Tà sư và những phàm tu tưởng đã đắc đạo :

- Họ chưa được Thượng Đế sắc phong ( không phải Thần, không phải Thánh, không phải Tiên, Bồ tát càng chưa đắc Phật vị), ủy nhiệm mở khai mối đạo. Tu có nhiều linh ứng, làm được chút việc đạo đã ảo tưởng, mạo nhận, tự xưng là Minh sư gạt thiên hạ.

- Họ học được một cách công phu tu luyện của phật giáo hay một bí pháp có nguồn gốc huyền môn Á đông đã vội cho là phương pháp tu học hay nhất, thiện xảo nhất và những pháp môn nào không giống giáo lý của mình học được là tà đạo. Có cả trăm trường phổ thông trên cả nước, tuy có cách biệt nhưng không nên phán vội nhau là kém chất lượng, kết quả của học sinh mới nói lên năng lực của trường.

- Tà sư không hiểu thấu đời đạo. Không dạy được đạo lý, là những quy luật siêu hình cùng hệ thống Thượng đế và các đẳng Thần linh mười phương (luật trời). Tà sư chỉ nói được một vài câu trong kinh phật, kinh chúa chứ không có nghiên cứu khách quan hay đúc kết về các pháp môn và tôn giáo trên thế giới. Họ cũng không dạy được lý lẽ về đời sống, cách đối nhân xử thế ( luật đời ) cho đệ tử. Họ chỉ coi trọng hình thức bề ngoài khi tu.

- Tà sư là kẻ tham tiền tài, mưu cầu lợi ích bản thân ( đưa đón bằng xe ô tô, sài điện thoại xịn, ở phòng máy lạnh, đăng hình trên facebook.v.v).
Là người ham mê danh vị lớn - muôn người nể kính, và thích lộ diện mặt mũi cho thiên hạ biết đến. Cũng là kẻ có dã tâm quyền lực chi phối, thường coi mình là tôn chủ, vì tín đồ đông.

- Tà sư có hẳng một tập đoàn người chuyên quảng bá, giới thiệu, lôi kéo, hù dọa cho người ta tin theo và lo sợ nếu bỏ đạo. Họ không biết tùy duyên dạy đạo và tự do tín ngưỡng của con người. Các hình thức quảng cáo như : tôn danh hiệu, thu audio,video, CD, DVD giảng thuyết, tạo website với biểu ngữ, logo, hình ảnh; lập đạo tràng, trung tâm, hội viện, giao lưu, cho xe đưa đón tín đồ; phát sách, quạt, áo, khăn, ấn mộc, túi thơm; trao bùa, trao gương..v.v thích kêu gọi cộng tu, offline, hội quán cho đông vui, kiếm chuyện thị phi chứ không biết tu hành là mật ẩn, tự phấn đấu của mỗi người.

- Tà sư giảng đạo mơ hồ chung quy như sách Giáo dục công dân ở phổ thông. Họ nói chuyện không có dẫn chứng biện luận, không ví dụ thực tế kiểm chứng lại. Chỉ biết trên lý thuyết sách vở cổ điển & cách nói chuyện thuận lòng người thế nên những thuyết giải không phong phú, mới lạ, không bao quát. Biết thì ít mà khoa trương, dông dài trừu tượng thì nhiều.

- Tà sư và những Tôn giáo có tổ chức núp bóng thế quyền, được chánh quyền lợi dụng trị an xã hội; phục vụ chính trị hóa, các cuộc thánh chiến và vu khống, xử tử người ngoại đạo tàn nhẫn mà tự cho là nhân danh đạo rồi hứa hẹn linh hồn ở cõi sau mà chính họ còn chưa trông thấy.

- Tà sư là người tự phụ kiêu căng, không biết khiêm tốn. Tự xưng lớn như kêu đồ đệ niệm danh hiệu mình khi nguy khốn hay coi mình có hóa thân trợ độ tín đồ; ảo tưởng làm chuyện sai thần khiển quỷ (video bà Năm Hậu trừ tà); cầu siêu vong linh, cầu an chúng sanh hòa bình thế giới ( các đại lễ tại VN mà sau lễ thế thái nhân sinh càng bất ổn, tai họa này kéo theo nhân họa khác ); chữa bịnh nan y; ban phước huệ cho người ta.

Có câu:
" CHƠN NHÂN BẤT LỘ TƯỚNG " - Bậc Đạo Sư chân chánh không có lộ diện, không quảng bá rùm beng, biết 10 nói 1, ẩn danh dạy đạo chứ không phô trương, ta đây. Chân Sư thì cực kỳ khó gặp. Chỉ những ai có phước duyên và lòng chí thành tầm đạo hơn người thườngthì mới may mắn thọ pháp được.

Tuy thế :
" NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ " - Đệ tử cũng thường phải có điểm gì giống ông thầy của mình ( tu theo lối học thuộc lòng sách kinh, ai nói gì cũng tin, hay như thích xài bùa ngãi cầu lợi, thích người ta nể trọng, thích làm lớn, thích thị phi đông vui, thích cãi lộn hơn thua...) mới theo học miết, học mãi rồi cũng ra lừa phỉ thiên hạ. Chứ người chân thiện, có đầu óc thông minh, khiêm tốn khi theo tà sư một thời gian cũng rút lui.

KHÁNH BĂNG