Tham gia diễn đàn một thời gian nhưng ko post bài, nay mình xin đóng góp một ít kinh nghiệm luyện tập võ thuật và thể thao mà mình tự mày mò và trải nghiệm, hy vọng giúp anh em hoàn thiện kỹ thuật phát lực.

Đối với võ thuật cũng như bất cứ môn thể thao nào thì 3 yếu tố quan trọng nhất chính là nhanh, mạnh, chính xác. Trong bài này mình chỉ bàn về yếu tố mạnh vì hai yếu tố kia phụ thuộc vào phản xạ và kỹ thuật của từng môn mà mỗi người lựa chọn.
Phần 1 lý thuyết
Nói đến mạnh thì có nhiều khái niệm về sức mạnh khác nhau tuy thuộc vào mục đích sử dụng ví dụ như sức mạnh thuần tuý như nâng tạ, sức bền như chạy, sức mạnh bùng phát như cầu lông và có cả những môn kết hợp cả sức bền và sức bùng phát như bơi lội và võ thuật. Bài này mình sẽ nói về sức mạnh bùng phát vì đây là loại sức mạnh mà đa số các môn thể thao đặc biệt là võ thuật cần sử dụng. Sức mạnh bùng phát là khả năng phát ra một lực tối đa trong một khoảng thời gian cực ngắn. Khi học võ nhiều bạn băn khoăn làm thế nào để một người nhỏ yếu có thể đánh bại một người to lớn chỉ với một đòn mà không phải vào chỗ hiểm. Sưc mạnh đó là gì kình hay nội lực? Mình không hiểu lắm về kình hay nội công vì cũng chưa tập đến mức độ đó nhưng nếu ứng dụng cơ chế động lực học dây chuyền thì thuần tuý lực vật lý cũng có thể tạo ra khả năng trên. Vậy cơ chế động lực học dây chuyền là gì và nó giúp gì cho cách phát lực của ta?
Cơ chế động lực học dây chuyền ( tiếng Anh là kinetic chain dành cho bạn nào thích google ) là một khái niệm đã được giới khoa học thể thao phương tây tìm ra từ lâu ( theo mình thì võ thuật phương Đông tìm ra còn trước nhiều nhưng các cụ không giải thích cụ tỉ và đưa thành lý thuyết như phương tây). Theo đó thì cơ thể con người là không phải là các khối rơi rạc mà là một cấu trúc thống nhất được nối với nhau bởi các khớp giống như các bánh răng trong một dây chuyền. Các khớp hỗ trợ gắn kết với nhau giúp ta thực hiện chuyển động, khi một khớp chuyển động sẽ kéo theo các khớp khác cũng tương tự như vậy khi một khớp bị tổn thương thì các khớp xung quanh cũng bị tổn thương. Theo mình thì lý thuyết này vẫn chưa đầy đủ vì nó không đề cập nhiều đến những gì gắn kết các khớp đó cụ thể là hệ thống gân cơ dây chằng (cái này võ thuật phương đông nhấn mạnh rất nhiều) tuy nhiên nó cũng đã được phưong tây ứng dụng rông rãi trong rất nhiều môn thể thao như bóng chày, bơi lội, bóng bàn .... Vậy làm thế nào để áp dụng nguyên lý này cho bản thân ? Sau đây mình sẽ nếu lên các yếu tố tác động lên việc phát lực của chúng ta và làm thế nào để sử dụng cơ chế động lực học dây chuyền.
Yếu tố 1 nguồn phát lực
Nếu coi cơ thể con người là một cái ô tô thì tay chân là bốn bánh xe còn hông và eo chính là động cơ. Vậy nên nguồn phát lực chính là toàn bộ cơ phần hông và eo vì đây là khối cơ lớn nhất và được sử dụng thường xuyên nhất trong hầu hết các hoạt động của con người. Nhiều môn võ cũng chú trọng phát lực từ hông nhưng mình sẽ giải thích ở phần dưới vì sao áp dụng nguyên lý động lực học thì ưu việt hơn.
Yếu tố 2 khối lượng
Rõ ràng là khối lượng càng lớn thì lực càng mạnh do vậy người càng to lớn thì lực đánh tự nhiên sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên nếu biết cách phát lực thì cánh tay của một người bình thường năng khoảng 3 cân cũng có thể tạo ra một lực "vừa đủ" để gây tổn thương thậm chí hạ knock out đối thủ tương tự như cánh tay của một người to khoẻ. Hơn nữa lực đánh do cơ chế động lực học dây chuyền còn xuyên vào trong gây ra tổn thương và đau đớn hơn một cú đánh đơn thuần của một người to khoẻ.
Yếu tố 3 khoảng cách
Khoảng cách càng lớn hay lấy đà càng nhiều thì lực đánh càng mạnh. Tuy nhiên việc lấy đà thông thường quá lộ liễu và chậm. Áp dụng đlhdc thì khoảng cách vẫn lớn do phát lực từ hông và lực được chuyền và cộng hưởng qua hệ thống gân cơ và các khớp nên không bị yếu đi mà lại không phải lấy đà.
Yếu tố 4 các cản trở lực
Khi ta gồng cứng ở đâu thì đường chuyền lực bị ngắt quãng ở đó. Lực do đlhdc không bị cản trở do cơ thể luôn thả lỏng.
Phần 2 thực hành
Phần này sẽ tập trung làm thế nào áp dụng tối đa đlhdc vào các đòn đánh.Như đã nói ở trên nhiều môn phái cũng tập trung sử dụng phần hông eo để phát lực tuy đlhdc khác biệt ở chỗ lực từ hông phát trước kéo theo các phần khác của cơ thể. Sự "kéo theo" này cần phải được làm rõ khi mới bắt đầu tập luyện thậm chí là cường điệu hoá lên để có thể thấy rõ là phần hông đi trước còn tay và chân sẽ đi theo sau. Toàn bộ nguyên lý phát lực này chỉ gồm 2 từ "lỏng" và "căng". Lỏng là trạng thái trước khi phát lực toàn bộ cơ thể hoàn toàn thư giãn thả lỏng. Căng là trạng thái hông xoay đột biến trong khi các phần khác đứng yên khiến cho gân và cơ nối với các phần gần nhất sẽ bị căng sự căng này sẽ truyền đi đến các phần tiếp theo cho đến ngọn đòn. Hãy tưởng tượng gân cơ giống như sợi dây cao su nên khi bị kéo căng là gân cơ đã tích lực khi sự căng đến cực hạn thì nó sẽ bật trở lại trạng thái ban đâu giống như khi ta kéo căng sợi dây và thả một đầu dây ra vậy. Lấy ví dụ đòn đấm vòng ta đứng hai chân ngang bằng vai tay phải để ngang sang bên vai phải năm đấm úp xuống mặt đất. Toàn thân thả lỏng rồi đột ngột vặn hông sang bên trái hông đi trước sẽ kéo theo phần gân cơ ở lườn bên phải rồi đến nẹp ngực, nách, cánh tay rồi cuối cùng là nắm đấm sẽ tự nhiên bị kéo theo hình vòng cung. Sự lan truyền này không chỉ khiến quãng đường truyền lực dài hơn mà lực còn được cộng hưởng bởi sự bật trở lại của gân cơ bị căng.
Bài tập một lỏng và căng
Đứng đinh tấn chân trái lên trước tay trái chống hông, tay phải thả lỏng. Chỉ sử dụng hông xoay để điều khiển cánh tay phải thả lỏng quay dọc theo thân người như cánh quạt. Quay 2 chiều ngược nhau rồi đổi chân. Chú ý không cần quay nhanh mà tập trung vào sự đi trước của hông cũng như sự căng lan đến lườn và cánh tay.
Bài tập hai đột biến lực
Đứng hai chân ngang vai hai tay thả lỏng. Quay hông sang bên phải rôi đột ngột sang bên trái rồi làm luân phiên từng bên. Tưong tượng hai nắm tay như hai quả tạ nối với thân qua hai cánh tay như hai sợi dây. Chú ý ban đầu chỉ làm một bên rồi mới làm liên tục hai bên rồi tăng dần tốc độ để tránh bị căng cơ. Hai tay thả lỏng vung tự nhiên ,cảm nhận sự căng ở lườn và cạnh trong bàn tay. Bài tập này tập trung vào cách phát lực hông đột biến để chiến thắng cánh tay vung ngược chiều theo quán tính.
Bài tập ba đường đi của lực
Lực phát ra giống như nước bơm từ vòi và cánh tay giống như vòi nước. Việc của ta là điều chỉnh cánh tay để lực truyền đến sẽ tự nhiên tạo thành đòn thế. Bài này tập đòn đấm vòng với các vị trí đặt tay khác nhau. Đứng hai chân ngang vai tay trái chống hông, tay phải nắm đấm hổ khẩu hướng ra phía trước và để dọc thân người cánh tay thả lỏng. Đột ngột xoay hông sang trái để cánh tay vung tự nhiên làm hết động tác này vài lân rồi nâng cánh tay lên giống như kim đồng hồ, hổ khẩu vẫn hướng về phía trước rồi lại xoay hông sang trái. Tăng dần độ cao các vị trí đặt tay ta sẽ nhận thấy dù vị trí nào thì khi xoay hông nắm đấm cũng có xu hướng tạo thành các đường vong cung đi về phía trung tâm cơ thể là vùng yết hầu và ngực chỉ có vị trí 12h là khi xoay hông cùi chỏ đi xuống thay vì nắm đấm. Sau khi tập thuần thục bài tập này thì kết hợp thêm động tác chân nghĩa là khi đấm vòng sang bên trái thì trọng tâm dồn sang chân trái, chân phải xoáy mũi chân gót chân hướng sang bên phải đầu gối phải hơi cong và đánh về phía bên trái. Chân phải có vai trò như quả lắc trợ lực cho đòn đánh. Khi tập quen thì có thể đánh vào đích ngang trước mặt rồi dần dần thu hẹp khoảng cách giữa nắm đấm và đích. Chú ý vào sự phối hợp giữa chân và hông cũng như sự căng truyền từ hông đến lườn ngực vai và cánh tay. Chú ý nắm tay vuông góc với đích và điểm tiếp xúc là đốt ngón tay cuối của ngón trỏ và ngón giữa.
Qua tập luyện dần dần ta sẽ có thể phát lực từ bất cứ khoảng cách và vị trí nào và độ lệch giữa hông và ngọn đòn sẽ rất ngắn và không thể nhận ra bằng mắt thường vì chỉ cần hông xoay là có lực căng đột biến nên tốc độ ra đòn phụ thuộc vào tốc độ xoay hông. Khi đã hiểu nguyên lý thì ta có thể áp dụng nó vào hấu hết các đòn đánh và thậm chí là sáng tạo thêm nhiều đòn thế của riêng mình. Bài này mình chỉ giới thiệu đòn đấm vòng vì đòn này dễ áp dụng nhất nguyên lý đlhdc còn bài sau sẽ là các đòn thế phổ thông khác cũng như ưu và nhược điểm của nguyên lý này.