kết quả từ 1 tới 20 trên 38

Ðề tài: HÚT THÌA DĨA - đâu cần tập luyện.

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb HÚT THÌA DĨA - đâu cần tập luyện.

    Thân gửi quý huynh - đệ - tỉ - muội:

    Chắc nhiều người đã biết chuyện CLB người nam châm của lớp cảm xạ học - do thầy Dư Quang Châu hướng dẫn. CLB này đã có 1 buổi biểu diễn trước đông đảo người xem và được đăng tin trên nhiều tờ báo Tuổi trẻ, Việt báo:
    Link trên trang web của Cảm xạ học : http://www.camxahoc.vn/modules.php?n...rticle&sid=928
    Link trên báo:
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/In...7&ChannelID=17

    Khi mới biết nhiều người đã sock thật sự " Phải chăng con người sắp bước đến kỷ nguyên Ánh sáng mới - kỷ nguyên X-men?" lúc đó cũng rất nhiều báo chí đã nêu sự lạ lùng này - nhưng chỉ có 1 điều lạ là - chẳng thấy nhà khoa học nước ngoài nào hay công trình nghiên cứu nào được sinh ra cho xứng đáng với sự nổi tiếng này. Vậy nguyên nhân do đâu?

    Ban đầu tôi cũng rất kinh ngạc và đặt quyết tâm gia nhập thử khóa cảm xạ học của bác sĩ Châu ngay khi nhìn thấy tấm ảnh anh Trần Tiến đang hút rất nhiều thìa dĩa. Mục đích của tôi rất thiết tha là muốn tìm hiểu sâu hơn con đường Đạo đang quá mù mờ này. Nhưng thực tế thì đúng là người cầu đạo chứ đạo không cầu người. trong một lúc vui chuyện tôi lấy thử vài cái thìa inox và đặt đúng lên người mình, sự kỳ lạ diễn ra: Thìa không rơi thật, lấy thử thêm mấy cái dĩa: cũng dính luôn, tuy ban đầu hơi khó khăn 1 chút nhưng sau khi xem xét lại và tìm vị trí thích hợp thì thấy dễ hơn rất nhiều.

    Với mong muốn làm rõ vấn đề tôi dùng Google tìm thêm 1 số thông tin thì thấy có vị GS ở Ba Lan dính được cả 1 quyển sách đặt trên 1 chồng sách khác. Và cũng tìm được bài giải thích sau:


    -------------------------------------
    Tại sao người ta hút Bàn là? ( 6/8/2007 )
    (GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG NGƯỜI HÚT ĐỒ VẬT BẰNG KIẾN THỨC VẬT LÝ PHỔ THÔNG)


    Gần đây, tivi có chiếu cảnh người có khả năng hút bàn là, thìa, đĩa,… Báo “An ninh thế giới” số 620, Thứ Bảy, ngày 6-1-2007 có đăng bài của tác giả Phạm Ngọc Dương với tiêu đề “Lý giải hiện tượng hút kim loại của các cảm xạ viên”. Trong bài có đăng ảnh một “cảm xạ viên hút được 19 KG sắt”, ảnh “nhạc sĩ Trần Tiến còn hút được cả đĩa bằng sứ...”.

    Các nhà khoa học tên tuổi có nhiều ý kiến về sự lạ này, người thì cho đó là sự tác động của ý thức lên vật thể, người thì cho đó là hiệu ứng đặc biệt xuất hiện ở những người tập luyện cảm xạ lâu năm, rất huyền bí,... người thực thà nói là chưa thể lý giải được, người thì cho “đây sẽ là vấn đề mới của khoa học, sẽ mở ra chân trời mới cho các nhà khoa học nghiên cứu”.

    Từ lâu, Kì Nam cũng đã “hút” bàn là như các cảm xạ viên, cũng “hút” thìa sắt, đĩa sứ như Trần Tiến. Kì Nam giải thích hiện tượng này bằng kiến thức vật lý phổ thông.

    1. Hình chiếu trọng tâm của vật thể nằm trong hình chiếu của bề mặt tiếp xúc.

    Để dễ theo dõi, xin được phép phân tích từ ảnh cảm xạ viên hút 19 KG sắt nhưng bỏ qua mấy thỏi sắt bên trên, còn lại ảnh người hút bàn là (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Để việc trình bày được ngắn gọn, xin dùng đồ thị 2 chiều.


    Hình 2: Mặt tiếp xúc giữa da và bàn là có vẽ đường viền tô đậm

    Giữa da và mặt bàn là có một mặt tiếp xúc, trên hình 2, đường viền của nó được tô đậm. Đường AB chia vùng tiếp xúc thành 2 nữa, trọng tâm T1 của bàn là nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đất (phẳng) và qua AB, cách AB một khoảng ngắn. Hình chiếu (thẳng đứng) của A trên mặt đất là A’, của B là B’, của T1 là T1’. Giả sử bàn là có trọng lượng là 2 KG (chữ G viết Hoa), có nghĩa là Quả Đất đã hút bàn là với một lực là 2 KG (ký hiệu P1, 1KG xấp xỉ 9,8 N - N là ký hiệu một đơn vị lực hợp pháp của Việt Nam, đọc là niu-tơn), điểm đặt của nó trên bàn là tại T1. Trong hình 3 và 4, trục X nằm trên mặt đất, trục Y nằm trong mặt phẳng qua AB và trọng tâm T1.




    Hình 3: Phân tích hình chiếu trường hợp bàn là bám trên ngực


    Hình 4: Phân tích hình chiếu trường hợp bàn là rơi xuống đất

    Nếu hình chiếu của trọng tâm T1 (là T1’) nằm trong hình chiếu đoạn AB (là A’B’) (Hình 3) thì bàn là bám trên ngực. Nếu cúi người xuống một chút, sao cho hình chiếu bàn là nằm ngoài hình chiếu đoạn AB (Hình 4) thì bàn là rơi xuống đất.

    Trường hợp có thêm mấy thỏi sắt cũng giải thích tương tự, trong đó T2 là trọng tâm thỏi sắt, T2’ là hình chiếu của nó trên mặt đất, P2 là lực trọng trường tác dụng vào thỏi sắt.

    Trường hợp “hút” các thìa kim loại, các đĩa sứ, đĩa thuỷ tinh,... cũng giải thích tương tự.


    Bạn nhìn kỹ các hình đã đăng trên báo, sẽ thấy rằng mặt tiếp xúc giữa vật và cơ thể đều phải nghiêng vừa đủ – sao cho hình chiếu của trọng tâm của vật nằm trong hình chiếu của diện tích tiếp xúc.

    2. Vai trò của lực ma sát

    Có một lực ma sát ở mặt tiếp xúc giữa da và bàn là đủ lớn để bàn là không trượt theo mặt nghiêng rơi xuống. Nếu bôi dầu luyn vào mặt bàn là thì bàn là rơi liền.

    3. Vai trò của áp suất không khí.

    Trong mặt tiếp xúc giữa da và bàn là có một lớp không khí mỏng. Nếu bàn là có cơ hội dịch ra khỏi da, lớp không khí này dãn nở ra, áp suất nhỏ hơn 1 at (át-mốt-phe), khi đó áp suất không khí bên ngoài, là 1 at, sẽ chống lại sự dãn nở nói trên và đương nhiên có tác dụng đẩy bàn là vào vị trí cũ.

    Nếu lớp không khí mỏng này được thay bằng một lớp dung dịch không bay hơi (ở nhiệt độ thường) thì hiệu quả này là đáng kể bởi dung dịch hầu như không dãn nở trong điều kiện đang xem xét. Tuy nhiên, do da người luôn luôn ở trạng thái thở (thở bằng da) nên vai trò chống rơi của áp suất không khí rất hạn chế.

    Nếu lót một tờ giấy mỏng vào mắt tiếp xúc nói trên thì hiệu quả này mất hẵn, bàn là sẽ rơi tức thì.

    4. Hình dáng của bàn là

    Hình dáng của bàn là rất quan trọng. Trong ảnh là loại bàn là đế gang, trọng tâm của nó nằm sát mặt là. Nếu dùng loại bàn là có đổ đầy nước thì người biểu diễn phải nằm ngửa, bàn là mới ở trên ngực được. Chung quy là, phải dùng loại bàn là hoặc vật thể có trọng tâm rất gần mặt tiếp xúc, sao cho hình chiếu của trọng tâm nằm trong hình chiếu của mặt tiếp xúc - trở lại nguyên nhân số 1.

    5. Vai trò của luyện tập

    Sau một thời gian tập luyện theo các phương pháp luyện công, người ấm lên, trên mặt da xuất hiện một lớp mồ hôi mỏng – nguyên nhân số 3 phát huy tác dụng ở một chừng mực nào đó. Một số người bẩm sinh, không cần qua tập luyện, đã có lớp mồ hôi này rồi.

    Tóm lại, có 5 nguyên nhân để người có thể “hút” các vật, trong đó nguyên nhân số 1 là chính: hình chiếu trọng tâm của vật phải nằm trong hình chiếu của mặt tiếp xúc. Hiện tượng người “hút” vật thể đã nêu trên báo khác hẵn hiện tượng nam châm hút sắt. Trừ khi dùng keo con voi, nếu cúi gập người xuống tất cả các vật trong ảnh sẽ rơi xuống đất. Trường hợp đặc biệt, không cần cúi, nếu ông Trần Tiến thót bụng lại, cái đĩa sứ trên rốn cũng sẽ rơi xuống liền.

    Tổng tất cả các lực hút (trừ trọng lực), lực nâng, kể cả các lực siêu nhiên (nếu có), trong trường hợp này, không thắng nổi lực hút của Trái Đất theo định luật thứ 2 của ông Niu-tơn (định luật này đã có ghi trong giáo trình vật lý phổ thông).

    Ghi chú: Các đoạn văn hoặc từ trong ngoặc kép " " là trích từ báo ANTG số 620, ngày 6-1-2007
    ---------------------------------------
    Bài viết được lấy từ http://luatsudongnama.com/home/detai...&nChannel=News

    Thú thực đọc xong và ngẫm lại tôi cảm thấy buồn nhiều hơn vui. Buồn vì:

    1. Ngần đó nhà khoa học, khán giả và các học viên - trình độ hầu hết Đại học và trên Đại học, không ít GS-TS mà không hiểu cố tình hay vô tình bị "che mắt" một cách rất thiển cận. Tôi không nói CLB Nam châm hay anh Dư Quang Châu muốn lừa khán giả , tôi chỉ hiểu đơn thuần là họ đã nghiêng theo hướng tin tất cả một cách quá mù quáng - vì họ muốn tin - họ muốn rằng những công sức mình bỏ ra là có giá trị - điều này đã che mờ đi sự thật hiển hiện trước mắt họ.

    2. Buồn cho bao nhiêu niềm tin khác đã bị dẫn dắt theo mà một cách dễ dàng, thử hỏi bao nhiêu thành viên Cảm xạ học, bao nhiêu người văn hóa thấp hơn các vị GS-TS kia, mấy người dám nghi ngờ khi mà đến các cơ quan của nhà nước, báo chí cũng đã lớn tiếng ca tụng.

    3. Buồn cho tôi - khi một niềm tin vừa sáng đã vụt tắt. Mỗi người trong TGVH, tôi cũng như các bạn, chúng ta ít nhiều đều mong muốn tìm một niềm tin dù là nhỏ nhoi - nhưng phải chính xác - như một ngôi sao bắc chỉ đường để mình có thể đưa con thuyền đi giữa biển cả của tâm linh. Vậy mà một lần nữa niềm hy vọng vừa sáng lên đã vụt tắt.

    Tôi không muốn bài xích hay chê trách gì CLB Cảm xạ học. Vì những điều tôi không có khả năng kiểm chứng mà Cảm xạ học đang tiến hành rất có thể rất có ích cho đời, tôi thành thật chúc Cảm xạ học phát triển mạnh hơn nữa. Nhưng hơn cả lời chúc - tôi mong các bậc lão thành của Cảm xạ học tỉnh táo hơn , phản tỉnh hơn - tôi mong các thành viên trẻ nhạy bén hơn, dũng cảm hơn - để cảm xạ học đạt được những thành quả thật sự chứ không đơn thuần là những buổi biểu diễn theo kiểu "Sơn Đông mãi võ" như đã diễn ra.

    Các huynh đệ TGVH thân thiết - đúng là con ngừơi không ai giống ai, niềm tin càng khác biệt chúng ta vào đây để thảo luận và cố gắng tìm chân lý. Tôi mong rằng bài học vủa Cảm xạ học cũng là bài học cho chúng ta trên con đường gian nan tìm chân lý. Đường rât chông gai, "không gạt bỏ tất cả" là đúng, nhưng quan trọng hơn là "không thể tin tất cả" vì tới giờ này vẫn chưa có một ánh Bắc Đẩu chỉ đường nào. Các bạn và tôi vẫn chỉ là lái tàu trên biển giữa đêm mưa mà nương theo gió , nên sự phản tỉnh là vô cùng cần thiết. Đôi lời gan ruột mong chúng ta cùng cảnh tỉnh và sửa mình.



    Bonus: nếu các bạn còn băn khoăn hãy lấy thử thìa dĩa ra xem :votay: tôi xin bật mí mấy chút như sau:
    1. Người đứng thẳng, ngực hơi ưỡn, dính thìa vào các vị trí dưới xương quai xanh, chân thìa sẽ ở khoảng đầu vú.
    2. Đàn ông khó hơn đàn bà do ngực lép hơn.
    3. Người càng béo càng dễ dính (không phải hút)
    4. Số lượng thìa dính ở các địa điểm dính được thường không hạn chế - không hề liên quan đến "công lực" hay "năng lượng"
    5. Các học viên cảm xạ thường kết hợp tuyệt thực với đồ uống pha muối và đường nên mồ hôi sẽ dễ dính hơn
    6. Khi đã quen rồi bạn lót thử cái gì đó vào giữa cái thìa sẽ thấy không thể dính được : điều này cho thấy hoàn toàn đây là sự dính (dính dớp) bề mặt, không liên quan gì đến sự hút như nam châm cả.
    Chúc các bạn thử vui vẻ và Rất mong các Thành viên TGVH vào đây để chúng ta tiếp tục làm rõ nếu còn vướng mắc.

    Thân ái :023:
    Last edited by thien_tam; 13-10-2008 at 02:34 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tài Liệu Luyện Phép Của Pháp Sư Miền Bắc
    By dienbatn in forum Các bài của DIENBATN
    Trả lời: 28
    Bài mới gởi: 24-07-2020, 09:26 AM
  2. Luyện Ngũ Bộ Chú
    By Tu pháp chánh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 30-12-2015, 03:29 PM
  3. Luyện phép cho móng cọp
    By greenarowana in forum Lớp học, Câu lạc bộ, trao đổi kĩ năng, kinh nghiệm
    Trả lời: 75
    Bài mới gởi: 27-02-2015, 03:09 PM
  4. luyện bùa
    By Subaru in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 62
    Bài mới gởi: 22-09-2008, 12:59 PM
  5. Tu luyện là gì? Vì sao phải tu luyện?
    By VoNga in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 29
    Bài mới gởi: 09-08-2008, 05:41 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •