kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: GÓC NHÌN TÂM LINH: Hiện tượng "KHÓC DẠ ĐỀ" ở trẻ Sơ Sinh

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định GÓC NHÌN TÂM LINH: Hiện tượng "KHÓC DẠ ĐỀ" ở trẻ Sơ Sinh

    Theo kinh nghiệm dân gian,đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi - sức đề kháng và linh căn của bé còn yếu - vì vậy cần phải kiêng kỵ, phòng tránh những điều không tốt cho bé. Ví dụ như: treo khúc xương rồng ở của buồng của mẹ và bé để tránh những nói không hay; treo nhánh dâu tằm hoặc gác Dao đầu giường chỗ nằm để xua đuổi tà ma và những điều xúi quẩy..... Trong đó có một điều cần lưu ý, những người đang có TANG không nên đến thăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hoặc cha mẹ và người thân trong gia đình nếu có đi đám TANG về, phải bước qua đống lửa và tắm rửa sạch sẽ trước khi ôm trẻ...
    Nếu một người đang có TANG (chưa mãn TANG) mà vô tình đến thăm một đứa trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc người thân trong gia đình của bé mới đi dám TANg về, chưa bước qua đống lửa và tắm rửa sạch sẽ mà tiếp xúc với bé. Thì có thể, đứa trẻ sơ sinh đó sẽ bị mắc chứng quấy khóc vào ban đêm mà dân gian thường gọi là "KHÓC DẠ ĐỀ". Trẻ bị "KHÓC DẠ ĐỀ" theo nguyên nhân này có thể kéo dài vào mỗi đêm trong suốt 3 tháng 10 ngày thì mới hết.

    Trẻ khóc dạ đề là triệu chứng con nít thường hay quấy khóc vào ban đêm khiến cho sức khỏe đứa trẻ không tốt mà bậc làm cha mẹ cũng thêm ưu phiền vì không ngủ được. Để trị chứng này thì có rất nhiều mẹo trong dân gian, tuy nhiên, là người học đạo chúng ta cần biết chọn lọc phương pháp để áp dụng chứ không nên ai chỉ gì cũng mù quáng tin theo.

    Những phương pháp trị mẹo cho những bệnh thuộc vô hình thì có nhiều nhưng phải chọn phương pháp nào an toàn nhất mới đúng. Bịnh hữu hình thì có khoa học, bịnh vô hình phải theo nguyên tắc không được đụng chạm đến con bịnh, không cho uống những thứ nước lạ, không đổ ớt vào miệng, và tuyệt đối không đánh đập.

    Nguyên nhân trẻ nít khóc dạ đề thường do mới sinh ra, linh căn còn yếu ớt có thể bị những thứ không tốt xung quanh quấy nhiễu, đặc biệt vào ban đêm. Để chữa chứng này quý vị có thể thử những mẹo dân gian sau:

    1. Ra trước bàn thờ Phật hoặc bàn thờ Cửu huyền thất tổ trong nhà, đốt nhang khấn vái Trời Phật tổ tiên phù hộ cho đứa bé hết khóc dạ đề.

    2. Đốt nhang, chui xuống dưới gầm giường em bé nằm quơ quơ mấy cái và khấn vái xin cho em bé hết khóc.

    3. Để em bé ra ngoài đường (ở nơi sạch sẽ), nhờ một người quen đem em bé về nhà họ và mình tới nhà xin lại. Em bé sẽ hết khóc.

    “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”, những cách trên mới nghe qua tưởng chừng như phản khoa học nhưng dường như lại rất hiệu quả khi áp dụng vào trường hợp này.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  2. #2
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Có một mẹo dân gian để trị chứng " KHÓC DẠ ĐỀ " của trẻ Sơ Sinh là : nếu trẻ bị một người có TANG đến thăm thì ta phải đến nhà của người đó, cắt trộm 1 mảnh khăn TANG của họ rồi đem về đốt cho trẻ uống....thì trẻ sẽ hết.
    Trên đây chỉ là một mẹo được người lớn kể lại, không biết kết quả như thế nào...( vì đây là lời nói của người già...nêu không đúng thì mọi người cũng nên tôn trọng...đừng có bài xích mà phải tội ). Nếu bạn nào biết được những kinh nghiệm dân gian này, xin hãy đóng ghóp và bình luận, để giúp đỡ những đứa trẻ không may mắc phải...CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  3. #3
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi changchancuu Xem Bài Gởi
    Có một mẹo dân gian để trị chứng " KHÓC DẠ ĐỀ " của trẻ Sơ Sinh là : nếu trẻ bị một người có TANG đến thăm thì ta phải đến nhà của người đó, cắt trộm 1 mảnh khăn TANG của họ rồi đem về đốt cho trẻ uống....thì trẻ sẽ hết.
    Trên đây chỉ là một mẹo được người lớn kể lại, không biết kết quả như thế nào...( vì đây là lời nói của người già...nêu không đúng thì mọi người cũng nên tôn trọng...đừng có bài xích mà phải tội ). Nếu bạn nào biết được những kinh nghiệm dân gian này, xin hãy đóng ghóp và bình luận, để giúp đỡ những đứa trẻ không may mắc phải...CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
    Tôi xin đính chính thêm, khi trẻ Sơ Sinh bị mắc chứng Khóc Dạ Đề (do nguyên nhân khi còn trong tháng bị người có Tang tới thăm ), Mẹo để chữa là: hãy đến bất kỳ một nhà đang còn Tang, cắt trộm một mẩu khăn Tang (một ít cũng được) đem về đốt lên rồi pha với nước cho đứa trẻ đó tắm...thì đứa trẻ sẽ bình thường và không còn Khóc Dạ Đề nữa.
    Cách chữa này, tôi đã chứng kiến và thấy rằng rất hiệu quả!!!
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  4. #4
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Những bí mật về khóc dạ đề có thể mẹ chưa biết
    Với những gia có đình có trẻ nhỏ, chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh luôn là “nỗi ám ảnh không có lối thoát”. Tuy nhiên, nếu bạn trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về chúng bệnh này, tất cả sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

    Khóc dạ đề hay còn gọi là khóc dã tràng là từ dân gian hay chỉ việc những em bé nhỏ tự nhiên khóc rất dữ vào một thời điểm cố định trong ngày, khóc nhiều ngày như vậy mà không cách gì cha mẹ, người lớn trong nhà có thể dỗ nín được. Theo dân gian, em bé một khi đã khóc dã tràng thì sẽ khóc cho đến ngày thứ 100 mới thôi.

    Khóc dạ đề là gì?

    Không ai thật sự biết khóc dạ đề là gì. Đây không phải là một bệnh hay chẩn đoán mà bác sĩ đưa ra. Thật ra, gia đình sẽ tự hiểu rằng em bé nhà mình đang “bị” khóc dạ đề khi thấy có sự kết hợp của các yếu tố sau: Bé đang ở độ tuổi từ 3 tuần đến 3 tháng, mỗi lần bé khóc khoảng tầm 3 tiếng đồng hồ mới thôi, một tuần như vậy bé khóc ít nhất 3 lần (nhưng thường là đêm nào cũng khóc) và kéo dài 3 tuần trở lên.

    Hầu hết các bé sẽ khóc vào khoảng chiều tối, ngày nào cũng đúng giờ đó sẽ khóc. Tiếng khóc rất lớn, liên tục, nghe như tiếng hét. Mỗi khi khóc, bé sẽ co chân vào người, nắm chặt hai bàn tay và co bụng. Có bé thì xì hơi, có bé thì ợ trớ. Nếu khóc dữ quá, mặt bé sẽ đỏ cả lên.

    khóc dạ đề, sơ sinh

    Nguyên nhân của khóc dạ đề?

    Có đến khoảng 20% em bé ở độ tuổi 3 tuần đến 3 tháng khóc dạ đề. Tuy vậy, đây vẫn là một bí ẩn. Các chuyên gia cho biết đây không phải là kết quả của di truyền hay bất thường gì xảy ra trong quá trình mang thai hay phát triển của bé. Một số giả thiết được đưa ra nhằm giải thích việc này:

    - Kích thích quá mức: Các chuyên gia giải thích rằng, bé sơ sinh có khả năng xây dựng cho mình một cơ chế bảo vệ, giúp bé “tắt đi” không tiếp nhận âm thanh và áng sáng ở môi trường xung quanh quá nhiều. Môi trường như vậy gần giống như lúc bé ở trong bụng mẹ, bé sẽ ăn được, ngủ được. Nhưng sau khoảng 1 tháng, khi giác quan dần hoàn thiện sẽ khiến bé bị quá tải với các kích thích từ môi trường. Để giải tỏa những căng thẳng này, bé sẽ khóc và khóc và khóc mãi… cho đến khi bé thích nghi và quen dần với những gì mà giác quan của mình đem lại.

    - Trào ngược: Một số bé hay ợ trớ, ăn kém và thường khó chịu trong khi đang ăn hoặc sau khi ăn. Đây là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, thực quản, xảy ra ở em bé khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Đây cũng được lý giải như một nguyên nhân gây ra khóc dạ đề.

    - Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Khi mới sinh, để tiêu hóa được các loại thức ăn, dù chỉ là sữa mẹ đi chăng nữa, cũng là một nhiệm vụ khó khăn cho bé. Thức ăn có thể đi rất nhanh qua ruột mà không được tiêu hóa hoàn toàn. Kết quả là bé sẽ bị đau vì có quá nhiều khí sinh ra. Bé khóc mỗi khi xì hơi, đau bụng.

    - Dị ứng thức ăn: Bé có thể phản ứng lại với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Một số bé bú mẹ có thể dị ứng với một số món ăn trong khẩu phần của mẹ. Không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa, cũng là nguyên nhân thường gây khó chịu ở trẻ nhỏ.

    - Mẹ hút thuốc lá: Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mẹ hút thuốc lá có con khóc dạ đề cao hơn các mẹ không hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng khả năng bé khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.

    Làm sao để bé không khóc dạ đề?

    Thật không dễ để dỗ dành khi bé đang khóc thét lên. Tuy nhiên mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp phòng ngừa lần khóc tiếp theo cũng như giúp bé khóc ít hơn. Chú ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào hay thay đổi nhiều trong khẩu phần ăn của mẹ cần được thông qua tư vấn của bác sĩ.

    khóc dạ đề, sơ sinh

    Một vài mẹo hữu ích cho mẹ

    1. Nếu trẻ đang bú mẹ thì theo dõi chế độ ăn uống: Mẹ có thể để ý một số thực phẩm gây khó chịu cho bé như: rau họ cải (bắp cải, súp lơ), sô-cô-la, các thực phẩm gây dị ứng như sữa, đậu nành, lúa mạch, trứng, đậu phộng, cá. Không phải mẹ cần kiêng hết các loại thực phẩm này, chỉ cần để ý nếu mẹ ăn loại thực phẩm đó mà bé khóc nhiều thì rất có thể bé bị dị ứng hoặc không quen với loại thức ăn này. Mẹ có thể chuyển sang loại thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự để không bị thiếu chất khi nuôi con.

    2. Nếu bé đang uống sữa công thức mẹ nên thử đổi loại sữa có công thức khác: Bé có thể chỉ uống được sữa mẹ. Một số loại sữa có thành phần protein sẽ gây dị ứng cho bé như protein trong sữa bò. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng cho việc sữa có thành phần ít gây dị ứng sẽ làm bé dễ chịu hơn.

    3. Cân nhắc sử dụng men vi sinh theo tư vấn bác sĩ: Một số em bé giảm bớt những cơn khóc đêm khi được cho dùng men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé. Một số loại sữa đã có sẵn men vi sinh trong công thức.

