kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Các sư huynh ơi...!! có huynh nào biết về bộ KINH THƯ "VẠN PHÁP QUY TÔN"

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Các sư huynh ơi...!! có huynh nào biết về bộ KINH THƯ "VẠN PHÁP QUY TÔN"

    Các sư huynh đệ, có huynh nào biết về bộ kinh thư này thì cho đệ xin được thỉnh giáo và tìm hiểu với.

    Xin cám ơn các huynh @
    Nhiệm mầu vui đạo Thích Ca
    Thiền môn hứng chí Di Đà lòng chuyên
    Nương thuyền bát nhã cho yên
    Vào non ngũ uẫn tín thiền sùng tu
    Hiếu trung trọn giữ một câu
    Bãi tiên suối hạc cầm câu đợi chờ...:listen:

  2. #2

    Mặc định

    Theo tui nghe nói thì Vạn Pháp Quy Tôn là của Phật Giáo Trung Quốc thì phải, ít người muốn tìm hiểu về Kinh Thư này lắm. Mến
    Nguyện cả đời, xin Phật Tánh ở trong con

  3. #3

    Mặc định

    vậy huynh có biết ai không, giới thiệu cho đệ với.

    Thân,
    Nhiệm mầu vui đạo Thích Ca
    Thiền môn hứng chí Di Đà lòng chuyên
    Nương thuyền bát nhã cho yên
    Vào non ngũ uẫn tín thiền sùng tu
    Hiếu trung trọn giữ một câu
    Bãi tiên suối hạc cầm câu đợi chờ...:listen:

  4. #4

    Mặc định

    0903979903. Chỉ tiếp sau 12 giờ trưa

  5. #5

    Mặc định

    Tui lùng kiếm dùm huynh nhưng cũng không ra, thôi thì mỗi chổ một chút đều có liên quan đến Vạn Pháp Quy Tông mà bạn muốn. Vì có người bên diễn đàn khác đưa ra 1 số mục rất hay như sau: (những bài này tui coppy cho bạn)


    VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC

    Cuốn VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC này do Thiền Sư Tổ Nguyên người Trung Quốc trước tác vào đời vua Khang Hi năm thứ 15 (1676 T.L) nhà Thanh.

    Ngài Tổ Nguyên là một vị thiền sư đắc đạo nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Ngài nối pháp dòng Lâm Tế đời thứ 33, là đệ tử của Thượng Lam Thiên Phong Hòa Thượng ở Giang Tây, ngài trụ núi Tiểu Dương ở Yên Kinh, thủ đô nhà Thanh, ngày nay thuộc Bắc Bình.

    Quyển Lục này chẳng những là một tài liệu vô giá cho những vị đang nghiên cứu và tu theo Thiền Tông, mà lại còn là tài liệu qúi cho những vị đang tu theo đạo Tiên, đạo Nho, tất cả đều được ngài Tổ Nguyên phân tích một cách rõ ràng về chỗ sổ trường và sở đoản của mỗi nhà, và đưa ra một phương pháp dẫn đạo rất thích đáng.

    Chúng tôi dịch quyển Lục này với chủ đích: thứ nhất là làm tài liệu tu học cho Tu viện; thứ hai là giúp tài liệu cho những vị đang nghiên cứu và tu theo Thiền Tông; thứ ba là để minh định đường lối tu tập của Tu Viện Chơn Không.

    Hiện tại khi nói đến tu thiền, người ta thường nghĩ đến hoặc là tu theo thiền Minh Sát của Nguyên thủy, hoặc là tu theo những phương pháp của ngoại đạo như YOGA, như phương pháp “Chuyển pháp luân” (cho tư tưởng chạy vòng theo châu thân), phương pháp Thai Tức của Tiên gia (luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần...)... Họ đinh ninh Thiền Tông đã chết ở Việt Nam và nhường chỗ cho Tịnh Độ Tông và ngoại đạo. Quyển Lục này và những quyển sách do Tu Viện Chơn Không xuất bản là để trả lời rằng Thiền Tông vẫn còn sống ở Việt Nam và hiện có người đang tu.

    Quyển Lục này chúng tôi dịch theo bản của thầy Tỳ kheo Thừa giới và Định Huệ khắc bảng in vào năm Quang Tự thứ 34 (1908 T.L). Chúng tôi có lượng bớt lời tựa của Tiến sĩ Kim Hoằng, tiến sĩ Trịnh Tế Thái cả hai đều giữ chức vụ quan trọng trong Hàn Lâm Viện triều Khang Hi, ông Kỳ Huân Mộc làm chức cao Mật Nhiệm ở bộ Hồng Chương, lời bạt của nhóm người tái bản, lời bạt của ông Thông Tế Tổ Quán. Theo lời tựa của tác giả có nói đến phần phụ lục gồm mười hai bài kệ tuyệt cú tựa là “Độn Thế Sơn Cư”, nhưng ở bản này chúng tôi không thấy.

    Chúng tôi dịch quyển lục này là do sự khuyến khích của bổn sư chúng tôi là Thượng Tọa Thích Thanh Từ, và sau khi dịch xong chúng tôi có trình cho người giảo chính lại. Tuy thế, nhưng chắc thế nào cũng có điều sơ sót, xin độc giả lượng thứ cho.

    Tu Viện Chơn Không Trung Thu năm Quý Sửu (1973)
    Tỳ kheo THÍCH ĐẮC PHÁP

    LỜI GIỚI THIỆU

    Tâm là thể của muôn pháp, muôn pháp là dụng của tâm. Pháp chẳng lìa tâm, ngay sóng là nước. Thể hay phát dụng, như nước động thành sóng. Thế nên biết, tất cả pháp là tâm vậy.

    Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm pháp là A tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú. Nhiễm tịnh tuy sai khác, nhưng tóm lại là bóng dáng của tâm. Nếu ngộ chơn tâm vốn không (rỗng), muôn pháp tự nhiên tiêu mất.

    Nay thiền sư Tổ Nguyên ở núi Tiểu Dương, là cháu trong đạo của Đổn Thôn Phù Thạch Lão Nhơn, là đệ tử của Thượng Lam Thiên Phong Hòa Thượng ở Giang Tây. Ngài nghiên cứu thông suốt giáo điển, thâm đạt Thiền Tông, liễu đệ nhất nghĩa chứng tối thượng thừa, biện tài vô ngại, thật là cây phướn pháp vậy. Thiền sư vì lòng thương muốn dẫn dụ người hậu học, nên trao quyển “Qui Tâm Lục” để chỉ thẳng cái diệu nguyên. Trong lục này, thật tế là mỗi lời đều kiến tánh, mỗi câu đều minh tâm, có thể hay rửa sạch tà chấp, quét trừ dị kiến, chứng thẳng Bồ Đề, thoắt thành Phật đạo. Thật là thuyền từ nơi biển khổ, người dẫn đường nơi lối rẽ.

    Tôi nhờ khánh hạnh đời trước mà gặp được sách này, liền dứt hết hồ nghi, thấu rõ tâm địa. Tôi tài năng quá vụng về, tri kiến lại cạn cợt, không đủ để phát minh lẽ thâm áo. Nên lược viết lời tựa để tỏ lòng biết ơn thầy.

    Ngày rằm tháng riêng, năm Đinh Tỵ, đời vua Khang Hi.
    Cổ Yến Thể Như Cư Sĩ Lưu Phương Mộc
    Kính đề

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trước không kiếp, trước Phật Oai âm dương, Phật và chúng sanh đều không có tên gọi, nhưng mỗi mỗi đều có đủ một Viên Minh Cảnh.

    Chúng sanh vô cớ, từ trong tịnh bạch sáng suốt, biến sanh thế giới chúng sanh nghiệp quả, sanh tử, tử sanh nối không dừng, mê chìm trong ba cõi, mò mẫm trong chín loài, từ ấy đến nay mê mờ không một ngày ngộ. Nếu chẳng chặt đứt dòng lưu lãng mà trở về nguồn, thì lúc nào mới có thể giải thoát?

    Phải ngộ muôn pháp trở về nhất tâm, là chuyển thế trí để thành Phật trí. Có thể gọi là gom trăm dòng làm một tánh ướt, nhồi bụi bặm lại làm một khối, nấu chảy vòng xuyến làm một chất vàng. Biến tô lạc làm thành một vị. Pháp nhất tâm này lý sự đều tròn đủ. Mười phương chư phật, tất cả chúng sanh đều đồng tâm này, không thiếu mà cũng không thừa. Chư phật đã giác ngộ, chúng sanh chẳng nên biết, nên có tên phàm thánh mê ngộ.

    Tôi chẳng chịu rũ tay đứng nhìn, nên chỉ ra một con đường chánh trở về tâm. Người xưa nói: “Trên đỉnh núi Diệu Cao từ xưa đến nay chẳng cho bàn bạc, đầu non thứ hai chư Tổ tóm lược dung hoà nói cho hiểu ”. Cho nên tôi mượn văn vấn đáp để nói mười điều danh tướng hầu chứng minh nhứt tâm, và cũng để bố thí cho tất cả hàm linh.

    Mười điều danh tướng gồm có: một là cảnh tỉnh kẻ thế tục, để bỏ ác về thiện. Hai là cùng nhà Nho nghị luận để quét trừ sự bài báng khác lạ. Ba là cùng Đạo gia biện biệt chổn tà nguỵ, để chẳng hướng ngoài tìm cầu. Bốn là Đốn ngộ tu chứng, vượt thẳng cảnh Phật. Năm là nói sự sai biệt của Giáo và Thừa; nhỏ nhiệm chỉ bày nhất tâm. Sáu là “Duy tâm tịnh độ”, để nói Phật chẳng từ ngoài lại. Bảy là thiền phân năm tông mà lý không hai. Tám là mười loại ma sự làm loạn chánh định, để dự phòng và nuôi dưỡng đạo nghiệp. Chín là dẫn chứng lời kinh, hầu đoạn trừ nghi ngờ, và nương vào đó mà sanh lòng tin. Mười là khuyên nên in mà bố thí, hầu báo đáp ân Phật.

    Tôi thừa hưởng căn lành rất ít, chợt thấy được một góc chỗ chí đạo, cho nên trình bày cái thấy hẹp hòi của tôi. Xin các bậc cao minh phủ chính cho, thật tôi chẳng phải ức kiến mà chỉ thuận theo Phật thừa. Nếu như có người học đời sau, xem quyển lục này có sai, tôi xin tha thiết sám hối những lỗi lầm về pháp của tôi. Nếu hợp với thành tâm, trên y lời dạy mà vâng làm, ngày kia sẽ đồng đến hội Long Hoa thọ ký thành Phật có phần.

    Ngày Phật thành đạo, tháng 12, đời vua Khang Hi năm thứ 15, nhà Đại Thanh (T.L 1676)

    Tổ Nguyên Siêu Minh Thiền Sư


    .................................................. ..............................
    MỤC NÀY MUỐN HỎI:-

    -VẠN PHÁP QUY TÂM, TÂM QUY HÀ XỨ?

    HAY

    -VẠN PHÁP QUY NHÂT, NHẤT QUY HÀ XỨ?

    Mình đã có đôi dòng thô thiển tạm trình, kính mong tất cả cùng đóng góp, vì mình nghĩ câu hỏi này rất hay và thiết thực trên đường tu.
    Kính.

    .................................................. .................................................. ............................................

    Nguyên văn trả lời:

    Quy lại Vạn pháp!

    Đúng ra là:
    Vạn pháp tức Tâm, Tâm tức Vạn pháp
    Vạn pháp tức Nhất, Nhất tức Vạn pháp.
    Cũng chẳng Vạn pháp hay Nhất, Tâm
    Cũng là Vạn pháp hay Nhất, Tâm.

    Xưa nay là nó, khéo thì nhận, làm gì có chỗ mà "quy"?
    Nhưng, lời xưa nói "Quy" lại sai chăng?
    Chẳng sai!

    Tại sao nói chẳng quy là đúng mà quy cũng là đúng?
    Vì trọn trước mặt nên nói chẳng có quy, "trước ba ba sau ba ba" nên nói chẳng có quy, "ở phàm chẳng giảm ở Thánh chẳng tăng" nên nói chẳng có "Quy", "Bổn lai vô nhất vật", "nói giống một vật tức chẳng trúng" nên nói chẳng có "Quy", vì "từ sanh đến tử chỉ thế ấy, xoay đầu chuyển não làm chi?" nên nói chẳng có "Quy".
    Nhưng lại:
    Vì vàng trong quặng mãi vẫn chẳng thể sáng nên có "quy", vì phàm Thánh thiên sai vạn biệt do bởi khéo cùng chẳng khéo nên nói có "quy", vì Tổ Tổ, Cổ đức đèn Tâm chiếu rạng trong khi chúng chúng tự có mà thường mê nên mới lập "quy", vì "bất thức huyền chỉ, đồ lao niệm tịnh" nên nói phải có "quy", vì "chẳng biết bổn lai vô nhất vật, công phu luống uổng một đời ai" nên phải có "quy" vậy.

    Chẳng quy tự chẳng quy, quy lại vẫn quy, ai thấy chẳng khác?
    Nếu thật đã "quy" tức sẽ thấy rõ, nếu đã thấy rõ còn tấc đất nào cho "vạn pháp", "nhất" hay "tâm"?
    Tuy thế, cốt phải trực nhận, nghe suông bàn suông chỉ là đất chết!

    Mong tất cả đồng quy chỗ chẳng có gì để quy!
    Kính.Tri tri kiến kiến
    Bổn vô kiến tri
    Thường kiến thường tri
    Chân tri chân kiến
    ---------
    Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
    Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
    Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
    Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai



    chieuthanh đã viết:
    Vạn Pháp quy tâm là chấp Tâm, tâm quy về đâu ? vì tâm củng là một pháp !!!

    vạn Pháp quy nhất, là chấp có, Hể có tức Vô thường !

    Vạn Pháp quy không , là chấp Không, tức đoạn diệt.

    Vạn pháp là lưu chuyển, nên là tâm, là nhất, là không, mà chẳng là tâm, chẳng là hửu, chẳng là "Không", nên vạn pháp sinh vạn pháp, vạn pháp diệt vạn pháp và vạn pháp .... như thị.
    Theo mình thì đạo hữu chẳng hiểu vấn đề!
    Vì:
    - Vạn pháp quy tâm thì Tâm này chẳng phải một vật như một pháp. Tâm là chỗ nào? Tâm là vật gì? Sao lại là "Ba cõi dấy lên đồng về một tâm, Phật trước Phật sau đều truyền Tâm ấy"? Xin hỏi Tổ sư Tây lai ý!
    - Vạn pháp quy nhất chẳng phải ở chỗ "chấp có", vì "nhất" này chẳng phải là một vật thể nào để gọi là sợ dính chấp có, để đến nỗi sợ "hữu hình hữu hoại" theo vô thường! "Nhất" này là gì? Chính là chỗ "Trời đất cùng ta đồng gốc" (Triệu Luận), chính là "nhất tinh minh sinh lục hòa hợp" vậy.
    - "Nhất" và "Tâm" là đồng, là khác? Hãy nghĩ kỹ!
    - Vạn pháp quy Không, Không này chẳng hề là chấp không, chấp đoạn diệt! Không này chính thị là chỗ Không Huệ của Bát Nhã, lại nói Bát Nhã đoạn diệt sao? Không này chính là "Tất Cánh Không", ly Tứ cú tuyệt Bách phi, mà tức tứ cú lại tức bách phi, dung thông vô ngại, không là tất cả mà lại chẳng hề lìa tất cả, há có chỗ để lập cái chấp Không sao?
    - Lại hỏi, "Nhất", "Tâm", "Không" là đồng? là khác?

    Vạn pháp lưu chuyển mà cũng chưa từng lưu chuyển.
    Vạn pháp là tâm, là nhất, là không, mà cũng chẳng là tâm, chẳng là nhất (chứ chẳng phải chữ "hữu" ở trên!), chẳng là Không, nhưng KHÔNG PHẢI NÓI SUÔNG MÀ ÍT NHẤT PHẢI THẬT THẤU RÕ TẠI SAO NÓ NHƯ THẾ!
    Nên, Vạn pháp chẳng sinh vạn pháp, vạn pháp chẳng diệt vạn pháp.
    Vạn pháp lại tự là sinh diệt, lại tự là bất sinh bất diệt, lại tự là động, lại tự là tịnh, ai khéo thấy chăng?
    Quả là "vạn pháp như thị", nhưng ai khéo thấy thật Như Thị chăng, để thật sống với Như Thị mà chẳng bị trệ nơi hai chữ Như Thị vậy!?

    Pháp pháp thường vọng
    Pháp pháp thường chân
    Pháp pháp bất như
    Pháp pháp như thị
    Pháp pháp "nhất", "tâm"
    Pháp pháp viễn cách
    Pháp pháp trầm luân
    Pháp pháp Niết Bàn!

    Khéo thì thấy, thật ngôn từ chưa từng chống trái, thật rỡ rỡ ánh ánh Linh quang!
    Chẳng khéo thì nguy, kề bên ngọc quý có viên thuốc độc, kề bên tri kỷ kẻo nhận lầm thần chết đang vác dao chờ!
    Lại giết được chăng?
    Last edited by saigon-tuan; 18-09-2008 at 09:14 PM.
    Nguyện cả đời, xin Phật Tánh ở trong con

  6. #6

    Mặc định

    Huynh đã lặn lội tìm kiếm giúp cho đệ.
    Đệ xin chân thành cảm ơn @

    +++++++++++++++++++++++++++
    Nguyện xin chư vị Phật Tổ soi đường dẫn lối trên con đường học đạo của con.:yb663:
    +++++++++++++++++++++++++++
    Nhiệm mầu vui đạo Thích Ca
    Thiền môn hứng chí Di Đà lòng chuyên
    Nương thuyền bát nhã cho yên
    Vào non ngũ uẫn tín thiền sùng tu
    Hiếu trung trọn giữ một câu
    Bãi tiên suối hạc cầm câu đợi chờ...:listen:

  7. #7

    Mặc định

    bạn hỏi về Vạn Pháp Quy Tông (萬 法 歸 宗) hay là Vạn Pháp Quy Tâm (萬 法 歸 心)?
    Đây là 2 bộ sách khác nhau, chữ Hán Việt khác giữa Tôn và Tâm, và ý nghĩa cũng khác nhau. Một là sách về huyền môn, huyền thuật, còn cuốn kia là về Phật môn.

    Nếu bạn đi vào đường học phật, thì có lẻ Vạn Pháp Quy Tâm là đúng sách bạn muốn tìm rồi.

    Một chút thiển ý.
    Last edited by giangvietson; 18-09-2009 at 03:45 AM.

  8. #8

    Mặc định

    Vạn Pháp Quy Tâm là sách của môn phái Thiền Tông bên Trung Hoa còn Vạn Pháp Quy Tông là sách phù chú của Đạo Gia. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần có được cuốn sách này là có thể tinh thông bùa chú muốn làm gì thì làm, xin thưa rằng nếu ko biết cách vận dụng thì chỉ tự mình hại mình thôi. Đạo gia lấy Tu Chân Cửu Yếu làm tiền đề để tu học trong đó Đệ Nhị Yếu chính là tích đức tu hành, đã ko giữ đức mà muốn đạo thuật hơn người thì chỉ có họa là bàng môn tả đạo.


    Rùa kính bút.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •