kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tìm sức mạnh tâm linh cho công cuộc Hội nhập

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tìm sức mạnh tâm linh cho công cuộc Hội nhập

    Tìm sức mạnh tâm linh cho công cuộc Hội nhập

    (VietNamNet) - Vì sao bên cạnh những biểu tượng tâm linh quen thuộc cổ vũ cho doanh nhân và các doanh nghiệp như những vị thần tài, những biểu tượng sức mạnh tôn giáo hay cả những giá trị được du nhập từ bên ngoài (như Đức Quan Công)... lại có thể thiếu vắng vị nhân thần từ bao đời nay dân tộc Việt Nam tôn thờ như một nguồn lực mang lại sức mạnh cho dân tộc Việt Nam chúng ta: Đức Thánh Trần...?


    Tượng Đức Thánh Trần trong đền thờ tại Hà Nam. Nguồn: daosuduytue.com

    "Tháng Tám giỗ Cha - Tháng Ba giỗ Mẹ" đã trở thành một tập quán và tín ngưỡng của người Việt Nam. Đó là cơ hội để người dân tưởng niệm một vị anh hùng đã gắn với những chiến công hiển hách chiến thắng giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII. Trong tâm thức người Việt, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã hiển thánh để trở thành một vị “nhân thần tối linh” bảo dân hộ quốc.

    Ngay sau khi nước Việt Nam tuyên bố độc lập chỉ mới được đúng 3 tuần, 21 ngày, cuộc kháng chiến của đồng bào Nam bộ đã bùng nổ (23/9). Và cũng chỉ hai ngày sau đó, 25/9/1945 là ứng với ngày 20/8 năm Ất Dậu, ngày giỗ Đức thánh Đại vương Trần Hưng Đạo. Ngay từ ngày 22/9/1945, Bộ Tuyên truyền của Chính phủ VNDCCH Trần Huy Liệu đã loan tin trên cả nước và hô hào quốc dân đồng bào “làm giỗ” Đức Thánh Trần như tập quán truyền thống của dân tộc và coi đó như biểu hiện của tinh thần tự chủ bởi lẽ ngót trăm năm là thuộc địa của thực dân Pháp, người Việt Nam không có quyền được sùng kính danh nhân của mình. Sùng kính những bậc cứu nước hộ dân chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước mà mọi thế lực ngoại xâm đều ngăn cấm vì biết rằng sức mạnh tâm linh ấy sẽ thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Bởi thế, Giỗ Đức Thánh Trần không chỉ là một hoạt động tín ngưỡng thuần tuý mà nó đã trở thành một phần tâm thức dân tộc. Trong suốt thời kỳ bị thực dân phương Tây đô hộ, tồn tại một phong trào “hội thiện” lấy việc thờ Đức Thánh Trần làm hạt nhân để “hâm nóng” không để tinh thần dân tộc nguội lạnh. Đó cũng là lý do vì sao nước Việt Nam vừa dành được độc lập, nhà nước độc lập ấy đã kêu gọi toàn dân “Giỗ Đức Thánh Trần”.

    Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng những tập quán, tín ngưỡng truyền thống, mà quan trọng hơn, thiết thực hơn, nó cổ vũ tinh thần yêu nước, nhất là vào thời điểm nền độc lập ấy đang có nguy cơ bị đe doạ của cuộc xâm lăng trở lại của thực dân, mà tiếng súng của Nam Bộ kháng chiến đã vang lên...

    Xin hãy đọc lại một phần trích trong bài báo “Quốc dân đã thề theo dấu người xưa trước ban thờ Đức Trần Hưng Đạo” đăng trên tờ “Dân Quốc” (của nhà văn Tam Lang) ra ngày 26/9/1945, tường thuật lại buổi lễ trọng thể được tổ chức tại Quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, nơi mới cách đó hơn một tháng đã diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Thủ đô:

    “Không phải lần thứ nhất quốc dân Việt Nam mới làm giỗ Đức Trần Hưng đạo, bậc danh tướng ba lần cứu tổ quốc khỏi nạn ngoại xâm. Kỷ niệm những đấng anh hùng có công xây đắp bờ cõi, giữ vững non sông cho nước Việt Nam từ xưa đến nay, có bao giờ phai nhạt trong trí nhớ của quốc dân. Nhưng ngót một thế kỷ nay, bọn thực dân đã truất của chúng ta cái quyền yêu nước, chúng đã thu hẹp cả phạm vi sùng kính những bậc anh hùng cứu quốc của dân Việt Nam. Tuy nhiên, khi lòng dân xứ này đã muốn thì không có một sức mạnh nào có thể đè nén, đàn áp nổi.

    Một chứng cớ hiển nhiên là hàng năm, cứ đến ngày 20/8 âm lịch, hàng vạn dân Việt Nam nô nức về Kiếp Bạc chiêm ngưỡng đền Hưng Đạo Vương. Từ năm này sang năm khác, cái sóng người làm ngập đền Kiếp Bạc đã giữ vững cho chúng ta cái kỷ niệm của bậc danh tướng đời Trần, đã luôn luôn bắt chúng ta không được quên chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng.



    Thắp hương trước chân tượng Đức Thánh Trần tại TP.HCM. Ảnh: TTO

    Nhắc lại sự kiện của hơn 60 năm trước vào dịp “Giỗ Thánh” năm nay cũng là để gợi sự suy nghĩ về ý nghĩa ngày lễ trọng này đối với công cuộc xây dựng, đổi mới và hội nhập của đất nước hiện tại. Ý niệm về tinh thần tự chủ dân tộc, về nền độc lập quốc gia, về chủ nghĩa yêu nước cũng phải theo kịp với thời đại. Đương nhiên ý nghĩa của “Ngày Giỗ Cha” truyền thống với những giá trị bất biến và trường tồn với lịch sử cũng phải được phát huy bởi những nội dung biểu hiện mới. Đó là việc phát huy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước trong thời bình và giữa trào lưu hội nhập toàn cầu...

    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong dịp Giỗ Đức Thánh Trần năm nay, có một doanh nghiệp nảy sinh ý tưởng xây dựng một ý niệm văn hoá gắn những giá trị của tập quán thờ Đức Trần Hưng Đạo đại vương với việc xây dựng một tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ doanh nhân, những “chiến sĩ thời bình” trong công cuộc hội nhập, phần nào cũng đồng nghĩa với cuộc chiến đấu trên mặt trận kinh tế đầy thử thách song hành với công cuộc hội nhập mạnh mẽ trước ngưỡng của nước ta gia nhập WTO.

    Những người đưa ra ý tưởng này đặt câu hỏi vì sao bên cạnh những biểu tượng tâm linh quen thuộc cổ vũ cho doanh nhân và các doanh nghiệp như những vị thần tài, những biểu tượng sức mạnh tôn giáo hay cả những giá trị được du nhập từ bên ngoài (như Đức Quan Công)... lại có thể thiếu vắng vị nhân thần từ bao đời nay dân tộc Việt Nam tôn thờ như một nguồn lực mang lại sức mạnh cho dân tộc Việt Nam chúng ta: Đức Thánh Trần...? Đó là một ý tưởng đáng suy nghĩ và đáng được chia sẻ.

    Dương Trung Quốc
    Last edited by Bin571; 25-10-2007 at 10:07 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •