kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Chi tiết về Gandhabba và quá trình tái sinh, Tâm, 2 bộ Duyên Khởi và 10 loại Tà Kiến

  1. #1
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định Chi tiết về Gandhabba và quá trình tái sinh, Tâm, 2 bộ Duyên Khởi và 10 loại Tà Kiến

    "Sabba danan Dhamma danan jinati" - Gotama Buddha
    "Món quà Chánh Pháp vượt xa tất cả những món quà khác" - Đức Phật

    "Nghiệp là hành động có chủ ý" - Đức Phật

    "Phật Giáo, nguyên thủy là một giáo lý có lý luận rất chặt chẽ và thực tiễn do Đức Phật khám phá ra, có thể gọi là chân lý của tất cả thế giới, là con đường để giải thoát hoàn toàn, vậy nên mới gọi là Chánh Pháp " - GaDiBo

    Soạn giả: Nhà Vật lý/Cư sĩ Lal Ariyaratna Pinnaduwage, người sáng lập trang web PureDhamma.net (nơi lưu giữ và bảo tồn Chánh Pháp).

    Dịch và Biên soạn lại: La Văn Tiến (GaDiBo)

    Mục lục:
    0. Lời mở.
    1. Gandhabba là gì? Gandhabba và tái sinh. Vật chất và thần thông.
    Tâm.
    2. Akusala-Mūla Paticca Samuppāda (Duyên Khởi áp dụng cho người thường).
    3. Kusala-Mula Paticca Samuppada (Duyên Khởi áp dụng cho các bậc Thánh).

    4. 10 loại Micca Ditthi (Tà Kiến).

    ——————————

    0. Lời mở.

    - Sỡ dĩ tôi để nguyên các khái niệm bằng tiếng Pali hoặc tiếng Anh (có giải nghĩa) là để quý vị có thêm vốn từ Pali/Anh liên quan đến Phật Giáo. Như quý vị đã biết thì Tạng Kinh Điển của Phật giáo Nguyên thủy được bảo tồn bằng tiếng Pali, do đó biết chút ít về tiếng Pali (và tiếng Anh) cũng là một lợi thế khi tìm hiểu và tự học Chánh Pháp. Hiện nay có rất nhiều bản dịch Kinh Điển Pali bị sai lệch và thiếu ý, do đó việc có thêm vốn từ Pali càng thêm cần thiết.

    - Tất cả những điều tôi sắp đề cặp đề là được chắt lọc từ chính trong Kinh tạng Pali - Kinh điển Nguyên thủy và Vi Diệu Pháp Nguyên Thủy - chính là những lời dạy nguyên gốc của Đức Phật, chứ không từ bất cứ một bộ luận (Thanh Tịnh Đạo/ Visuddhimagga của Buddhaghoṣa chẳng hạn) hay lý thuyết của một người nào khác (lý thuyết của "Phật Giáo" Bắc Tông chẳng hạn). Cho nên quý vị đọc qua có thể sẽ thấy có sai khác với những gì mình đã được học, nhưng không sao, quý vị có thể dùng trí tuệ và kinh nghiệm hành thiền của chính bản thân để soi xem đâu là thật, đâu là giả.

    - Cả bài viết này tôi cố gắng soạn cho nó có liên kết với nhau, đoạn trước liên quan tới đoạn sau, nên trong lúc đọc có gì chưa hiểu thì mời quý vị đọc đến cuối, ắt sẽ được làm rõ. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi thiếu sót, nếu sau khi đọc hết mà còn gì quý vị chưa rõ cứ hỏi tôi, hoặc nếu quý vị rành tiếng Anh có thể lên thẳng trang web PureDhamma.net mà đọc trực tiếp. Tôi đã đọc qua rất nhiều vấn đề trên trang này và chứng thực nó rất đúng với Chánh Pháp Nguyên Thủy, nên tôi quyết định giới thiệu nó với quí vị đạo hữu. Nhưng những ai không rành hay không biết tiếng Anh thì cũng không sao, vì tôi sẽ tiếp tục dịch các bài sang tiếng Việt khi tôi có thời gian rảnh và đủ ý chí. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho mọi người, và những ai có hứng thú với Phật Pháp sẽ tự mình tìm hiểu sâu hơn nữa, không ngừng thực hành Chánh Pháp.

    1. Gandhabba là gì? Gandhabba và tái sinh. Vật chất và thần thông. Tâm.

    - Trong đa số các cảnh giới, chúng sanh được sinh ra nguyên vẹn ngay từ đầu (hóa sanh - opapathika). Tuy nhiên trong cảnh người và cảnh động vật, đầu tiên, một cái khuôn của dạng sống đó khởi sinh ở thời điểm ngay sau tâm thức cuối cùng của đời sống trước đó (Cuti-Patisandhi), cái khuôn này được gọi là gandhabba hay manomaya kaya (manomaya - các thành phần tâm, kaya - thân), và một khi đã ở trong tử cung (worm) của mẹ, cơ thể vật lý bắt đầu phát triển.
    +++ Khi một gandhabba được sinh ra, nó có thể tạo ra nhiều cơ thể vật lý (sinh nhiều lần - jati) trong một kiếp sống (bhava). Ví dụ, một kiếp người có thể kéo dài hàng trăm năm, nhưng cơ thể con người chỉ có thể chịu được trung bình 80 năm, nên cái gandhabba-người này có thể tạo nhiều cơ thể người trong quá trình tồn tại của nó. Nói cách khác, một khi sinh làm người hay động vật thì sẽ có một thể lưu chuyển gọi là gandhabba này, 1 gandhabba có thể trải qua nhiều cơ thể (đời sống) thì mới hết một kiếp sống, các cõi khác thì không có thể lưu chuyển này vì khi sinh ra thì được nguyên hình, và sống trọn một kiếp sống (ví dụ địa ngục, ngạ quỷ, atula, cõi trời, …). Do đó việc nói có 1 linh hồn bất trường tồn lưu chuyển là không đúng và nói rằng không hề có gandhabba lưu chuyển (Phật giáo Theravada ngày nay một phần do ảnh hưởng từ sự sai sót trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo nên cũng bị vướn phải tà kiến này) thì cũng không đúng.
    +++ Đây là lý do tại sao trong một số câu chuyện về tiền kiếp có mối liên hệ cả về tính cách và các đặc điểm vật lý giữa hai đời sống.

    - Chúng ta hãy lấy ví dụ về một chúng sanh được sinh ra rất nhiều lần là một con bò, ở đời sống bò (last cow-jati of cow-bhava) cuối cùng của kiếp bò, chúng sinh này được chuyển sang kiếp sống người (human-bhava) (điều này là rất hiếm khi xảy ra, bò nói riêng và động vật nói chung rất khó đạt kiếp người).
    +++ Sự chuyển đổi từ kiếp bò sang kiếp người diễn ra ở tâm thức (citta vithi) cuối cùng của đời sống bò, khi kết thúc tâm thức cuối cùng này, một gandhabba trong hình dạng của một con người thoát ra khỏi cơ thể đã chết của con bò - đây cũng đồng thời được gọi là trạng thái Gandhabba (tới đây quý vị đã có thể thấy được chữ gandhabba này vừa được sử dụng để chỉ một thể lưu chuyển, vừa được sử dụng để chỉ một trạng thái). Gandhabba này có một cơ thể rất vi tế nên không thể thấy bằng mắt thường được, nhưng nó là một cái khuôn cho cơ thể con người, ngoại trừ những chi tiết thế tục hơn của cơ thể thì sẽ được một phần quyết định bởi cha mẹ của đời sống mới.
    +++ Gandhabba này bây giờ sẽ chờ một tử cung (worm) thích hợp và chưa bị chiếm (bởi một gandhabba khác). Dĩ nhiên gandhabba không thể quyết định việc chọn tử cung, mà khi một tử cung thích hợp (so sánh thói quen/gathi của gandhaba) có sẵn, gandhabba sẽ bị kéo vào tử cung đó bở năng lượng của nghiệp (kammic energy).
    +++ Khi một tinh trùng thụ tinh cho một trứng ở trong tử cung, một thể đơn bào gọi là hợp tử (zygote) được tạo ra. Nhưng không có sự sống ở đây cho đến khi một gandhabba bị kéo vào tử cung và nó được hợp nhất với hợp tử. Bây giờ thì hợp tử trở thành phôi (embryo), sau đó trở thành một thai nhi (fetus), và khi đã ra khỏi tử cung thì phát triển thành một thân người dựa vào cái khuôn trong gandhabba.

    - Ở lúc chuyển đổi giữa bò và người trong tâm thức (citta vithi) cuối cùng của đời sống bò, có những thay đổi quan trọng xảy ra trong luồng sống (lifestream) đó. Khái niệm về một luồng sống là một khái niệm rất cơ bản, nó là sự kết hợp của 2 luồng: tâm (citta) và hình tướng bên trong hay nội sắc (internal rupa). Một luồng sống là một luồng sinh-trụ-diệt liên tục từ khoảnh khắc này cho tới khoảnh khắc kế tiếp. Các tâm (cittas) tái tạo cực kỳ nhanh (nhỏ hơn nhiều so với 1 phần tỷ của 1 giây). Mỗi tâm (citta) có 4 tập hợp khác (vedana - cảm thọ, sanna - tưởng/nhận thức, sankhara - tâm hành/tác ý, vinnana - ý thức) liên kết với nó. Cho nên sắc (rupa) và tâm (citta) cơ bản thể hiện ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Tâm (citta) tuôn chảy như một dòng sông (hàng tỷ tâm trong một giây), tuy nhiên lại là những gói rời rạc. Do đó chúng ta luôn luôn thay đổi - từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc kế tiếp. Tuy nội sắc (internal rupa - trong cơ thể) thay đổi rất nhanh nhưng ngoại sắc (external rupa - các vật chất bên ngoài) thì thay đổi có thứ nhanh có thứ chậm (như viên kim cương hay thỏi vàng chẳng hạn biến đổi rất chậm). Nhưng KHÔNG GÌ trong THẾ GIỚI này là thường hằng và không thay đổi.
    +++ Dĩ nhiên thay đổi lớn nhất là chúng sinh này đã có một cái tâm ở mức độ con người, không còn ở mức độ động vật nữa, mức độ ý thức cơ bản đã được thay đổi. Điều này được thể hiện theo nhiều cách trong gandhabba.
    +++ Tại thời điểm chuyển đổi cuối cùng của đời sống bò sang đời sống người (và kiếp bò sang kiếp người - hữu/bhava) - cuti-patisandhi, năng lượng nghiệp tạo ra 3 loại sắc (vật chất) rất vi tế gọi là vatthu dasaka (cửa tâm/mind door - gọi tắt là tâm/mind), käya dasaka (khuôn cho cơ thể người), và bhava dasaka (đặc tính áp đảo, trong đó có tính nam hay tính nữ, nhưng không giới hạn ở giới tính, ví dụ rupi brahmas/trời phạm thiên cũng có bhava dasaka nhưng không có giới tính).
    +++ Khi cơ thể vật lý phát triển, kể cả trong khi còn trong bụng mẹ và khi đã ở bên ngoài, cơ thể vi tế của manomaya kaya (thân chứa các thành phần của tâm - gandhabba) phình ra đồng nhất với cơ thể vật lý ngay từ khi còn là một phần tử đơn bào. Do đó chồng lên cơ thể vật lý mà bình thường chúng ta thấy, đây là một cơ thể rất mịn và vi tế (manomaya kaya) của gandhabba, nên gandhabba cũng có nghĩa như là manomaya kaya.
    +++ Do đó có thể coi gandhabba như là "người lái xe", điều khiển cơ thể vật lý.

    - Cơ thể vi tế của gandhabba hay manomaya kaya cơ bản có tất cả các thành phần thiết yếu của cơ thể vật lý, nhưng dưới dạng của một loại vật chất rất mịn và vi tế, ở mức độ suddhashtaka - một gói năng lượng (đơn vị cơ bản của vật chất và không để bị phân chia thêm nữa, là giao thoa giữa năng lượng và vật chất, được cấu thành từ tám thành phần cơ bản được tạo bởi vô minh/ avijjā và ái dục/tanha, 8 thành phần này luôn phát khởi chung với nhau không tách rời tuy nhiên số lượng của mỗi thành phần có thể sai khác, nhỏ hơn rất rất nhiều so với quarks, bosons hay leptons …), "một suddhashtaka, là vô thường, được tạo ra bởi tâm/mind". Cho nên Đức Phật mới nói "Tâm làm chủ và tạo tác". Trong đời sống thường ngày thì suddhashtaka được tạo bởi chúng sinh tại mọi thời điểm, nhưng với số lượng không đáng kể. Có một số người đạt được thần thông abhiññā có khả năng tạo ra số lượng lớn vật chất hay thay đổi chúng, như một bông hoa chẳng hạn, do đó việc không tin có những người có khả năng thần thông cũng là một loại tà kiến - do thiếu hiểu biết về bản chất của vật chất. Vật chất ở mức độ suddhashtaka được tạo ra bởi javana citta, khi một người có thần thông người đó có thể duy trì một tâm thức (citta vithi) với javana citta chảy liên tục để tạo ra một số lượng lớn vật chất. Năm giác quan vật lý của gandhaba, cùng với hadaya vatthu (cửa tâm), cơ bản nằm ở gần với trái tim của cơ thể vật lý, chúng không ở trong trái tim, nhưng gần như là chồng lên trái tim.
    Đây là lý do tại sao gandhabba thỉnh thoảng thoát ra ngoài cơ thể vật lý trong khi bị một tác động lớn như trong quá trình giải phẫu tim, có rất nhiều trường hợp "thoát ra ngoài cơ thể" ("out-of-body experiences” - OBE) đã được ghi lại.
    +++ Ý chính cần nhớ là hadaya vatthu (cửa tâm) được bao quanh bởi năm pasada rupa (cakkhu, sota, jivha, gandha, and kaya) - năm giác quan vật lý: mắt, tai, lưỡi, mũi và xúc chạm (da).
    +++ Mắt, tai, mũi, lưỡi dĩ nhiên nằm trên đầu, cảm giác xúc chạm được cảm thọ trực tiếp thông qua hệ thần kinh trải đều khắp cơ thể. Ngoài ra còn có mana indriya nằm ở trong não, nơi mà những đầu vào của tâm (mind inputs/dhamma) đi vào.

    - Cơ thể vật lý thật sự là một cái vỏ được điều khiển bởi tâm (hayada vatthu). Cơ thể vật lý có mặt ở đây để làm đối tượng cho sự chín muồi của các nghiệp hay nghiệp quả (kamma vipaka), điều này đặt biệt đúng đối với các loài động vật, bởi vì chúng không có nhiều sự điều khiển đối với những gì xảy ra với chúng.
    +++ Con người chúng ta, có một cái tâm tiên tiến, có khả năng để né tránh các nghiệp xấu trổ quả, và lái cuộc đời chúng ta đến với đích mà chúng ta muốn. Gandhabba (tâm được liên kết với hadaya vatthu) dùng cơ thể vật lý để trải nghiệp thế giới bên ngoài và đồng thời điều khiển mọi chuyển động của cơ thể.

    - Thế giới được trải nghiệm thông qua cơ thể vật lý, và sự tương tác này rất chậm nếu so sánh với tốc độ chớp nhoáng của chập tâm (citta). Các dữ liệu trải nghiệm được thu thập qua năm giác quan vật lý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Sau đó chúng được truyền dẫn tới não thông qua hệ thần kinh trung ương, trong khoảng thời gian tính bằng mili giây.
    +++ Tại não, trong chu kỳ thời gian khoảng 10 mili giây, dữ liệu được xử lý và chuyển đổi sang định dạng phù hợp để truyền tải tới năm giác quan (five pasada rupa) và hadaya vatthu, thông qua một hệ thống truyền tia siêu tốc (fast ray system - kirana).
    +++ Từng gói "dữ liệu thông tin" riêng lẻ từ năm giác quan vật lý trên cơ thể đến giác quan (pasada rupa) tương ứng và được nằm trên manomaya kaya, thân này chồng lên thân vật lý, thông tin từ mana indriya được truyền tới hadaya vatthu.

    - Lấy ví dụ, một gói dữ liệu được gửi từ con mắt vật lý tới não. Thông tin này được xử lý bởi não, sau đó chuyển đổi sang dạng hệ thống tia và được truyền tải tới nhãn căn (cakkhu pasada). Bây giờ nhãn căn rung lên và động vào cửa tâm (hadaya vatthu) gần nó (cửa tâm được bao quanh bởi ngũ căn - đã được đề cập ở trên), điều này làm cửa tâm rung 17 lần.
    +++ 17 lần rung của cửa tâm tương ứng với 17 chập tâm (citta) trong 1 tâm thức (citta vithi). Một tâm thức như vậy gọi là pancadvaravajjana citta vithi vì chúng được khởi động bởi năm giác quan vật lý - pancadvara (“panca”/năm + “dvara”/cửa).
    +++ Tưởng tượng 1 cây thước dẻo khi ta lấy tay bẻ cong nó nó rồi thả ra ta có thể thấy nó sẽ dao động một số lần nhất định, số lần này gọi là tần số của dao động và là con số cố định cho mỗi loại vật chất. Có thể nói điều tương tự xảy ra khi cửa tâm rung lên khi được động bởi một trong các căn, và sự rung này gọi là hadaya rupa, rupa này có chu kỳ sống là 17 chập tâm (citta), cho nên hadaya rupa không phải là một rupa (sắc - vật chất) vật lý, cơ bản nó là một chế độ dao động.
    +++ Sự hiểu sai rằng bất kỳ vật chất/rupa nào cũng có chu kỳ sống là 17 chập tâm là do không hiểu rõ về hadaya rupa, và rằng hadaya rupa có chu kỳ sống là 17 citta.
    +++ Nói cách khác, gói thông tin được nhận và xử lý bởi cửa tâm trong vòng 17 chập tâm. Thông tin được nhận hoàn toàn ở citta thứ 4 (sự rung), và số citta còn lại trong tâm thức đó (citta vithi) là để xử lý gói thông tin này. Quá trình xử lý thông tin bởi cửa tâm sẽ không được hoàn thiện cho tới khi có thêm 3 citta vithi được chạy bởi chính của tâm. Những citta vithi được khởi động bởi chính cửa tâm này, được gọi là manodvara citta vithi, trong đó manodvara nghĩa là cửa tâm.
    +++ Các gói thông tin từ mana indriya (ý căn) được gửi trực tiếp tới cửa tâm.

    - Do đó ta có thể thấy được sự khác biệt lớn giữa thời gian cơ thể vật lý thu nhận về những dữ liệu (khoảng 10 mili giây) và tâm trí xử lý thông tin đó chưa tới 1 phần tỷ giây, sử dụng 1 pancadvaravajjana citta vithi và 3 manodvara citta vithi.
    +++ Cửa tâm đưa chỉ dẫn cho ý căn về cách điều khiển cơ thể vật lý thuận theo dữ liệu cảm thọ được.
    +++ Ta có thể thấy rõ đa phần thời gian tâm sẽ không làm gì cả, vì nó bận chờ những giác quan vật lý xử lý (ví dụ 1 phần trăm giây so với 1 phần tỷ giây). Trong thời gian này, tâm sẽ lấy những đối tượng được cảm thọ bởi tâm ở thời điểm tái sinh (patisandhi) trong tâm thức (citta vithi) cuối cùng của đời sống trước đó. Bhavanga (được liên kết) chứng tỏ rằng trạng thái này của tâm chính là đặc tính của đời sống mới. Lấy ví dụ loài người, con mắt không thể tự thấy được chính nó, cũng như vậy, tâm không thể thấy được bhavanga này, chính nó là tâm hiện tại.

    - Trong ví dụ mà chúng ta đã bắt đầu, tâm trí của bò giờ đã chuyển sang một tâm trí của người, và đó chính là đối tượng được lấy ở thời điểm tái sinh (patisandhi). Đây có thể là nhớ về một nghiệp trong quá khứ đã dẫn đến kiếp sống người này. Nhưng chúng ta không nhận thức được những gì trong bhavanga.
    +++ Quý vị có thể đã có lần chỉ ngồi không và nhìn vào khoảng không, nếu có ai đó hỏi "bạn đang nghĩ gì?" thì quý vị khó mà có thể gợi nhớ lại bất kỳ thứ gì mà quý vị vừa nghĩ trong khoảng thời gian đó. Ở đây, tâm trí đa phần ở trong trạng thái bhavanga, chúng ta nhận thức được rằng chúng ta đang sống, nhưng chúng ta không có một ý nghĩ cụ thể nào đi qua tâm.
    +++ Trên thực tế, khi mà chúng ta nghĩ rằng tâm trí chúng ta đang hoạt động hết công suất thì nó cũng đa phần ở trong trạng thái bhavanga.

    - Tuy nhiên, sáu căn của tâm hay cửa tâm (hadaya vatthu) tự nó cũng khởi động citta vithi, hoặc là để xử lý thông tin từ năm giác quan vật lý, hoặc để nghĩ về những dữ liệu từ các căn. Thêm nữa, nó cũng khởi động citta vithi để khiến cho cơ thể vật lý để nói hay làm bất cứ việc gì khác, thông tin này được tác động đến ý căn (mana indriya), qua đó căn này làm việc với não bộ để thực thi những chỉ thị (instructions) đó.
    +++ Ví dụ, nếu tâm thấy thú vị ở một âm thanh mà tai nghe được, nó có thể chỉ đạo cơ thể để đi tới huớng có nguồn âm thanh đó. Để làm việc này, nó gửi những chỉ thị tới mana indriya ở trong não qua hệ thống tia gần như ngay tức thời. Mana indriya sau đó giải mã thông tin đó và làm việc với các phần khác của não bộ để gửi lệnh đến các cơ của chân (thông qua hệ thần kinh) để di chuyển, vì sự di chuyển cơ học khá chậm.
    +++ Nói cũng y vậy: tâm gửi thông tin tới não và não chỉ thị cho thanh quản tạo âm thanh.

    - Do vậy ta có thể thấy não bộ thì cũng chỉ là một loại máy tính, tuy nhiên nó cũng rất phức tạp, nó xử lý những chỉ thị đưa ra từ tâm/mind.
    +++ Có một câu hỏi nãy sinh: "Tại sao tự nhiên lại đi qua tất cả những quá trình rắc rối này chỉ để cho chúng ta một cơ thể rườm rà và chậm chạp?". Câu trả lời chính là để truyền tải nghiệp quả - kamma vipaka.
    +++ Ví dụ, một vị trời (deva) có một cơ thể rất vi tế và không phải chịu các loại bệnh tật như con người, đây là thành quả của một nghiệp quả tốt. Mặt khác, có các loài ngạ quỷ (petas) có cơ thể lớn, nhưng miệng thì rất nhỏ để truyền tải sự đau khổ từ sự đói khát.
    +++ Trong cõi người, từng cơ thể chúng ta đã được thiết kể trước bởi nghiệp quả (kamma vipaka) là để thể hiện đa dạng các mức độ của sự khổ, và đó là tại sao một số người khá khỏe mạnh, còn một số người lại thường bệnh tật. Tất nhiên là có cách để cải thiện các vấn đề này, bằng cách tạo điều kiện thích hợp (duyên) để các nghiệp quả tốt được chín mùi.
    +++ Chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đang ở trong trạng thái căn thẳng thường xuyên, cho đến khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm ít nhất là một vài loại lạc thọ (niramisa sukha) đạt được bằng cách "giải phóng tâm trí khỏi cơ thể cồng kềnh cùng với các nỗi đau của nó". Một khi chứng được các tầng thiền (jhana), trạng thái này được khuếch đại, tầng thiền càng cao thì sự giải phóng khỏi cơ thể càng được khuếch đại. Và người đó sẽ có một bước nhảy lớn để đạt thành quả Dự Lưu (Sotapanna), và dĩ nhiên, sự giải phóng hoàn toàn ở trạng thái Arahant của Nibbana.

    - Những mô tả cơ bản trên đây là thiết yếu đối với những ai thực tâm muốn học Vi Diệu Pháp (nguyên thủy).

    Kết thúc phần 1.

    Khi nào có thời gian rảnh tôi sẽ dịch tiếp các phần còn lại, có thể là vào ngày mai. Sau khi bổ sung tôi sẽ bình luận để up bài lên cho những ai quan tâm tiện theo dõi.

  2. #2

  3. #3
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Có hướng dẫn cách đọc các bài viết trên trang puredhamma.net bằng tiếng Việt ở dưới cùng.

    Tiếc là không sửa post được như diễn đàn cũ, thôi đành phải tách ra vậy. Xin lỗi đã làm mọi người đợi quá lâu (nếu có), mấy tháng qua tôi học và thực hành Phật Pháp Nguyên Thủy không ngừng, tại vì tôi nhận ra một điều là mình phải hiểu rõ Phật Pháp thì mới có thể hướng dẫn người khác được. Thời điểm post bài này tôi còn một số chỗ chưa rõ liên quan đến Siêu lý học (Abhidhamma) như Citta Vithi chẳng hạn

    2. 10 Micca Ditthi (Tà Kiến) và Quả vị Sotapanna (Dự lưu).

    - 10 micca ditthi (tầm nhìn sai trái) phải được loại bỏ trước khi có thể bắt đầu Bát Chánh Đạo (có 2 con đường là Bát Chánh Đạo/mundane Eightfold Path dành cho người phàm và Bát Thánh Đạo/Noble Eightfold Path dành cho các bậc Thánh - Dự Lưu trở lên, cần phải được phân biệt, chi tiết tham khảo Diễn giải Kinh Maha Cattarisaka).
    +++ Chỉ có khi đó thì tâm của bạn mới có thể nhìn được "bức tranh rộng lớn" và có thể thấu hiệu được Tilakkhanana (anicca, dukkha, anatta) của thế giới này với 31 cảnh giới.
    +++ Một khi bạn đã chiêm nghiệm được Tilakkhanana tới một mức độ nhất định, bạn trở thành một Sotapanna, bước chân vào Bát Thánh Đạo, và tuần tự đạt được các quả vị cao hơn của Nibanna.

    - Hiện nay nhiều người có ít nhất một vài trong số 10 micca ditthi và vẫn nghĩ rằng họ đang ở trên Bát Thánh Đạo. Nhưng rõ ràng, căn cứ vào những luận điểm ở trên, có thể nói họ còn chưa ở trên Bát Chánh Đạo nữa.
    +++ 10 micca ditthi không thể bị loại bỏ chỉ với việc tự nhủ với bản thân rằng bạn tin vào chúng. Tâm của bạn phải được thuyết phục bởi nó, và lòng tin không bị lay động chỉ có thể đến từ việc học và thấu hiểu Dhamma - bản chất thật sự của thế giới.
    +++ Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào khái niệm para lokagandhabba, vì nhiều người tu theo Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) kết luận một cách sai lầm rằng gandhabba là một khái niệm của Mahayana (Đại Thừa).

    - 10 micca ditthi được liệt kê ra ở trong nhiều sutta, điển hình như Maha Cattarisaka SuttaPathama Niraya Sagga Sutta: "Natthi dinna, natthi yiṭṭha, natthi huta, natthi sukata­dukka­ā­na kammāna phala vipāko, natthi aya loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaabrāhmaā sammaggatā sammāpaipannā ye imañca loka parañca loka saya abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti". Dịch ra, 10 cái nhìn sai trái là:
    +1) Hành động cho đi (dana) là không có lợi/công đức.
    +2) Biết ơn và tử tế (đối với những gì người khác đã làm với mình) là không có lợi/công đức.
    +3) Tôn trọng và cúng dường tới những bậc có đạo đức cao hơn là không có lợi/công đức.
    +4) Những sự khổ não/hưởng thụ mà chúng ta trải nghiệm trong đời sống này không phải là do kamma vipaka (quả của nghiệp) mà là do chúng chỉ "tự xảy ra".
    +5) Thế giới này không tồn tại.
    +6) Para loka (nơi trú ngụ của gandhabba) không tồn tại.
    +7) Mẹ không phải là một người đặc biệt.
    +8) Cha không phải là một người đặc biệt.
    +9) Không tồn tại hình thức sinh opapatika (tức thời, hóa sinh, không trải qua giai đoạn thai kỳ).
    +10) Không tồn tại samana bramana (các bậc Thánh - Ariya hoặc thiền sư - yogi) với những sức mạnh abhinna (thần thông) có thể nhìn tất cả thuộc về thế giới này (imanca lokam) và para loka (paranca lokam).

    - Tôi đã in đậm 3 micca ditthi thường gặp (cả 3 liên quan một chút với nhau), điều số 6 là một micca ditthi mà ngay cả những người cho rằng mình là một "Phật tử thuần thành" mắc phải. Họ tin rằng Đức Phật không hề dạy về gandhabba hay para loka. Xem thêm, "Thân trung ấm hay gandhabba? Sự sai sót và hiểu lầm kéo dài nhiều thế kỷ"

    - Trong nhiều Kinh, trong đó có Mahasaccaka SuttaBodhirajakumara Sutta Đức Phật mô tả cách mà Ngài nhìn thấy những gandhabba người di chuyển từ cơ thể này sang cơ thể khác (trong cùng một bhava người) bằng Tuệ (Ñana) Pubbenivasanussati trong đêm Ngài thành tựu quả vị Phật.
    +++ Trong khi Ariyas sau khi nhập vào jhanas có thể thành tựu cả hai Pubbenivasanussati Ñana (tuệ thấy được các kiếp người trong quá khứ) và Cutupapada Ñana (tuệ thấy được các kiếp quá khứ trong tất cả các cảnh giới), các yogis khác chỉ có thể thành tựu được tối đa tuệ thứ nhất, họ chỉ có thể thấy được các kiếp người trước đó của họ.
    +++ Trong các Kinh được dẫn link ở trên thì chỉ có bản gốc tiếng Pali là chuẩn xác, còn lại các bản dịch khác đa số đều sai một vài chỗ khiến cho ý của Kinh không còn được trọn vẹn và chuẩn xác, các bản dịch cho rằng không có sự khác biệt giữa 2 tuệ đã nêu trên. Với nana thứ nhất, một người chỉ có thể thấy được các lần đầu thai làm người kế trước của mình, với nana thứ hai, một người có thể thấy trọn vẹn sự tái sinh của mình trong toàn bộ 31 cảnh giới.
    +++ Hầu hết các kinh điển hiện nay dịch chữ anicca thành vô thườnganatta thành vô ngã, đây là một sai lầm rất nghiêm trọng.

    - Chúng ta cần nhận ra rằng para loka (thế giới của gandhabba của người và động vật) không phải là một cảnh giới tách biệt với cõi người và cõi động vật.
    +++ Trong tất cả 29 cảnh giới còn lại, chúng sinh được sinh ra nguyên vẹn ngay tức khắc (opapatika) trái ngược với micca ditthi thứ 9 ở danh sách trên. Hóa sinh đương nhiên là không cần đến quá trình thai mẹ, và một bhava chỉ có duy nhất một jati (lần sinh). Ví dụ, một vị deva (cõi trời), hoặc một vị brahma (cõi phạm thiên) được sinh ra nguyên vẹn ngay tức thời và cái chết chỉ xảy ra khi năng lượng của nghiệp cho bhava này được vắt cạn.
    +++ Điểm khác biệt trong những cõi người và thú là chúng sinh được sinh ra (jati) với một cơ thể khá đậm đặc và có tuổi thọ ngắn hơn nhiều so với năng lượng nghiệp của một bhava tương ứng.
    +++ Khi một người hoặc một con thú chết - và nếu vẫn còn năng lượng nghiệp (kammic energy) cho bhava người hoặc bhava thú - thì một gandhabba thoát ra khỏi xác chết và đợi một cái tử cung thích hợp để được sinh ra tiếp tục trong cùng một bhava (cùng cõi giới).
    +++ Cho nên, trái ngược với một số định kiến, gandhabba không phải là "antarabhava" (nằm giữa bhava; antara nghĩa là trung gian) mà nó là cùng một bhava. Sự nhầm lẫn khởi lên là do không hiểu được sự khác nhau giữa bhavajati.

    - Tới khi chúng tìm được một tử cung thích hợp, những gandhabba sẽ ở trong para loka, cùng tồn tại với thế giới của chúng ta (nhưng bình thường chúng ta không thể thấy được những cơ thể cực mịn của các gandhabba).
    +++ Cho nên một cá thể người có thể được đầu thai nhiều lần trước khi chuyển đổi sang một cảnh giới khác (deva, brahma, thú, ngạ quỷ, ...).
    +++ Đây là lý do tại sao các câu chuyện về đầu thai khá phổ biến. Đức Phật đã từng giải thích rằng đạt được kiếp người là một chuyện vô cùng khó. nhưng một khi đã ở trong một bhava, một người có thể đầu thai làm người nhiều lần; xem, “Đức Phật mô tả cơ hội được tái sinh làm con người như thế nào“.
    +++ Sự khác nhau nằm ở bhavajati, như được giải thích trong, “Bhava và Jati – Các trạng thái của sự tồn tại và sự sinh ra“.

    - Cho nên, tôi hy vọng rằng bạn có thể hiểu được sự thật rằng bạn vẫn có micca ditthi nếu bạn cương quyết phủ nhận khái niệm về gandhabba, hay là khái niệm về hình thức sinh opapathika.
    +++ Nếu một người có một trong mười micca ditthi, người đó thậm chí vẫn chưa thật sự ở trong Bát Chính Đạo (Eightfold Path); xem, “Phật Pháp – Trong một biểu đồ” và những bài viết có liên quan trong biểu đồ đó, “Phật Pháp có gì đặc biệt?“.
    +++ Đức Phật giảng về điều này một cách rõ ràng trong, “Maha Chattarisaka Sutta (Bài giảng về 40 điều lớn)“.

    - Để có thể đạt được quả vị Sotapanna (Dự Lưu), bước đầu tiên là đảm bảo rằng bạn học Dhamma (Chính Pháp) và làm rõ bất cứ sự nghi hoặc nào còn sót lại về 10 micca ditthi.
    +++ Một khi bạn loại bỏ được 10 micca ditthi, bạn sẽ thực sự bước đi trên mundane Eightfold Path.
    +++ Sau đó, ngay tại thời điểm đó, tâm trí của bạn đã được thanh lọc tới một mức độ mà bạn có thể hiểu rõ được Ba Đặc tính của Tự nhiên (Tilakkhana): anicca, dukkha, anatta. Đây là loại micca ditthi thâm sâu và khó gỡ hơn, loại thứ hai này đã được đặc tả trong Maha Cattarisaka Sutta.
    +++ Một khi bạn hiểu rõ được Tilakkhana tới một mức độ nào đó, bạn đắc quả Sotapanna, giai đoạn 1 trong 4 giai đoạn của Nibbana. Khi đó bạn sẽ bước tiếp trên Bát Thánh Đạo / Lokottara (Noble) Eightfold Path.
    +++ Sau đó, bằng cách đi theo Noble Eightfold Path bạn lần được đạt được các giai đoạn cao hơn của Nibbana, viên mãn ở quả vị Arahant.

    - Con đường dẫn đến Nibbana đã bị che lấp hàng trăm năm do các bước nêu trên đã không được chỉ ra rõ ràng, và ý nghĩa của những từ quan trọng nhất, anicca, dukkha, anatta đã bị méo mó.
    + Quá trình suy thoái của Buddha Dhamma bắt đầu từ hơn 1500 năm trước, nhưng những thiệt hại to lớn nhất đã được gây ra vào nhưng năm 1800 khi người Châu Âu khám phá ra các tài liệu cổ tiếng Sanskrit (tiếng Phạn) và Pali.
    + Họ đã khám phá ra những kinh điển Vedic bằng tiếng Sanskrit của các đạo Hindu ở Ấn Độ (Phật Giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ một thời gian rất lâu trước đó rồi), và sau đó họ tìm đến được Tam Tạng Kinh Điển Pali (Tipitaka) ở Sri Lanka, Burma (Myanmar), và các nước Châu Á khác.
    + Vấn đề chính xảy ra khi họ CHO RẰNG các từ Sanskrit “anitya” và “anathma” hoàn toàn giống với các từ Pali “anicca” và “anatta“. Các từ Sanskrit “anitya” và “anathma” thực sự có nghĩa là "vô thường" (impermanent) và "vô ngã" (no self), nhưng các từ Pali “anicca” và “anatta” mang nghĩa hoàn toàn khác.

    - Quá trình lịch sử đó được giải thích trọn vẹn trong nhiều bài viết ở mục “Nển tảng Lịch sử”. Nhưng ít nhất bắt đầu đọc từ "Diễn giải Theravada không chính xác - Các mốc lịch sử".
    +++ Ý nghĩa đúng của anicca, dukkha, anatta đã được giải thích trong mục, “Anicca, Dukkha, Anatta“.

    - Nói về hóa-sinh, mô tả về các trường hợp opapatika xuất hiện trong nhiều sutta. Ví dụ, trong Maha Parinibbana Sutta, Đức Phật bảo Đại đức Ananda về sự hóa-sinh của nhiều người đã chết trong một số ngôi làng: "..Nandā, ānanda, bhikkhunī pañcanna orambhāgiyāna sayojanāna parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyinī anāvattidhammā tasmā lokā.."
    +++ Như tôi đã đề cập, bản dịch có sẵn ở nhiều ngôn ngữ (có bản dịch tiếng Việt). Ví dụ, đoạn kinh trên được dịch sang tiếng Anh như sau: "..Này Ananda, Bhikkhuni (Tỷ-khưu ni) Nanda qua sự hoại diệt hoàn toàn của 5 xiềng xích đầu tiên (đọc thêm "10 xiềng xích trói buộc chúng ta vào quá trình tái sinh - Dasa Samyojana") đã tái sinh ngay lập tức trong các cõi Brahma, và sẽ đạt được Sự Giải phóng Cuối cùng (đạt được Nibbana) ở đây, không bao giờ trở lại từ cõi đó..".
    +++ Tuy nhiên, xin nhớ rằng các bản dịch có thể có các lỗi (hầu hết tất cả các trang online cũng như các loại sách), như tôi đã trình bày ở trên.

    - Cuối cùng, chúng ta phải hiểu rằng có thể có người đã đạt được magga phala (đạo quả: magga = đạo/con đường, phala = quả), nhưng cả đời chưa bao giờ được nghe đến khái niệm gandhabba. Thật ra thì chỉ cần thấu hiểu Tilakkhana là đủ, đó là tất cả những gì cần thiết.
    +++ Trong trường hợp này, họ không có bác bỏ khái niệm gandhabba. Chỉ là họ chưa nghe qua, nếu có ai giải thích khái niệm này cho họ, họ sẽ chấp nhận nó bởi lẽ họ có thể thấy được rằng điều này chắc chắn phải là sự thật (do họ đã đạt được Đạo Quả (magga phala) nên họ đã khai mở Pháp Nhãn (Dhamma Eye) - trí tuệ của một bậc Thánh).
    +++ Tuy nhiên, nếu một người đã nghe qua các khái niệm như gandhabba (và para loka), hóa-sinh, sự tồn tại của các cõi giới khác, và sự tồn tại của các bậc Ariya (Thánh - người đã đạt được 1 trong 8 thánh quả, ví dụ Sotapanna maggaSotapanna phala) cũng như các vị yogi - những người có thể có khả năng nhìn được các cõi giới khác cũng như là para loka, và người này bác bỏ tất cả các điều này, cho rằng là nhảm nhí hay vô lý, đó là micca ditthi.
    +++ Chỉ có một cách duy nhất để đoạn trừ các micca ditthi này là phân tích các khái niệm đó và tự thuyết phục bản thân rằng những khái niệm này phải là sự thật.

    - Trong quá trình đó, một điều cần thiết là bạn phải sống một cuộc sống có đạo đức, tránh xa khỏi dasa akusala hết mức có thể, như đã được giải thích trong mục "Phật Pháp ứng dụng". Trải nghiệm sự tinh khiết và sự bình yên của tâm có được từ việc tránh xa dasa akusala là một điều rất quan trọng bởi nó làm động lực để chúng ta tiếp tục tu tập và học hỏi Phật Pháp.
    +++ Cái nặng nhất trong số dasa akusala micca ditthi, không chỉ riêng 10 micca ditthi nêu trên, còn là sự thiếu hiểu biết về Tilakkhana. Đây là lý do tại sao một Sotapanna loại bỏ được hơn 99% sự ô nhiễm trong tâm bằng cách loại trừ cả hai loại micca ditthi; xem, "Akusala duy nhất được loại bỏ bởi một Sotapanna". Vì lẽ đó, nên một vị Sotapanna không thể tái sinh vào 4 cõi thống khổ (địa ngục/niraya, cầm thú/tirisan, quỷ đói/peta, quỷ lười/asura) và chắc chắn sẽ đạt Nibbanna trong vòng tối đa 7 bhava nữa.
    +++ Loại micca ditthi đầu tiên là 10 cái đã nêu ở trên đầu bài viết, người loại bỏ được loại này sẽ có thể thấy được rằng không có gì xảy ra là không có nguyên nhân, nguyên nhân xấu (dasa akusala) dẫn tới kết quả xấu, ... Loại micca ditthi thứ hai là không nhận thức được về bản chất thật sự của thế giới này, với 31 cõi giới, rằng bất cứ ai đều không thể duy trì bất cứ thứ gì theo ý của mình vì mọi thứ có sinh ra thì sẽ có hoại diệt, và không thể biết trước được (anicca), bị khổ vì điều đó - nỗi khổ hiện tại, và nỗi khổ tương lai - không thể biết trước được tương lai mình sẽ tái sinh ở đâu, nhiều khả năng sẽ là các cõi thống khổ bởi vì chúng ta đã tạo ra rất nhiều nghiệp dữ trong từ một quá khứ vô thủy vô chung nào đó tới nay, cho nên quả khổ có thể đến bất cứ lúc nào, nhất là vào lúc cận tử (dukkha), và thật sự bất lực trước quá trình tái sinh, chúng ta có thể lên cõi Trời tận hưởng một thời gian, khi hết quả thiện nghiệp lại quay trở lại các cõi khổ, Đức Phật từng nói đa phần thời gian chúng ta ở trong Samsara, chúng ta ở trong các cảnh khổ, 4 cõi thống khổ như là nhà của chúng ta vậy, chúng ta đi chơi một thời gian ngắn rồi lại quay trở lại (anatta).
    +++ Tuy nhiên, thật khó để có thể thấm nhuần được Tilakkhana như đã giải thích ở trên cho đến khi bạn tin vào bức tranh tổng thể của sự tồn tại - bao gồm 31 cõi giới và quá trình tái sinh cũng như nghiệp và quả - trong đó sự tồn tại của para lokagandhabba là những mảnh ghép quan trọng.




    Trên trang puredhamma.net có chức năng dịch sang ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, nó sử dụng Google Dịch tự động nên có thể bản nó dịch ra đọc hơi kỳ tuy nhiên cũng có thể đọc tạm. Ngoài ra còn có mục Forum để chia sẻ kinh nghiệm tu tập và hỏi các câu hỏi liên quan đến Phật Pháp.



    Đến đây tôi xin không dịch nữa để tự tiết kiệm thời gian cho bản thân, tuy nhiên tôi nghĩ rằng nhiêu đây là đã đủ để bạn khởi đầu, do đó tôi đã đính kèm khá nhiều link đến các bài viết liên quan.

    Nếu ai đã có chí cầu quả Sotapanna trong đời này thì tôi chúc bạn thành công, tôi chỉ có thể đưa bạn đến đây thôi, chỉ cho bạn con đường, còn đi đến đích được hay không là do chính các bạn quyết định.



    “Namō tassa bhagavatō arahatō sammā sambuddhassa”
    Last edited by GaDiBo; 16-09-2018 at 12:24 PM. Lý do: Sửa lỗi chính tả
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  4. #4

    Mặc định

    Cảm ơn sự chia sẻ của bạn!
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  5. #5

    Thumbs up

    Để là rõ hơn về 10 điều tà kiến theo kinh điển Pali:

    1- Natthi dinnaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Phước-thiện bố thí không có quả tốt, an lạc.

    2- Natthi yiṭṭhaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Phước-thiện cúng dường lớn không có quả tốt, an lạc.

    3- Natthi hutaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Phước-thiện cúng dường nhỏ, đón rước, cũng không có quả tốt, an lạc.

    4- Natthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipākaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Đã tạo thiện-nghiệp, ác-nghiệp rồi, không có quả an lạc của thiện-nghiệp, không có quả khổ của ác-nghiệp.

    5- Natthi ayaṃ loko:Tà-kiến thấy sai rằng: Không có cõi này nghĩa là không có chúng sinh tái sinh đến cõi này.

    6- Natthi paro loko: Tà-kiến thấy sai rằng: Không có cõi khác nghĩa là chúng sinh chết rồi là hết, không có tái sinh kiếp sau trong cõi khác.

    7- Natthi mātā: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước, làm tội đối với mẹ, không có quả tốt, quả xấu.

    8- Natthi pitā: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước, làm tội đối với cha, không có quả tốt, quả xấu.

    9- Natthi sattā opapātikā: Tà-kiến thấy sai rằng: Không có các loài chúng sinh hóa sinh to lớn ngay tức thì, như chư thiên cõi dục giới, chư phạm thiên cõi sắc giới, chúng sinh địa ngục, loài ngạ quỷ, loài a-tu-la.

    10- Natthi loke samaṇabrahmaṇā samaggatā sammā-paṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ abhiññā sacchiktvā pavedenti: Tà-kiến thấy sai rằng: Trong đời này, không có các Sa-môn, Bà-la-môn thực-hành pháp hành thiền định dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc giới, các bậc thiền vô sắc, chứng đắc các phép thần thông; thực-hành pháp hành thiền tuệ, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả, Niết Bàn, thấy rõ biết rõ thế giới này, thế giới khác.

    "
    Và tà kiến theo bản dịch "Đại kinh bốn mươi" (Kinh Trung Bộ Kinh - HT Thích Minh Châu Việt dịch).

    "Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến?
    1. Không có bố thí,
    2. không có cúng dường,
    3. không có tế tự,
    4. không có quả báo các nghiệp thiện ác,
    5. không có đời này,
    6. không có đời khác,
    7. không có mẹ,
    8. không có cha,
    9. không có các loại hóa sanh;
    10. ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên.

    Như vậy, này các Tỷ-kheo là tà kiến."

    Rõ ràng bản Việt dịch đang thường dùng không đủ hết ý.


    Còn cũng nội dung đó trong bản "Kinh Thánh Đạo"
    KINH TRUNG A HÀM
    Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
    Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

    “Thế nào là tà kiến?
    “Đó là cho rằng không có bố thí, không có trai tự, không có chú thuyết, không có thiện, ác nghiệp, không có quản báo của thiện, ác nghiệp, không có đời này đời sau, không có cha, không có mẹ, không có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, tự tri, tự giác, trong đời này hay đời sau mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là tà kiến."


    Các ví dụ trên cho thấy việc bám chấp văn tự trong kinh sách đầy lỗi dịch thuật là rất nguy hiểm.

    Đọc kinh, nắm ý rồi thực hành tinh tấn là những việc cần làm.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. [12 Nhân Duyên] - P2/13: Vô minh duyên hành
    By smc in forum Đạo Phật
    Trả lời: 106
    Bài mới gởi: 22-07-2016, 08:01 AM
  2. Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 13-11-2011, 02:55 PM
  3. xin hỏi về vấn đề ngày sinh và tiên duyên
    By robocorq in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 04-08-2011, 11:25 AM
  4. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 29-06-2011, 12:39 PM
  5. Nguyên lý duyên sinh
    By damquangvinh in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 03:11 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •