Con xin hỏi là: Phương pháp cơ bản của Vị Lai Pháp để trả nợ nghiệp vẫn là Hành đạo cứu đời tạo nên công đức đúng không ạ? Vậy thì nền tảng tu tập của Vị Lai Pháp có tác dụng gì trong vấn đề trả nợ nghiệp, hay nó chỉ là phục vụ cho vấn đề Hành đạo để trả hết nợ nần?

Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nguồn năng lực của Ấn màu xanh là nguồn năng lực thiền định, nâng cao Tâm pháp. Nguồn năng lực của Ấn màu đỏ là nguồn năng lực để trang trải, để chuyển vận, xoay chuyển. Nguồn năng lực màu đen là nguồn năng lực để chặn đứng, giải cứu, hỗ trợ khi nguy biến. Đó, các bạn nhớ như vậy nha, để ứng dụng cho đúng.Thì khác nhau như thế nào giữa một con người hành đạo bằng Tâm pháp, và một con người tu tập theo Tâm pháp?- Khác nhau chứ!Tu là giữ cho mình đi đúng đường, không sai lạc. Còn Hành là đột phá, bước đột phá. Bước đột phá là bước có thể thành công, có thể thất bại, có thể sai lầm, có thể chín chắn. Như vậy nguồn năng lực màu xanh là nguồn năng lực điều chỉnh Tâm pháp cho đúng. Nguồn năng lực màu đỏ là nguồn năng lực chuyển vận, thay đổi nghiệp quả, và nguồn năng lực để thay đổi Tâm pháp.Thì chính như vậy, đương nhiên người Hành Đạo là người chấp nhận kéo cày trả nợ. Còn người tu tập theo Tâm pháp là người cầu xin cho nghiệp lặng xuống. Cầu xin cho nghiệp lặng thì nó lặng, nhưng nợ có trả chưa?- Đâu phải nói Vị Lai Pháp có thể cắt nợ, có thể xóa nợ cho các bạn được! Vị Lai Pháp chỉ tạo cơ hội cho các bạn trả nợ chứ không bao giờ có thể xóa. Không có năng lực nào có thể xóa được nợ của các bạn.Thì các bạn phải “ Hành “. Mà Hành là như thế nào? Người 70 tuổi hành như thế nào? Người 80 tuổi hành như thế nào? Người 20 tuổi hành như thế nào? Người 30 tuổi hành như thế nào?- Khác nhau hoàn toàn.Tùy theo dũng lực- tinh lực- khí lực- trí thông minh của các bạn ở thời điểm nào, lứa tuổi nào cần các bạn hành như thế nào là đầy đủ, là trọn vẹn?Ở một bà già 80 tuổi, chỉ cần bà chấn chỉnh thân tâm, ăn mặc cho đàng hoàng, nói lời cho chín chắn, nói lời ái ngữ, lời hiền hòa, nói lời chân Chánh Pháp là đủ cho bước tu tập rồi. Còn chuyện trả nợ ư?- Muộn mất rồi. Thì bây giờ, hết một kiếp này bà làm cho nghiệp lặng xuống. Bà có thể thay đổi sang một kiếp đời khác, thì nghiệp của bà lặng xuống cùng với nguồn Tâm pháp của bà được cao lên. Thì nguồn Tâm pháp đó sẽ hỗ trợ bà ở kiếp sau thêm một sự tỉnh táo, thêm một sự giác ngộ. Để chi?- Để tiếp tục trả nợ. Chứ không phải giác ngộ để mất nợ đâu, làm gì có chuyện đó được. Cục nợ của ta không ai cứu ta được, ta phải trả nợ của ta.Thì một người ở lứa tuổi 30 tuổi chấp nhận trả nợ định nghiệp, nó khác với một người ở lứa tuôi 50, 60, 70, 80. Một người nhà giàu chấp nhận trả nợ khác với người nhà nghèo. Một ông chủ chấp nhận trả nợ khác với một công nhân. Một người khuân vác chấp nhận trả nợ khác với một nhân viên hành chính. Khác nhau hoàn toàn.Mỗi một đồng bạc mồ hôi nước mắt đem trả qua đây có giá trị của nó. Mỗi một bước kiên nhẫn, hòa ái, nhân ái, rộng lượng, vị tha của một ông chủ tạo nên một quả vị khác. Tức là mỗi một tầng lớp có thể tu tập bằng một cách khác nhau để chuyển dời nghiệp quả. Nghiệp quả không phải tính một cộng một bằng hai, mà nghiệp quả có chuyện trừ cộng nhân chia. Rất là công bằng, rất hợp lý.

Theo http://www.vilaiphap.org/