Trang 3 trong 13 Đầu tiênĐầu tiên 123456789 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 41 tới 60 trên 259

Ðề tài: 5 BÀ NGŨ HÀNH

  1. #41
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    ●一○九、玉皇大帝心咒
    嗡、玉皇大帝、悉地吽

    ●一一○、玉皇大帝心咒之二
    嗡、玉皇大天尊玄穹高上帝、悉地吽

  2. #42
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi cho Ngày mai -18 trăng Hai Âm Lịch - các huynh đệ và thiện nam tín nữ gần xa cùng nhau chúc mừng và Cung Nghinh Đại Lễ của Đức Kim Tinh Thần Nữ (金 德 聖 妃)
    Kim đức thánh phi tặng chiếu hiển hiệu ứng trung đẳng thần
    (金 德 聖 妃 贈 照 顯 斆 應 中 等 神)
    Vào năm Khải Định thứ 2 (1917) Mẹ Kim tinh thần nữ được phong mỹ tự và thứ hạng là :
    Trinh uyển Dực bảo trung hưng Hạ đẳng thần
    貞 婉 翊 保 中 興 下 等 神
    Vào năm Khải Định thứ 9 (1924) phong thêm mỹ tự Trai tĩnh 齋 靜 và xếp hạng là trung đẳng thần 中 等 神.
    Nam Mô Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ Ngũ Hành Thần Nữ
    Nam Mô Kim đức thánh phi tặng chiếu hiển hiệu ứng trung đẳng thần
    Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn


    https://www.facebook.com/nguhanhnuongnuong/?nr

  3. #43
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    TỤC THỜ NGŨ HÀNH NƯƠNG NƯƠNG



    Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng tử và Lão tử. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất). Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, năm chất liệu ấy vận động, phát triển theo hướng "tương sinh" và “ tương khắc", đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Xuất phát từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự thờ phượng “vạn vật linh thiêng”, rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông cho đến ngày nay.



    “NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ”

    Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần", phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.

    Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần? Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên - như người Việt cổ - thì giới tự nhiên có tính “ âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện đẻ đái, sinh ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái. Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu - biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ", “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt.

    Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.

    Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” - không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”. Tiến về phương Nam, đến vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Bà Ngũ Hành càng được quãng bá rộng rãi, những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt. Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng.

    “BÀ” Ở TRONG ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGỎ HẼM

    Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp (thuộc tỉnh Gia Định cũ, là địa phương có rất nhiều chùa, miễu) thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 (gần Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ) hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh… Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v… Ở những ngôi đình cổ, như đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương.

    Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói…

    Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh. Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra - miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà.

    VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ…

    Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – thường là dân pêđê nam – đến hát, tế, múa dưng bông… Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.


    Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi ( phường 3 quận Gò Vấp, sẽ bị giải tỏa để mở đường), thì theo chị Dung, người vừa coi sóc miễu vừa có nghề tế bóng rỗi, bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo bà Ba Thích, thuộc gia đình bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ hồi năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khõe, bình an…”.


    Mùa Phật đản 2008
    PHẠM NGA

    http://www.trietvan.com/phamviethung/tucthonguhanh.htm

  4. #44
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545
    Last edited by phoquang; 03-06-2017 at 09:47 PM.

  5. #45
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Cầm tờ xăm của “bà” ở miếu Ngũ Hành (ấp 5, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM),

    ngôi miếu nhỏ như miếu bà Ngũ Hành ở huyện Nhà Bè

    Một trong những nơi mà rằm tháng Giêng năm nào cũng thu hút hàng chục ngàn lượt người về lễ bái, xin xăm là miếu Ngũ Hành ở huyện Nhà Bè. Cách trung tâm thành phố hơn 15 cây số nhưng những ngày này, dòng người cứ nườm nượp từ nội thành đổ về đây xin xăm bởi từ nhiều năm nay họ truyền nhau rằng miếu này thiêng lắm! Ngôi miếu nằm trong một con hẻm nhỏ, dòng người ra vào đông như nêm nên xe cộ phải gửi cách đó mấy trăm mét, người dân khu vực đã lập những bãi giữ xe vô tội vạ để phục vụ người đi lễ bái. Khu vực xin xăm của miếu rất đông, họ quỳ kín cả gian phòng, chờ mỏi mòn mới đến lượt mình xóc. Năm nay do lượng người xin xăm quá đông nên để tiết kiệm thời gian, Ban quản lý miếu không cho xóc nữa, mỗi người chỉ nhắm mắt rút một thẻ trong ống.


    Một trong những nơi mà rằm tháng Giêng năm nào cũng thu hút hàng chục ngàn lượt người về lễ bái, xin xăm là miếu Ngũ Hành ở huyện Nhà Bè. Cách trung tâm thành phố hơn 15 cây số nhưng những ngày này, dòng người cứ nườm nượp từ nội thành đổ về đây xin xăm bởi từ nhiều năm nay họ truyền nhau rằng miếu này thiêng lắm! Ngôi miếu nằm trong một con hẻm nhỏ, dòng người ra vào đông như nêm nên xe cộ phải gửi cách đó mấy trăm mét, người dân khu vực đã lập những bãi giữ xe vô tội vạ để phục vụ người đi lễ bái. Khu vực xin xăm của miếu rất đông, họ quỳ kín cả gian phòng, chờ mỏi mòn mới đến lượt mình xóc. Năm nay do lượng người xin xăm quá đông nên để tiết kiệm thời gian, Ban quản lý miếu không cho xóc nữa, mỗi người chỉ nhắm mắt rút một thẻ trong ống.



