kết quả từ 1 tới 4 trên 4
  1. #1

    Mặc định 'Phá án' truyền thông bất lương, giải oan nước mắm truyền thống

    'Phá án' truyền thông bất lương, giải oan nước mắm truyền thống

    2016 - năm "bão tố" của ngành nước mắm truyền thống khi một nghiên cứu kết luận hồ đồ, cho rằng “nước mắm nhiễm asen”. Cũng may, nỗi oan sớm được giải và câu chuyện truyền thông bất lương trong ngành nước mắm bị lật tẩy.


    Ngành mắm truyền thống “chao đảo”

    Nước mắm vốn được coi là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam khi tồn tại cả trăm năm nay, có trong các mâm cơm của người Việt. Thế nhưng, tháng 10/2016, ngành nước mắmtruyền thống gặp bão lớn, có nguy cơ bị tẩy chay.

    Sự việc bắt đầu vào ngày 17/10, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) họp báo công bố kết quả kiểm nghiệm cho thấy: 67% mẫu nước mắm kiểm nghiệm phát hiện có hàm lượng asen vượt ngưỡng tối đa cho phép. Điểm đáng lưu ý, các loại nước mắm bị nhiễm asen hầu hết đều là nước mắm truyền thống có độ đạm cao. Cũng theo kết quả của Vinastas, các loại nước mắm công nghiệp đều có hàm lượng asen nằm trong giới hạn cho phép.


    Nước mắm truyền thống gặp khủng hoảng vì thông tin chứa asen vượt ngưỡng


    Thông tin của Vinastas công bố ngay lập tức được báo chí đăng tải và được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, khiến cả xã hội rúng động. Mâm cơm của người Việt bị bỗng nhiên “chao đảo” vì bát nước mắm nhiễm asen vượt ngưỡng.
    Và ngay lập tức, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm bị ảnh hưởng nặng nề khi bắt đầu xuất hiện những đơn hàng bị trả về, còn siêu thị thì bắt đầu dỡ bỏ sản phẩm nước mắm truyền thống xuống khỏi quầy kệ. Nước mắm tắc đầu ra và hàng triệu ngư dân đứng trước nguy cơ khốn khó.


    Cũng may, các nhà khoa học đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định, asen trong nước mắm truyền thống là asen hữu cơ, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
    Đến ngày 20/10, các hiệp hội trong nước về chế biến thủy sản và nước mắm của các địa phương ký đơn "kêu cứu" Thủ tướng để mong được “giải oan” cho nước mắm truyền thống.

    Sau đó, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế để có ngay thông tin chính thức, công khai, rõ ràng, đầy đủ tới nhân dân về loại và hàm lượng arsen an toàn trong nước mắm cũng như các thông tin cần thiết khác liên quan, tránh gây hoang mang trong dư luận.

    Cụ thể, Bộ NN-PTNT đã lấy 247 mẫu nước mắm của 210 nhãn hiệu khác nhau từ 82 cơ sở sản xuất để kiểm tra. Kết quả, 100% mẫu nước mắm đều đảm bảo an toàn, không nhiễm asen vô cơ, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Trước đó, Bộ Y tế cũng phát đi thông tin chính thức khẳng định không có nước mắm nhiễm thạch tín (asen vô cơ).

    Câu chuyện truyền thông bất lương


    Trước một vụ việc được cho là “không bình thường” khi Vinastas công bố nước mắm nhiễm asen, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn cho rằng có dấu hiệu của sự cấu kết bất lương trong truyền thông của doanh nghiệp, thậm chí là vi phạm pháp luật.

    Thật may, không giống những kịch bản truyền thông trước đây, sự lên tiếng của người đứng đầu ngành TT&TT đang là tiếng nói mạnh mẽ nhất để giúp người dân trong cơn hoang mang có cái nhìn chuẩn xác và công bằng về độ an toàn của nước mắm truyền thống. Những người sản xuất chân chính có thể tin rằng hành vi làm truyền thông bất lương sẽ bị lật tẩy.

    Thực tế, kết quả khảo sát của Vinastas chỉ phát hiện asen trong nước mắm là asen hữu cơ. Đến thời điểm này chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy asen hữu cơ có độc tố hoặc gây hại cho sức khoẻ con người. Asen vô cơ mới là loại kim loại độc hại. Vinastas đã phân tích sang lần thứ hai nhưng tuyệt đối không tìm ra bất kỳ một mẫu nước mắm nào có chứa asen vô cơ.


