kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Sách Khai Thị 1 - Hòa Thượng Tuyên Hóa

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sách Khai Thị 1 - Hòa Thượng Tuyên Hóa

    Phần 1: Phật Pháp Là Thực Hành Không chỉ để nói suông
    Ðạo đức là căn bản làm người.Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
    Ngày đêm như tên bắn, năm tháng như thoi đưa. Sóng trên sông, ngọn
    sau đẩy ngọn trước; cảnh đẹp mau tàn. Ðời người tuổi trẻ qua nhanh, chẳng
    mấy chốc sẽ già chết hủ diệt, không lưu lại dấu vết, đủ thấy mọi thứ thật vô
    thường.
    Do mọi thứ vô thường nên mình phải mau tìm nơi quy túc. Quý-vị rất là
    may mắn, sau khi tìm tòi, truy đuổi, cuối cùng đã có lòng tin Phật. Tin Phật
    thì mình mới đến được chỗ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh; tức cái vui rốt ráo nhất.
    Do đó mình phải tin Phật. Nhưng tin suông chưa đủ, mình phải y theo Pháp
    mà tu hành. Nếu tin mà không tu thì cũng như bàn chuyện ăn cơm, hay đếm
    giùm tiền người, mà mình thì chẳng thấy no, hoặc chẳng giàu thêm. Cho nên
    người xưa có nói:
    Ðạo thị yếu hành,
    Bất hành tắc yếu đạo hà dụng?
    Ðức thị yếu tu,
    Bất tu tắc đức tòng hà lai?
    Nghĩa là:
    Ðạo phải hành,
    Không hành sao gọi là đạo.
    Ðức do tu,
    Không tu đức sao thành.
    Thế nên mình phải "cung hành thực tiễn," thật sự tu hành. Thường đem
    hai chữ sinh tử treo giữa đôi mày và hai chữ "đạo đức" đạp dưới chân. Nói
    ra nghe có vẻ khó hiểu. Tại sao lại đem "đạo đức" đạp dưới chân? Vì đạo
    đức là gốc làm người, ví như là gốc của cây. Có đạo đức thì mình mới đứng
    vững, còn ngược lại, không có đạo đức thì mình như cây chẳng có gốc,
    không sao đứng vững đặng. Mình cần đem đạo đức ra thực hành thì nhân
    cách mới vững vàng, mọi sự mình làm tự nhiên sẽ thành công. Cho nên:
    "Ðạo đức nhị tự, thị tố nhân căn bổn." Tức là đạo đức là căn bản làm người.
    Sách Luận Ngữ nói: "Quân tử vu bổn, bổn lập nhi đạo sanh." Tức là bậc
    quân tử chú trọng đến cái gốc, khi gốc vững thì Ðạo phát sinh. Chăm lo cái
    gốc thì mới sinh được đạo. Ðó là lời minh huấn của cổ nhân.
    Như đã nói lúc nãy, thời gian trôi nhanh như tên bắn mà ta nào hay.
    Chuyện quá khứ đã qua thì đành vậy, song chuyện tương lai, cần phải lập ra
    tông chỉ, không thể để trôi qua một cách mê mờ được.
    Tông chỉ của Chùa Tây Lạc Viên là đề xướng Pháp-môn Tịnh-độ; chủ
    trương tinh tấn niệm Phật. Thường lệ mỗi năm vào ngày 19 tháng 6 và ngày
    17 tháng 11 âm lịch thì Chùa cử hành Pháp-hội Quán-âm và Thất Di Ðà.
    Song quý vị không thể chỉ tham gia cho có lệ thôi. Năm nay phải tinh tấn
    hơn năm trước, lúc nào cũng phải chuyên tâm, trong bảy ngày này, mỗi giờ,
    mỗi phút đều phải siêng năng niệm danh hiệu Bồ-tát mà không biết mỏi mệt.
    Khi niệm Bồ-tát, mình chớ mong Bồ-tát niệm mình. Tại sao vậy? Vì
    trong thời gian đả thất, nếu mang danh là tham gia đả thất mà mình không
    siêng năng niệm hồng danh, lòng lại đầy tạp niệm thì chỉ làm cho đức Bồ-tát
    đại từ đại bi sẽ thấy tội nghiệp: Rằng mình đã không thành tâm đả thất, rằng
    mình thật đáng thương xót. Cho nên đại chúng phải khẩn thiết thành tâm mà
    niệm và phát lòng từ bi hỷ xả. Ðược như vậy tôi khẳng định rằng Bồ-tát chắc
    chắn sẽ gia hộ cho quý-vị.
    Xưa nay, Tây Lạc Viên chưa từng phát thiệp mời đả thất, mà là đại
    chúng tự nguyện phát tâm đến dự. Tinh thần tự động phát tâm như vậy rất
    tốt, đáng được tuyên dương. Song mình đừng để sự chân thành nầy bị lãng
    phí, mà phải phát nguyện niệm cho tới khi "thủy lạc, thạch xuất" nghĩa là
    nước cạn, đá lộ ra. Niệm đến lúc Bồ-tát hiện thân thuyết Pháp. Vậy mới
    không uổng công tham gia đả thất.
    Hôm nay là ngày đầu tiên của Pháp-hội. Tôi chúc quý vị năm nay sẽ gặt
    hái được nhiều thành quả. Ngược lại, tôi sẽ thanh toán món nợ nầy với quý-
    vị. Nếu món nợ này tính không xong, thì đừng hối hận! Thôi được rồi, tôi
    không nói đùa với quý-vị nữa, hãy niệm nhiều danh hiệu Bồ-tát là hơn!
    ( Giảng ngày 13 tháng 6 năm 1958, nhân dịp lễ Quán Âm Thất Tây Lạc
    Viên, Hồng Kông)

  2. #2

    Mặc định Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn

    Sự lợi ích chân chính thường khó diễn bày.
    Giống như người uống nước,
    lạnh hay nóng chỉ tự mình biết.
    Ngay trong lúc thời tiết nóng bức tột độ mà quý-vị không sợ nóng cũng
    chẳng sợ đường xa núi cao, tới đây tham gia đả thất thì như vậy có điều gì
    lợi chăng? Sự lợi ích chân chính thường khó diễn bày. Giống như người
    uống nước, lạnh hay nóng chỉ tự mình biết. Duy người có tâm chân thật mới
    lãnh hội được sự diệu kỳ.
    Làm thế nào để thu hoạch được điều lợi ích này? Không gì khác hơn là
    thành tâm niệm danh hiệu Bồ-tát. Chân tâm tức là chuyên tâm vậy. Cho nên
    nói: "Chuyên nhất tất linh, phân chi tất tệ." Tức là chuyên nhất thì linh ứng,
    phân chia thì bế tắc. Khi tâm chuyên nhất, tự nhiên sẽ được cảm ứng đạo
    giao. Sự cảm ứng đạo giao vốn không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, tự mình phải
    dụng công mới được, người khác không thể làm thay mình đặng, lại càng
    không thể cầu may mà được.
    Giống như "nói về chuyện ăn cơm hay đếm tiền giùm kẻ khác." Có kẻ
    thường hay đề cập đến những thứ dinh dưỡng thế này thế nọ, nhưng tự họ
    chẳng hề ăn, thì đồ ăn dù có bổ dưỡng cách mấy đi nữa họ cũng không thể
    tận hưởng được. Cho nên nói:
    Chung nhật sổ tha bảo, tự vô bán tiền phần.
    Y pháp bất tu hành, kỳ quá diệc như thị.
    Nghĩa là:
    Suốt ngày đếm tiền người, tự mình không một xu.
    Học pháp không tu hành, lỗi lầm cũng như vậy.
    Mình niệm Phật cũng thế. Không phải hiểu biết hay bàn luận về công
    đức niệm Bồ-tát là đủ; phải thật sự niệm đến chỗ nhất tâm bất loạn; thậm chí
    đến độ nước chảy, gió thổi mà tai mình cũng chỉ nghe tiếng danh hiệu Bồ-tát
    mà thôi. Cho nên nói:
    Hữu tình, vô tình,
    Ðồng diễn Ma-ha diệu pháp.
    Nghĩa là:
    Loài hữu tình hay vô tình,
    Ðều nói diệu pháp đại thừa.
    Nếu mình không thể niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn thì gió có thổi vi-vu,
    nước có chảy róc-rách, mình cũng chẳng tài nào cảm nhận được sự kỳ diệu
    của nó. Cho nên mình phải thành tâm niệm và đừng để vọng tưởng lôi kéo
    thì mới gặt được lợi ích của Pháp.
    Khi đả thất, quý-vị phải tôn trọng qui củ của thất. Bởi vì "Vô qui củ bất
    năng thành phương viên." Tức là không có qui củ thì không thành phương
    viên. Qui củ của Tây Lạc Viên là không nói năng ồn ào để tránh làm chướng
    ngại kẻ khác tu hành.
    Trong thời gian bảy ngày này, chúng ta còn niệm thêm Chú Ðại-bi.
    Công đức của Chú Ðại-bi rất khó nghĩ bàn. Nếu người không có thiện căn,
    thì họ khó nghe đặng ba chữ "Chú Ðại-bi." Bây gìờ đại chúng không những
    đã được nghe mà lại còn thọ trì đọc tụng, đủ biết quý-vị có đầy đủ thiện căn
    rồi. Nếu đã có thiện căn, quý-vị không nên coi thường và đừng để kiếp sống
    này trôi qua một cách lãng phí.
    Tôi còn nhớ khi Chùa Tây Lạc Viên đả thất lần đầu tiên, trong mười vị
    cư sĩ thì tám, chín vị chẳng thể niệm được Chú Ðại-bi. Nhưng nay, mười
    người thì có đến tám người có thể niệm được. Ðây chứng tỏ rằng sự tiến bộ
    của các vị cư sĩ. Tôi kể cho quý-vị nghe một câu chuyện để chứng minh về
    công đức của Chú Ðại Bi.
    Ở Mãn-châu có một vị tài chủ, tậu rất nhiều điền sản. Vào một mùa thu,
    vị tài chủ này tự mình đi theo bốn, năm xe hàng chở đầy cao lương xuống
    phố để bán. Bởi vì từ nông thôn đến thành thị cách hơn 150 dặm, nên một
    giờ sáng y đã khởi hành. Chẳng may đi được nửa đường thì gặp cướp. Thấy
    thế y lập tức niệm Chú Ðại-bi. Lạ thay! Bọn thổ phỉ bổng như đui mù không
    nhìn thấy xe của y, nên y an toàn qua khỏi nguy hiểm. Ðó là một trong
    những sự linh cảm của Chú Ðại-bi mà chính tôi chứng kiến.
    Kinh Ðại Bi Tâm Ðà-la-ni dạy rằng: "Kẻ tụng trì chú Ðại-bi có thể tiêu
    trừ tai nạn: Lửa không thiêu được, nước chẳng dìm đặng." Bởi thế, tôi
    khuyên các vị mỗi ngày trì tụng tối thiểu ba lần. Nếu vị nào chưa biết niệm
    thì mau mà học. Công đức trì tụng Chú Ðại-bi không những có thể đẩy lui
    trộm cướp, mà còn tiêu trừ trăm bịnh, thoát khỏi sự quấy rối của chư ma.
    Cho nên các vị nên thành tâm tụng trì.
    Hôm nay là ngày bắt đầu đả thất, bầu không khí của pháp hội rất phấn
    khởi và nghiêm trang. Tôi hy vọng các vị nổ lực, ra công tinh tấn.
    ( Giảng trưa ngày 13 tháng 6 năm 1958 tại Tây Lạc Viên, Hồng Kông)
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  3. #3

    Mặc định Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt, Chỉ cần nỗ lực tinh tấn, thì mình có thể "Trở Về."

    Quy khứ lai hề.
    Ðiền viên tương vu hồ bất quy.
    Ký tự dĩ tâm vi hình dịch.
    Hề trù trướng nhi độc bi.
    Ngộ dĩ vãng chi bất gián.
    Tri lai giả chi khả truy.
    Thật mê đồ kỳ vị viễn.
    Giác kim thị nhi tạc phi.
    Nghĩa là:
    Về đi chứ!
    Ruộng vườn hoang phế, sao chẳng về!
    Tâm bị hình đọa, tỏ đã lâu.
    Sao còn sầu muộn, than với lòng?
    Lỗi xưa chưa sửa, nay đã thấu.
    Mới biết tương lai còn đuổi kịp.
    Ấy thật đường mê, chửa dấn sâu.
    Rõ rằng: Nay đúng, xưa sai xấu.
    Bài thơ trên do ông Ngũ Liễu (Ðào Uyên Minh) sáng tác. Nhưng chẳng
    biết nhà thơ có thật sự liễu ngộ được ý nghĩa thâm sâu của lời thơ chăng?
    Bởi lẽ nếu lấy Phật-pháp mà soi xét thì bài thơ trên vô cùng khế lý.
    Sao gọi là "Quy khứ lai hề?" Chúng ta đã biết tự-tánh Pháp-thân là chốn
    thường tịch quang của mười phương chư Phật. Kinh viết: "Tất cả chúng sinh
    đều có Phật tánh." Bổn tánh của ta và của Phật vốn không có gì khác biệt.
    Nếu không như vậy, sao nói là "đều có Phật tánh." Nay chúng ta không ngộ
    được Phật tánh bởi do trần lao ngũ dục của thế giới Ta-ba nầy làm ta ô
    nhiễm. Bởi bội giác hợp trần, nên ta chẳng hiểu ngộ tự tâm, chẳng thấy suốt
    được bổn tánh.
    Tuy nhiên, ta không thể điên đảo trầm luân mãi được. Ta phải phản bổn
    hoàn nguyên, bội trần hợp giác. Ðó chính là "Quy khứ." Nghĩa là mình phải
    khôi phục lại bổn lai diện mục vậy. Khi nương tựa vào nguyện lực của Phật
    Bồ-tát, nhờ công đức tụng niệm hồng danh của Ngài mà ta sinh Tịnh-độ. Ðó
    cũng gọi là "Quy khứ."
    Khi đã ngộ tự tâm, sinh Tịnh-độ rồi, ta cần phát đại nguyện: "Ðảo giá từ
    hàng," nghĩa là lái chiếc thuyền từ bi trở lại độ chúng sinh tới bờ an lạc. Ðó
    gọi là "lai," tức là Trở Về.
    Thế nào là "Ðiền viên tương vũ hồ bất quy?" Ðiền tức là ruộng, là ruộng
    tâm. Khi ta chẳng tu tâm, để mặc cho tạp niệm phát sanh thì cũng giống như
    ruộng vườn đầy cỏ dại vậy. Ruộng tâm trở thành hoang dã. "Mao tắc bất
    khai," cỏ dại dẫy đầy, không nhổ sạch được, thì ta không cách gì phản bổn
    hoàn nguyên, minh tâm kiến tánh được.
    "Hồ bất quy" là lời của chư Phật mười phương và các vị Thánh-nhân.
    Các Ngài ân cần dạy dỗ chúng ta rằng: "Chúng sinh ngu độn đáng thương
    thay! Các con vì sao không mau quay đầu trở về bến?"
    "Tâm vi hình dịch" nghĩa là tâm bị thân thể điều khiển và ý nói rằng
