Nhân duyên @congiolamientay hỏi về vô minh và sự tương tục tái sanh, SMC xin chia sẻ với bạn @congiolamientay và cũng như tạo duyên chia sẻ với các đạo hữu.

[TU GIẢI THOÁT CÒN TỒN TẠI HAY ĐOẠN DIỆT]


Một số bạn thắc mắc: Nếu 5 uẩn Vô Ngã vậy ai tu ai giải thoát, ai trả quả?
Sau khi tu giải thoát còn tồn tại cái gì, hay đoạn diệt chẳng còn gì?

Câu hỏi này vượt qua giới hạn với trí phàm phu, với câu hỏi này Phật không trả lời và Phật giải thích như sau:

"Chỉ với ai chưa đoạn trừ tham dục, tham ái đối với sắc, thọ, tưởng, hành và thức mới có quan điểm Như Lai có tồn tại sau khi chết, hoặc Như Lai không tồn tại sau khi chết. Chỉ với ai còn ái lạc Hữu, ái lạc Thủ, ái lạc Ái thì mới có những quan điểm Như Lai còn tồn tại sau khi chết, hoặc Như Lai không tồn tại sau khi chết."
Thế Tôn đã không trả lời câu hỏi này và cắt nghĩa rằng: "Vì Như Lai quán sắc không phải là tự ngã, hay tự ngã không phải có sắc, hay quán sắc không ở trong tự ngã, hay tự ngã không ở trong sắc" (Tương tự, đối với thọ, tưởng, hành và thức).


Câu hỏi trên là sản phẩm của tư duy nhị nguyên đầy ngã tính. Trả lời câu hỏi trên là rơi vào chấp thủ: chấp thường kiến hoặc là chấp đoạn kiến, hoặc chấp Năm thủ uẩn. Như Lai thì chủ trương trung đạo, đoạn tận ái, thủ. Do đó, Như Lai không trả lời.

Ở đây, 5 uẩn hợp lại tạo thành chúng sanh, giống như nhiều bộ phận của chiếc xe tạo thành chiếc xe, vậy nên không thể nói bánh xe là chiếc xe, xích xe là chiếc xe v.v... hoặc cái gì đó trong hoặc ngoài chiếc xe là chiếc xe. Cũng vậy, không thể quán Sắc là ta, hay Thọ, Tưởng, Hành, Thức là ta, hoặc trong hoặc ngoài 5 uẩn là ta... Vì ngay trong hiện tại không xác định 1 cái ta cụ thể nào thì sao có thể nói rằng sau khi giải thoát ta tồn tại hay ta đoạn diệt...

Do chấp thủ vào thân 5 uẩn nên mới có những câu hỏi tà kiến về tự ngã như trên nên Phật và đệ tử không trả lời, chỉ khi nào người đó thấu hiểu 5 uẩn thì khi ấy sẽ có câu trả lời.

"Này các Tỷ-kheo, do có sắc, có chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, nên khởi lên tà kiến" (Tương tự đối với thọ, tưởng, hành và thức).