CHÍN CẢNH GIỚI CỰC LẠC : LỜI KỂ TỪ MỘT LÃO TĂNG

Trong một lần lục tìm sách vỡ cũ, tôi đã tìm thấy tư liệu này thật hữu ích cho những ai tu tập pháp môn Tịnh Độ. Đây là bài nói chuyện của Đại sư Khoan Tịnh (Trung quốc ) tại Núi Nam Hải- chùa Phổ Đà ở Singapour vào tháng 04/ 1987 sau khi có Phật duyên được đến thăm và trở về từ Tây Phương Cực Lạc.Thiết nghĩ một lão tăng đã mấy mươi năm hành pháp môn Tịnh độ, là truyền nhân của một tông phái lớn ở Trung quốc thì không vọng ngữ. Nên người viết mong là ai đã từng đọc qua tài liệu này thì sẽ phát sinh thêm niềm yêu kính vào pháp môn Tịnh Độ. Ai chưa đọc thì cầu mong khởi Tâm tin rằng những gì về Tây Phương Cực Lạc và đức A- Di Đà là thật, những gì Đức Thích Ca Mâu Ni đã gọi ngài Xá Lợi Phất để tuyên bày về cảnh giới Cực Lạc Tây Phương, về một pháp môn dể chứng, dễ tu cũng là thật.
ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐẠI SƯ KHOAN TỊNH :
Ngài Đại sư Khoan Tinh sinh năm Giáp tý( 1924) tại huyện Bồ Điền, tỉnh Phước Kiến- Trung quốc. Là truyền nhân đời thứ 48 của Tông Động Vân, từng trụ trì một số chùa ở Phước Kiến như chùa Đế Bình, chùa Thủy Liên, chùa Năng Nhân…Năm 1982 có đến NewYork làm hành cước tăng tuyên dương Phật Pháp, có lúc lưu lại làm việc tại trụ sở Giáo hội Phật giáo Bắc Mỹ.
Ngày 25/10 năm 1967,đại sư Khoan Tịnh đang ngồi thiền tại núi Cưu Tiên, dãy Quế lạc thuộc huyện Đức Hóa tỉnh Phước Kiến thì được Đức Quán Thế Âm Bồ tát(dưới hình tướng là một nhà sư mặc áo trắng, tên Viên Quan) tiếp dẫn thần thức, đưa đi thăm các cảnh giới cảnh giới của Tây Phương Tam Thánh từ ngày 25/10/1967 âm lịch. Thời gian ngài đi thăm là dài đến 6 năm dưới trần.Lúc đó các chư đệ tử tưởng rằng ngài mất tích đã tìm kiếm khắp nơi, tưởng rằng ngài đã viên tịch. Thật ra từ đầu đến cuối, đại sư chẳng hề rời động của mình nữa bước, nhục thể ở trong động không bị hư họai và không bị phát hiện. ( có thể được dấu ở một dạng không gian chiều thứ tư).
Sau đây xin tóm lược lại những nét chính về các cảnh giớI Trời và Chín cảnh giới Cực Lạc Tây phương theo lời ngài Khoan Tịnh đã được đến thăm và kể lại, do cư sĩ Lưu Thế Hoa ghi lại và Tâm Hảo dịch ra Việt ngữ.
1/Lời tiên tri về tình hình Phật giáo thế giới.
…. Tại cung trời Trung Thiên La Hán, ngài Pháp sư Khoan Tịnh được đến thăm một ngôi điện lớn, bên trong và ngòai điện có vô số người vào ra, với các lọai màu da trắng, đen, vàng đỏ…. mà da vàng chiếm đa số. Quần áo rất lạ, thảy đều phát sáng hào quang, có nhóm tụ tập võ nghệ, có nhóm đánh cờ, có nhóm ngồI thiền dưỡng thân… Ngài Khoan Tịnh bước vào trong Điện, thấy đề 4 chử : ĐẠI HÙNG BỬU ĐIỆN, chỉ thấy khói hương lan tỏa mùi thơm ngào ngạt. Đặc biệt trong điện không thờ một tượng Phật nào. Có một hòa thượng râu tóc trắng rất dài đến hỏi thăm. Ngài Khoan Tịnh cúi lạy và nhân đó hỏi về tình hình Phật giáo Trung Hoa và thế giới sau này ra sao? Vị Hòa thượng không nói một tiếng, chỉ chấm cây bút viết trên giấy 8 chử : PHẬTTỰ TÂM TÁC- GIÁO DO MA CHỦ.
