kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Phật giáo truyền bá ở Tây Tạng chia làm mấy giai đoạn?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Phật giáo truyền bá ở Tây Tạng chia làm mấy giai đoạn?




    Phật giáo truyền bá ở Tây Tạng chia làm mấy giai đoạn?

    Lịch sử phát triển của Phật giáo Tạng truyền thường chia thành thời kỳ hoằng dương trước và thời kỳ hoằng dương sau, lấy sự kiện Lãng Đạt Mã diệt Phật làm ranh giới. Khoảng nửa cuối thế kỷ thứ VII đến nửa đầu thế kỷ thứ IX là thời kỳ hoằng dương trước, sau thế kỷ X là thời kỳ hoằng dương sau.
    Kham Lạc Khước Tùng nghĩa là ba vị sư quân, “kham” là kham bố, chỉ tăng nhân Tịch Hộ ở Ấn Độ; "lạc" là lạc bản, chỉ đại sư Liên Hoa Sinh, “khước” là khước kết, nghĩa là pháp vương, pháp vương ở đây chỉ pháp vương Xích Tùng Đức Tán. Do ba vị này có ảnh hưởng rất lích cực đến sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng thời kỳ đầu, sau này tín đồ Phật giáo hợp xưng ba người là Kham Lạc Khước Tùng. Chủ tôn chính giữa bức Đường ca này là đại sư Liên Hoa Sinh, góc dưới bên trái là tăng nhân Tịch Hộ, góc dưới bên phải là Tạng vương Xích Tùng Đức Tán.

    Vào giữa thế kỷ thứ VII, Tùng Tán Can Bố vốn tín phụng Phật giáo, lấy công chúa Văn Thành triều Đường và công chúa Xích Tôn của Nepan, khiến Phật giáo hưng thịnh tại Tây Tạng. Thế kỷ thứ VIII, tăng nhân Ấn Độ là Tịch Hộ, Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng truyền bá Phật giáo với hai hệ phái Hiển, Mật. Đây là giai đoạn phiên dịch và truyền bá Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng, cũng được gọi là thời kỳ hoàng dương trước của Phật pháp lưu truyền tại Tây Tạng.

    Thế kỷ thứ IX, Lãng Đạt Mã cấm chỉ lưu truyền Phật giáo, mãi đến đầu đời Tống mới có người Lỗ Mai đến Tây Khang học tập Phật pháp, trở về Tây Tạng, tập hợp tăng nhân, hoằng dương Phật giáo. Sau đó họ lại nghênh thỉnh từ Ấn Độ về Tây Tạng tôn giả A Để Hiệp (Atisa) chỉnh đốn giới luật và giáo pháp, viết trước tác Bồ đề đạo thứ đệ đăng luận. Từ đó, Phật giáo Tây Tạng lại được phục hưng. Thời kỳ này thuộc giai đoạn trung hưng của Phật giáo tại Tây Tạng.

    Thế kỷ thứ XIV, đại sư Tông Khách Ba sáng lập ra phái Cách Lỗ (Gelug), quy chuẩn lý luận Phật giáo, chỉnh đốn tăng quy giới luật, coi trọng thực tu thực chứng, xây dựng lại chế độ học viện. Dù là trên phương diện nghiên cứu lý luận hay trên thực tiễn tu trì, Phật giáo Tạng truyền đều đạt được sự hưng thịnh chưa bừng có trước đó. Từ thế kỷ XIV đến giữa thể kỹ XX là giai đoạn cực thịnh trong sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng.


    pháp khí Mật tông tây tạng
    cửa hàng phật giáo mật tông

  2. #2

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chiếu kiến vũ trụ giai không
    By huetinh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 15-02-2016, 07:45 PM
  2. điểm Huyệt Chân Truyền đồ Giải
    By Thanhbinh123 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 27-05-2014, 06:41 PM
  3. Cảnh giác những chiêu lừa của các thầy bà ngoại cảm
    By Thánh Linh Đất Việt in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-10-2013, 09:40 PM
  4. Tam truyền và phân cung trong Kỳ Môn Độn Giáp
    By xuantoan97 in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 12-05-2013, 10:51 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-10-2010, 05:03 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •