Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 44

Ðề tài: Đối thoại với Thượng đế-Neal Donald Walsch

  1. #1

    Mặc định Đối thoại với Thượng đế-Neal Donald Walsch

    Dẫu biết rằng “thị hiếu” của mỗi bạn đọc là khác nhau nhưng đôi lúc tôi cứ cảm thấy buồn buồn, vì đôi khi có những cuốn sách hay được cả thế giới đón nhận thì đến lúc được xuất bản tại Việt Nam, chẳng mấy bạn đọc biết tới và chỉ sau một thời gian ngắn là bị chìm nghỉm trước hằng hà sa số những đầu sách tiểu thuyết trinh thám, ái tình hay dạy kinh doanh, làm giàu đang bán chạy khác.

    Từ góc nhìn của tôi, cuốn Đối thoại với Thượng đế của Neal Donald Walsch cũng đã rơi vào trường hợp như vậy. Thậm chí, Nhã Nam – công ty chịu tránh nhiệm chính trong việc cho ra đời cuốn sách, hình như cũng không mặn mà lắm với việc tiếp thị chút ít cho tác phẩm đầy giá trị này.

    Đúng như tựa đề của tác phẩm, đây là cuốn sách ghi lại “một cuộc đối thoại kỳ lạ” giữa tác giả và Thượng Đế từ chính ngòi bút của ông. Việc này nghe có hơi vẻ điên rồ và ảo tưởng, nhưng nếu bạn cũng luôn bị “ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày” như tôi thì hãy gác lại những định kiến của mình để thử đọc vài trang đối thoại đầy trí tuệ và dí dỏm trong cuốn sách này.

    Không biết với người khác thì thế nào chứ với tôi thì những tri thức mà cuốn sách đem đến đã thoả mãn mọi khát khao được biết của tâm hồn mình. Tôi chưa đọc tác phẩm nào lại nói cho người ta biết rõ ràng và thuyết phục đến thế về nhiều vấn đề vẫn được tranh cãi từ bao đời. Bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách này câu trả lời cho các vấn đề như Thượng đế thực sự là ai, Con người thực sự là ai, Địa gục thực sự là gì, mục đích sống thực sự của Con Người là gì, đâu là cốt tủy của mọi tôn giáo, người ta phải làm gì để đời mình “cất cánh”, đam mê có nghĩa là gì, từ bỏ có nghĩa là gì, bản chất của mọi mối quan hệ là gì, cái chết thực sự là gì…

    Tìm hiểu về tâm linh và tôn giáo trong 5, 6 năm qua, nhân sinh quan của tôi ảnh hưởng nhiều bởi những quan niệm của nhà Phật. Nhưng đâu đó trong tâm hồn, tôi vẫn thấy giáo lý nhà Phật vẫn chưa thỏa mãn được những băn khoăn, khắc khoải của mình. Trong cảm nhận của tôi, tư tưởng Phật vẫn chưa thể giúp tâm hồn mình vượt thoát được. Chỉ đến khi đọc Đối thoại với Thượng đế, tâm hồn tôi mới được “chắp cánh”, bay lên và bứt phá khỏi mọi tư tưởng giáo điều, nhẹ nhàng chao liệng trên bầu trời tự do của Chân lý. Tôi đã tìm thấy trong nội dung cuốn sách này cốt lõi tư tưởng của đạo Phật, đạo Kitô, đạo Bà La Môn… và tri thức để tâm hồn mình siêu việt lên các tôn giáo ấy.

    Khi đọc xong cuốn sách, tôi mới hiểu vì sao cuốn sách lại có thể nằm trong danh sách best-seller của tờ The New York Times suốt 137 tuần. Tôi tự nhủ rằng: “Nếu nói rằng đây là cuốn Kinh Thánh cho Thời Đại Mới (New Age) thì cũng không quá.” Trao đổi với tôi qua email, dịch giả Nguyễn Trung Kỳ – người đã chuyển ngữ trôi chảy tuyệt vời tác phẩm này chia sẻ: “tôi hy vọng bạn sẽ đọc cuốn sách nhiều lần để cảm nghiệm được sức mạnh giải phóng của nó.” Nghe lời anh, tôi đã kiên nhẫn đọc đi đọc lại nhiều lần từng đoạn một, từng chương một. Càng đọc, tôi càng thấy rằng mình không thể đọc nhanh nếu như không muốn bỏ sót hay cảm nhận vẻ đẹp hết của những viên ngọc tri thức trong tác phẩm.

