chữ LỄ trong câu ( Tiên học LỄ , hậu học VĂN )

--------------------------------------------------------------------------------

Từ nhỏ đi học chắc ai ai cũng biết câu khẩu hiệu ( tiên học lễ , hậu học văn ) của hầu hết các trường sơ cho đến cao cấp . nhưng liệu có mấy ai hiểu được ý nghĩa to lớn của nó mang lại trong nghành giáo dục và cho dân tộc không . không thế thì tại sao ông cha ta lại quan trong chữ LỄ đến như vậy .
các bạn có thể tham khảo qua bài viết :
HIỂU THÊM VỀ CHỮ LỄ

Đoàn Ngọc Thành

Khi bàn về nhân cách, người ta thường nói “đức là gốc, tài là ngọn”. Xét ở góc độ nào đó, khi mọi người cùng hiểu và giữ được chữ “lễ” thì chính là giữ được cái gốc vậy!
Vậy lễ là gì mà người xưa dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”? Đây là lời cửa miệng của bất kỳ ai từng bước chân đến trường nhưng hình như không phải ai cũng hiểu được đủ đầy ý nghĩa chữ “lễ” trong lời nói ấy.

Phần đông nhiều người hiểu “lễ” ở đây có nghĩa là lễ nghĩa, lễ phép, là sự kính trọng người lớn chứ chưa thấy nhắc đến nét nghĩa chính. Thực ra, người xưa không chỉ dạy người có học biết thưa gởi kính trình, biết tôn kính các bậc trưởng thượng mà sâu xa hơn đó chính là dạy phàm là người phải biết tuân thủ các phép tắc, biết chấp hành các kỷ cương-trật tự-bổn phận để sống sao cho hợp với lẽ trời đất, xã hội, gia đình, bè bạn … Suy ngẫm mới thấy các cụ giỏi thật, chỉ vài chữ mà ý tứ thật cao diệu.

Người hiểu lễ, với trời đất thì biết tôn trọng các qui luật tự nhiên, với xã hội thì biết tôn trọng pháp luật, với gia đình thì biết đoàn kết thương yêu, với bạn bè thì biết gần gũi thân ái… Khi người người đều giữ được lễ thì trên dưới phân minh, trật tự được sắp xếp, kỷ cương được tôn trọng, lẽ tự nhiên cuộc sống thật chan hòa, bình yên và hạnh phúc. Đó chẳng phải là cái gốc mà con người cần phải giữ trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với gia đình là gì!

Ngày nay, trong cuộc sống thường nhật chúng ta thấy đầy rẫy kẻ lường gạt, dối trá đang hiện hữu trên cõi đời này. Hàng ngày chúng ta nghe nhắc nhiều đến kẻ bất lương, vô trách nhiệm, thậm chí có cả những kẻ thủ ác vẫn tồn tại quanh ta. Tất cả những con người ấy đều thiếu lễ, không có lễ và chưa hiểu được chữ lễ.

Bởi không có ý thức về lễ nên lên rừng người ta làm lâm tặc, xuống biển người ta làm hải tặc, lên trời người ta làm không tặc, khi về phố người ta vượt đèn đỏ, ra xa lộ người ta lái xe lạng lách để gây tai họa cho người khác. Bởi thiếu lễ nên mặc dù giữ trọng trách người ta vẫn có thể trở thành kẻ cắp công quĩ, rút ruột công trình quốc gia để đánh bạc hay làm giàu bất chính. Công dân thiếu lễ thường vi phạm phép nước. Công chức thiếu lễ thường hoạnh họe người dân. Cán bộ nhà nước mà không giữ được lễ thì đó là tai họa của nước nhà. Kẻ thiếu lễ dễ dàng bán mình, không giữ được mình và thế là trở thành người phạm tội. Chơi với người vô lễ ta thấy bất an. Gia đình thiếu lễ dễ bất hòa. Xã hội có nhiều người không biết lễ tất bất ổn. Chữ lễ quan trọng là vậy mà sao ít người quan tâm, ít người để ý, ít người học tập và rèn luyện để giữ cho được chữ lễ?

Vì sao trong xã hội hiện đại mang tiếng là văn minh, có văn hóa mà người ta lợi dụng các phương tiện hiện đại để nói xấu nhau, chửi bới nhau, nhiếc móc nhau? Người ta lợi dụng blog để hại nhau, lợi dụng các xa lộ thông tin để đưa chuyện phòng the cần giấu kín, người ta quan tâm việc rèn luyện con cái thành tài hơn thành người… tất cả đều do thiếu lễ mà ra cả.

Có phải đã đến lúc chúng ta cần đặt lại vị trí chữ lễ cho thật đúng?

Như các bạn thấy chữ LỄ quan trọng đến mức nào rồi , chữ
lễ chính là sự rèn luyện để con người ta sống tốt hơn là gốc của cái mà người ta gọi là ĐẠO ĐỨC . chẳng thế mà cha ông ta có câu " học ăn , học nói , học gói học mở . đó là những thứ tưởng chừng như nhỏ bé đơn giản , cơ bản nhưng cũng vô cùng quan trọng để rèn luyện một con người tốt có ích cho xã hội , cộng đồng . ( các bạn hay thấy như các cụ nhà ta muốn gả con cho ai đó đều hay để ý đến người chồng hay người vợ tương lai của con mình những thứ nhỏ như ăn uống , đi đứng , nói năng là các cụ đã đánh giá ưng hay không ưng và có được hay không rồi hi hi ) .
còn những người không có ĐẠO ĐỨC thì dù đường học vấn có giỏi đến đâu đi chăng nữa học hàm học vị cao ngút trời nhưng họ đặt chủ nghĩa cá nhân lên hàng đầu . họ dùng cái tinh hoa hấp thu được của dân tộc tìm mọi cách để trục lợi cho cá nhân và gia đình kể cả bòn rút tham ô , phạm pháp , lừa đảo , phục vụ cho nước ngoàii kể cả đối địch với đất nước và dân tộc , miễn là có được nhiều tiền và đảm bảo cho một tương lại sung sướng .

Xã hội đang đi xuống , lối sống và đạo đức đang bị suy đồi một cách nghiêm trọng . hàng ngày qua báo đài , qua thông tin đại chúng , chúng ta được nghe tin những vụ giết người cướp cuả , giao thông thì hỗn loạn , môi trường ôi nhiễm , hàng hoá sản phẩm giả , nhái , kém chất lượng .quan tham ô , chất lượng dich vụ và sản phẩm của ta kém sức cạnh tranh đều có phần không nhỏ của đạo đức con người . chính vì những điều đó làm cho xã hội hỗn loạn , đất nước suy yếu .

Và làm thế nào để đưa chữ LỄ cũng như ĐẠO ĐỨC vào trong cộng đồng , xã hội cũng như cả nước một cách khả thi hiệu quả nhất , nhanh nhất , ít tốn kém nhất .

Kính mời các bạn vào đóng góp ý kiến xây dựng , hướng tới một đất nước vững mạnh toàn diện xã hội công bằng và văn minh .