Tại sao sau khi đốt/hóa vàng cần đổ chén rượu

Người dân thường mang vàng hương ra trước cửa nhà để đốt. Sau khi đốt, gia chủ thường đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã, tại sao lại phải làm việc này?

Theo phong tục, ông bà tổ tiên sau khi ăn Tết với con cháu xong thì được tiễn đưa về với cõi vĩnh hằng và cầu mong con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, sức khỏe trong năm mới.Trong ngày này, mọi người thường làm mâm cơm truyền thống với nhiều món ăn như: Gà luộc, bánh chưng, bánh tét, thịt kho,… Lễ vật gồm có: Cau trầu, rượu, giấy tiền vàng mã,… để dâng lên cúng ông bà, tổ tiên. Có người đã chuẩn bị từ những ngày trước Tết để đảm bảo mọi thứ vẫn đầy đủ dâng lên ông bà, tổ tiên.



Tại sao sau khi đốt/hóa vàng cần đổ chén rượu?

Sau khi cúng xong, gia chủ tiến hành tục “hóa vàng” (hay còn gọi là đốt vàng mã). Phần tiền vàng sẽ được hóa trước, đồ dùng của tổ tiên (như vali, dù, áo quần,…) hóa sau. Đốt xong, người ta phải đổ chén rượu vào đống tro. Theo quan niệm dân gian, việc đổ chén rượu vào đóng tro vàng mã với ý nghĩa để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận.

Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là “đòn gánh” để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.Phong tục làm lễ hóa vàng là một trong những nét đẹp truyền thống, ẩn chứa đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dụcchữ hiếu, nguồn cội cho con cháu, nhắc nhở những ai còn sống phải luôn ghi nhớ về những kỉ niệm, công đức của ông bà.

Phong Linh (tổng hợp)