Có hai loại thiền định: thiền định thế gian (lokiya-samadhi) và thiền định xuất thế (lokuttara-samadhi). Trong hai loại nầy, loại thứ nhất bao gồm sự tập trung về thế gian, như bốn loại thiền về sắc giới (rupa-jhanas) --- chuyên tâm về sắc giới --- và bốn loại thiền về vô sắc giới (arupa-jhanas) --- chuyên tâm về vô sắc giới. Những loại thiền nầy đều có thể đạt được bằng cách thực tập thiền tĩnh lặng (samatha-bhavana) với phương pháp như tập trung sự chú tâm vào hơi thở, lòng từ (metta), tập trung vào các đối tượng (kasina), v..v… Nhờ thành tựu các phẩm hạnh nầy, ta sẽ được tái sinh ở cõi trời phạm thiên. Mạng sống của một vị phạm thiên rất dài, khoảng một chu kỳ thế giới, hoặc hai, bốn, hoặc tám chu kỳ thế giới, có thể lên đến khoảng 84.000 chu kỳ thế giới. Nhưng cuối cùng đến khi mạng sống kết thúc, một vị phạm thiên vẫn phải chết và tái sinh làm người hoặc làm một vị trời.
Trong quá trình tiến hóa, những thành tựu ngày càng to lớn của khoa học kỹ thuật một mặt đưa đời sống tinh thần vật chất của nhân loại lên cao vời đến mức thế hệ trước có nằm mơ cũng khó nghĩ tới, mặt khác (trớ trêu thay!) khiến những năng lực nguyên thủy của con người nói chung, với từng mức độ khác nhau, bị suy giảm. Computer, điện thoại di động, thức ăn nhanh, máy điều hòa và hàng loạt tiện nghi khác, cộng với ô tô, máy bay..đã khiến cuộc sống, môi trường sống của con người thay đổi về chất, lao động, sinh hoạt, tư duy..đều ảnh hưởng và đấy là tất yếu. hững con số thống kế khoa học đáng tin cậy khiến người ta giật mình về tỉ lệ béo phì và đủ loại bệnh tật ở mức quá cao, hệ vận động “bị” xe máy và ô tô làm cho giảm sút, thính lực bị tiếng ồn công nghiệp và giao thông làm cho suy giảm, v.v… Nói thì nhiều, đại khái như thế: được cái này mất cái kia, sự thụ hưởng dễ dãi đã khiến năng lực nguyên thủ của con người suy mòn nhiều so với thời nguyen thủy hái lượm hay thậm chí trong quá khứ gần như môi trường và điều kiện sống chậm và sạch hơn nhiều.

Thiền tông góp phần giải quyết một phần vấn đề thông qua công phu hành tập keo tâm tưởng và thể chất con người quay lại, kích hoạt lại một cách rất khoa học các năng lực nguyên thủy của chúng ta thông qua thiền. Một công phu thiền nghiêm túc có hiệu quả đồng thời đánh thức các giác quan, khiến các hệ trong cơ thể vận hành mạch lạc, phát huy sức mạnh vốn có bị cuộc sống và môi trường che lấp, trước nhất là hệ thần kinh. Quá trình thiền cũng là quá trình gạn lọc tạp nhiễu, trả lại cho ta cái chính ta sẵn có, sự trở về. Hành trình quay về gian nan song điểm đến rất đáng cho công phu bỏ ra.

Chính vì thế, xã hội càng phát triển, thiền tông càng có chỗ đứng cần hơn. Bên cạnh vấn đề tâm linh và khía cạnh võ thuật, đấy còn là con đường trị liệu rất OK dưới mọi góc nhìn.