    chúng sinh vì chấp trước lục trần nên chẳng ngộ được tự tâm, luôn luôn bị
    cảnh trần chi phối nên vì cuộc sống mà lăng xăng, vì danh lợi bất kể sinh
    mạng, lưu chuyển trong biển khổ sinh tử, thọ vô số khổ đau. Thật là ngàn
    thu bi thương, khổ không thể nói hết. Ðó chính là ý nghĩa của câu "Trù
    trướng như độc bi."
    Thế thì, phải chăng chúng sinh mình không có thuốc cứu? Phải chăng
    vĩnh viễn đọa nơi hố thẳm lục đạo luân hồi? Tuyệt đối không phải. Tuy
    trước kia mình phạm lầm lỗi, song nhìn về tương lai vẫn còn hy vọng. Nên
    biết "Tri lai giả chi khả truy," biết tương lai còn đuổi kịp, còn cứu vãn được.
    Trong tương lai, chúng ta càng không nên giống như dĩ vãng, bỏ giác
    ngộ, theo bụi trần, tâm làm nô lệ cho thân. Xưa kia mình không tin nhân
    quả, không siêng tu hành, tạo nghiệp, sát sinh v.v... đều là những việc sai
    lầm. Như hôm nay đả thất niệm Phật là việc đúng. Nên chúng ta "Giác kim
    thị nhi tạc phi," nghĩa là "Hiểu được hôm nay đúng, hôm qua sai." Ðối với
    việc tốt thì phải duy trì, đối với việc xấu thì phải lập tức hết lòng hối cải. Cổ
    nhân nói: "Nhất thốn quang âm nhất thốn kim." Tức là một tấc thời gian là
    một tấc vàng. Thực sự đối với người tu hành, một đoạn thời gian là một
    đoạn của mạng sống. Một đoạn thời gian trôi qua tức là mạng mình ngắn đi
    một chút vậy.
    Ngày hôm nay qua đi, mạng cũng tùy giảm;
    Ðại chúng! Phải siêng năng, tinh tấn như cứu đầu mình.
    Phải mau mau sửa điều xấu ác, làm điều tốt lành. Vì mình "Thật mê đồ
    kỳ vị viễn," tức là chưa đi sâu vào con đường u mê lắm. Thế giới Cực-lạc ở
    trước mắt, chỉ cần nổ lực tinh tấn, thì mình có thể "Quy khứ."
    ( HT Tuyên Hóa Giảng ngày 14 tháng 6, năm 1958)
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  4. #4

    Mặc định

    Từ Nay Về sau Mình không nghe, không tin Pháp của TUyên Hóa nữa...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Khai Thị - Quyển 1 - Hòa Thượng Tuyên Hóa
    By mynhan in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 16-08-2019, 02:29 PM
  2. Trả lời: 37
    Bài mới gởi: 26-05-2017, 01:32 PM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 29-12-2016, 10:03 PM
  4. Khai Thị Tuyên Hóa Thượng Nhân
    By luckyboy624 in forum Thiền Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 21-12-2011, 09:49 AM
  5. Trích tuyển lời khai thị của đại sư Hành Sách
    By bachliencu in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 30-05-2011, 09:32 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •