Bậc Thầy Chánh Biến Tri thuyết giảng Diệu Pháp sắp đặt để hiện bày trạng thái phần duyên thứ ba, gọi là Thức làm duyên DANH SẮC, danh sắc phát sanh do thức làm duyên.

Như thế nào gọi là Danh, như thế nào gọi là Sắc? Gọi là Danh do nương vào trường hợp nhân quả như thế nào và ở thể loại sự việc nào? Gọi là Sắc do nương vào trường hợp nhân quả như thế nào và ở thể loại sự việc nào?

Gọi là Danh vì lẽ dắt dẫn các Tâm Thức đi loanh quanh trong vòng luân hồi và cho thọ sanh trong Tứ Sản Địa, Ngũ Thú, và bảy Trú Xứ của
chúng sanh.” Tứ Sản Địa là noãn sanh sản địa, thai sanh sản địa, thấp sanh sản địa, và hóa sanh sản địa.

Noãn sanh sản địa tức là chúng sanh nương sanh từ một trái trứng, như các chúng sanh có kiếp sống của loài chim muông.

Thai sanh sản địa là chúng sanh nương sanh từ bụng của một người Mẹ, như các chúng sanh sanh trong Cõi Nhân Loại.

Thấp sanh sản địa là chúng sanh nương sanh từ nơi ẩm thấp, như ở bùn sình hoặc ở mồ hôi nhơ nhớp sanh khởi lên.

Hóa sanh sản địa là chúng sanh được sanh ra không từ nơi người Cha và Mẹ, tự sanh lên theo lẽ thường nhiên, bởi do quả Phước báu (Chư Thiên) hoặc quả Tội Lỗi (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Atula).

Tất cả chúng sanh đi thọ sanh trong cả Tứ Sản Địa này, gọi là Thức làm duyên cho Danh, và Danh thường dắt dẫn chúng sanh cho đi thọ sanh trong cả Tứ Sản Địa này. Danh được dịch là “dắt dẫn đi,” tức là chúng sanh được dắt dẫn đi trong Ngũ Thú, đó là Địa Ngục Thú, Ngạ Quỷ Thú, Bàng Sanh Thú, Nhân Loại Thú, và Thiên Thú. Cả ba trường hợp là Địa Ngục Thú, Ngạ Quỷ Thú, và Bàng Sanh Thú là quả phát
sanh do từ Nghiệp Bất Thiện dắt dẫn đi.

Nhân Loại Thú có cả hai loại là Thiện Thú và Khổ Thú, thường được kết hợp với quả từ Nghiệp Thiện và Bất Thiện. Với Thiện Nhân Thú, thì người sống trong Cõi Nhân Loại này được an vui viên mãn với tài sản đầy đủ bạc vàng ngọc quý, v.v… Với Khổ Nhân Thú, thì người sống trong thế gian này không được an vui, có sự khổ đau hiện tiền, nhìn thấy nhân sẽ cho thọ lãnh nhiều trường hợp khổ thọ sai khác nhau, sẽ
còn loanh quanh trong vòng luân hồi, không thể nào vượt thoát khỏi sanh khổ, bệnh khổ, già khổ, và chết khổ.

Danh được dịch là “dắt dẫn đi” trong các Thú, như năm loại Thú vừa kể trên, hoặc Danh được dịch là “dắt dẫn đi” trong bảy trú xứ của chúng sanh. Với nhân như thế, mới bảo rằng Danh tức là hành động của việc dắt dẫn đi. Sắc có thực tính là phát sanh và tiêu hoại đi.

Sự việc thọ lãnh Cảnh chính là Thọ và cũng là sự việc xác định hiểu biết. là suy nghĩ về Cảnh, và Xúc là hành động xúc chạm vào Cảnh và xác định trong Tâm, được gọi là Danh. Từ ngữ Danh hiện bày ba Uẩn, gồm có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, và
Hành Uẩn, và cả ba Uẩn này được gọi là Danh vì cả ba Uẩn này không có Sắc.

Danh sẽ được phát sanh do Thức làm duyên, nương vào Thức được tạo dựng lên. Cũng tương tự như thế, Sắc sẽ phát sanh lên cũng do nương vào Danh. Với nhân như thế, cả hai Danh và Sắc, được phát sanh lên là do nương vào Thức làm duyên, do Thức làm duyên cho sanh khởi Danh và Sắc. Danh gồm có ba Uẩn là Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, và Hành Uẩn vì cả ba Uẩn này không có Sắc.

Với nhân nào, Thức là phần không có Sắc, mà lại không được tính vào trong Danh?

Không có tính Thức vào trong Danh vì lẽ cả ba Uẩn có hành động cùng phát sanh chung với Thức, và do Thức làm duyên mới phát sanh. Với nhân như thế, mới không gọi Thức vào trong phần Danh, và việc sẽ gọi Thức là Danh quả thật sai lầm, vì không phải như thế, có sự giải thích cả hai Danh và Sắc thường có Thức làm duyên.

Với Thức, nếu là Bất Thiện, thì sẽ dắt dẫn chúng sanh đi đến Khổ Thú, còn nếu là Thiện, thì sẽ dẫn đến Thiện Thú. Nếu là Thức Thiện, thì thường có sắc thân xinh đẹp. Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên hiểu biết về ý chính của Thức làm duyên cho Danh và Sắc.

Thức Bất Thiện dẫn đi tái tục trong sản địa của loài bàng sanh có thân hình hiện bày phù hợp với việc Bất Thiện mà mình đã thực hiện tích lũy. Khi Thức ở trong sản địa bàng sanh, Danh Sắc cũng là loại Danh Sắc của chúng sanh bàng sanh.

Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên hiểu biết rằng Thức làm duyên cho Danh và Sắc phát sanh.

Một trường hợp khác, gọi là Thức làm duyên cho Danh và Sắc, nếu là Thức Bất Thiện cũng làm duyên đối với Sắc. Nếu là Thức Thiện, là người thực hiện việc Thiện cũng nương vào Thức. Với Thức điên đảo, thì không thể thực hiện việc Thiện được, chỉ khi nào là Thức Thiện, thì mới thực hiện việc Thiện được. Khi đã được thực hiện việc Thiện, thì cũng được dẫn dắt đi tái tục sanh về Thiên Giới, cả hai Danh và Sắc
cũng huân tập hiện hành theo Thức cùng với trạng thái trở thành hoan hỷ duyệt ý.

Tất cả được hiện hành như thế cũng do nương vào Thức, được so sánh ví như ngạ quỷ phát sanh trong hàng ngạ quỷ, về sau có sự hoan hỷ vui thích thọ lãnh phần thiện phước của thân bằng quyến thuộc đã hồi hướng truyền rải ra cho, thì có được thân hình của chư thiên, có thiên sắc với hào quang tỏa sáng châu thân rất là thỏa thích.

Thức Thiện sanh trong bậc Thiên Dục Giới nào cũng luôn có Danh Sắc huân tập hiện hành theo mãnh lực của Thức.

Với nhân như thế, mới bảo rằng Danh và Sắc có Thức làm duyên.


Một cách xác thực, Thức nào hiện hành trong thời tái tục, thời bình nhựt (pavattikàla) là ngay hiện tại. Thức đó hiện hành như thế nào, thì Danh Sắc cũng huân tập hiện hành theo như thế. Nếu Thức không hiện hữu, thì Danh Sắc cũng không hiện hữu được, thích hợp với luồng Phật ngôn bi mẫn thuyết giảng Diệu Pháp như sau:

Thân này sẽ không thể nào hiện hữu với thời gian lâu dài được, rồi cũng sẽ nằm dài ở trên mặt đất. Thân này sẽ lìa khỏi Thức, rồi cũng không tìm thấy được sự lợi ích, được ví như khúc củi khô, mà khúc củi khô đó cũng còn tìm thấy được sự lợi ích. Như sẽ được dùng trong mộc gia dụng và xa cụ, xe cộ, và tất cả đồ phụ thuộc. Cũng có khi dùng làm củi và dùng trong việc nấu nướng, làm cho các thức ăn bổ dưỡng, cho được thành tựu. Với cây đã uốn cong, thì người cũng có được sự lợi ích ở phần uốn cong theo như điều mong muốn; còn với cây ngay thẳng, thì cũng có được sự lợi ích theo sở nguyện. Với cây khô, mục nát, uốn cong, cũng vẫn không tuyệt đối là vứt bỏ hết, vẫn làm cho thành tựu điều lợi ích cho nhân loại.

Còn sắc thân của chúng sanh sẽ huân tập hiện hành do nương vào Thức. Nếu lìa khỏi Thức đi rồi, thì cũng không tìm thấy một điều lợi ích
nào cả. Nếu đã không còn Nhãn Thức, thì không còn nhìn thấy một sự vật nào. Nếu không còn Nhĩ Thức, thì cũng không được nghe một âm thanh nào. Nếu không còn Tỷ Thức, thì cũng không được ngửi mùi hơi thơm thúi. Nếu không còn Thiệt Thức, thì cũng không được nếm thưởng thức các hương vị. Nếu Thân Thức không có, thì cũng không có thể hiểu biết được việc xúc chạm cứng hoặc mềm, nóng hoặc lạnh. Nếu như không có Ý Thức, thì không thể nào có sự suy nghĩ, không hiểu biết theo Ý sở nguyện.”

Do vậy, bậc trí tuệ nên quán xét về sắc thân theo Tam Tướng rằng: “Nếu như Thức không còn hiện hữu trong Ngũ Uẩn này, lìa khỏi Thức rồi, thì cũng không thể tìm kiếm thực thể dù chỉ là cở chừng một sự vật được. Việc huân tập hiện hành cũng do nương vào Thức, và Thức sắp đặt trong chỗ nào, thì được hiện hữu trong chỗ đó.”

Với nhân như thế, Đấng Giáo Chủ phát khởi khải thuyết Diệu Pháp rằng: “Danh Sắc có Thức làm duyên,” được tính vào trong Pháp Liên Quan Tương Sinh có được nội dung như trên.