    Nỗi oan mắm truyền thống đã được giải sau khi chiêu bài truyền thông "bẩn" được lật tẩy


    Tuy nhiên, cách thông tin chung chung rằng nước mắm nhiễm asen đã tạo nên một cuộc khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng về độ an toàn của nước mắm. Hành vi công bố thông tin của Vinastas không rõ là vô tình hay hữu ý nhưng chắc chắn một điều nó có thể khiến người tiêu dùng tẩy chay nước mắm truyền thống, thay vào đó là sử dụng nước mắm công nghiệp.

    Dư luận lúc này đặt ra một loạt các nghi vấn: Vinastas làm như vậy để làm gì? bên nào đứng đằng sau giật dây sự kiện này? Ai được hưởng lợi khi nước mắm truyền thống bị ảnh hưởng, bị tẩy chay, bị “bóp chết”? Liệu có bàn tay “bẩn” của doanh nghiệp trong ngành nhúng vào?...

    Kể cả khi cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra, tìm ra đơn vị đứng sau chi tiền cho Vinastas tiến hành các hoạt động nghiên cứu dẫn đến sự cố nước mắm chính là Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy (một doanh nghiệp trong ngành truyền thông), thì “nhà tài trợ” chính vẫn là ẩn số. Và nghi án này vẫn chưa được là rõ.

    Đến cuối tháng 11/2016, Vinastas chính thức xin lỗi người tiêu dùng về vụ nước mắm nhiễm asen với lời giải thích: Nhóm thực hiện chương trình đã thông tin về kết quả khảo sát chưa được thận trọng, rõ ràng, trong đó có việc đồng nhất khái niệm Arsen với thạch tín gây hoang mang cho người tiêu dùng và lo lắng cho các nhà sản xuất, kinh doanh nước mắm.

    Thế nhưng, dư luận cho rằng, đối tượng gây ra hậu quả phải chịu trách nhiệm, phải bị xử lý nghiêm minh và cần loại khỏi cuộc chơi. Bởi, nếu không, nguy cơ sẽ diễn ra nhiều cuộc cạnh tranh "bẩn" nữa giống như cuộc chiến nước mắm vừa qua.

    Bảo Hân
    [/COLOR]
    Last edited by Bin571; 11-03-2019 at 07:28 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Bộ ra 1 tiêu chuẩn, vạn dân lo sợ: Lại ẩn ý gì với nước mắm truyền thống?


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]13


    09/03/2019 05:00 GMT+7[/COLOR]
    Chuyên gia cho rằng Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm không phù hợp thực tế. Điều nguy hiểm là có thể nhằm xóa nhòa ranh giới nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp.


    Có chuyên gia đặt vấn đề: liệu có ẩn ý gì đằng sau câu chuyện này không và đề nghị dừng ngay việc ban hành tiêu chuẩn trên để xin ý kiến thêm.

    Chiều 8/3, Cục Chế biến và Phát Triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức họp báo trao đổi về dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm (do Bộ NN-PTNT soạn thảo) sau khi dự thảo này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các hiệp hội cũng như các nhà sản xuất nước mắm truyền thống (nước mắm nguyên chất).

    Tiêu chuẩn là khuyến nghị, không bắt buộc

    Trước những ý kiến cho rằng dự thảo đưa ra những điều kiện khá viển vông, không bám sát thực tế của ngành sản xuất nước mắm tại Việt Nam, TS. Đào Trọng Hiếu, Phó trưởng phòng phát triển thị trường thuỷ sản (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) - thành viên ban soạn thảo dự thảo - cho hay, để đảm bảo khách quan, trong quá trình soạn thảo Cục đã tiến hành điều tra thực tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị và gửi dự thảo xin ý kiến rộng rãi tới các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia của các viện, trường đại học, đơn vị kiểm nghiệm, đặc biệt là đông đủ các Hiệp hội cũng như doanh nghiệp sản xuất nước mắm.

    Trong quá trình soạn thảo nội dung, ban soạn thảo dựa trên căn cứ Tiêu chuẩn Codex, TCVN 7265:2015 và thực tế sản xuất nước mắm tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cân nhắc lược bỏ các khuyến nghị được cho là khó áp dụng, không khả thi đối với điều kiện sản xuất nước mắm của nước ta hiện nay.

    Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khẳng định trước khi đưa ra dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm đã xin ý kiến rộng rãi


    Đơn cử, ban soạn thảo đã lược bỏ khuyến nghị về việc phải moi ruột đối với cá nguyên liệu có kích thước chiều dài thân lớn hơn 12 cm, hoặc khuyến nghị phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 3 độ C đối với cá nguyên liệu ngay sau khi đánh bắt để kiểm soát ô nhiễm vi sinh và sự phân hủy cá...

    Theo ông Hiếu, dự thảo này đưa ra các khuyến nghị, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nhận diện, phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm cho sản phẩm nước mắm.

    Đây là tiêu chuẩn về quá trình chứ không phải tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, không đưa ra các chỉ tiêu và mức giới hạn cần tuân thủ đối với các chỉ tiêu đó cho sản phẩm cuối cùng. Ông Hiếu cũng khẳng định, theo luật thì tiêu chuẩn là đưa ra khuyến nghị tự nguyện, không bắt buộc, còn quy chuẩn bắt buộc phải áp dụng.

    Trong khi đó, đề cập đến tiêu chuẩn quy định hàm lượng histamine trong nước mắm phải dưới 400 ppm sẽ gây khó cho nước mắm truyền thống, TS. Vũ Ngọc Quỳnh - nguyên Giám đốc Văn phòng Codex Việt Nam - cho hay, tại sao lại quy định 400ppm mà không rộng ra chút cho “dễ thở”?.

    Ông Quỳnh đặt câu hỏi và cho biết, trước đây, toàn thế giới áp tiêu chuẩn 200 ppm. Lúc đó tiêu chuẩn nước mắm cơ sở Phú Quốc còn quy định nghiêm hơn, chỉ có 100ppm. Hiện nay, ít nơi đáp ứng được yêu cầu 200ppm. Trên cơ sở đề xuất của Thái Lan và Việt Nam - hai quốc gia có thể xuất khẩu nước mắm, Ủy ban Codex Quốc tế đã đồng ý mức 400 ppm histamine trong nước mắm, đây là lượng rất an toàn cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đang áp dung tại 198 nước.

    Lo ẩn ý đằng sau dự thảo

    Trao đổi bên lề với phóng viên, TS. Trần Thị Dung, chuyên gia trong ngành nước mắm chia sẻ, cuối tháng 2 vừa qua khi bà vào miền Nam làm việc với các nhà sản xuất nước mắm truyền thống, họ chỉ có nguyện vọng trả lại tên nước mắm cho họ, tách nước mắm riêng ra chứ không đánh đồng với nước mắm công nghiệp.

    “Phải tách bạch chỉ có cá và muối từ chượp ra là nước mắm nguyên chất. Còn chuyện nước mắm pha loãng, cho thêm hương liệu nhân tạo, phẩm màu,... mà chúng tôi thường gọi là nước mắm công nghiệp thì đứng riêng ra”, bà Dung nói.

    Cũng theo bà Dung, điều khiến bà và các nhà sản xuất nước mắm truyền thống lo ngại nhất chính là dùng thẩm quyền của cơ quan nhà nước để đưa ra định nghĩa xóa nhòa ranh giới giữa nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế công nghiệp.

    Các chuyên gia cho rằng dự thảo mới về tiêu chuẩn nước mắm đang làm khó các nhà sản xuất nước mắm truyền thống


    Bà cũng nhấn mạnh, hiện có khoảng 2.800 cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp chỉ có vài “đại gia”. Các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống ở các địa phương đều được Cục, Chi Cục hay phòng an toàn vệ sinh thực phẩm,... cấp phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất. Nếu không đủ điều kiện thì các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống đã bị đóng cửa từ lâu.

    Vậy tại sao bây giờ trong tiêu chuẩn lại có những quy định thùng chứa nước mắm phải màu sáng. Trong khi thực tế, nước mắm làm bằng bể xi măng, làm bằng chum, làm bằng thùng gỗ có màu sáng không?...

    Tương tự, trong dự thảo có quy định cá nguyên liệu không được làm từ cá đã phân hủy (tức hiểu nôm na là cá ươn). Song, theo bà Dung, mỗi vùng miền làm mắm truyền thống có một đặc thù khác nhau, mà ở đó người ta gọi là sặc sản đặc trưng của địa phương.

    Ví như nước mắm Cát Hải (Hải Phòng) có mùi khăm khẳm thế giới không thích nhưng lại rất đắt hàng ở Việt Nam. Cũng như ở châu Âu có phomat thối người Việt không ăn được còn họ lại coi là đặc sản.

    Trước đó, ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết, cũng cho rằng dự thảo về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm đưa ra yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,... trong khi nguyên liệu làm nước mắm truyền thống là cá biển chứ không phải cá nước ngọt. Điều này cũng đồng nghĩa quy định này buộc nhà sản xuất nước mắm truyền thống phải tốn tiền xét nghiệm các chỉ tiêu không có nguy cơ tồn dư trong nước mắm. Đây là điều rất vô lý.

    Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định nhà sản xuất phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh, nhưng thực tế làm nước mắm sử dụng cá không tươi là bình thường, vì quá trình khai thác phải ướp muối. Hơn nữa, không thể làm được nước mắm truyền thống nếu không sử dụng cá ươn như dự thảo nêu ra, ông Hiến cho hay.

    Bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nêu quan điểm, dự thảo về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được xây dựng ảnh hưởng có hại cho nhà sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam.
    “Vậy liệu có ẩn ý gì đằng sau chuyện này không? Tôi đề nghị dừng ngay việc ban hành TCVN để xin thêm ý kiến” - bà Hạnh nhấn mạnh.

    Bảo Phương
    [/COLOR]
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Nhắc lại vụ nước mắm asen 2 năm trước: Tiến sỹ 'mắm' hét lên, liền bị mời ra ngoài


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]58


    10/03/2019 05:00 GMT+7[/COLOR]
    Bà nói như hét lên: “Kịch bản hơn hai năm trước đã lặp lại. Mọi người hãy nghe tôi nói”. Tuy nhiên, ngay lập tức nữ chuyên gia được yêu cầu rời khỏi phòng họp.


    Buổi gặp gỡ báo chí về tiêu chuẩn về nước mắm nhưng thành phần tham dự chủ yếu là các chuyên gia an toàn thực phẩm, y tế, còn tiến sĩ “nước mắm” khi giơ tay phát biểu thì bị từ chối và “mời ra ngoài”.

    Chiều ngày 8/3, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - TĐC (Bộ KH&CN) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để trao đổi về những nội dung liên quan đến Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do dự thảo vấp phải nhiều tranh cãi về tính thực tế trong suốt một tuần qua.
    Tại buổi gặp gỡ, như ông Trần Văn Công – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản – người chủ toạ cuộc gặp gỡ này thông báo, cuộc trao đổi sẽ kéo dài từ 16h đến 17h ngày 8/3.

    Họp về tiêu chuẩn sản xuất nước mắm nhưng điều lạ ở chỗ, thành phần tham gia buổi gặp gỡ, trao đổi này được ông Công giới thiệu lại chủ yếu là các chuyên gia về an toàn thực phẩm.

    Tham gia buổi trao đổi có PGS. TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế; TS. Vũ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam, nguyên Giám đốc Văn phòng Codex Việt Nam; có GS.TS Phan Thị Kim – Chủ tịch Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; có bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Liên Thành và Giám đốc Công ty Xuyên Việt.

    Trong khi chủ đề buổi gặp gỡ nói về tiêu chuẩn trong sản xuất nước mắm song lại không có một hiệp hội nước mắm hay chuyên gia nước mắm nào được đơn vị chủ trì chính thức mời đến tham dự. Các làng nghề, nơi có hàng ngàn hộ nông dân, hàng trăm thương hiệu nước nắm truyền thống sẽ bị ảnh hưởng nếu tiêu chuẩn này ra đời thì không có mặt.

    Các chuyên gia về an toàn thực phẩm được mời tới dự và phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí nói về Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm

    TS. Đào Trọng Hiếu, Phó trưởng Phòng Phát triển thị trường thuỷ sản (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) - thành viên ban soạn thảo Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm - đã chia sẻ về quá trình soạn thảo đơn vị này đã làm đúng quy trình. Trong đó , ông Hiếu khẳng định, quá trình soạn thảo có điều tra thực tế tình hình sản xuất nước mắm ở các địa phương, có tổ chức hội nghị, hội thảo, có xin ý kiến các chuyên gia ban ngành, các viện, trường đại học, các hiệp hội cũng như doanh nghiệp.

    Sau đó, hàng loạt các câu hỏi được báo chí đặt ra xung quanh các vấn đề mà dư luận phản ứng thời gian qua về dự thảo nước mắm như: Khi dự thảo này ra đời liệu có làm khó nước mắm truyền thống không; dự thảo tiêu chuẩn có quy định về cá phân huỷ không hợp lý, về chất bảo vệ thực vật…

    Hay như dự thảo tiêu chuẩn không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là nước mắm truyền thống (nước mắm nguyên chất), thế nào là nước mắm công nghiệp (mắm đã pha chế loãng ra)?

    Trả lời những vấn đề báo chí thắc mắc trên, thay vì các chuyên gia trong ngành nước mắm, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản mời các chuyên gia liên quan đến an toàn thực phẩm đứng lên giải đáp.

    Các chuyên gia này hiện đang làm lãnh đạo ở các lĩnh vực thực phẩm chức năng, sữa... Các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm này từng làm ở đơn vị tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành y tế... trong khi đây là Tiêu chuẩn quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được cơ quan thuộc ngành nông nghiệp đưa ra.

    Tiến sĩ “mắm” bị mời ra khỏi phòng họp


    Tiến sĩ “mắm” – Trần Thị Dung giơ tay phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí nhưng bị gạt đi và “mời ra khỏi phòng họp”.


    Đến phút cuối của buổi gặp gỡ, sau khi các chuyên gia được lần lượt mời giải đáp thắc mắc của báo chí thì có một cánh tay của người phụ nữ đứng giơ lên muốn phát biểu song bị chủ toạ lờ đi và nhanh tuyên bố kết thúc cuộc gặp.
    Đến khi người phụ nữ ấy nThậm chí khi bà đã ra tới ngoài sân, còn bị bảo vệ gây khó. Chỉ tới lúc các phóng viên lên tiếng, nữ chuyên gia này mới được đứng lại trao đổi thông tin.

    Người phụ nữ ấy chính là TS. Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Thủy sản, nay thuộc Bộ NN-PTNT). Bà cũng là người đầu tiên lên tiếng minh oan cho nước mắm truyền thống khi bị gắn mác “nhiễm asen” cách đây hơn 2 năm về trước.

    Tại sân của Tổng cục Thuỷ sản (số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội), bà Dung cho biết, cách đây 2 năm với sự kiện asen trong nước mắm của Vinastas bà cũng phải hành đồng như thế này. Còn nếu không hành động, báo chí không thể biết được họ đang làm cái gì.

    “Hôm nay tôi không được mời tới đây nhưng vẫn tới. Thực sự rất mất mặt. Nhưng nếu không làm thế thì chẳng còn cơ hội nào để nói nữa. Tôi muốn thay mặt các nhà sản xuất nước mắm truyền thống để nói ra vì họ không được mời tới đây”, bà Dung nói.

    Bà Dung cũng đặt câu hỏi: Tại sao hôm nay không mời các nhà sản xuất nước mắm truyền thống, không mời các chuyên gia nước mắm đến đây mà lại chỉ mời mấy anh chị ở bên y tế và an toàn thực phẩm – họ cả đời không làm nước mắm, chỉ làm quản lý nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm?

    “Chúng tôi mới là người đi cùng với người dân sản xuất nước mắm bao nhiêu năm nay, từ chuyện quy trình ra làm sao, sản phẩm làm an toàn thực phẩm như thế nào… chúng tôi điều nắm rất rõ. Tất cả các cơ sở này đều đã được cấp phép, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được hoạt động”, bà nói.

    Sau khi nói nhiều đến nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, bà Dung cho biết, mặc dù tiêu chuẩn không bắt buộc nhưng sẽ là cơ sở cho cơ quan quản lý làm việc, song bà lo ngại đang có sự dùng thẩm quyền của cơ quan nhà nước để đưa ra định nghĩa xóa nhòa ranh giới giữa nước mắm truyền thống với nước mắm pha chế. Đây cũng cũng chính là điều lo ngại của hơn 2.800 doanh nghiệp và các hộ sản xuất chế biến nước mắm truyền thống. Họ chỉ muốn được trả lại tên nước mắm cho nước mắm truyền thống.

    Trước đó, chia sẻ về dự thảo TCVN 1260: 2019, ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cũng cho biết, đây là bản dự thảo cuối cùng, thời gian lấy ý kiến góp ý từ ngày 28/2 nhưng các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống hầu như lại không hay biết; bản thân những hiệp hội ngành nghề gần đây mới được tiếp cận dự thảo.
    Dịp Tết Nguyên Đán mới đây, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao mới nhận được văn bản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản gửi vào, đề nghị có ý kiến gấp và nói đó là dự thảo cuối cùng, ông Dũng cho hay.

    Tâm An

    [/COLOR]
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Thời đại cơ chế thị trường,dựa vào thuyết phát triển XH.trên nền tảng XHCN,là sai hoàn toàn chẳng có đất nước nào phát triển được cả.không dân chủ không ai kiểm soát được quyền lực lãnh đạo,nó sẻ làm tha hoá lãnh đạo.dẫn đến lợi ích nhóm.vụ nước mắm truyền thống,nước chấm chỉ là ví dụ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 19-08-2017, 01:00 AM
  2. [đạo giáo truyện] Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-01-2012, 07:41 AM
  3. Truyền thuyết truyền thừa VẠN PHÁP QUI TÔN
    By voluongtamphap in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 04-08-2011, 01:21 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 09:45 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-06-2010, 09:58 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •