Mật Mã Kinh Thánh TORAH
http://torahcode.us





Các mật mã Kinh thánh, còn được gọi là mật mã Torah, là một tập hợp mục đích của tin nhắn bí mật được mã hóa trong các văn bản Kinh Thánh tiếng Do Thái, và mô tả những lời tiên tri và các hướng dẫn khác liên quan đến tương lai đang ẩn dấu này đã được mô tả như là một phương pháp mà theo đó các chữ cái cụ thể từ các văn bản có thể được lựa chọn để tiết lộ một thông báo khác bị che khuất. Mặc dù mật mã Kinh Thánh đã được mặc nhiên công nhận và nghiên cứu trong nhiều thế kỷ, chủ đề đã được phổ biến rộng rãi trong thời hiện đại bởi cuốn sách của Michael Drosnin Mã Kinh Thánh.

Mật mã trong Kinh Thánh và kỹ thuật giãi mã nhờ máy điện toán

Người Do Thái được Thiên Chúa chọn để viết, sao chép và lưu truyền Kinh Thánh. Chúa cũng ban sẵn cho họ một tấm lòng yêu mến, kính trọng Kinh Thánh và tính cẩn thận, chu đáo trong nhiệm vụ Ngài giao.

Sau khi sao chép một bản Kinh thánh họ cẩn thận đếm lại một cách thủ công tất cả 815.140 chữ của bản sao, cương quyết không bỏ qua sự thừa hay thiếu sót của bất cứ một chữ, dấu, hay nét nào so với nguyên bản.

Nếu có sự sai sót xảy ra họ đem bản sao đốt ngay đi để khỏi lưu truyền sự nhầm lẫn.

Vì sao vậy? Sai một vài chữ đâu có ảnh hưởng nhiều đến nội dung của câu văn?

Điều đặc biệt là chỉ có Kinh Thánh tiếng Do Thái mới được sao chép cẩn thận như vậy, còn Kinh Thánh được dịch lại ra trong các thứ tiếng khác đều được phép viết theo các thể văn phổ thông dễ đọc dễ nhớ, đủ ý, nên không cần phải đếm chữ và không thể dùng để làm bản gốc được.

Với kỹ nghệ thống kê nhờ máy điện toán, việc đếm chữ trong Kinh Thánh trở nên dễ dàng.

Hơn nữa khi các chuyên viên điện toán đếm chữ nhờ những chương trình máy tính đặc biệt, họ đã phát hiện ra những mật mã kỳ lạ được ẩn giấu giữa những dòng chữ của Kinh Thánh.

Mật mã đó được gọi là "Dãy chữ sắp đặt theo khoảng cách đều đặn" . Lấy một câu văn sau đây làm ví dụ: "Con hơn ai" (câu này không có trong Kinh Thánh nhưng do tác giả tự nghĩ ra để minh họa nguyên tắc).

Chúng ta không kể đến khoảng trống giữa các từ. Nếu đếm từ trái qua phải, cách một chữ lấy một chữ chúng ta sẽ có những chữ C,N,Ơ,A, ghép lại thành một từ chẳng có ý nghĩa. Nhưng nếu chúng ta đếm cách hai chữ lấy một chữ chứng ta sẽ có được C,H,A, ghép lại chúng ta sẽ được từ "cha". Nói cách khác từ cha được mã hóa trong câu văn "con hơn ai".

Luật pháp là một khái niệm vô cùng quan trọng của người Do Thái.

Tuy nhiên trong Kinh Thánh tiếng Do Thái (Cựu Ước) người ta không thể tìm ra từ "TORAH" có nghĩa là "Luật". Các nhà nghiên cứu cho rằng từ "TORAH" có thể được mã hóa trong Kinh Thánh nên tìm cách giải mã.

Đầu tiên người ta tìm chữ đầu tiên của từ "TORAH" là chữ T, sau đó họ yêu cầu máy tính tìm tiếp chữ thứ hai là chữ O Tiếp đến họ tìm đến chữ thứ ba là chữ T, chữ thứ tư là chữ A, chữ thức năm là chữ H. Khi tìm kiếm các chữ trong từ TORAH, máy tính chỉ tiếp nhận các chữ nằm cách nhau một cách đều đặn.

Chương trình máy tính cho phép các nhà nghiên cứu đếm xuôi và đếm ngược để tìm ra các chữ liên hệ với nhau trong từ mình muốn, dù các từ ấy nằm rải rác trong vòng vài chữ đến hàng ngàn chữ. Kết quả họ nhận được khi nghiên cứu năm cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh thật đáng kinh ngạc: Khi máy tính đếm xuôi bắt đầu từ chữ T đầu tiên trong sách Sáng Thế Ký, cứ 50 chữ chọn ra một chữ. Những chữ được chọn ra có thể xếp thành từ "TORAH" theo đúng thứ tự mà không cần pha trộn đầu đuôi. Trong sách thứ hai cũng vậy. Trong sách thứ bốn và thứ năm họ cũng phát hiện ra khuôn mẫu tương tự nhưng họ phải đếm ngược lại.

Đây không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên bởi vì năm cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh được gọi là bộ "Luật" và bộ Luật được ban xuống cho người Do Thái trong lễ Ngũ tuần, tức là ngày thứ năm mươi kể từ khi họ được giải phóng khỏi ách nô lệ ở xứ Ai-cập. Sách thứ ba hơi đặc biệt, nếu đếm xuôi cứ 8 chữ chọn ra một chữ họ cũng có được từ "TORAH". (Có lẽ để kỷ niệm lễ cắt bì chứng tỏ một em trai thuộc về dân tuyển của Chúa. Người Do Thái cắt bì trong ngày thứ tám kể từ ngày sinh của một em trai - Sách Lê-vi Ký chương 12 câu 3.)

Trong chương hai của sách Sáng Thế Ký, Kinh Thánh tường thuật lại lịch sử vườn Địa Đàng Ê-đen gồm có việc A-đam chăm sóc vườn cây và đặt tên cho các thú vật. Các chuyên viên điện toán phát hiện ra có tên của 25 loại cây và 17 con thú được mã hóa trong 25 câu của chương 2. Tên của các loại cây và thú này được nhắc đến nhiều lần trong phần còn lại của Kinh Thánh.

Khám phá về mật mã trong Kinh Thánh làm những người chê bai, chỉ trích Kinh Thánh bị tê tái. Để phản công, họ dùng máy tính để kiểm tra các văn kiện lịch sử, văn học khác trong tiếng Do thái, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, nhằm chứng minh rằng mật mã trong Kinh thánh chẳng có gì đặc biệt. Mặc dầu cố gắng, họ đã thất bại bởi không thể phát hiện ra các kiểu mẫu tương tự. Chẳng có cách nào hơn, họ đành phải tuyên bố Kinh Thánh không thể do con người viết ra được nhưng do một Đấng Thần Linh Siêu Nhân cảm hứng.

Đức Quốc Xã là một nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ của dân Do Thái. Vậy trong Kinh Thánh có tiên tri gì về việc này không, hay đây chẳng qua là một sự tình cờ trong lịch sử. Thưa có. Các chuyên viên điện toán đã giải mã 15 chi tiết về Thế Chiến làn thứ hai có liên quan đến dân Do Thái. Trong sách Phục truyền Luật lệ Ký, chương 10 câu 17 - 22, họ phát hiện tên "Hít-le", trại tập trung "Auschwitz", "nạn diệt chủng". Trong các câu khác như chương 31 câu 28, chương 32 câu 22 họ tìm thấy dãy chữ: "Lò thiêu người cho các con ta", ở "Ba lan", "Eichmann" (tên của cố vấn cho Hít-le là kẻ đã đề xướng thuyết diệt chủng) v.v...

Vì sao hàng mấy chục thế kỷ qua không ai biết về các tiên tri được mã hóa trong Kinh Thánh? Thứ nhất là kỹ nghệ điện toán chưa phát triển. Để giải mã được tên "Hít le" giấu trong Kinh Thánh, máy điện toán phải tìm 45 nghìn chữ H và từ đó bắt đầu đếm tới và đếm lui theo khoảng cách 2 chữ đến 500 chữ, tổng cộng nó phải làm 45 triệu phép tính. Chính vì vậy ngồi đếm chữ một cách thủ công là điều chưa làm nổi. Khoa học càng phát triển, người ta càng công kích, nhạo báng, bài bác Kinh Thánh dữ dội hơn nên Đức Chúa Trời đã mở óc cho con người, dạy cho họ biết dùng những công cụ tinh xảo nhất của kỹ nghệ là máy tính điện tử để chứng minh Kinh Thánh quả thật là lời của Đức Chúa Trời, đáng tin cậy và vâng phục.

Trên đây là những ví dụ về sự tồn tại và phổ biến của Kinh Thánh, sự thống nhất giưã những người được Chúa sử dụng để viết Kinh Thánh, về những khám phá khảo cổ học, về các kiến thức y học, khoa học và điện toán vượt xa sự hiểu biết của nhân loại hàng chục thế kỷ.

Nếu hiểu biết về Kinh Thánh, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều định luật khoa học nằm ẩn dấu giữa các trang của Nó. Dù chưa có dịp hiểu biết hết, chúng ta nên tin chắc hai điều Kinh Thánh không phản khoa học và Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời.

Nếu thật lòng tìm kiếm Ngài, Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta đặt niềm tin phía bên kia của chân trời tri thức và khám phá ra những sự huyền diệu của công việc Ngài làm.