    4. Dùng thảo dược: Nghiên cứu cho thấy một số loại thảo dược như cây thì là giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ cần nhớ rằng, dù là cây cỏ nhưng chưa chắc tất cả các loại thảo mộc đều an toàn với bé. Vì vậy, mẹ cần thận trọng và tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.

    5. Massage cho bé: Mẹ không cần phải lo lắng về việc phải massage thế nào mới làm bé bớt khóc. Đơn giản là sợi dây liên kết mẹ và bé sẽ làm phần việc của nó. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, bụng. Các mẹ còn có thể tranh thủ nhờ các ông bố massage cho mình trong lúc đó.

    6. Tăng vận động cho bé: Một số bé sẽ được giải tỏa căng thẳng khi vận động nhiều hơn. Mẹ có thể tìm hiểu các hoạt động phù hợp với độ tuổi của bé, hoặc đơn giản là nhảy múa, lắc lư cùng bé, đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.

    7. Ủ ấm: Bé sơ sinh dễ bị hạ thân nhiệt. Ủ ấm không chỉ làm bé cảm thấy dễ chịu mà còn giúp bé cảm thấy được an toàn. Tuy nhiên, khi thời tiết nóng nực, đây không phải là lựa chọn phù hợp.

    8. Tạo âm thanh nền: Một tiếng động nhẹ nhẹ lặp đi lặp lại sẽ giúp trấn an khi bé cáu kỉnh. Đó có thể là tiếng tủ lạnh hoặc tiếng quạt đều đều…

    9. Chơi nhạc êm dịu: các bé sẽ bớt khóc khi nghe các giai điệu êm dịu như các bài hát ru. Bé sơ sinh còn thích cả các âm thanh của thiên nhiên. Mẹ hãy thử nghiệm các loại âm thanh khác nhau để tìm ra sở thích của bé nhé.

    10. Tạo áp lực lên bụng bé: một số bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được đặt nằm sấp và chà sát nhẹ lên lưng.

    11. Tạo không khí êm dịu: Tắt bớt đèn, giảm bớt tiếng ồn xung quanh sẽ giúp bé thư giãn, bớt bị kích thích.

    12. Không để bé phải tiếp xúc với khói thuốc lá. Đây có thể là yếu tố kích hoạt một cơn khóc dạ đề dai dẳng.
    Last edited by changchancuu; 06-09-2015 at 07:55 PM.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  5. #5
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ không có biểu hiện gì bất thường, nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề"

    Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ không có biểu hiện gì bất thường, nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề". Theo y học, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số là khóc đêm thật sự, cón hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột. Vậy thực ra " khóc đêm - khóc dạ đề " là gì ? Và làm thế nào khắc phục hiện tượng này ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.


    Khóc đêm - khóc dạ đề là gì ?

    Theo Đông y : Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng " Tiểu nhi dạ đề ". Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.

    Theo y học hiện đại : Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.

    Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường.

    Theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xả ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột..

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khóc dạ đề là gì ?


    Khóc dạ đề thường do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ,ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Theo Đông Y, khóc dạ đề chủ yếu do " thần khí " còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt ( tạng Tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn ( bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu)...

    Khóc dạ đề khóc với khóc do bệnh lý như thế nào ?

    Như đã đề cập ở trên, hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết. Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kém theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhan có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.

    Ngoài ra, khóc cũng có thể là biểu hiện của trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

    Chính vì vậy, các mẹ cần phân biện hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.

    Chăm sóc trẻ khóc dạ đề như thế nào ?

    Theo y học hiện đại : không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói.Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách sau :

    - Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều
    - Cho trẻ ngồi khi bí
    - Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước
    - Cho trẻ vào xe đẩy
    - Cho trẻ tắm nước ấm
    - Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa
    - Bọc khăn giữ ấm cho trẻ
    - Massage bụng cho trẻ

    Theo Đông y :
    Dạng tỳ vị hư hàn ( bụng lạnh, tiêu hóa kém )

    Biểu hiện : Trẻ khóc đêm, tiếng khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miêng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng “ ôn trung kiện tỳ “ ( làm ấm, tăng cường tiêu hóa )

    Gừng tươi 5 g, đường đỏ 15 g. Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.

    Hành 5-10 củ, để liền cả củ và rễ, rửa sạch, thái ngắn, gạo tẻ 25 g, gừng tươi 3 lát. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, khi cháo chín cho hành và gừng vào đun thêm một lát nữa cho sôi lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.

    Bạch truật (sao vàng) 6 g, đẳng sâm 8 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

    Dạng tâm nhiệt (nhiệt tích ở tạng Tâm)

    Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần làm mát tạng Tâm và giải nhiệt.

    Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

    Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15 g, sắc lấy 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cây cỏ bấc đèn mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở những nơi ẩm ướt. Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô để dùng dần làm thuốc.

    Lá tre 5 g, gạo tẻ 25 g. Cách chế và sử dụng: Sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.

    Dạng lo sợ bất an (khóc đêm do sợ hãi)

    Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa: Dưỡng tâm an thần.

    Hạt sen khoảng 20 hạt, để cả tâm, sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

    Xác ve sầu (Đông y gọi là “thiền thoái”, “thiền y”) 3-5 g, bỏ đầu và chân, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc xác ve sầu đem sấy khô, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ dùng dần. Tối đến, lấy mươi ngọn bạc hà, đun nhỏ lửa cho sôi, gạn lấy nước, để gần nguội thì hòa 2-3 g bột xác ve sầu vào, cho trẻ uống từng ít một, mỗi lần vài giọt, không vội vàng uống nhiều một lúc.

    Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài

    Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

    Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

    Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”... Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

    Cách chữa mẹo : Trẻ em khóc dạ đề ngoài những nguyên nhân kể trên ,nếu các mẹ không tìm ra nguyên nhân nào bác sĩ cho thuốc điều trị mà vẫn không hết khóc thì có thể làm theo cách như sau:

    1. Lấy một cục than củi to bằng bao diêm hoặc to hơn cũng được mang đặt lên bếp đốt cho cháy ,nếu nhà đun bếp củi thì lấy than từ bếp luôn cũng được
    2. Khi đã có than thì mang ra cửa nhà cho xúm muối trắng vao than cho cháy nổ lách tách.
    3. Nếu nhà có thờ Bồ Tát, thờ Phật thì thắp nhan bàn thờ
    4. Bạn đọc thuộc đoạn kinh sau:

    Khể thủ quy y tô tất đế
    Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi
    Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề
    Duy nguyện từ bi thùy da hộ
    Nam Mô tát đã nẫm
    tam miệu tam bồ đề
    Cu chi nẫm tát diệt tha.
    Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha
    Xong hơ em bé qua than cách khoảng 50cm (cận thân cháy vào tã lót.). nam 7 nữ 9

    Mang than di xông khắp trong nhà và đọc đoạn kinh đó thành tâm khẫn nguyện cho bé không bị quấy nhiễu, khỏe manh ngoan ngoãn dễ nuôi dễ ăn chóng lớn thông minh...

    Những kiến thức, kinh nghiệm dân gian trên chúng tôi hy vọng sẽ giúp được cho các mẹ trong việc chăm sóc các bé sơ sinh.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  6. #6

    Mặc định khóc dạ đề

    Trích dẫn Nguyên văn bởi changchancuu Xem Bài Gởi
    Theo kinh nghiệm dân gian,đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi - sức đề kháng và linh căn của bé còn yếu - vì vậy cần phải kiêng kỵ, phòng tránh những điều không tốt cho bé. Ví dụ như: treo khúc xương rồng ở của buồng của mẹ và bé để tránh những nói không hay; treo nhánh dâu tằm hoặc gác Dao đầu giường chỗ nằm để xua đuổi tà ma và những điều xúi quẩy..... Trong đó có một điều cần lưu ý, những người đang có TANG không nên đến thăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hoặc cha mẹ và người thân trong gia đình nếu có đi đám TANG về, phải bước qua đống lửa và tắm rửa sạch sẽ trước khi ôm trẻ...
    Nếu một người đang có TANG (chưa mãn TANG) mà vô tình đến thăm một đứa trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc người thân trong gia đình của bé mới đi dám TANg về, chưa bước qua đống lửa và tắm rửa sạch sẽ mà tiếp xúc với bé. Thì có thể, đứa trẻ sơ sinh đó sẽ bị mắc chứng quấy khóc vào ban đêm mà dân gian thường gọi là "KHÓC DẠ ĐỀ". Trẻ bị "KHÓC DẠ ĐỀ" theo nguyên nhân này có thể kéo dài vào mỗi đêm trong suốt 3 tháng 10 ngày thì mới hết.

    Trẻ khóc dạ đề là triệu chứng con nít thường hay quấy khóc vào ban đêm khiến cho sức khỏe đứa trẻ không tốt mà bậc làm cha mẹ cũng thêm ưu phiền vì không ngủ được. Để trị chứng này thì có rất nhiều mẹo trong dân gian, tuy nhiên, là người học đạo chúng ta cần biết chọn lọc phương pháp để áp dụng chứ không nên ai chỉ gì cũng mù quáng tin theo.

    Những phương pháp trị mẹo cho những bệnh thuộc vô hình thì có nhiều nhưng phải chọn phương pháp nào an toàn nhất mới đúng. Bịnh hữu hình thì có khoa học, bịnh vô hình phải theo nguyên tắc không được đụng chạm đến con bịnh, không cho uống những thứ nước lạ, không đổ ớt vào miệng, và tuyệt đối không đánh đập.

    Nguyên nhân trẻ nít khóc dạ đề thường do mới sinh ra, linh căn còn yếu ớt có thể bị những thứ không tốt xung quanh quấy nhiễu, đặc biệt vào ban đêm. Để chữa chứng này quý vị có thể thử những mẹo dân gian sau:

    1. Ra trước bàn thờ Phật hoặc bàn thờ Cửu huyền thất tổ trong nhà, đốt nhang khấn vái Trời Phật tổ tiên phù hộ cho đứa bé hết khóc dạ đề.

    2. Đốt nhang, chui xuống dưới gầm giường em bé nằm quơ quơ mấy cái và khấn vái xin cho em bé hết khóc.

    3. Để em bé ra ngoài đường (ở nơi sạch sẽ), nhờ một người quen đem em bé về nhà họ và mình tới nhà xin lại. Em bé sẽ hết khóc.

    “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”, những cách trên mới nghe qua tưởng chừng như phản khoa học nhưng dường như lại rất hiệu quả khi áp dụng vào trường hợp này.
    có 1 phương pháp chữa dạ đề của người dân đà lạt như sau xin các vị xem
    nếu cháu khoảng 2,3 tháng khóc đêm:
    là ở lưng các cháu mọc 1 số lông măng cứng khi nằm cọ đi cọ lại rất ngứa khó chịu
    nên các cháu khóc.buổi tối bạn nấu 1 nắm sôi nếp dẻo để hơi nguội
    lật úp cháu bé xuống dùng nắm xôi lăn trên
    lưng .xôi dẻo dính tự nhổ dần lông đó
    vài lần là hết .mời các vị thử xêm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thực hư chuyện "linh miêu hồi sinh ngườ ichết
    By ngụy quân tử in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 01-09-2014, 03:38 PM
  2. Đổ xô đi xem cây dừa bỗng dưng biết... "khóc”
    By duonghoanghai in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-06-2012, 07:24 AM
  3. Thực hư chuyện "linh miêu hồi sinh xác chết"
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-10-2011, 09:08 AM
  4. "Tâm linh sẽ hết" Kết - "Kỷ Nguyên" !!!
    By HanhDuc in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 18-10-2011, 04:29 PM
  5. "sự cố" trong lễ hội "linh tinh tình phộc" năm canh dần
    By Bin571 in forum Các bài NC của XUANDIEN70
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 26-07-2011, 08:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •