằng trùng tang là có thật.

    2. Người quá cố bị trùng tang có khi không làm giải trùng, nhưng sau đó người thân hoàn toàn bình an vô sự, thậm chí còn gặp may mắn. Trong trường hợp này người thân không tin có chuyện trùng tang.

    3. Người quá cố không bị trùng tang, thậm chí có nhiều nhập mộ, nhưng sau đó người thân vẫn gặp rủi ro, bất trắc, thậm chí có người chết sau khi người quá cố qua đời. Trong trường hợp này, người sống trở nên mất lòng tin vào việc dự báo có trùng tang hay không.

    4. Người quá cố không bị trùng tang và sau đó gia đình và người thân của người quá cố hoàn toàn bình an vô sự. Trong những trường hợp này người sống tin là người quá cố đã chết đúng số.

    Như vậy cho thấy mọi việc đều có thể xảy ra theo chiều hướng đúng hoặc sai với việc dự báo (tính) trùng tang. Tất cả đều xảy ra một cách ngẫu nhiên, có thể trùng hợp hay sai lệch với việc người quá cố có trùng tang hay không, không theo một quy luật nào cả.
    Để giải quyết vấn đề, cần có một cơ quan, tổ chức nào đó dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội nên đứng ra nghiên cứu, thống kê vấn đề trùng tang để tìm ra bản chất vấn đề và hướng dẫn dư luận xã hội, tránh để rơi vào tình trạng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội.

    Đừng "bày cỗ cho ma ăn"

    Một triết gia đã từng nói: "Cái gì còn tồn tại, cái đó còn hợp lý". Câu chuyện về trùng tang vẫn đang tồn tại, hiện hữu trong đời sống tâm linh và tập tục trong đời sống. Bởi vậy, không nên vội vàng "chụp mũ" đó là thứ mê tín dị đoan cần cấm kỵ trong khi chưa có minh chứng đủ thuyết phục đó là mê tín dị đoan phải loại bỏ. Hơn thế nữa, bản chất vấn đề là hướng thiện, mong cho linh hồn người chết được siêu thoát và sự bình an của người sống. Vậy sao lại cấm đoán. Làm như vậy e rằng chúng ta quá cực đoan và sẽ "phủ định sạch trơn".

    Còn nói trùng tang là một hiện tượng khoa học do sóng nhân điện như một số nhà cảm xạ, nhà khoa học giải thích e rằng chưa đủ cơ sở và cũng không thật thuyết phục. Thực chất đó cũng chỉ là sự suy diễn. Bởi lẽ nếu là khoa học thật sự thì phải có sự chứng minh, lý giải, tuân theo một quy luật chặt chẽ...

    Nhưng thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai hoạ, thậm chí chết người. Vậy giải thích thế nào, trong khi chúng ta thừa nhận "thực tiễn là thước đo chân lý"?

    Điều cần nói thêm là theo sách vở để lại và tập tục trong dân gian có trùng tang và có cách giải trùng tang. Thực ra việc giải trùng tang cũng đơn giản, không tốn kém là bao. Có điều ngày nay một số "thầy" đã lợi dụng lòng tin theo tinh thần "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" và "bị bệnh phải vái tứ phương" để khi chẳng may có người nhà bị trùng tang thì bày đặt ra phải lập đàn cúng tế, đốt vàng mã, "bày cỗ cho ma ăn"... để kiếm chác làm không ít người lâm vào cảnh vay mượn để làm (đối với người nghèo) hoặc gây lãng phí về của cải, thời gian (đối với người giàu) là việc cần lên án và loại bỏ.

    Vũ Quốc Trung
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định Gửi Bác Bin!

    Chào Bác Bin571! Cháu rất mong nhận được tin của bác.
    Bác có thể cho cháu xin số điện thoại hoặc địa chỉ để cháu liên lạc với trưc tiêp hoặc qua điện thoại.
    cháu Tungkt2338.
    DD 0982772338.
    Chao Bác!

  5. #5

    Mặc định

    Bí ẩn thảm họa 'trùng tang'

    Cập nhật lúc 56 AM, 08/11/2011

    Có những cái chết đến đột ngột và liên tiếp trong một gia đình, dòng tộc khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ và gọi đó là thảm họa “trùng tang”. Dân gian truyền tụng, cách duy nhất để hóa giải là phải “nhốt trùng”.
    Xưa nay dân gian vẫn truyền tai nếu người nào đó chết đúng vào giờ trùng (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì sẽ “mang theo” hàng loạt những người thân thích trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Nhiều người khẳng định nguồn cơn của thảm họa này là do âm binh nổi loạn, tuy nhiên khi giải thích dựa trên các luận cứ khoa học, “thảm họa” này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

    Những cái chết bí ẩn
    Nói về hiện tượng “trùng tang”, nhiều người thừa nhận đây hoàn toàn là câu chuyện có thật. Thậm chí có người còn khẳng định đã từng chứng kiến nhà có nhân đinh đông đúc đến 5-6 người nhưng chỉ vài ba năm lại phải chịu cảnh tuyệt tự.

    Bản thân là một cán bộ công chức tại tỉnh Thái Nguyên, chưa khi nào anh Thành tin vào chuyện cúng bái, lễ lạt nhưng rồi mọi nếp nghĩ đã thay đổi sau khi anh chứng kiến những cái chết li kì ngay trong chính gia đình mình.




    Chùa Hàm Long - nơi được lưu truyền là đệ nhất giữ trùng. Ảnh: thientam.vn.


    Ông nội anh sinh năm Mậu Thìn 1928, mất năm 2001 vì ung thư gan vào đúng giờ Tỵ, ngày Tỵ, tháng Tỵ. 2 năm sau đó, bà nội anh đột nhiên ốm nặng. Khi biết bà khó qua khỏi, gia đình vội vã lo cải táng cho ông nhưng khi chưa cắt tang xong thì sáng cùng ngày bà đã mất. Kế đó, khi chưa qua 100 ngày bà mất thì anh trai cả của anh Thành không may bị điện giật qua đời ở tuổi 52.

    Quá lo sợ vì những người thân thích đột ngột ra đi liên tiếp, vợ chồng anh Thành đã phải đánh xe xuống tận Hà Nội xem bói theo lời giới thiệu của người quen và được thầy phán là "trùng tang", cần phải làm lễ hóa giải mới mong thoát tai ương.

    Trường hợp của gia đình anh Hải (Thái Thuy, Thái Bình) còn thương tâm hơn. Anh cho biết ông nội anh mất từ khi anh chưa ra đời, đến cuối năm 1997 bà nội mất. Năm 1998 liên tiếp mẹ anh, bố anh rồi bà ngoại mất trong vòng chưa đầy 80 ngày. Mộ cũ chưa xanh cỏ, mộ mới lại đắp lên, gia đình lo lắng, hoảng hốt đến mất ăn mất ngủ. Vợ anh đêm nào cũng nằm mơ các cụ quay về dọa bắt tiếp con cháu. Bạn bè mách nước, gia đình anh phải đi đón pháp sư tận Bắc Ninh về trấn bùa.

    Theo giải thích, “trùng” chỉ bắt những người cùng huyết thống, không bắt những người có quan hệ dâu, rể. Những gia đình bị trùng tang, cách duy nhất để hóa giải là phải “gửi vong” lên chùa Hàm Long (Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh).

    Đồn đoán về nơi đệ nhất giữ vong
    Theo khuyên nhủ của nhiều bậc cao niên, khi nhà có người chết trùng, phải lập tức gửi người đó lên chùa. Nếu trùng nhẹ có thể gửi lên một ngôi chùa gần nhà, hằng ngày các nhà sư sẽ đọc kinh niệm phật để vong hồn siêu thoát. Còn nếu trùng nặng, bắt buộc phải gửi vào chùa Hàm Long - được đồn đoán là trung tâm “nhốt trùng” lớn nhất cả nước.

    Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Từ xưa các vị sư tăng đã có những phương pháp trấn trùng rất huyền bí nhưng hiệu quả. Nơi đây hiện còn lưu giữ những bộ ván khắc in phù giải trùng tang liên táng từ hàng trăm năm.

    Hằng ngày vào mỗi buổi chiều các sư ở đây phải nấu một nồi cháo thật to để cúng thí thực cho trùng và vong bị nhốt. Người dân còn kể lại bữa nào quên là y như rằng gà vịt, chó của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt không rõ nguyên nhân.

    Thông thường sau khi đưa di ảnh của người quá cố lên chùa gia đình sẽ được phát lá bùa đeo giữ trong suốt 3 năm. Bùa này có một mặt là chữ nho, một mặt là hình phật bà quan âm.

    Sau khi gửi vong, gia đình sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách kiêng kị. Theo đó bắt buộc ở nhà không được lập bàn thờ cúng người đã chết kể cả ngày giỗ, Tết. Vì có hương là có hồn, chỉ cần đọc tên người đã khuất, coi như là chìa khóa mở ngục để vong thoát ra ngoài.

    Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Do vậy tuyệt đối không được bàn chuyện tiễn vong lên chùa ở nhà có người khuất. Sau 3 năm, gia đình mới được thờ cúng lại bình thường.

    Dân gian đồn đoán mỗi năm nhà chùa tiếp nhận hàng trăm vong từ khắp mọi nơi. Có người tận Cà Mau, Bạc Liêu cũng đáp máy bay gấp rút ra gửi vong, nhốt trùng.

    Còn nữa...
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    nôm na về trùng tang là :vấn đề thứ nhất của cúng trùng tang chính là lí giải tính trùng, thế nào là trùng ? ngọc hạp ký của hứa chân quân và hiệp kỷ biện phương thư của triều thanh nói là có sự trùng về năm, tháng, ngày, giờ thì gọi là trùng, trùng tang là năm tháng ngày giờ sinh trùng với năm tháng ngày giờ tang ma. đó là khái niệm về trùng tang. (xem hình minh họa). nhưng thực tế thì quan niệm trùng tang này là thế nào, người ngày nay rất ít người biết được khái niệm trùng tang bắt nguồn từ câu sinh với tử đều là 13 trong đạo đức chân kinh chỉ quy, bản của Vương Bật và Hà Thượng Công. Ý nghĩa của việc hóa giải trùng tang là để "nhiếp sinh". Người nào chưa hiểu được ý nghĩa của "nhiếp sinh bảo mệnh" thì không thể nào hoàn toàn hóa giải trùng tang.
    www.tamlinhhuyenbi.com
    www.vpsangel.com

  7. #7

    Mặc định

    Hoá giải trùng tang, nỗi khiếp sợ của các gia đình, dòng họ



    Có gia đình không thể lý giải tại sao, trong một thời gian ngắn mà gia đình có tới 3 – 5 người qua đời.

    Dòng họ “trùng tang” 6 năm chết 5 người?

    Năm 2008, khi ông Nguyễn V.T. (thôn Đồng Ro, xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai, Hà Nội) mất vào giờ “kỵ”, nhiều người đã liên tưởng đến “thần trùng”. Anh Nguyễn V.Q. (27 tuổi, con của ông T.) cho biết: “Nhiều người đồn thổi rằng, bố tôi chết đúng vào “giờ độc” nên bị “ma xui, quỷ khiến” về bắt người trong dòng họ”.


    Bảng tính trùng tang trong dân gian.


    Theo lời anh Q., năm 2007, bố anh đi khám bệnh thì được các bác sỹ phát hiện ông mắc căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Thế rồi, hơn một năm sau, ông T. qua đời trong sự thương tiếc của gia đình, dòng họ. Nhiều người thương ông bởi cả đời phải chịu kham khổ, khi kinh tế gia đình đã khá giả cũng là lúc về với tổ tiên. “Ngày đó, tôi cũng có nghe loáng thoáng có ông cụ trong làng khẳng định bố tôi chết đúng giờ “trùng”, ngày “trùng”.

    Nhưng nghĩ là chuyện mê tín dị đoan nên chẳng ai tin. Thế rồi, những cái chết trẻ trong dòng họ cứ xảy ra một cách đầy bí hiểm khiến “lời nguyền rủa” của ông ta như biến thành “chân lý”. Các gia đình trong dòng họ mặc dù bên ngoài đều tỏ ra không tin nhưng trong lòng thì tìm đủ cách để tránh cái “tai họa” ấy”, anh Q. cho biết.

    Được biết, sau khi ông T. chết đúng một năm thì chị Nguyễn T.H. (SN 1979, con dâu của một người trong dòng họ Nguyễn, cùng nội tộc với ông T.-PV) ra đi ở tuổi 30. Khi đó, chị H. cũng bị bệnh viện trả về vì ung thư giai đoạn cuối. Thế rồi, đúng một năm sau, năm 2010, dòng họ Nguyễn lại chứng kiến cái chết bất đắc kỳ tử của một người con dâu trong dòng họ.

    Cô N.T.Th. (49 tuổi) tử vong trong vụ tai nạn giao thông hi hữu. Anh Q. cho biết, vợ chồng cô Th. đi chợ đúng vào hôm trời mưa bão lớn. Lúc xảy ra tai nạn vào khoảng 4h sáng. Cô Th. ngồi sau xe, không nhìn thấy chiếc điện bị gió thổi sà xuống đường nên bị mắc lại và ngã về phía sau. Mặc dù đã đội mũ bảo hiểm nhưng cô Th. đã trút hơi thở cuối cùng ở bệnh viện.

    Anh Q. kể lại, sự kinh hoàng đã lấn át hết lý trí của con cháu trong dòng họ sau ba cái chết liên tiếp trong vòng ba năm. Ngạc nhiên ở chỗ, trong họ, các cụ già dưới trăm tuổi có đến cả chục nhưng người già không chết lại chết toàn người trẻ. Hơn nữa, những người chết vì lời đồn “trùng tang liên táng” càng về sau càng trẻ dần.

    Năm 2012, dòng họ Nguyễn ở làng Đồng Ro lại phải bàng hoàng nhận thêm cái chết tức tưởi của một đứa trẻ. Đó là vào giữa năm 2012, Nguyễn V.C., mới 16 tuổi trong một lần đi tắm sông với đám bạn cùng lớp đã bị chết đuối. Sau này, nói chuyện với PV, một người bạn của C. cho hay, các cậu không thể ngờ C. lại chết đuối ở đoạn sông nông như vậy.

    Hơn nữa, chỗ C. đứng chỉ cách chỗ bạn bè khoảng 3-4m. Tưởng cậu bé giả vờ nên chúng bạn mặc kệ. Thế rồi mấy phút sau, nhìn đi ngoảnh lại không thấy C. đâu, mấy đứa mới tá hỏa lội ra mò rồi chạy vào làng gọi người lớn ra giúp đỡ. Sự ra đi của cậu học trò khi đó mới 16 tuổi lại tăng thêm sự ám ảnh về “thần trùng” với dòng họ Nguyễn.

    Đến lúc ấy, những người “bảo thủ” nhất, luôn miệng khẳng định ba cái chết trước đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên cũng phải nghĩ lại và lo sợ. Họ còn run sợ hơn nữa khi đúng một năm sau ngày C. mất, bà Nguyễn T.Ph. (77 tuổi), vẫn còn khỏe mạnh bỗng nhiên qua đời.

    Khi chúng tôi hỏi về việc những gia đình trong dòng họ đi trấn yểm “trùng tang”, anh Nguyễn V.Q. cho biết: “Như người có “bệnh vái tứ phương”, tôi đi hỏi khắp nơi và được rất nhiều người bày cách để “yểm trùng”. Có người nói rằng, phải thuê thầy cao tay về dùng bùa bắt “trùng”. Người khác thì nói rằng mỗi gia đình trong dòng họ phải chôn một con chó đen ở ngoài cổng để “trùng” không vào được nhà bắt người…”.

    Tuy nhiên sau này, anh Q. gặp được một bà sư và được bà mách nước phải đưa “vong” lên chùa thì mới “cắt” được họa này. Hai năm sau ngày bố mất, gia đình anh Q. nhờ người đưa bố lên chùa Liên Phái (Hai Bà Trưng) để “nhốt trùng” bởi việc đưa “vong” lên chùa phải kiêng người cùng trực hệ.

    Trước đây, dư luận từng xôn xao về trường hợp “trùng tang” ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Đó là trường hợp một gia đình trong một ngày xảy ra hai cái chết của bố chồng và nàng dâu cách nhau chưa đến 5 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là người con dâu đang khỏe mạnh bình thường, vẫn còn đang tất bật chuẩn bị hậu sự cho bố chồng thì bỗng nhiên đột tử vì cảm.

    Một gia đình ở ngay phố Ngọc Hà, quận Ba Đình (Hà Nội) cũng xảy ra những cái chết tương tự. Chỉ khác là gia đình này, trong vòng ba năm, hai người con trai duy nhất trong gia đình đều “đi” theo bố và “đi” một cách “bất đắc kỳ tử”.

    Hoá giải trùng tang

    Đại đức Thích Bản Quyền, Trụ trì chùa Phúc Long (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho biết, theo quan niệm dân gian, những người có tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm Tý – Ngọ - Mão – Dậu; những người tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm Dần - Thân – Tỵ - Hợi; những ai sinh vào năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm Thìn – Tuất – Sửu - Mùi thì sẽ bị trùng tang. Bởi họ đã chết vào các năm "xung” (tứ hành xung).

    Theo vị trụ trì chùa Phúc Long, “trùng tang liên táng” là quan niệm xuất phát từ Đạo giáo. Trong sách của Đạo giáo có ghi chép rất nhiều về trùng tang và những câu chuyện về hiện tượng này. Trong dân gian cũng vậy. “Từ xa xưa ở miền Bắc đã lưu truyền về các môn phái pháp sư, phù thủy có khả năng hóa giải trùng tang liên táng.

    Còn đối với nhà Phật, các nhà sư rất ít khi “trấn yểm” trùng giống như các pháp sư. Hiện nay ở miền Bắc có hai ngôi chùa được xem là nơi “nhốt” và “cầu siêu” cho trùng lớn nhất là chùa Hàm Long và Liên Phái. Hai ngôi chùa này còn lưu giữ được những bộ ván in phù giải trùng tang từ hàng trăm năm. Chính vì vậy, khi có người chết vào giờ xấu, người dân thường lên đây để xin bùa về hóa giải”, Đại đức Thích Bản Quyền chia sẻ.

    Theo đại Đức Thích Bản Quyền, có lẽ phương pháp “cắt trùng” tốt nhất là theo cách của Phật giáo Mật tông. Các sư sẽ lập đàn cầu siêu cho trùng được siêu thoát và hồi hướng công đức cho vong. Phương pháp này dùng những năng lực siêu độ của Phật khiến cho trùng sớm siêu thăng tịnh độ, không còn làm ác được nữa.



    Chỉ là căn bệnh từ hoá

    TS. Vũ Bằng, Phó Viện trưởng viện Công nghệ và Môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) lại đưa ra một cái nhìn khác về cái gọi là “trùng tang”. Ông nói: “Đến nay, nhiều người vẫn coi “trùng tang” là có thật và thường mời thầy cúng, pháp sư... đến trấn yểm, bắt ma.


    Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng, trong đời sống xã hội, bất cứ việc gì cũng có thể giải thích bằng khoa học được. Sau thời gian nghiên cứu, xâu chuỗi các sự kiện ở các gia đình cụ thể, tôi đã chứng minh cho nhiều người thấy rằng, không hề có “trùng”, ma quỷ như họ thường nghĩ”.

    Theo các công trình nghiên cứu mà TS. Bằng được cấp bằng sở hữu trí tuệ thì “trùng tang” thực ra là căn bệnh từ hóa. Căn bệnh này chưa từng có trong danh mục y học hiện đại cũng như cổ truyền. Khoa học chứng minh rằng, mỗi dòng họ đều có một cấu trúc cơ thể, gene khác biệt so với các dòng họ khác. Những người cùng huyết thống thì có cấu trúc cơ thể gần tương tự nhau.

    Thực tế cho thấy, nhiều dòng họ có cấu trúc hoàn chỉnh, tuy nhiên không ít dòng họ mang khiếm khuyết về cấu trúc. Khi mang khiếm khuyết lại bị tác động bởi môi trường xấu thì sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, hệ thần kinh và tuần hoàn thường dễ bị tổn thương và phá hủy nhất.

    Khi một dòng họ mang khiếm khuyết về mặt cấu trúc, sinh sống trong môi trường có từ trường dị biệt thì sẽ dễ bị mắc các loại bệnh tật và ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe. Thế nên mới có chuyện trong cùng một dòng họ, có những người chết cách nhau mấy ngày, một tháng, một năm...

    Bên cạnh đó, việc mắc bệnh còn tùy thuộc vào sức khỏe, sức đề kháng của mỗi người. Còn việc trấn yểm, “nhốt vong” đơn thuần là biện pháp trấn an tư tưởng mà thôi



    Theo Thanh Long - Hồng Thanh (Nguoiduatin.vn)
    Last edited by Bin571; 24-05-2015 at 10:27 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 27
    Bài mới gởi: 09-11-2015, 09:59 PM
  2. Trùng tang, nên biết đó là nghiệp quả
    By maihoa in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 27-10-2011, 02:57 PM
  3. TRÙNG TANG - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
    By phaptamthaisu in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 15-10-2011, 01:05 AM
  4. Phong tục tang việt nam
    By The_Sun in forum Văn Hóa - Phong Tục - Lễ Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-09-2011, 09:37 PM
  5. Hoá giải nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 15-03-2011, 08:44 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •