TÂM BỒ ĐỀ
Nhân dịp huynh đệ tvdung2005 trao đổI về thế nào là Tâm Bồ Đề, xin có một vài suy nghĩ thô thiển của mình về Tâm Bồ Đề hay là Bồ Đề Tâm chỉ trong phạm vi pháp môn Tịnh Độ. Chủ đề thì nghe thật lớn nhưng bài viết thì nhỏ để ngắn gọn, không làm mất thì giờ người đọc.

TÂM BỒ ĐỀ LÀ GÌ?

Trong tất cả 84 ngàn pháp môn của Phật để lại thì pháp môn nào cũng cầu mong tu chứng Bồ để tâm, cũng như lời Phật đã nói : tất cả các pháp môn của ta chỉ có chung một vị. Đó là vị giải thóat.
Trang Wikipedia đã định nghĩa: Bồ-đề tâm, còn được gọi là Giác tâm là tâm hướng về giác ngộ, tâm an trú trong giác ngộ, tâm của sự giác ngộ.
Còn Phật giáo Tây Tạng thì định nghĩa : Bồ-đề tâm tuyệt đối chính là sự chứng ngộ được tính Không của mọi hiện tượng…., mỗi khi hành giả trực nhận được tính Không thì tâm thức nội tại lúc ấy của họ chính là Bồ-đề tâm tuyệt đối.
Còn khá nhiều định nghĩa về Bồ Đề Tâm của Phật Giáo nguyên Thủy nhưng tóm tắt lại thì : diệt được Ái dục, Hữu dục, Phồn vinh dục, liễu ngộ lý Vô ngã thì đạt AlaHán (Bồ đề Tâm.)
Trong Đại Thừa Phật Giáo thì như nhà sư Lâm Tế giải thích trong Lâm Tế Ngữ Lục : Đó là tâm pháp vô hình, thông suốt mười phương…Một tâm đã không thì mọi nơi đều giải thóat. Còn Thiền sư Minh Phong thì cho biết: Bồ để Tâm là tiếng Phạn, ở đây gọi là Đạo Tâm.
Người viết bài còn bắt gặp nhiều định nghĩa về Bồ Đề Tâm trong kinh sách của Phật. Cà quyển kinh Kim Cang có 32 phẩm thì chỉ có hai điểm chính mà người đọc cần nắm bắt : đó là Hàng phục Tâm và An trụ tâm để đạt Vô thượng Chánh đẳng chánh giác cũng tức là Bồ đề Tâm. Tôi có đọc qua Duy Ma Cật sở thuyết kinh thì thấy ở phẩm Phật quốc, Phật nói với ngài Bảo Tích là : Bồ đề Tâm là Tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh có tâm Đại thừa sanh sang nước đó… tóm gọn đọan này theo cư sĩ KimuraTai ken( Nhật Bản) thì có ý nghĩa “trong cái ngã chấp và ngã dục ta vẫn có thể tìm thấy Phật Tính hay tâm Bổ Đề, diệt trừ ngã chấp và dục vọng để cho Phật Tính và Tâm Bồ đề phát hiện”.
Trong Hiển Mật Viên Thông của dịch giả Thích Viên Đức cũng lý giải về Bồ Đề Diệu Minh Chơn Tâm, nghĩa là Tâm tuyệt đãi đầy đủ thanh tịnh, trong đó không dung nạp một cái gì khác, tất cả vọng tưởng bản lai là Không, tuyệt đối chơn tâm bản lai thanh tịnh….vv
Còn đây là lời giải thích đơn giản của Hòa thượng Tuyên Hóa : Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm
Cá nhân tôi thì tâm niệm : Bồ Đề Tâm là Phật Tâm. Khi khởi tâm Bồ Đề là đã khởi Tâm Phật trên đường tu tập. Còn được Phật Tâm hay không thì là chuyện khác .

PHẬT TỬ TỊNH ĐỘ VỚI TÂM BỒ ĐỀ

Đã là Phật tử thì ai cũng biết muốn đạt Tâm Bồ đề thì phải Tu và ĐịnhTâm. Chúng sanh ai cũng có Phật tính, vậy thì theo suy nghĩ của tôi thì ai cũng có Tâm Bồ Đề hết, Chứ không phải chỉ là người tu tập mới có.
Trong xã hội hiện nay, qua báo chí, chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương Mình vì mọi người. Một em bé cỏng bạn đi học suốt nhiều năm liền, một ngườI khác sẳn sàng hiến máu cứu người, một người giàu có nhưng mỗI năm biết trích lợI nhuận tặng cho ngườI nghèo từ 5 đến 10 căn nhà tình thương, hay như gần đây tôi có biết một nhà ngọai cảm giúp cho nhiều người mà không lấy tiền bạc…vv Những người đó chưa phải là tu, nhiều khi chưa nghe Phật Pháp nhưng theo tôi họ đã có sẳn Tâm Bồ Đề.
Ngược lại, một số ít vị xuất gia đàng hòang, nhưng cứ mong uớc chùa, đình của mình ngày càng cao đẹp, lo xây dựng tượng Phật cho to, cổng đình cho mới. Ra ngòai thì đi xe hơi, tiệc tùng trai đàn liên miên. Hoặc có Phật tử đêm trì Kinh, trì Chú mà ban ngày thì bán buôn ăn lời cắt cổ, có vị khoe khoan Quyền Năng để có nhiều đệ tử theo hầu…theo kiểu cách Mọi người vì mình thì thử hỏi Bồ đề Tâm của mấy vị đó còn lại được bao nhiêu?
Có đạo hữu thì tu Tâm bằng việc hàng phục 8 thức Tâm Vương hay 51 Tâm sở…vv, người thì Thiền định để đạt Chân như Diệu hữu, Tam Muội Thiền.. .Đạo hữu thì hạnh trì 10 Pháp Balamật (Paramita) với hàng trăm cách tu khác nhau.
Riêng thực hành Tịnh Độ thì tuy dễ nhưng cũng là Pháp mà ít người tin ( Nhất thế gian nan tín chỉ Pháp). Ngòai Tín- Nguyện- Hạnh, Người Tu Tịnh độ cần Tu Tâm như thế nào nữa thì tôi không dám lạm bàn đến vì tùy theo căn cơ, tùy theo Duyên pháp để mà chứng đắc khác nhau. Riêng nhận thấy bước đầu thực hiện 4 Pháp : Từ - Bi- Hỹ- Xã là rất phù hợp cho người tu khởi Bồ đề Tâm. Cũng có người gọi đó là khởi đầu Bồ Tát Hạnh. Nói nghe đơn giản nhưng thực hành cho được thì khó biết bao! Mỗi ngày bao nhiêu tâm niệm về cơm áo gạo tiền, đấu tranh, giành giựt từ lời ăn tiếng nói…. thôi thì trùng trùng duyên khởi, mỗi sát na là một khởi niệm bao vây người tu tập, chẳng dễ chút nào!
Thực hành 4 pháp này cùng với pháp môn Niệm Phật, phật tử Tịnh độ Tông luôn tâm niệm: Thượng cầu Bồ đề- Hạ hóa chúng sinh. Nếu tu Tâm mà không hướng ra với đời, với chúng sinh, chỉ lo thân mình mau cầu chứng vê Tây Phương Cực Lạc thì cũng không phải là điều hay lắm.
Trong cuốn Tây Phương Du Ký, khi ngài Đại Sư Khoan Tịnh ( Trung quốc) cúi đầu khấu hỏi về pháp môn tu tập, Đức Phật A Di Đà đã chỉ dạy :
“ - [I]Phật tánh của chúng sanh vốn là bình đẳng, tùy biệt nghiệp mình làm đảo điên ý thức, lấy giả làm thực tạo nhận chịu báo, trôi lăn theo 6 nẽo luân hồi không dứt, chịu khổ đau vô vàn. 48 nguyện ta thệ hằng độ chúng sanh, trai gái già trẻ, lấy Tín nguyện hạnh, nhất tâm bất lọan, là Tịnh Độ Thiền, chỉ cần 10 niệm duy nhất quyết được vãng sanh. Cần giữ giới làm lành, lấy giới làm Thầy, dạy học Tịnh Độ Thiền, Thiền Định song Tu. Các lọai đạo Thích, Đạo, Nho, Gia Tô, Hồi Giáo… cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau khích lệ , đừng gièm pha nhau, đừng nói những lời : ta chánh -người tà, ta đạo- người ma, ta cao- người thấp, ta quý – người hèn…Đạo nào cũng thực, có thể tu trì thì Tà biến ra thành Chánh, Ma biến được ra Đạo, Nhỏ có thể đi vể Lớn, cùng hành cái lành của mình thì mới đúng là chánh tông huệ mạng của chư Phật”[/I]

Những câu cuối cùng trong đọan này của Đức A Di Đà làm tôi suy nghĩ mãi, thấy ra một điểm sáng về phá Chấp cái Ta trong pháp môn tu tập, giống như ngài nói về một Thế giới Đại đồng của tương lai .
Có thể các Huynh đệ tu hành Tịnh Độ khác có thêm các phương pháp khác . Đây cũng là một đề tài mở để các huynh đệ khác góp ý cho mọi người cùng học hỏi./.