    Kẻ cười, người... phát sốt!

    Ở Lăng Ông Bà Chiểu, tôi để ý đến 2 cô bạn cùng vào xin xăm. Khi có được số thẻ, cả hai hớn hở ra phía ngoài lấy lá xăm tương ứng. Chẳng biết xăm tốt xấu thế nào mà khi trở ra, tôi thấy hai cô đang ngồi trên ghế đá, một cô khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc, cô còn lại thẫn thờ đến thất thần, nhìn vào đủ biết rằng lá xăm cô đang cầm trên tay là xấu, bản mệnh của cô trong năm nay chắc không mấy suôn sẻ. Cô ngồi gục mặt lên đầu gối đến nỗi người bạn phải sờ tay vào trán xem bạn mình có sốt hay không. Bất ngờ cô đứng dậy, ném lá xăm đã vò nát trong tay từ lúc nào xuống đất rồi hùng hổ bước đi trước con mắt ngạc nhiên của nhiều người xung quanh. Cô bạn vội đuổi theo. Còn vô số trạng thái tâm lý của người đi xin xăm, người được xăm “thượng thượng” thì vui vẻ, rạng rỡ; kẻ phải xăm “hạ hạ” thì buồn chán, lo lắng ra mặt.

    Nguyên Tiêu năm trước, nhóm bạn chúng tôi cũng kéo nhau đi xin xăm. Người giải nghĩa xăm nói với bạn tôi rằng trong năm nay chị sẽ thay đổi việc làm, có một khoản tiền và sẽ lấy chồng. Vài tháng sau, như thường lệ, chị mua vài tờ vé số cầu may, hôm ấy chị đã trúng giải nhất 2 tờ được 10 triệu đồng. Sau vụ này, chị lại càng tin lời nói của ông thầy. Chẳng bao lâu sau, nhờ một người bạn giới thiệu, chị được vào làm việc ở một công ty tốt hơn (theo chị thì người bạn đã hứa từ năm trước đó), điều này càng khiến chị tin sái cổ vào những điều ông thầy giải xăm nói. Điều còn lại chị vẫn hy vọng nó xảy ra. Trong một lần uống cà phê vào dịp trước Tết, chị nói với tôi: “Chẳng lẽ mình lại yêu và lấy chồng chỉ trong vòng 1 tháng, thật không thể tưởng tượng nổi!”. Cho đến tối 30 Tết, chị vẫn chưa tìm được cho mình một người ưng ý. Vậy mà mới mùng 4 Tết năm nay, chị đã rủ tôi đi xin xăm, và lá xăm chị cầm trong tay có dòng chữ: “Năm nay sẽ có tin vui về đường vợ chồng”, chị áp lá xăm vào ngực với tất cả niềm hạnh phúc. Chẳng biết năm nay tôi có được nhận thiệp hồng từ chị hay không?

    http://thanhnien.vn/doi-song/dau-nam...ai-337073.html
    Last edited by phoquang; 03-06-2017 at 09:44 PM.

  6. #46
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

  7. #47
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Top 10 ngôi chùa nổi tiếng về cầu may mắn - phát đạt - cầu duyên linh ...
    https://mecuteo.vn/top-10-ngoi-chua-...-cau-may-man-p...
    Translate this page
    Các bậc phụ huynh tin rằng xin chữ ở Văn miếu Quốc tử giám đầu năm con ... Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (gọi tắt là chùa Bà Bình Dương hay miếu bà Thiên Hậu) ... Ba chùa chỉ cách nhau khoảng 200m nên du khách khi đến chùa Bà hành .... Đặt tên cho con trai gái theo phong thủy ngũ hành tương sinh hợp mệnh ...

  8. #48
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Chúa Xứ Nguyên Nhung

    Cập nhật ngày: 20/04/2012 1950
    Ở Nam bộ có tục thờ Bà Chúa Xứ. Nhiều người biết đến ngôi chùa thờ Bà Chúa Xứ ở Núi Sam (huyện Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang). Nhưng ở các địa phương, nơi nào cũng có những cơ sở thờ tự thờ Bà Chúa Xứ, có nơi là một bàn thờ trong đình, chùa hoặc là một ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên đình, chùa; có nơi chỉ thờ riêng Bà Chúa Xứ. Thông thường, những cơ sở thờ tự này được gọi là miếu (có lẽ là do kiến trúc có quy mô nhỏ, nhỏ đến mức người ta không thể đi vào được mà chỉ có thể khom lưng vào để cắm nhang, lạy vái). Thông thường, ở những ngôi miếu này, trên thần vị, chỉ ghi là Chúa Xứ (thường viết bằng chữ Hán nên cũng có thể đọc là Chủ Xứ). Nhưng cũng có miếu ghi rõ là Chúa Xứ Nguyên Nhung. Vậy, Chúa Xứ Nguyên Nhung là vị thần nào? Ở Bạc Liêu, có vài ngôi miếu như thế, ví dụ như miếu Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung ở thị trấn Phước Long (huyện Phước Long).

    Ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1940, do ông Mai Văn Pho dựng nên ban đầu bằng vật liệu cây lá, là ngôi miếu gia đình nhưng sau này được coi như của thôn xóm, thành lập Ban Trị sự gồm một số thành viên trong xóm. Tuy thờ Bà Chúa Xứ nhưng không tổ chức ngày lễ vía Bà mà chỉ tổ chức lễ Hạ Điền - một nghi thức lễ gắn với sản xuất nông nghiệp thường được tổ chức ở đình làng (vào ngày 16/3 âm lịch hằng năm. Đến nay vẫn chưa rõ vì sao ở đây lại lấy ngày này làm lễ Hạ Điền vì ở nhiều đình làng khác ở Nam bộ, ngày tổ chức lễ Hạ Điền vào ngày mùng 5/5 âm lịch - ngày lễ cúng Thần nông, còn gọi là ngày lễ xuống đồng, bắt đầu một mùa vụ mới).

    Từ “nguyên nhung” làm cho nhiều người tưởng đây là Bà Chúa Xứ đi đánh giặc(!). Thật ra, đây chỉ là cách gọi Bà Chúa Xứ với tên gọi “đầy đủ”. Theo tư liệu trên trang web tỉnh Tiền Giang, Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung là Chúa Xứ Thánh mẫu - vị thần phù hộ nông dân trong một ấp. Đây là vị thần tên “là Ũma - tức nữ thần Bảo Tồn của đạo Bà La môn tại Ấn Độ. Nữ thần Ũma được dân tộc Chăm biến thành Po Nagar - bà Mẹ xứ sở; được người Việt biến thành Ngung Mang nương - là nữ thần phù hộ người đi khai hoang. Từ miền Trung, Po Nagar được đồng nhất thành Thiên Y A na - bà Chúa Ngọc Thánh phi, tục gọi là bà Chúa Ngọc, bà Chúa Xứ hoặc Chúa Xứ Thánh mẫu. Nhà Nguyễn xếp Thiên Y A na Diễn Ngọc phi vào bậc thượng đẳng thần... Từ đó, khi khai hoang lập xong một ấp thì lưu dân xây dựng ngôi miếu thờ Chúa Xứ Thánh mẫu”.

    T.C

    (còn tiếp)

    http://baobaclieu.vn/newsdetails/2EC...othoitiet.aspx


    https://vi-vn.facebook.com/Ch%C3%BAa...8631056511644/

    Last edited by phoquang; 04-06-2017 at 07:29 PM.

  9. #49
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Cô 2 Long An làm 3 bài thơ kính Chúa Xứ Thánh Mẫu. Kính gửi quý vị thưởng thức
    BÀI THƠ THỨ NHẤT:
    🌺CHÚA cả non thiêng đất Nam thành
    XỨ miền Châu Đốc rạng tôn danh
    THÁNH từ quảng bố ân thiên độ
    MẪU chuyển Sam Sơn ngọc phúc dành
    Ân Thánh Mẫu linh thiêng diệu quả
    Đức đại từ cao cả thế gian
    Núi Sam Châu Đốc đền vàng
    Oai danh tên rạng bao ngàn năm qua
    Cả miền tây nhà nhà cung kính
    Danh tiếng đồn chiếu lịnh bút phê
    Ngọc ngân kho báu ê hề
    Tìm người lương thiện bồ đề truyền trao
    Trên sắc phục kim giao thể phụng
    Mắt to tròn thụ dụng diệu khai
    Nhìn đời mạt hạ trần ai
    Bố ban lộc vị gái trai hưởng nhờ
    Lòng con trẻ tôn thờ oai đức
    Vạn lạy cầu điển lực linh thiêng
    Núi Sam vang tiếng dịu huyền
    Nguyên Nhung Chúa Mẫu hài tiên độ đời
    Người đau khổ cầu Trời khẩn Phật
    Động lòng Bà bố tất lộc ân
    Độ phù bá tánh lê dân
    Biết đàng tu niệm ân cần chớ phai
    Ơn Thánh Mẫu ngày ngày ghi dạ
    Quyết lập công đền tạ huyền vi
    Đê đầu vạn lại Mẫu Nghi
    Chứng lòng con trẻ hôm ni kỉnh cầu
    -----------
    BÀI THƠ THỨ 2:
    🌺Miền tây bảy núi thất sơn
    Làm sao tỏ hết thâm ơn lệnh Bà
    Núi Sam rỡ rỡ đèn hoa
    Cốt Bà lộng lẫy mặn mà nét tiên
    Hỏi ai từng được diệu huyền
    Lộc tài Bà độ nơi miền phàm gian
    Gió đưa hương toả đạo tràng
    Miếu Bà thơm nực giữa ngàn thế nhân
    Lòng con một dạ ân cần
    Nguyện xin Bà độ muôn dân an bình
    Chấp tay hướng nguyện oai linh
    Cầu Bà tiếp lịnh vô hình chứng tri
    Thành tâm tất cả linh nhi
    Chúng con bái tạ cung vi Lệnh Bà
    Danh đồn tiếng rạng mãi xa
    Nguyên Nhung Chúa Xứ bạ gia nương nhờ
    -----------
    BÀI THƠ THỨ 3:
    🌺Nam mô Chúa Xứ Nguyên Nhung
    Bà thương gia hộ khắp cùng nhơn sinh
    Hôm nay lễ vía hữu hình
    Nhớ ơn Thánh Mẫu oai linh độ đời
    Hiển vang thiên cổ còn lời
    Thánh oai linh để muôn đời còn ghi
    Đê đầu bái tạ chiêu nghi
    Thiêng liêng Châu Đốc độ trì thế nhân
    Núi Sam phò trợ muôn dân
    Sống đời an hưởng Thánh ân lệnh Bà
    Xin thương phò hộ muôn nhà
    Gió mưa thuận hảo nhàn ca đượm nhuần
    Lúa khoai no đủ vui mừng
    Nhờ ơn Chúa Mẫu danh lừng nước Nam
    Ai về Châu Đốc Núi Sam
    Đến nơi dinh Chúa danh lam bao đời
    Chúa thương Chúa độ cho Người
    Tâm thành lộc tốt lộc tươi an bình
    Nguyện cầu cho thảy khương ninh
    Âu ca lạc nghiệp hoà bình ấm no
    Nam mô Nguyên Nhung Chúa Xứ Thánh Mẫu Nương Nương

    https://www.facebook.com/permalink.p...bstory_index=0

  10. #50
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Đó là 5 vị: Cửu Thiên Huyền Nữ (Bà Thủy), Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Mộc), Lê Sơn Thánh Mẫu (Bà Kim), Thánh Anh La Sát (Bà Thổ), Chúa Tiên Chúa Ngọc (Bà Hỏa).

    http://www.baomoi.com/le-via-ngu-han...c/18671032.epi

  11. #51
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    .Đệ nhụ thượng ngàn:mẹ Nguyên Nhung chúa xứ Thánh Mẫu( mẹ Châu Đốc)

    http://thegioivohinh.com/diendan/sho...-M%E1%BA%ABu-!

  12. #52
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Tục thờ Nữ Thần ở Bình Dương
    Bởi Nha Nha - 23/03/2014
    Chia sẻ Facebook Tweet

    Chưa có cuộc thống kê đầy đủ nào về hệ thống các nữ thần được nhân dân tôn vinh và thờ phụng nhưng có thể chắc chắn một điều rằng việc thờ phụng này đã có từ rất lâu đời và phổ biến ở nhiều dân tộc, vùng miền trong đó có Bình Dương.

    Những khám phá thú vị về tượng nữ thần tự do Vì sao các nữ thần Việt Nam ít có ngoại hình đẹp? Lễ hội Phủ Dầy – nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng trần Nội dung chi tiếtĐộ khó: Cực dễ 1 Ngũ hành nương nương (五 行 娘 娘). Ở Bình Dương, trong khoảng 180 ngôi miếu thì có khoảng 136 miếu thờ và khoảng 5 miếu có phối thờ Ngũ hành nương nương, phân bố ở tất cả 7 huyện, thị.

    Trong tất cả các văn cúng mà chúng tôi sưu tầm được, trong lễ cúng đình hàng năm cũng đều có mời các bà về phối hưởng. Điều đó chứng tỏ văn hoá thờ bà, vị trí của 5 bà trong tín ngưỡng của cư dân Bình Dương phổ biến đến như thế nào. Ở những miếu thờ 5 bà phần nhiều không có linh tượng, có những miếuchỉ ghi đơn giản: “Ngũ hành nương nương” hoặc bằng tiếng Hán: 五 行 娘 娘 viết thẳng lên tường hay trên bài vị đặt chính giữa miếu và trong miếu có thờ tranh vẽ trên kiếng. Một số ít miếu có linh tượng của 5 bà được mặc năm bộ quần áo khác nhau theo ngũ hành: màu đỏ (bà Hoả), màu vàng (bà Thổ), màu đen/tím (bà Thuỷ), màu xanh (bà Mộc), màu trắng (bà Kim).

    Ngày vía bà ở các miếu không thống nhất, được tổ chức rải rác từ tháng 1 đến tháng 11 do tập quán những miếu gần nhau thường tổ chức lễ vía bà không trùng nhau để còn giao lưu nhưng thông thường nhất là vào tháng 2 và tháng 3. Trong văn cúng, một số đình ghi: Ngũ hành nương nương (五 行 娘 娘) hoặc ghi: “ Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ ngũ hành thần nữ” (今 木 水 火 土 五 行 神 女) (đình Tân An, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một) hoặc có nơi ghi rõ mỹ hiệu và cấp bậc của từng bà: “Thuỷ đức thánh phi tôn thần, gia tăng dương trạch hiển kinh trung đẳng thần (水 德 聖 妃 孫 神 加 贈 陽 宅 顯 惊 中 等 神); Mộc đức thánh phi tôn thần, gia tặng thanh tú kim trực trung đẳng thần (木德 聖 妃 孫 神 加 贈青秀 金 直 中 等 神); Hoả đức thánh phi, gia tặng bổn ôn hậu quang ứng trung thần (火德 聖 妃 加 贈 本 溫 厚光 應 中 神); Thổ đức thánh phi, gia tăng hoàng đại quản tế trung đẳng thần (土德 聖 妃 加 贈皇 大 管 祭中 等 神), Kim đức thánh phi tặng chiếu hiển hiệu ứng trung đẳng thần (金 德 聖 妃 贈 照 顯 斆 應 中 等 神)” (đình thần Dầu Tiếng, thị trấn Dầu Tiếng, Dầu Tiếng) thì cũng đều chỉ 5 loại vật chất cấu thành nên vũ trụ theo quan điểm ngũ hành: Kim (kim loại), Mộc (cây), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất). Đây là một loại tín ngưỡng vạn vật linh tiêu biểu ở Á Đông, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tín ngưỡng này xuất phát từ việc tiếp thu học thuyết âm dương trong kinh Dịch và ngũ hành trong kinh Thư, phản ánh sự nhận thức sơ khai của người Trung Hoa cổ đại. Người Việt tiếp thu học thuyết này và ứng dụng “trong mọi mặt của đời sống con người, không kể người làm những nghề nghiệp khác nhau như ngư nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán; không kể cư dân sống ven biển, dọc sông hay vùng đất bán sơn địa”[2]. Người ta thờ Bà Ngũ hành và cầu mong Bà phù hộ độ trì trong công việc làm ăn, cầu sức khoẻ, cầu may mắn, tránh rủi ro, hoạn nạn…

    Ở Bình Dương còn có trường hợp chỉ thờ riêng một bà Hoả tinh thần nữ (火 精 神 女) ở ấp 7, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một. Miếu có kiến trúc cũ, tựa như chùa một cột, được biết trước kia ở nơi này thường có hoả hoạn nên bà con chung nhau dựng miếu bà và từ đó tới nay ở đây không có hoả hoạn nữa. 2 Thiên Yana Diễn Ngọc Phi (天 依 婀 娜 演 玉 妃), bà Chúa Tiên (主 仙), bà Chúa xứ (主 處), Ngung Man nương (隅 曼 娘). Mặc dù được biết đến rộng rãi với tên là Thiên Yana Diễn Ngọc Phi (天 依 婀 娜 演 玉 妃) nhưng trên thực tế, không một ngôi miếu nào ở Bình Dương thờ thần với danh hiệu trên cả, mỹ hiệu trên chỉ xuất hiện trong văn cúng của các ngôi đình mà thôi. Là hiện thân của thần U-ma (vợ của thần Si – va) theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo, người Chăm gọi là thần A-Na-Diên-Bà, còn gọi là thần Pô Nưgar, hiện thân của áng mây giọt nước do trời sai xuống tái lập trái đất, sinh ra lúa gạo, gỗ thơm…. Thần có nhiều chồng và nhiều con. Người Việt phiên âm là Ngu Na, về sau các vua triều Nguyễn đều phong thần theo tước vị: Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi. Thần vốn xuất thân từ vùng đất Khánh Hoà, tức là Xứ Kau-Tha-ra thuộc tiểu quốc Pan-răn. Là một nữ thần nhập thân vào cây gỗ Đà-Nam trôi dạt ra xứ Bắc và trở thành vợ của một hoàng tử vừa mới được kế vị, họ sống với nhau có hai con, một trai và một gái. Thời gian sau, do nhung nhớ quê nhà nên công chúa đã cùng hai con nhập thân vào cây gỗ Đà-Nam rồi trở về quê cũ, ở cửa biển Cù Huân, giúp đỡ dân lành làm ăn sinh sống rồi biến mất. Từ đó, thường xuyên ban phát nhiều điềm lành cho nhân dân, vì vậy mà được tôn vinh làm thánh mẫu. Các vua triều Nguyễn ban sắc phong là: “Hoằng huệ, phổ tế, linh cảm, diệu thông, mặc tướng, trang huy, Dực bảo, trung hưng, Thiên Y-A-Na Diễn Ngọc Phi thượng đẳng thần (弘 僡 普 濟 靈 感 妙 通 默 將 莊 輝 翊 保 忠 興 天 依 婀 娜 演 玉 妃上等 神)”. Danh xưng bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc đều dùng để chỉ nữ thần này nhưng lại chỉ ra nguồn gốc xuất thân. Nếu tín ngưỡng thờ Thiên Yana được đưa trực tiếp từ Huế vào thì gọi là bà Chúa Ngọc (主 玉), còn nếu được truyền từ Nha Trang vào thì gọi là bà Chúa Tiên (主 仙).

    Ở Bình Dương không có miếu nào thờ bà Chúa Ngọc, chỉ có khoảng 5 miếu thờ bà Chúa Tiên: “Miếu Bà Chúa Tiên”, ấp 4, xã An Phú, Thuận An; “Miếu ấp 1”, xã Vĩnh Tân, Thuận An; “Miếu Bà”, ấp An Lợi, xã Hoà Lợi, Bến Cát; “Miếu Rừng núi”, ấp 4, xã Thới Hoà, Bến Cát; “Lâm Sơn miếu”, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, Phú Giáo. Bà là nữ thần độ mạng nữ giới và bảo vệ xóm ấp. Pô Nưgar cũng được biến thành bà mẹ xứ sở của người Việt- bà Chúa Xứ Thánh Mẫu (主 處 聖 母). Do sự giao lưu văn hoá nhiều luồng nên có nhiều miếu trên địa bàn tỉnh phối thờ cả hai vị Chúa Tiên và Chúa Xứ Thánh Mẫu trong một ngôi miếu (miếu ấp 1, Thuận An và “Miếu Bà” ở Bến Cát. Đặc biệt, một số nơi Chúa Xứ được gắn thêm đặc trưng “trung tính”, thường gọi là “Chúa Xứ Nguyên Nhung” (主 處 元 戎) được thờ ở khoảng 4 miếu trong toàn tỉnh, gồm: “Miếu bà”, ấp 4, xã Thới Hoà, Bến Cát; “Miếu Cầu Độn”, xã Chánh Phú Hoà, Bến Cát; “Miếu bà Chúa Xứ, ấp Hoá Nhật, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên và “Miếu Bà Tân Hiệp”, ấp Tân Phú, xã Tân Hiệp, Tân Uyên . Nữ thần Uma còn có một ngã rẽ khác là được người Việt biến thành Ngung Man Nương (隅 曼 娘) (Ngung Man – phiên âm chữ Ũma) hoặc Chúa Ngu/Ngung đại thần là chồng của Ngung Man nương. Ngung Man nương được xem là thần tiền chủ của vùng đất này nên ở những nơi có thờ vị thần này hàng năm thường tổ chức lễ “Tá thổ”, “Mãi thổ” mang ý nghĩa người dân địa phương xin được “thuê đất” hoặc “mua đất” của chủ củ để làm ăn sinh sống. Những danh xưng khác nhau phản ánh quá trình giao lưu giữa những luồng văn hoá khác nhau.



    Với tên Bà Chúa xứ ở Bình Dương có gần 60 miếu thờ hoặc phối thờ, áp đảo hẳn những danh xưng khác như Bà Chúa Tiên (5 miếu), Chúa xứ Nguyên Nhung (4 miếu) ở những địa điểm đã nêu bên trên và Ngung Man nương (2 miếu: “Miếu Ông Cây điệp”, ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, Tân Uyên và tùng tự ở “Miếu Bà Chúa xứ, ấp Hoá Nhật, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên). Điều đó cho chúng ta thấy tuy vẫn có những dấu ấn còn rơi rớt lại nhưng quá trình Việt hoá nữ thần có nguồn gốc Ấn Độ giáo này rất mạnh. Nó phản ánh tính chất đặc trưng của loại hình tín ngưỡng dân gian: “Một trong những đặc trưng tiêu biểu của loại hình tín ngưỡng dân gian là tiếp biến hình tượng-cụ thể hoá những vị thánh thần có dáng dấp, chức năng, tâm tính-tuy chỉ là suy tưởng-phù hợp với tầng lớp nhân dân nghèo khó”[3] 3 Cửu Thiên Huyền Nữ (九 天 玄 女). Cửu Thiên Huyền nữ là một vị thần của Đạo giáo và tín ngưỡng thờ bà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, bà học trò của Tây Vương mẫu (Thánh Mẫu nguyên quân 聖 母 元 君) đã giúp Hữu Hùng thị đánh bại Xi Vưu 蚩 尤 để lên ngôi Hoàng Đế 黃 帝 nên người ta cho rằng nữ thần này là một vị thần quân sự linh thiêng và khi vào trong dân gian bà được tôn thờ là vị thần có uy lực mạnh mẽ trong việc trừ tà ma. Ở Huế, ông Trần Đại Vinh khẳng định đức Cửu Thiên Huyền nữ có chức năng tổng hợp và là nữ thần có vị trí hàng đầu trong những vị nữ thần khác[4].

    Một số nhà nghiên cứu khác cũng nêu lên nữ thần này được tôn vinh là tổ sư bách nghệ, chủ tổ sư nghề mộc. Do tích chuyện rằng một hôm có người muốn làm nhà nhưng không biết cách thức tính toán, thần bèn ra tay giúp sức bằng cách đứng thẳng, tay chống nạnh sườn làm thành hình cái thước nách (ê-ke). Từ đó xuất hiện kiểu nhà rội ở Huế (loại “nhà không chái” riêng có ở đây). Thần còn là “bổn mạng” của các bà vợ trong gia đình, do vậy mỗi nhà đều giành riêng vị trí trang trọng ở gian dưới nhà lớn để lập “trang thờ”. Ở Bình Dương có 03 miếu thờ thần, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Uyên (“Miếu Cây Da, ấp 2, xã Vĩnh Tân), huyện Bến Cát ( “Miếu Cây Sộp, ấp 8, xã Chánh Phú Hoà), thị xã Thủ Dầu Một ( “Miếu Bà, Kp.3, P. Hiệp Thành), vía vào tháng giêng, riêng nghề mộc có lễ cúng thần cùng tổ sư vào tháng chạp, những gia đình làm ghề khác như nghề nhang khi cúng cuối năm cũng đều cúng bà; các đình trong lễ cúng đều có mời thần về phối hưởng. Sắc phong hoặc trong văn cúng thường ghi là “Cửu Thiên Huyền nữ chi thần”( 九 天 玄 女 之 神). Ở những địa phương thờ bà, bà được tôn vinh là nữ thần bảo vệ xóm ấp, nữ thần “bổn mạng” của nữ giới. Lễ cúng bà thường là đồ mặn gồm heo, gà, xôi, có tổ chức hát bóng rỗi, múa mâm vàng, mâm bạc. 4 Thiên Hậu Thánh Mẫu (天 后 聖 母). Ngày xưa, ở vùng Phước Kiến (Trung Quốc) có cô gái họ Lâm, tên Ngạc Nương học được phép tiên. Một hôm, cha và hai anh cô đi thuyền trên biển không may bị đắm. Ngồi ở nhà, Lâm nương xuất hồn ra biển cứu cha và anh nhưng mới cứu được một người anh thì Lâm nương bị người nhà đánh thức. Từ đó, Lâm nương được xem là vị thần phú trợ người đi biển. Bà được nhà Mãn Thanh phong là Thiên Hậu Thánh mẫu (天 后 聖 母). Là vị nữ thần được người Hoa đưa sang trong quá trình di cư và định cư tại Bình Dương. Bà là nữ thần phù hộ người đi biển, đã giúp những di dân đi được tới bến bờ an toàn nên ở mảnh đất mới bà rất được tôn sùng. Có thể nói ở Bình Dương, trong cộng đồng người Hoa bà là nữ thần được tôn sùng nhất.

    Ở đâu có một cộng đồng người Hoa là hầu như ở đó có miếu thờ bà Thiên Hậu. Khi tới vùng đất mới, chức năng của bà không chỉ phù hộ người đi biển mà được tích hợp nhiều chức năng, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của những người cầu xin bà. Ai mong ước điều gì cũng tới xin bà, từ cầu may mắn, tài lộc đến sức khoẻ, con cái. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ bà không Việt hoá, người Hoa thờ bà trong cộng đồng, trong văn hoá, trong những cơ sở tín ngưỡng của mình. Lễ vía bà được tổ chức ngày 16/1 hàng năm thu hút rất nhiều “tín đồ”, cả người Hoa lẫn người Việt và trở thành nét đẹp văn hoá chung của tỉnh Bình Dương.

    Theo lamsao
    * Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Tâm Học bằng cách bấm
    Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!



    http://tamhoc.com/2014/03/tuc-tho-nu-o-binh-duong/

  13. #53
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định




    Published on May 30, 2016
    Vào ngày 29/5/2016, cũng nhằm ngày 23/4 năm Bính Thân, Lễ vía Bà Chúa Xứ đã được tổ chức tại một cư gia của Cô Hiền trong vùng Cabramatta. Tuy không to lớn hay đông đảo như ở Việt Nam nhưng cũng có nhiều đệ tử và bằng hữu đến tham dự trong ngày hôm đó vì sự tính ngưỡng trong tâm linh đối với bà Chúa Xứ. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau đây.

    Mời quý vị ghé thăm trang nhà của SBTN tại địa chỉ: WWW.SBTN.TV

    Để xem trọn các chương trình của SBTN, xin hãy liên lạc với DirectTV hoặc các hãng cable địa phương của quý vị.
    To watch the full programs of SBTN, please contact DirectTV or your local cable providers.

    ============

    *dong thap an2 months ago:

    linh lam


    *dong thap an2 months agoo:

    linh ứng lắm

  14. #54
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định




    CHUYỆN TÂM LINH VỀ...BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở CHÙA KIM BỬU - H. LẤP VÒ - ĐỒNG THÁP


    Published on Apr 21, 2015
    Ghi theo lời kể của Ni Sư Thích Nữ Như Thành - Trụ trì Chùa Kim Bửu kiêm Giám đốc Cơ sở Bảo trợ xã hội- Dưỡng lão và Cô nhi viện - cs nhận nuôi dưỡng người già yếu bệnh tật, cô nhi không nơi nương tựa ở khắp mọi miền đất nước..)
    + Địa chỉ: Số 61 ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp - Điện thoai : (067) 367.04.08


  15. #55
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Núi Sam (còn có tên gọi khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn) nằm trong vùng Bảy Núi thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

    Vĩnh Tế Sơn: Vua Minh Mạng cho đặt tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn, để ghi công của Thoại Ngọc Hầu đã hoàn thành việc đào kênh Vĩnh Tế (1819–1824).

    Ngọc Lãnh Sơn: Học nghĩa là con sam, sơn nghĩa là núi. Giả thuyết cho rằng gọi là núi Sam vì hình thù của núi giống như con sam, mà đầu quay về hướng Tịnh Biên. Cũng có tài liệu khác cho rằng thuở xa xưa, khi quanh núi Sam hãy còn là biển cả, các loài sam biển tập trung sống ở nơi đây.

    Núi Ngọc Lãnh Sơn (hay còn gọi là núi Sam)

    Núi Sam, tên chữ là Học Lãnh Sơn hay Vĩnh Tế Sơn, là ngọc núi nhỏ cao 284m thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Về tên gọi, Vĩnh Tế Sơn là tên do vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt cho ngọn núi để ghi công ông Thoại Ngọc Hầu, người đã hoàn thành việc đào Kênh Vĩnh Tế, con kênh đào nhân tạo có vai trò quan trọng trong giao thương buôn bán và là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Còn tên Học Lãnh Sơn, học nghĩa là con sam, vì ngọn núi có hình dáng như con sam. Còn có tương truyền rằng, xưa kia vùng này còn bị bao quanh bởi biển cả, loài sam sống ở đây rất nhiều.


    Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang “Thành Phố Long Xuyên” khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông.
    Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.


    Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5 km, là ngọn núi đầu tiên của dãy Thất Sơn, núi cao 284m. Núi có hình giống như con Sam nên gọi là núi Sam, núi còn có tên chữ là Lãnh Học Sơn

    Trên đảo có nhiều sam nên được gọi là “Học lãnh Sơn” - núi con Sam.

    ngọn núi Sam không thuộc dãy Thất Sơn, mà nằm giữa ... Ngọn núi nầy có tên cổ là Học Lãnh Sơn

    Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.


    http://vietbao.vn/Du-lich/An-Giang-N.../45143459/254/

    http://ptgdtd.com/vnquehuong/nuisam.htm

    https://daotao2016.wordpress.com/201...-tich-nui-sam/

    http://news.zing.vn/nhung-ngon-nui-h...ost122381.html

    http://www.vista.net.vn/thang-canh/nui-sam.html

    http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/NUI-SAM-a1002.html

    http://www.baomoi.com/canh-cheo-keo-...c/11679435.epi

    https://vi-vn.facebook.com/notes/cao...2249931226644/

    Last edited by phoquang; 23-06-2017 at 02:07 PM.

  16. #56
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    BÀ CHÚA XỨ
    Nhiều chùa miếu trong TP.HCM phối tự Bà Chúa Xứ núi Sám Châu Đốc. Quận Gò Vấp trước khi đi đò qua Miếu Nổi có Sa Tân Miếu, nơi đây cũng có tượng thờ Bà Chúa Xứ...

    http://nguyentienquang-huongtram.blo...xu-go-vap.html

  17. #57
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định




    Ngũ Hành Thánh Mẫu


    Miếu Phù Châu còn có tên gọi khác là miếu Nổi, nằm trên cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500m2, được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 18. Miếu có vị thế độc đáo ở giữa dòng Vàm Thuật (xưa gọi Bến Cát), bên bờ Tây là khu dân cư (phường 5, Gò Vấp), bên bờ Đông là vùng chuyên canh (phường An Phú Đông, quận 12), nối liền hai bờ Tây và Đông là hai bến đò Miếu Nổi và Bến Cát. Điều đặc biệt là khu vực này đến nay vẫn còn lưu giữ được nét đặc trưng rất riêng của khung cảnh miệt vườn vùng đất Gia Định xưa.

    ( http://vietnammoi.vn/doc-dao-ngoi-mi...huat-6565.html )

  18. #58
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định



    01 LỄ CÚNG BÀ CHÚA XỨ ẤP NGOỌC LỢI XẠ NGỌC THÀNH

  19. #59
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định






    ( http://www.baodoi.com/tintuc/giai-tr...Nam-AE6Wl.html / http://www.vietnamtourism.com/index....rism/items/566 )


    Bà Chúa Xứ là thần nữ được thờ trong ngôi miếu dưới chân núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Lê Phương.

    Ban đầu, nơi thờ bà chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Sau nhiều thay đổi, hiện ngôi miếu đã được xây dựng khang trang để phục vụ hàng triệu lượt khách tham quan hàng năm. Ảnh: Er Chan.
    Last edited by phoquang; 23-06-2017 at 04:39 PM.

  20. #60
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,545

    Mặc định

    Pô Nưgar cũng được biến thành bà mẹ xứ sở của người Việt- bà Chúa Xứ Thánh Mẫu (主 處 聖 母)

    Danh xưng bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc đều dùng để chỉ nữ thần này nhưng lại chỉ ra nguồn gốc xuất thân. Nếu tín ngưỡng thờ Thiên Yana được đưa trực tiếp từ Huế vào thì gọi là bà Chúa Ngọc (主 玉), còn nếu được truyền từ Nha Trang vào thì gọi là bà Chúa Tiên (主 仙). Ở Bình Dương không có miếu nào thờ bà Chúa Ngọc, chỉ có khoảng 5 miếu thờ bà Chúa Tiên: “Miếu Bà Chúa Tiên”, ấp 4, xã An Phú, Thuận An; “Miếu ấp 1”, xã Vĩnh Tân, Thuận An; “Miếu Bà”, ấp An Lợi, xã Hoà Lợi, Bến Cát; “Miếu Rừng núi”, ấp 4, xã Thới Hoà, Bến Cát; “Lâm Sơn miếu”, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, Phú Giáo. Bà là nữ thần độ mạng nữ giới và bảo vệ xóm ấp.

    Pô Nưgar cũng được biến thành bà mẹ xứ sở của người Việt- bà Chúa Xứ Thánh Mẫu (主 處 聖 母). Do sự giao lưu văn hoá nhiều luồng nên có nhiều miếu trên địa bàn tỉnh phối thờ cả hai vị Chúa Tiên và Chúa Xứ Thánh Mẫu trong một ngôi miếu (miếu ấp 1, Thuận An và “Miếu Bà” ở Bến Cát. Đặc biệt, một số nơi Chúa Xứ được gắn thêm đặc trưng “trung tính”, thường gọi là “Chúa Xứ Nguyên Nhung” (主 處 元 戎) được thờ ở khoảng 4 miếu trong toàn tỉnh, gồm: “Miếu bà”, ấp 4, xã Thới Hoà, Bến Cát; “Miếu Cầu Độn”, xã Chánh Phú Hoà, Bến Cát; “Miếu bà Chúa Xứ, ấp Hoá Nhật, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên và “Miếu Bà Tân Hiệp”, ấp Tân Phú, xã Tân Hiệp, Tân Uyên .


    https://www.lamsao.com/tuc-tho-nu-th...214a71385.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •