Trong lúc thiền định tĩnh tọa Thiện Thuận được một vị về dạy bảo một số đạo lý, và mình thấy những lời dạy đó rất hữu ích cho mình và chúng sanh, nên mình mới mạo muội lấy hết can đảm để chia sẻ với các đạo hữu hữu duyên. Vì mình biết sẽ có một số ý kiến cho rằng đó là Ma giả dạng thuyết pháp, và một số ý kiến cho rằng đó là bồ tát chỉ dạy. Còn bản thân mình thì không chú trọng đó là ai, mà mình chỉ chú trọng đến lời dạy đó có mang lại lợi ích cho mình và cho chúng sanh hay không, có đúng giáo lý kinh điển hay không, có từ bi bác ái hay không? Vì thế, xin các bạn cũng đừng quá vội tin một cách mê tín, và cũng đừng quá vội phỉ báng mà mang tội khẩu nghiệp. Hãy dùng trí tuệ, cái Tâm từ bi mình quán xét xem lời dạy đó nó có đem lại lợi ích cho mình và những người xung quanh hay không? Sau cùng xin quý đạo hữu hoan hỷ bỏ quá nếu mình có gì sai xót. A di đà Phật!
“ Ở đời những đau khổ chướng nạn của chúng sanh tất cả nếu muốn hóa giải để có cuộc sống an lành tự tại là phụ thuộc vào mỗi chúng sanh.
Ví dụ: Một người nào đó nghiệp rất nặng, nhưng nếu người đó dốc trí tu tập, trong tâm họ luôn dốc trí tu tập thì chỉ trong thời gian thôi người ấy sẽ hóa giải được nghiệp chính mình tạo ra từ tiền kiếp. Còn nếu một người nào đó cũng bị nghiệp nặng, họ cũng tu tập nhưng cái bản chất bên trong sâu xa họ vẫn không thay đổi, chẳng qua họ đang tự nghĩ rằng họ làm như vậy là họ đang tu. Nhưng thực chất cái bản chất bên trong vẫn còn tồn tại thì dạng người này chỉ mới tập sự tu hành thì nghiệp lực của người đó nó cũng sẽ theo cái tâm tập sự của người đó mà hóa giải. Nghiệp sẽ theo tâm người này mà hóa giải, nếu người ấy chỉ là tập sự tu hành thì cái nghiệp cũng đang tập sự hóa giải theo tâm họ. Người ấy tu tập như thế nào thì nghiệp sẽ theo cái quả tu tập ấy mà hóa giải. Nhân quả không sai chạy, tâm mình tu như thế nào thì nghiệp sẽ theo tâm mình mà nó hóa giải, nhân quả luôn luôn đồng hành và cân bằng.
Cho nên một người nói như thế này: “Tui đã tu rồi”. Tui tu rồi nhưng thực chất bên trong tâm họ vẫn chất chứa phiền não, sân si hơn thua, nhưng hình tướng họ vẫn đang tu hành, vẫn đang tụng kinh niệm Phật, ăn chay, phóng sanh. Đó là họ mới đi lòng vòng bên ngoài, mới đang tập sự tu mà thôi, còn bên trong tâm họ vẫn đang chất chứa tam độc tham, sân, si. Thì cái nghiệp của họ nó sẽ theo tâm họ mà hóa giải, nếu họ dốc trí tu hành thì nghiệp của họ sẽ dốc trí hóa giải liên tục theo tâm họ. Còn nếu họ tu tập sự thì nghiệp của họ cũng sẽ tập sự hóa giải theo tâm họ.
Chúng sanh vì quá u mê mà không thấy, cứ nghĩ mình đã tu rồi thì tự cho mình quyết định định đoạt số phận là tui tu rồi sao không hóa giải nghiệp lực cho tôi, rồi than trời trách đất, trách Phật, trách Bồ Tát. Thật là quá vô minh. Chư Phật đâu có quyền hóa giải cho ai, mà hóa giải được hay không là do ở mỗi chúng sanh. Nếu muốn biết hóa giải nghiệp lực nhanh hay chậm là do ở tâm mình chứ không phải ở Chư Phật hay một thế lực nào hết. Chư Phật chỉ chỉ đường cho chúng ta đi, chứ không phải là người giải quyết nghiệp lực cho chúng ta.
Nhưng do chúng ta u mê cứ nghĩ mình tu là để Phật hóa giải hoặc ban phước cho chúng ta. Thật là sai lầm và tội lỗi. Hàng triệu chúng sanh đang bị u mê như vậy. Tự cho mình cái quyền định đoạt và phán xét là tui tu rồi sao không xoay chuyển cho tôi. Rồi không xoay chuyển thì phỉ báng Phật pháp thánh thần.
Tu là tu cái tâm bên trong, sửa cái tâm bên trong, chư Phật không cần cái hình tướng của chúng sanh. Tu sửa cái bên trong thì phước tang nghiệp giảm. Muốn được phước tang trưởng hóa giải cái nghiệp là do từ cái bên trong cái tâm của chúng sanh. Ở bên ngoài chúng ta không giải quyết được sinh tử cũng như nghiệp lực.
Ta thật đau lòng khi thấy chúng sanh tụng chú, niệm phật tụng kinh nhưng tham sân si vẫn đầy rẫy, vì thế tâm chúng sanh không thể tiến đến với chư Phật được. Cho dù chư Phật có đưa tay cứu vớt nhưng do tâm họ độc chư Phật cũng không sao tiến đến cứu được. Do vòng nghiệp tham sân si nó kéo thần thức đi xa các Ngài. Cho dù các Ngài có đưa tay ra cứu vớt họ cũng không thể cứu họ được, do tâm độc của họ đã kéo họ đi quá xa các Ngài.
Ta thương xót cho chúng sanh, có người biết đến Phật pháp, được gieo duyên với Phật pháp, tin tưởng Phật pháp nhưng lại không sửa cái tâm. Nên ta rất thương dạng người này, biết đến Phật pháp nhưng lại không hành đúng theo lời Phật dạy, chư Phật muốn cứu nhưng không cứu được. Đành phải ngậm ngùi nhìn chúng sanh đau khổ khóc than tận thấu trời xanh. Ta cũng không biết làm cách gì để cứu họ được. Nhìn chúng sanh bị nghiệp nhấn chìm lòng ta đau như cắt. Cho dù những chúng sanh ấy tin tưởng vào Phật, tin tưởng vào chư Phật nhưng tâm họ không hành theo đúng những gì họ biết, họ hiểu. Những dạng người này ta rất thương, thương lắm, vì đã biết Phật pháp, nhưng lại không hành theo lời Phật dạy. Họ xin chư Phật, xin Bồ Tát đủ thứ, xin cái này xin cái kia, nhưng tâm không sửa thì làm sao đây? Làm sao chư Phật cứu, làm sao Bồ tát cứu vì các Ngài đã đưa tay cứu vớt rồi, nhưng do tâm họ tham sân si, bị nghiệp lực nhấn chìm trong bể khổ luân hồi sanh tử, có người thì đọa vào 3 đường khổ, ngày đêm khóc than. Ta rất đau lòng nhìn chúng sanh bị nghiệp lực nhấn chìm mà không cứu được.
Ngày đêm các Ngài nghe chúng sanh khóc than: Bồ tát ơi cứu con, Bồ tát ơi cứu gia đình con, Bồ tát ơi giúp con thoát nạn, rất nhiều rất nhiều tiếng kêu cứu. Có những người tâm thành hiền lành, không đợi phải kêu cứu Ngài vẫn luôn đến giúp.
Nên nghiệp lực sớm hóa giải hay không tất cả tùy thuộc vào tâm của mỗi chúng sanh, thành tựu hay không là phụ thuộc tất cả vào tâm của chúng sanh, nghiệp xoay chuyển liền hay chậm nhanh hay mau tất cả cũng tùy thuộc vào tâm của mỗi chúng sanh. Đều theo nhân quả mà xoay chuyển cho chúng ta, tất cả đều theo nhân quả, nhân quả không sai chạy một sát na nào cả, nó luôn công bằng và theo chúng ta như bóng với hình. Cái phước và nghiệp cũng vậy nó luôn theo chúng ta như bóng với hình và rất công bằng.