kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: Sự sai khác của A La Hán Và Phật trong Kinh Nguyên Thuỷ/Đại thừa là do Phật Thuyết!

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sự sai khác của A La Hán Và Phật trong Kinh Nguyên Thuỷ/Đại thừa là do Phật Thuyết!

    Trích 108. KINH GOPAKA MOGGALLĀNA :Bà-la-môn Gopaka Moggallāna thưa với Tôn giả Ānanda:– Có thể có chăng, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã thành tựu?– Không thể có một Tỷ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã thành tựu.

    --------------------------------------------------------------Trích 20. Kinh Ðại hội (Mahàsamaya sutta)1. Như vậy tôi nghe.Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Ðại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán.
    --------------------------------
    Trong kinh Nguyên Thuỷ Khác, đức Phật còn nói A La Hán không thể là người tu tại gia được, nếu người tại gia chứng A La Hán hoặc là họ nhập diệt hoặc là họ phải xuất gia trong 7 ngày, A La Hán nhất định phải là Tỷ Kheo, Phật còn nói người nữ không thể chứng A La Hán, vậy đích xác A La Hán phải là Tỷ Kheo rồi :), ngài A Nan trí nhớ thông tuệ, đại đa văn chẳng lẽ lại nói pháp sai cho một bà la môn?Điều này cũng thế hiện rõ hơn quá-------------------------------------------------------------
    Trường Bộ KinhDigha Nikaya
    Trích 26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống(Cakkavati-Sìhanàda sutta)

    . Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người lên đến tám vạn tuổi, có Thế Tôn tên là Metteyya sẽ ra đời, là vị A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn; như Ta nay sanh ra ở đời này, là bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Vị này tự mình biết, chứng, và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa môn, Bà la môn, loài Trời, loài Người; như Ta hiện nay tự mình biết, chứng và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa môn, Bà la môn, loài Trời và loài Người. Vị này sẽ thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lý văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; như Ta hiện nay thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lý văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hành hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Vị này sẽ có khoảng vài ngàn vị Tỷ kheo Tăng đoàn; như Ta hiện nay có khoảng vài trăm vị Tỷ kheo Tăng đoàn vậy.26. Này các Tỷ kheo, vua Sankha sẽ cho thiết lập cung điện mà vua Mahà Panada đã thiết lập. Sau khi thiết lập, vua trú tại đó. Sau vua lại bố thí cung điện ấy, dâng cúng cho các vị Sa môn, Bà-la-môn, các hàng bần cùng, du đãng, ăn xin, cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn Metteyya, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Vị này xuất gia như vậy, sống một mình, biệt lập, tinh tấn, trì chú, chuyên tâm, chẳng bao lâu chứng được vô thượng phạm hạnh, mà vì mục đích này các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Với vô thượng phạm hạnh này, ngay trong hiện tại, vị này tự tu, tự chứng, đạt đến và an trú

    .->Thế Vậy là Tỷ Kheo chứng A La Hán không thể thành tựu được tất cả các pháp như đức Thế Tôn đã thành tựu, nhưng có Phật Di Lặc , Phật Thích Ca nói tương lai Di Lặc sẽ chứng như ngài. Vậy trước Phật phải là cái gì chứ.

    ------------------------------

    Trích:Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm
    “Vào thời quá khứ, có quốc vương lớn hiệu Mãn-độ-ma; Vương phi của vua tên Mãn-độ-ma-đế. Khi ấy, Phật Tỳ-bà-thi từ cung trời Đâu-suất giáng sinh xuống cõi Diêm-phù, nhập vào bụng mẹ, an trú trong thai, phóng ra ánh sáng chiếu khắp các cõi trong thế gian, không còn chỗ tối tăm, đến cả các cảnh giới ác, địa ngục, nơi ánh sáng mặt trời mặt trăng không thể chiếu tới. Ánh sáng của Phật đến đâu, nơi ấy bỗng sáng rực lên. Hữu tình ở những nơi ấy được trông thấy nhau, liền lên tiếng: Tại sao ở đây lại có chúng sanh khác?”
    Thế Tôn nói kệ:Bồ-tát từ Đâu-suất, Khi xuống cõi Diêm-phù;Như mây bay gió thổi, Nhanh chóng vào thai mẹ.Thân phóng ánh sáng lớn, Chiếu rực cõi trời người;Địa ngục núi Thiết vi, Đều không còn tối tăm.Tất cả chúng đại tiên, Các cảnh giới cõi Phật;Đều tập hợp nhau lại, Hộ vệ thân mẹ ngài.Thế Tôn nói kệ xong, bảo chúng Bí-sô:“Các thầy lắng nghe. Khi Đại Bồ-tát ấy từ trời Đâu-suất giáng sinh xuống Diêm-phù, vào thai mẹ, Dạ-xoa Bộ-ma lớn tiếng tuyên bố: Vị Đại Bồ-tát có uy đức lớn, bậc đại trượng phu này, bỏ thân Trời, thân A-tu-la, ở trong thai mẹ để thọ thân người. Lần lượt trời Tứ thiên vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma cho đến các cõi trời Phạm phụ v.v... nghe lời này, đồng xướng lên: Bồ tát giáng thần ở trong thai mẹ, tất cả phải vân tập đến.”
    .............
    ...................
    Thế Tôn nói kệ:
    Tướng sư Bà-la-môn, Xem tướng đồng tử này;Tâu với vua cha rằng, Bậc đủ ba hai tướng.Như trăng giữa muôn sao, Ít có trong thế gian;Nếu ngài ở cung điện, Tất làm vua Chuyển luân.Thống lĩnh cả bốn châu, Sinh một ngàn Thái tử;Nếu xuất gia tu hành, Liền chứng Vô thượng giác
    .
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Trích lời Ấn Quang Tổ Sư:Phải biết thế giới này của chúng ta, trong Phật pháp của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, chỉ có một mình đức Thích Ca Mâu Ni Phật là thành Phật ngay trong thân này. Lại phải đến khi đức Di Lặc Phật hạ sanh thì mới có thể tính là có một vị Phật nữa thành Phật ngay trong thân này. Trong khoảng thời gian sau khi đức Thích Ca diệt độ và ngài Di Lặc chưa giáng sanh, muốn tìm lấy một người thành Phật ngay trong thân này thì bất luận ra sao cũng không thể có được! Dẫu chính Phật Thích Ca ứng hiện trong thế gian lần nữa, cũng không thị hiện đạo lý “thành Phật ngay trong thân” này!


    [/SIZE]Ta có nghĩa là đức Phật Tỳ Bà Thi đã thành đạo trước rồi sau đó giáng sanh xuống nhân gian thị hiện thành thân người rồi sau đó mới thị hiện chứng quả Phật.Khoảng thời gian thị hiện làm thân người đó Phật THích Ca gọi ngài là Bồ Tát có thể chỉ sự thị hiện của đức Phật Tỳ Bà Thi (trong đạo Phật, Bồ tát đơn giản là người đã phát tâm bồ đề, nguyện thành Phật và độ tất cả chúng sanh), Hơn nữa trong kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống

    -->
    Phật có tiên đoán tương lai sẽ có Phật Di Lặc ra đời cũng giống như ngài, vậy chắc chắc phải có một sự chuẩn bị trước như theo quan điểm Bắc Tông chứ nếu theo quan điểm Nam Tông, Phật chỉ là một người bình thường sau đó tu hành chứng đắc A La Hán thì làm sao Phật tiên đoán và quyết chắc như trong kinh được? Chẳng lẽ thành Phật cũng có "số mệnh" mà tiên đoán sao ?

    ->>>Các KInh điển Nguyên Thuỷ này phù họp với quan điểm của đại thừa, trái với quan điểm của người theo đạo phật Nam Tông.+Có người luận rằng Thế Tôn và A La Hán giống nhau vì trong kinh, Phật nói ngài là A La Hán, nhưng theo quy định của tiếng VIệt Nam thì việc Phật Thích Ca là A La Hán thì chưa chắc A La Hán là Phật Thích Ca cũng như hình vuông là hình chữ nhật chứ chưa chắc hình chữ nhật là hình vuông. Theo đại thừa thì a la hán cũng là Phật, nhưng là Phật Thanh Văn chứ không phải Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.Thế vì sao trong kinh Nguyên Thuỷ Phật không nói rõ mà chỉ nói mù mờ về sự khác nhau giữa A La Hán và Phật, chúng ta có sự lý giải:

    + Sau khi Phật Thị Hiện thành đạo, Phật thuyết kinh HOA NGHIÊM cho hàng bồ tát trong 21 ngày trong Định rồi sau đó thuyết các kinh Nguyên Thuỷ như A hàm,Trung Bộ,.......trong vài năm rồi sau đó mới thuyết kinh Đại Thừa. Phật thuyết kinh Nguyên Thuỷ trước vì để đặt nền móng cho Đại pháp Đại Thừa sau này của ngài.Thời kỳ thứ nhất, Ðức Thế-Tôn vì muốn cho hàng đệ-tử lìa khỏi nỗi khổ thân tâm hiện tại, hưởng sự an vui tịch tịnh, nên Ngài chỉ ngay những phương tiện giải thoát. Như Đức Phật dạy: “Thế nầy là Khổ, thế nầy là Tập, thế nầy là Diệt, thế nầy là Đạo. Như-Lai đã tu tập theo đường lối ấy, các ông nên thực hành theo. Như-Lai đã đắc quả giải thoát theo đường lối ấy, các ông nên cố gắng để chứng nhập... Hiện nay sự sống chết của ta đã dứt, phạm hạnh đã thành lập, việc làm cũng đã xong, không còn thọ thân đời sau nữa...” Xuyên qua mấy lời nầy, đạt đáo điểm của Phật cùng với hàng đệ-tử trong buổi đầu tiên dường như không khác nhau, có thể biểu dương bằng câu: “Hành đồng đạo, đắc đồng quả”
    Kinh Pháp-Hoa cũng nói:Vì thế, Xá-Lợi-PhấtTa mới lập phương tiệnNói các pháp diệt khổChỉ bày nẻo Niết-bànNhưng cảnh Niết-bàn nầyChưa phải chân diệt độCác pháp từ xưa nayTự hướng hằng vắng lặngPhật-tử đã hành đạoVề sau sẽ thành PhậtTa dùng sức phương tiệnMở bày pháp Tam-thừaTất cả chư Thế-TônĐều nói Nhất-thừa-đạoNay trong đại chúng đâyPhải nên trừ nghi hoặcLời chư Phật không khácChỉ một, không hai thừa...Pháp tối diệu bậc nhấtVì các loại chúng-sanhPhân biệt nói ba thừaKẻ thấp ưa pháp nhỏKhông tin mình thành PhậtNên ta dùng phương tiệnChia ra các đạo quảTuy là nói ba thừaKỳ thật dạy Bồ-Tát...
    Last edited by tên thành viên; 24-08-2014 at 06:38 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-10-2011, 06:03 PM
  2. Nghệ thuật sử dụng "Thần tài sống" trong kinh doanh
    By MrLove in forum Ký sự, phóng sự, hồi kí, hồi ức...
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 11:36 PM
  3. Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Phật Giáo Nguyên Thủy
    By lotus74 in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 13-07-2011, 10:03 PM
  4. SỰ MÂU THUẪN TRONG KINH SÁCH ĐẠI THỪA
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 08-03-2011, 08:23 AM
  5. Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy
    By ngoc.khanh198 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-03-2008, 12:44 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •