Chuyện một: Về cuộc hội ngộ giữa Tổ ĐạoTín và Ngài Ngưu Đầu Pháp Dung.

Khi ấy, Tứ Tổ Đạo Tín quan sát khí tượng biết tại núi Ngưu Đầu này có dị nhơn, bèn đích thân tới hỏi thăm tăng chúng trong chùa:

- Nơi này có đạo nhân không?

Tăng chúng nói:

- Bọn xuất gia chúng con ai mà không phải đạo nhân!

Tổ nói:

- Vậy ai là đạo nhân đâu?

Vị tăng tịt lời. Riêng có một vị tăng nói:

-Từ đây đi vào núi 10 dặm có ông Dung lười, thấy người chẳng đứng dậy, cũng chẳng chấp tay chào, hay đó là đạo nhân chăng!

Tổ bèn đi vào núi gặp sư ngồi thẳng như chẳng nhìn nơi nào cả. Tổ hỏi:

- Ông ở đây làm gì?

Sư đáp:

- Quán tâm.

Tổ hỏi:

- Thế ai là người quán sát , còn tâm là vật gì?

Sư không trả lời được, liền đứng dậy vái chào hỏi:

- Đại Đức trụ nơi nào?

Tổ đáp:

- Bần đạo chẳng có chổ trụ nhất định, khi đông khi tây vậy thôi!

Sư hỏi :

- Ngài có biết Thiền sư Đạo Tín không?

Tổ nói :

- Vì sao lại hỏi đến ông ta?

Sư đáp:

- Ngưỡng mộ danh đức của ngài Đạo Tín đã lâu, mong có dịp tham yết.

Tổ nói:

- Thiền sư Đạo Tín chính là bần đạo đây!

Sư hỏi :

- Vì sao ngài lại đến đây?

Tổ nói :

- Ta cố ý đến đây để tìm ông. Nơi đây có chổ nào nghỉ ngơi được không?

Sư chỉ ra mé sau nói:

- Có cái am nhỏ đây!

Đoạn dẫn Tổ đến chổ am. Quây quần bên am chỉ thấy toàn hổ lang. Tổ đưa ta che tỏ vẻ e dè. Sư nói:

- Kể cũng còn cái đó vậy.

Tổ hỏi:

- Thế mới vừa rồi ông thấy cái gì?

Sư cứng họng. Lát sau Tổ viết một chử “Phật” trên phiến đá làm chổ ngồi của sư. Sư nhìn thấy sợ xanh mặt. Tổ nói:

- Ôi trăm ngàn pháp môn cùng qui về tất dạ, hà sa diệu đức đồng tại tâm duyên. Tất cả thần thông biến hóa giới môn, định môn, tuệ môn, tất tự cụ túc, chẳng rời tâm ông. Tất cả phiền não, nghiệp chướng bản lai không tịt. Tất cả nhân quả đều như mộng ảo. Chẳng có tâm giới nào khả xuất, chẳng có Bồ đề nào khả cầu. Nhân và phi nhân tánh tướng vốn bình đẳng. Đại đọa trống rỗng, chẳng tư chẳng lự, pháp như thế đấy, nay ông đã có đủ, chẳng thiếu chút nào. Như vậy với Phật có khác gì đâu, cần chi phải tìm pháp khác nữa. Ông chỉ cần để tâm tự tại, CHẲNG NÊN QUÁN CHƯ HÀNH, MÀ CŨNG CHẲNG TRỪNG TÂM.ĐỪNG KHỞI THAM SÂN MÀ CŨNG ĐỪNG ÔM MỐI LO LẮNG RẦU BUỒN. HÃY THANH THẢN VÔ NGẠI, MẶC Ý TUNG HOÀNH. CHẲNG LÀM ĐIỀU THIỆN, CHẲNG LÀM ĐIỀU ÁC. THÀNH TRỤ TỌA NGỌA NƠI NƠI ĐỀU LỘ DUYÊN. NÓI CHUNG LẠI THÌ ĐÓ LÀ SỰ DIỆU DỤNG KHOÁI LẠC VÔ ƯU CỦA PHẬT CŨNG TỨC LÀ PHẬT VẬY.

Sư hỏi:

- Tâm nếu đã đầy đủ, thì cái nào là Phật , cái nào là tâm?

Tổ nói:

- Không phải tâm thì chẳng hỏi Phật, đã hỏi Phật thì không cái nào chẳng là tâm.

Sư nói:

- Đã chẳng cho quán chư hành, thì lúc cảnh khởi, tâm làm sao đối trị được?

Tổ nói:

- Cảnh duyên chẳng tốt xấu, Xấu tốt khởi từ tâm. Tâm nếu chẳng cưỡng danh, vọng tình do đâu mà khởi ! Vọng tình đã chẳng khởi, chân tâm mặc tình biến tri. Ông chỉ cần tùy tâm tự tại, chớ chẳng cần lo đối trị. Điều đó tức gọi là thường trụ, còn Pháp thân thì chẳng đổi dời. Ta thọ nhận pháp môn đốn giáo từ Đại sư Tăng Xán. Nay ta trao lại cho ông. Hãy nhận kỷ lời ta rồi chỉ trụ núi này, sau sẽ có năm người đạt pháp tiếp nối huyền hóa!

Tổ truyền pháp xong liền quay về núi Song Phong dưỡng già. Sư từ đó pháp tịch đại thạnh. Năm Đường Vĩnh Huy, đồ chúng thiếu lương ăn, sư đến Đang Dương mộ hóa cách núi Ngưu Đầu 80 mươi dặm, tự mình vác một thạch tám đấu gạo, sáng đi chiều về, cung cấp lương thực cho 300 tăng nhân, trải không dưới 3 năm.