Phía bắc giáp tq , Tây tạng , nam giáp Ân độ nhưng Bhutan tạo cho đất nước mình một sự khác biệt hẳn so với các nước này .Tại sao như vậy ?
Vương quốc Bhutan- 47.500 km²- dân số chỉ khoảng 700.000 Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm, đó là vì sự thanh bình và thanh khiết của đất nước, cũng như những phong cảnh tại đó, Bhutan ngày nay thỉnh thoảng được gọi là Shangri-La cuối cùng. KHẨU HIỆU : Natural Happyness for People(Tiếng Anh: "Hạnh phúc tự nhiên cho Dân tộc"). Ở Bhutan chính phủ đưa ra một chỉ số gọi là chỉ số Hạnh phúc quốc gia (gross national happiness) để đong đếm hạnh phúc của người dân. Chính phủ Bhutan luôn có ý thức phải mang lại hạnh phúc cho người dân của mình. Họ sống ở những nơi thơ mộng do đất nước Bhutan nằm trên dãy Himalaya và có tới 60% diện tích đất nước là những nơi hoang dã chưa có người đặt chân đến. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc bằng chỉ số GNH của người dân, (Gross National Happiness - GNH). Trong ba thập kỷ qua, Bhutan đã đề ra một quan điểm đi đầu thế giới rằng sự hạnh phúc, khỏe mạnh của người dân quan trọng hơn sự phát triển kinh tế. Đây được xem là một hướng đi độc đáo. Trong vòng 20 năm, tuổi thọ trung bình của người dân Bhutan được tăng gấp đôi, 100% trẻ em được tới trường, mức độ trong lành của môi trường ở mức lý tưởng, thiên nhiên được bảo vệ tối đa, 60% diện tích quốc gia được che phủ bởi rừng… Bhutan cấm việc xuất khẩu gỗ,hạn chế phát triển du lịch , mỗi tháng đều có một ngày toàn dân đi bộ…Bộ trưởng Giáo dục Bhutan - ông Thakur Singh Powdyel từng phát biểu: “Phá rừng phá biển để làm giàu thì quá dễ, ở Bhutan, chúng tôi tin rằng đó không phải là cách để thịnh vượng dài lâu. Chỉ có cách bảo vệ thiên nhiên - môi trường, chăm sóc cho chất lượng cuộc sống người dân thì một quốc gia mới thực sự được coi là phát triển”. Cửa hiệu chưa bao giờ bị kẻ trộm viếng thăm, mặc dù hàng hóa có giá trị rất cao và rất dễ bị lấy cắp. Những người Bhutan cho biết, thường họ không cần phải khóa cửa nhà khi đi ngủ, vì nạn trộm cắp và bạo lực dường như không có ở Bhutan. Đạo Phật không chỉ tồn tại trong chùa chiền mà được thể hiện qua lối hành xử của con người ở khắp nơi trên Bhutan. Ví dụ: nguời dân Bhutan không giết bất cứ con vật gì. Các dự án xóa đói giảm nghèo về tơ tằm ở Bhutan đã thất bại vì dân bản xứ không muốn thả các con tằm vào nồi nước đang sôi để lấy tơ. Ở thủ đô Thimphu, cứ đêm đến, hàng nghìn con chó thi nhau sủa, vì không ai giết một con chó nào cả. Người Bhutan cũng không bao giờ câu cá, vì thế các con sông và suối có rất nhiều cá bơi lội. (Cá và thịt bày bán ở Bhutan được nhập từ Ấn độ hoặc được nguời nước ngoài giết mổ). Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông. Đây cũng là một trong những thủ đô hiếm hoi trên thế giới được bao quanh bởi rừng xanh bạt ngàn và thung lũng nối tiếp thung lũng. Năm 2006, quốc vương Bhutan đã nhận được phần thưởng danh giá Paul Getty Conservation Leadership Award vì những thành công của đất nước này trong công việc bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ thiên nhiên. Người dân ở đây rất ít dùng (và không biết) đến thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng. Vì thế rau quả ở đây hầu hết là rau quả hữu cơ – sạch 100%.Lên ngôi năm 2008 ở lứa tuổi 28, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã qua nhiều khóa học tại Anh, Mỹ, Ấn độ nhưng ông luôn nâng niu và trân trọng các truyền thống tập quán của đất nước mình. Được mệnh danh là “vua của thế kỷ mới”, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck. Khi được vua cha Jigme Singye Wangchuck trao ngôi báu vào ngày 6/11/2008, vua Jigme Khesar đã tuyên thệ “Ta sẽ không bao giờ cai trị như một ông Vua. Ta sẽ bảo vệ thần dân như một người cha, chăm sóc thần dân như anh em và phục vụ thần dân như một người con. Chúng ta phải tiến hành dân chủ hóa để đảm bảo sự phát triển của đất nước, để một ngày nào đó có thể tự hào giao lại đất nước của chúng ta cho thế hệ sau”. Lời nói luôn luôn đi đôi với việc làm, sau khi nhận ngôi, vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã đi bộ ròng rã 26 ngày trên con đường xuyên núi cam go nhất của Bhutan có tên gọi là Snowman’s Trek. Ông đã đi xuyên qua các đỉnh núi cao nhất đầy tuyết phủ, nơi có các bản làng nghèo nhất sinh sống, để tiếp xúc và trò chuyện với dân chúng. Ngủ trong lều đơn sơ dưới trời bão tuyết, ăn những món ăn đạm bạc, cuộc hành trình của vua Jigme Khesar là cuộc hành trình thử thách nhất mà chỉ có những trái tim quả cảm và sức khỏe phi thường mới có thể thực hiện. Ngài làm vua không để chơi và hưởng thụ, mà làm việc cho lợi ích của nhân dân. Vua Bhutan được người dân hết sức yêu thương và kính nể, vì ông luôn đi sâu sát vào hoàn cảnh của người dân, bảo vệ quyền lợi của dân và luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
Có lẽ, người Bhutan hạnh phúc vì họ có một hoàng gia, một chính phủ hết lòng vì dân? Có lẽ, người Bhutan hạnh phúc vì trong họ, nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa hòa quyện làm một, tạo nên một bản sắc đồng nhất và một sự an bình tâm tưởng hiếm có?
Câu chuyện tình đẹp như trang sách cổ của vị tân vương năm 2008 Jigme Khesar sinh năm 1980 và hoàng hậu Jetsun Pema – sinh năm 1990
Vua Jigme Khesar là một trong 10 người con của vua Bhutan với 4 thê thiếp của mình. Ngay từ bé, chàng hoàng tử đã nổi tiếng là người thông minh, điềm đạm và rất mạnh mẽ, nam tính. Năm 17 tuổi, Jigme Khesar tạm rời bỏ đất nước Bhutan nhỏ bé để theo học ngành khoa học chính trị và kinh tế tại đại học danh tiếng Oxford của Anh. Những người bạn của chàng hoàng tử trẻ tuổi đẹp trai đến bây giờ vẫn nhớ về Jigme Khesar với ấn tượng về một cậu sinh viên nghiêm túc trong việc học tập, đam mê hội hoạ và bóng rổ.
Sau khi tốt nghiệp Oxford, Jigme Khesar trở về quê hương để chính thức kế vị ngôi quốc vương. Ông đã bỏ ra 26 ngày đi bộ ròng rã khắp mọi miền đất nước, lắng nghe, đáp ứng mọi nguyện vọng của 700.000 người dân cứ Bhutan. Lãnh đạo phe đối lập trong quốc hội Bhutan khi đó cũng phải nói với phóng viên nước ngoài rằng “Jigme Khesar – nhà vua thứ năm của Bhutan đã thực hiện nhiệm vụ của mình cực kỳ tốt chỉ trong một khoảng thời gian ngắn”.
Ông cũng được nhìn nhận như một trong những nhà lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất thế giới.
Quốc vương xứ Bhutan vốn nổi tiếng là người tài hoa, có gương mặt đẹp và hút hồn nhiều cô gái.
Tài hoa, đẹp trai và quyền lực, vậy nhưng vị quốc vương trẻ tuổi nhất thế giới lại có một mối tình vô cùng sâu đậm và chung thuỷ với người con gái kém mình 10 tuổi. Mối tình của quốc vương Jigme Khesar đã đơm hoa kết trái trước đó 14 năm, khi chàng hoàng tử đẹp trai chuẩn bị lên đường sang Anh du học và hoàng hậu tương lai khi đó mới được 7 tuổi.
Jigme Khesar gặp cô gái duy nhất của đời mình vào một buổi picnic của gia đình. Cô bé Jetsun Pema khi đó 7 tuổi, bẽn lẽn và rụt rè chỉ biến quấn lấy chân anh Jigme Khesar. Cả hai đã cùng sở thích chơi bóng rổ và vẽ những bức tranh về cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp suốt buổi picnic hôm đó Sau một buổi dã ngoại ngắn ngủi, chàng hoàng tử 17 tuổi đã bị cô bé 7 tuổi-Jetsun Pema làm cho mê mẩn. Lúc này, chỉ sau vài giờ đồng hồ quen biết, Jigme Khesar lúc đó đã quỳ gối và nói rằng: “Khi em lớn lên và cả hai chúng ta vẫn còn độc thân, tôi muốn em sẽ làm vợ của tôi. Tất nhiên, nếu khi đó cả hai chúng ta vẫn còn tình cảm với nhau”.
Sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng năm 1951, Bhutan đã đóng cửa biên giới phía bắc giáp TQ và phát triển quan hệ song phương với Ấn Độ. Để giảm thiểu nguy cơ tiếp cận từ phía Trung Quốc, Bhutan tiến hành một chương trình hiện đại hóa được viện trợ nhiều từ phía Ấn Độ.