Hán văn

【大學之道】

大學之道:在明明德,在親民,在止 至善。知止而后有定,定而后能靜, 而后能安,安而后能慮,慮而后能得 。物有本末,事有終始,知所先後, 近道矣。古之欲明明德於天下者,先 其國;欲治其國者,先齊其家;欲齊 其家者,先脩其身;欲脩其身者,先 其心;欲正其心者,先誠其意;欲誠 意者,先致其知;致知在格物。物格 而后知至,知至而后意誠,意誠而后 正,心正而后身脩,身脩而后家齊, 齊而后國治,國治而后天下平。

自天子以至於庶人,壹是皆以脩身為 。其本亂而末治者否矣;其所厚者薄 而其所薄者厚,未之有也。

Phiên âm:

Đại học chi đạo

Đại học chi đạo :tại minh minh đức , tại thân (tân) dân , tại chỉ ư chí thiện . Tri chỉ nhi hậu hữu định , định nhi hậu năng tĩnh , tĩnh nhi hậu năng an , an nhi hậu năng lự , lự nhi hậu năng đắc . Vật hữu bản mạt , sự hữu chung thủy , tri sở tiên hậu , tắc cận đạo hĩ .

Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả , tiên trị kì quốc ;dục trị kì quốc giả , tiên tề kì gia ;dục tề kì gia giả , tiên tu kì thân ;dục tu kì thân giả , tiên chính kì tâm ;dục chính kì tâm giả , tiên thành kì ý ;dục thành kì ý giả , tiên trí kì tri ;trí tri tại cách vật . Vật cách nhi hậu tri chí , tri chí nhi hậu ý thành , ý thành nhi hậu tâm chính , tâm chính nhi hậu thân tu , thân tu nhi hậu gia tề , gia tề nhi hậu quốc trị , quốc trị nhi hậu thiên hạ bình .

Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân , nhất thị giai dĩ tu thân vi bản . Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả phủ hĩ ;kì sở hậu giả bạc , nhi kì sở bạc giả hậu , vị chi hữu dã

Dịch nghĩa:

Đạo đại học

Mục đích của sự học rộng cốt là để làm sáng cái Đức sáng của mình, khiến cho người ta tự đổi mới, khiến cho người ta dừng ở chỗ chí thiện.
Biết chỗ phải dừng thì sau mới có chí hướng xác định được. Có chí hướng xác định rồi sau mới có tĩnh tâm. Tĩnh tâm rồi sau tính tình mới được an hòa. Tính tình an hòa rồi sau mới suy nghĩ chín chắn. Suy nghĩ chính chắn rồi sau mới đạt được chí thiện. Vật gì cũng có gốc ngọn, việc gì cũng có đầu cuối. Biết được chỗ trước, chỗ sau của sự vật, thì tiến gần đến mục đích của sự học vậy.
Thời xưa kẻ muốn làm sáng cái đức sáng của mình trong thiên hạ, thì trước hết phải trị được nước mình. Muốn trị được nước mình, thì trước hết phải chỉnh đốn được nhà mình. Muốn tu sửa thân mình, thì trước hết phải làm cho tâm mình được ngay chính. Muốn làm cho tâm mình được ngay chính, thì trước hết phải làm cho ý được chân thật. Muốn cho ý thành thật, thì trước hết phải đưa sự hiểu biết của mình đến cực độ. Đưa sự hiểu biết đến cực độ, là cốt ở chỗ trừ bỏ sự che lấp của vật dục.
Trừ bỏ sự che lấp của vật dục, rồi sau mới đưa sự hiểu biết của mình đến cực độ. Sự hiểu biết mình có đến cực độ, rồi sau ý mình mới thành thật. Ý có thành thật, rồi sau tâm mình mới ngay chính. Tâm có ngay chính, rồi sau thân mới tu sửa. Thân có tu sửa, rồi sau nhà mới chỉnh đốn. Nhà có chỉnh đốn, rồi sau nước mới yên trị. Nước có yên trị, rồi sau thiên hạ mới thái bình.
Từ thiên tử cho đến kẻ thường dân, tất cả đều phải lấy sự tu thân làm gốc. Gốc đã loạn mà ngọn lại yên trị, thì không thể có được. Còn chỗ phải dùng sức nhiều mà lại dùng ít, chỗ phải dùng sức ít mà lại dùng nhiều, thì chưa hề có sự đó vậy.