Trích dẫn Nguyên văn bởi ta_la_ai Xem Bài Gởi
Ở trong Quán Vô Trụ Bồ Tát còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn, đó là vô trụ nhất định phải sinh tâm. Nếu như vô trụ không sinh tâm, chính là Thế Tôn quở trách hàng Nhị thừa trốn vào Niết Bàn, chỉ có tự lợi mà không thể lợi tha.

Tự lợi mà không lợi tha cũng không tệ, cũng rất khó được, không hề sai, thế nhưng các vị nhất định phải hiểu, không lợi tha thì tánh đức của bạn không được viên mãn. Hay nói cách khác, nhất định phải sinh tâm, nhất định phải đem sinh tâm và vô trụ hợp lại thành một, không được phân thành hai, vì phân thành hai thì bạn chỉ chứng đắc được một nửa, quyết định không viên mãn, cho nên nhất định phải sinh tâm. Chúng ta lấy Kinh Hoa Nghiêm làm ví dụ để nói, lấy địa vị thấp nhất của những vị Bồ Tát trong Kinh này là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, địa vị công phu tu chứng của các Ngài đã ở vào cảnh giới không phân biệt, không chấp trước tất cả pháp thế xuất thế gian. Không chấp trước thì các Ngài đã ra khỏi sáu cõi luân hồi, không phân biệt thì các Ngài ra khỏi mười pháp giới, phân biệt chấp trước đã thật sự dứt sạch rồi, thật sự là thâm nhập vô trụ, “ưng vô sở trụ”, các Ngài đã đến Nhất Chân Pháp Giới.

Nhất Chân Pháp Giới chính là pháp giới vô trụ, chính là pháp giới ưng vô sở trụ, sinh đến nơi đó là sơ trụ Bồ Tát. Nếu chứng đến quả vị viên mãn, hướng lên còn có 41 giai đoạn là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, đến Diệu Giác mới thành Phật, còn có nhiều vị thứ như vậy.

Nhiều vị thứ như vậy thì cách tu thế nào? Sinh tâm. Bạn không sinh tâm thì bạn không thể đạt đến Phật quả cứu cánh viên mãn. Sinh tâm gì vậy? Sinh tâm hóa độ tất cả chúng sanh. Loại hóa độ đó như Kinh Kim Cang đã nói: “Độ vô lượng vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh nào được độ”. “Độ vô lượng vô biên chúng sanh” là sinh tâm, “thật không có chúng sanh nào được độ” là vô trụ, đây là một, không phải hai. Một câu này áp dụng thì chính là 53 tham học của Kinh Hoa Nghiêm. Năm mươi ba tham học của Kinh Hoa Nghiêm gọi là trải sự luyện tâm. Lịch là trải qua, cảnh giới nào cũng đều phải trải qua, thảy đều phải trải qua. Phải hòa quang đồng trần với tất cả chúng sanh, phải hòa chung với họ, không có phân chia. Luyện tâm là luyện Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác, trải sự luyện tâm.

(Pháp Sư Tịnh Không)
lời dạy của pháp sư cao quá con đọc mà không ngộ nỗi a di đà phật