Một hòa thựơng khác giảI thích 8 chử này để ngang, đứng, dựng trái hay phải, sắp xếp dướI trên, trên dưới …. Đọc thành 36 câu sẽ hiểu được tình hình Phật giáo từ đây đến một trăm năm sau, nếu sắp thành 840 câu sẽ dự đóan được tiến trình Phật giáo cho đến ngày diệt độ.
Sư Khoan Tịnh đã sắp thử một vài câu :
PHẬT TỰ TÂM TÁC- GIÁO DO MA CHỦ
PHẬT GIÁO TỰ CHỦ- MA TÂM DO TÁC
TÁC TÂM TỰ PHẬT- CHỦ DO MA GIÁO
…..vv và vv ( các bạn có thể tự sắp câu này theo ý mình xem sao!)
2/Gặp Sư Phụ và Đức Di Lặc tại cung trời ĐÂU SUẤT.
…. Trên đường thần du, ngài Khoan Tịnh tiếp tục được nhà sư Viên Quan ( là Quan Thế Âm bồ tát thị hiện ) đưa đến cung trời Đâu Suất. Có một cây cầu bắc qua một vực rất sâu, ngài không dám đi qua.
Nhà sư Viên quan hỏi : - Hàng ngày, ngài hay trì tụng chú gì ?- Dạ thưa đó là chú Lăng Nghiêm.- Vậy thì bây giờ ngài trì chú đó đi, sẽ qua được thôi!
Sau khi trì chú và vượt qua cầu, ngài Khoan Tịnh thấy một cái cổng to bằng bạc sáng chiếu sáng rực rở và hùng vĩ. Trên cổng có ghi bằng 5 thứ tiếng, ngài đọc bằng Hán văn thì thấy ghi là Nam Thiên Môn. Trong đó có rất nhiều ngườI trời đang tụ tập, đứng thành hai hàng, mỉm cười chào hỏi.
Nhà sư Viên Quan giải thích : - Đây là từng trên của trụ xứ Tứ Đại Thiên Vương, từng thứ 2 của trờI Dục Giới gọi là trời Đao Lợi. Là nơi cư ngụ của Ngọc hòang Đại Đế cai quản 32 từng trời ở bốn phương. Tiếp đến một từng trời rực rở khác có nhiều đình đài, lầu các thấp thóang chập chùng , sư Viên Quan giải thích : Đây rồi, nơi này là trời Đâu Suất, từng thứ 4 của trời Dục Giới.
Bước vào trong, Đại sư Khoan Tịnh được hơn 20 người tiếp đó, trong đó có Hư Vân Lảo Hòa thượng (một trong ba Cao tăng Trung quốc thời cận đại), đều khóac Y đỏ. Đó cũng là ân sư của ngài Khoan Tịnh ở thế gian. Người ở đây có thân thể rất cao lớn, gấp 5 hoặc 6 lần so với người bình thường, trang phục của họ theo lời ngài Khoan Tịnh miêu tả là hao hao với quần áo đời nhà Minh (?).
Khi được bái kiến và đảnh lể đức Bồ Tát Di Lặc, ngài thấy trong Điện có rất nhiều vị Bồ Tác hoặc đứng hoặc ngồI vớI áo đạo nhiều màu, đa số đều mặc áo cà sa đỏ có hào quang tỏa chiếu, mỗi vị đều ngự trên một tòa sen. Ngài Bồ Tác Di Lặc thể hiện hình tướng trang nghiêm với 32 tướng tốt và 80 oai nghi , không giống như thế gian miêu tả là ông Phật cười ngất với cái bụng tròn to.
Sau khi nghe đức Di Lặc thuyết pháp và khuyên bảo, nhà sư Viên Quan hối thúc : “Thì giờ eo hẹp, tôi đưa ngài đến thế giới Cực Lạc Tây Phương, so với cảnh trời này còn đẹp và thích thú hơn nhiều…