    Tôi nghĩ triết gia Ấn Độ Vivekananda cũng không quá cực đoan khi nói rằng: “Chỉ nên đọc sách của những người đắc đạo, còn bao nhiêu sách vở trên đời đều nhảm nhỉ cả.” Bởi đôi khi chỉ cần thấm nhuần tư tưởng của một cuốn sách minh triết như Đối thoại với Thượng Đế cũng đủ để sáng tỏ cả cuộc đời.

    Những trích dẫn đặc sắc

    Ý Nghĩ Cao Nhất luôn luôn là ý nghĩ chứa đựng niềm vui. Lời Nói Rõ Ràng Nhất là lời nói chứa đựng sự thật. Cảm Giác Lớn Lao Nhất là cảm giác mà ngươi gọi là yêu thương.

    Mọi người, ai cũng đặc biệt, và mọi giây phút đều là vàng ngọc. Không có người nào và không có lúc nào đặc biệt hơn người khác, lúc khác.

    Bí mật sâu xa nhất: đời sống không phải là một tiến trình khám phá, mà là một tiến trình sáng tạo…

    Chỉ có duy nhất một lý do để làm điều gì đó: một lời khẳng định với vũ trụ: Ngươi Là Ai.

    Hỏa ngục là đối nghịch với niềm vui. Nó là sự bất toàn. Hỏa ngục là biết được Ngươi Là Ai và Là Gì, nhưng lại không kinh nghiệm được điều đó. Nó là bị kém. Đó là hỏa ngục, và ở đó, không còn gì là lớn hơn cho linh hồn ngươi nữa.

    Đôi khi con người ta phải phải tiến hành chiến tranh để đưa ra lời khẳng định lớn nhất về người mà họ thực sự là: một con người kinh tởm chiến tranh.

    Sự sống, tự bản chất của nó, không thể có được bảo đảm. Bằng không, toàn bộ mục đích của nó sẽ bị bóp nghẹt.

    Yêu thương là thực tại tối hậu. Nó là thực tại tối hậu duy nhất. Là tất cả. Cảm giác yêu thương là kinh nghiệm của ngươi về Thượng đế.

    Nguồn : http://dohoangtung.wordpress.com/200...ng-d%E1%BA%BF/


    Các bạn có thể down về (bản tiếng việt+tiếng anh) tại trang web:

    http://www.ue-global.com/showthread.php?t=1041

    Bạn nào có đường link bản dịch các quyển còn lại thì chỉ giùm đường link cho Mt

    Thanks!

  2. #2

    Mặc định

    Thái cực sinh lưỡng nghi, chỉ khi có lưỡng nghi mới kinh nghiệm được thái cực, và thái cực mới hiện hữu.Con gà có trước hay quả trứng có trước là ở đây, "Con gà" chỉ được định nghĩa khi có "Quả trứng gà", Tuyệt đối chỉ được kinh nghiệm khi có tương đối, Thượng đế không hiện hữu chỉ được kinh nghiệm sau khi Thượng đế hiện hữu. :)

    Một đoạn thật hay về Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, về nguồn gốc của tình yêu, về hiện hữu-không hiện hữu.Cái vô hình chỉ có thể hiện hữu khi có cái hữu hình :)

    Có nhiều điều tôi muốn hỏi về những vấn đề lớn và rất hiển nhiên như:
    Tại sao thế giới lại ở trong tình trạng hiện nay?
    Câu hỏi này được đặt ra rất nhiều lần, từ khởi thủy cho đến bây giờ.
    Các người đã muốn biết:
    Tại sao thế giới lại như vậy?
    Nói cách khác: Nếu Thượng Đế hoàn toàn thương yêu tại sao tạo ra những
    bệnh dịch và đói khát, chiến tranh và bệnh hoạn, động đất và bão tố
    gây nhiều thiên tai trên toàn thế giới?
    Câu trả lời nằm ở chỗ bí mật thâm sâu nhất vũ trụ và có ý nghĩa cao
    nhất trong đời sống. Ta tỏ ra lòng tốt của Ta không chỉ bằng cách tạo
    ra những gì hoàn hảo chung quanh các người. Ta không chứng minh tình
    yêu của Ta bằng cách cấm các người chứng minh tình yêu của các người.
    Như Ta đã giải thích, các người không thể chứng minh được tình yêu cho
    tới khi nào các người có thể chứng minh được sự không yêu. Một vật
    không thể hiện hữu nếu không có cái đối nghịch của nó ngoại trừ ở thế
    giới tuyệt đối. Và phạm vi tuyệt đối không đủ cho các người hay cho
    Ta. Ta hiện hữu ở đó trong cái vĩnh cửu và cũng từ đó, các người sinh
    ra. Trong tuyệt đối không có kinh nghiệm, chỉ có giác (biết).
    Giác là một trạng thái thiêng liêng, còn cái vui nhất là hiện hữu.
    Hiện hữu chỉ có thể hoàn thành sau khi đã kinh nghiệm. Cuộc tiến hóa
    như thế này: Giác, Kinh Nghiệm, Hiện Hữu. Đó là Ba Ngôi Linh Thiêng
    của Thượng Đế. Thượng Đế Cha là Giác. Cha của mọi hiểu biết, Người
    sinh ra mọi kinh nghiệm vì các người không thể kinh nghiệm điều các
    người không biết.
    Thượng Đế Con là Kinh Nghiệm sự hiện thân, sự hành động tất cả những
    gì Thượng Đế Cha biết về Mình vì không thể nào hiện hữu cái chưa được
    Kinh Nghiệm.
    Thượng Đế Tinh Thần là Hiện Hữu – hóa thân của tất cả những gì Con đã
    kinh nghiệm về mình. Cái Hiện Hữu tính đơn giản và tuyệt mỹ chỉ có thể
    có được qua ký ức về giác và kinh nghiệm. Cái hiện hữu đơn giản này là
    niềm vui. Đó là trạng thái của Thượng Đế sau khi đã biết và kinh
    nghiệm về chính Mình.
    Đây là điều Thượng Đế đã mong ước từ khởi thủy. Bộ ba trong một của
    Thượng Đế có thể hiểu thêm như: Cha Mẹ Con Cái hoặc Cái Gây Ra – Cái
    Được Gây – Cái Hiện Hữu.
    Thế giới như hiện tại với những thiên tai như động đất, bão tố, lụt
    lội v.v…chỉ là những nguyên tố chuyển động từ cực này qua cực kia.
    Toàn bộ chu kỳ sinh tử là một phần của cái chuyển động này. Đó là
    những nhịp điệu của đời sống ảnh hưởng đến tất cả mọi vật đang hiện
    hữu.
    Last edited by minhthai; 22-09-2011 at 01:08 AM.

  3. #3

    Mặc định

    Kiến thức của bạn Minhthai về Kinh dịch thật uyên thâm!
    Mình cũng biết chút ít, nói là đàm đạo thì k dám, nhưng có một điều thắc mắc mình ấp ủ bấy lâu vẫn chưa tìm ra lời giải xin được thỉnh giáo
    Dịch nói Một âm một dương mà thành đạo - Nhất âm nhất dương chi vị đạo
    Mình chưa thoả mãn với điều này. Nếu chỉ có âm có dương thôi vẫn còn thiếu, phải có cái gì đó thì âm dương mới kết hợp tạo nên sự cân bằng và hài hoà của muôn loài và vũ trụ.
    Điều đó là gì? là gì mà lớn đến nỗi tạo nên cả trời đất, là gì mà nhỏ đến nỗi tạo nên vô số loài vi sinh và còn nhỏ hơn thế nữa....? Phải chăng đây là điều thiêng liêng chỉ dành cho những ai không thấy mà tin.
    Last edited by compassion; 24-09-2011 at 10:39 AM.
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  4. #4

    Mặc định

    Mt cũng chỉ biết 1 chút gà què về Dịch,Mt trích 1 đoạn trong chương XII trong cuốn sách trên:

    Khám phá ra chân lý rằng đời sống chẳng liên hệ gì tới thân thể, cóthể tạo ra sự mất quân bình vì thân thể. Lúc đầu thực thể hành độngnhư thân thể là tất cả, còn bây giờ nó hành động như thân thể chẳng cókí lô gì cả. Đương nhiên, điều này đúng (và đôi khi với đau đớn) nhớlại. Các người là một hiện hữu bộ ba do thân thể, trí tuệ và linh hồntạo thành. Mãi mãi các người sẽ là hiện hữu bộ ba không chỉ riêng lúcthời gian các người sống trên địa cầu. Có những ngưòi đặt giả thiếtkhi chết, thân thể và trí tuệ bị bỏ rơi. Chúng không bị bỏ rơi.Thân thể bỏ lại cái phần nặng nhất nhưng vẫn giữ lại cái vỏ ngoài. Trítuệ (không nên lầm với bộ não) cũng đi theo các người hợp với linh hồnvà thân thể như một khối năng lượng có ba chiều hay ba mặt. Nếu cácngười chọn để trở lại cái dịp kinh nghiệm đời sống trên địa cầu, cáingã thiêng liêng sẽ lại một lần nữa phân cái ba chiều thực của nóthành ra những cái mà các người gọi là thân thể, trí tuệ và linh hồn.Trên thực tế, các người là một năng lượng với ba tính chất khác biệt.Lúc các người tìm cách cư ngụ trong một thân thể thể chất mới ở ĐịaCầu đây, cái thân thanh khí của các người (như một số trong các ngườigọi là vậy) hạ tầng rung động xuống, tự nó chậm lại từ nhịp rung nhanhtới mức không thể nhìn được nó, xuống một tốc độ, tốc độ này tạo ra khối lượng và vật chất. Cái vật chất này do tư tưởng thanh tịnh tạo ra, do hành động của trí tuệ, cái diện trí tuệ cao cả của hiện hữu, bộ ba của các người. Cái vật chất này là sự đông đặc của triệu triệu tỷ
    những năng lượng khác nhau làm thành một khối lượng lớn, có thể được kiểm soát được bởi trí tuệ.... các người quả thật là một người thông minh. Khi những đơn vị năng lượng nhỏ bé đã xài hết năng lượng của chúng, chúng bị loại ra bởi thân thể và trí tuệ tạo ra những đơn vịNgười Là Ai! Cái thân thanh khí bắt chộp tư tưởng (đây là một lốinói), hạ thấp nhịp rung của nhiều đơn vị hơn nữa (theo nghĩa kết tinh lại) và chúng trở thành thể chất, thể chất mới của các người. Theo lối đó, tất cả những tế bào nơi thân thể các người thay đổi cứ vài năm một lần. Nghĩa là các người không vẫn là một người cách đây mấy năm. Nếu các người nghĩ những tư tưởng đau ốm hay bệnh tật (hoặc liên tục giận dữ, thù hận và tiêu cực), thân thể sẽ chuyển những tư tưởng này thành những dạng thể chất.


    Hôm qua đọc vnexpress thấy các nhà khoa học nhận thấy có những hạt(khối lượng coi như bằng 0) chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

    Mt nghĩ vũ trụ (hữu hình và vô hình) như 1 trục x0y, trong đó điểm 0 là điểm giới hạn về khối lượng và vận tốc ánh sáng, từ 0 đến dương vô cùng là vũ trụ hữu hình.Bên kia điểm 0 đi về âm vô cùng, Thời gian và không gian không còn tồn tại.
    Nếu không còn khái niệm thời gian thì vũ trụ hữu hình bao la đến bao nhiêu hay vi mô như các hạt cơ bản cũng không còn có ý nghĩa về khoảng cách nữa (vì lúc đó thời gian-đơn vị đo khoảng cách giữa 2 sự kiện sẽ không còn).

    Thuyết âm dương thì Hư không sinh thái cực, từ Không mới sinh ra Có.Cũng như có 1 Thượng đế vô cùng, vô tận kinh nghiệm mình bằng cách sáng tạo ra cái giới hạn, hữu hạn.Thượng đế không thể nhốt mình trong cái Tuyệt đối được, vì như vậy là 1 thượng đế chết và không sáng tạo.Có lẽ chính cái đối lập và thống nhất giữa cái vô cùng và hữu hạn, cái Vô cùng kinh nghiệm mình bằng cái hữu hạn nên mới tạo ra Âm-Dương đối lập, đối lập để Thái cực phát triển và sáng tạo, qua đó cái Không mới Kinh nghiệm được mình từ cái Có của Thái cực.

    Như vậy những dòng dài dòng trên cũng phải khởi nguồn từ 1 Thượng đế đang sống và kinh nghiệm chính mình qua vũ trụ hữu hình đang thở 1 cách sống động :)

  5. #5

    Mặc định

    Tiếp tục đi bạn ơi

  6. #6

    Mặc định

    Nói chuyện với Thượng đế
    Đây thật ra là trải bày những chứng ngộ của tác giả. Tại sao tác giả làm vậy?
    Bởi người đời luôn tin vào một Thượng đế ở đâu đó trên 9 tầng mây, k ai tin rằng Thượng đế ngự trong trái tim mỗi con người. Qua "Nói chuyện với thượng đế" mỗi người chúng ta sau khi đọc sẽ phá được nhiều trói buộc, những mặc cảm tội lỗi, những ràng buộc xã hội, gia đình... cuối cùng nhận ra rằng: "Mình chính là Thượng đế"
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  7. #7

    Mặc định

    Đọc cuốn sách này Mt ngộ ra nhiều điều, nhiều điều nghĩ không quan trọng lắm, nhưng thực ra là 1 phần của Sáng tạo.
    Đọc đoạn đầu tin mừng Gioan, "Lúc khởi đầu đã có Ngôi lời, Ngôi lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi lời là Thiên Chúa".Câu này thấy thật khó hiểu.

    Lại liên quan đến Dịch 1 chút,bộ tứ Tý Ngọ Mão Dậu gồm: Trí (thủy)-Khởi nguồn của sáng tạo; Nhân (chấn mộc)-Hành động sáng tạo-Đạo (Ly hỏa)- Lời (đoài kim) tạo thành 1 vòng tròn quan niệm-sáng tạo-kinh nghiệm.

    Lời là ngôn ngữ, chữ viết, đối thoại,vv... Kinh thánh, Kinh phật, khoa học,vv... tất cả đều là Lời (Word).Lời là khởi điểm của Trí (Kim sinh thủy), Trí sinh Nhân hành(thủy sinh mộc), Nhân sinh Đạo (Mộc sinh hỏa), về tới Đạo là hết 1 chu trình vận động.Từ Đạo lại khởi xuất Lời (tràng sinh của Kim tại Tỵ hỏa).

    Vậy khởi sinh của Lời phải xuất phát từ Đạo (kim sinh tại Tỵ hỏa); Trí phải được khởi nguồn từ Lời (tràng sinh của thủy tại Thân); Nhân hành (chấn) phải khởi sinh từ hợi thủy của Trí; và Đạo phải khởi sinh từ Lòng nhân ( dần mộc).

    Ngoài ra chúng ta sẽ thấy những bức tường ngăn cách giữa Lời-Trí_Nhân_Đạo, đó là tứ mộ.

    Để từ Trí biến được thành Lòng nhân, thành hành động sáng tạo phải vượt qua 1 quả núi thực sự (Cấn cung), nơi mà Ngôn ngữ, ngôn từ bất lực(Kim mộ tại sửu).Nơi mà tâm trí con người dường như u mê, không biết hành động nào là đúng (Sửu-Sơn thủy mông), trước mặt là núi, sau lưng là biển mê.Thôi đành phải leo núi :), ngọn núi ngăn cách Trí và Hành Nhân.

    Một cửa ải nữa ngăn cách Con người và Đạo đó là Thìn cung, nơi mà Trí bị chôn vùi, trí ngăn cách Con người đến với Đạo.Nhưng may mắn là Trí và Thân thể (thổ) cùng bị chôn vùi tại Thìn thổ, tất cả rồi sẽ chết, lúc đó Mộc mất Thổ và Thủy sẽ thành Đạo-hoặc Không đạo.

    Con người sau khi chết, cái tinh túy nhất của Lòng nhân (Mộc) sẽ cư ngụ nơi Mùi cung, nơi Lòng nhân sẽ được ở bên cạnh Đạo-Thượng đế (Ngọ Mùi nhị hợp).

    Một vòng mới lại bắt đầu, Qua Mùi cung là Địa Hỏa Minh Di, Đạo lại chìm xuống mặt đất, thời tăm tối bắt đầu, mặt trời xuống đất, đến cung Thân-Khôn là nhập thể.

    Vách ngăn cuối là Tuất cung, nơi Đạo trú ngụ, nơi giới hạn giữa Lời-Và Trí, Lời không thể chỉ cho Trí biết hết về Đạo.

    Một số cặp quan hệ khác cũng diễn đạt nhiều ý tứ thú vị về Trí-Đạo, Lời-Hành động như Tý sửu nhị hợp (Trí hồi tưởng lại lời); Ngọ Mùi nhị hợp (đạo và lòng nhân), Mão Tuất nhị hợp (Hành động hợp Đạo nhưng có xu hướng làm tắt ngọn lửa của đạo),vv...

    Có thể những dòng trên sẽ có những điểm chưa chuẩn, các bạn cảm thấy thích thú xin góp ý.Mt chỉ nêu 1 góc nhìn nào đó về Con người, những giới hạn ngăn cách, tương trợ giữa Lời nói, hành động, trí tuệ và Linh hồn (Đạo).

  8. #8

    Mặc định

    Hi hi hay quá!, quan điểm của MT về Đạo đời được diễn thành Dịch kinh thật là sâu sát
    Nhìn trên cách diễn Dịch này thì tất cả khởi nguôn từ Trí (Khảm cung) rồi kết thúc tại Trí (Khảm cung). Thật là rất thuyết phục

    Tuy nhiên Trí là cái có sau, Khảm - Thủy là cái có từ vô thủy vô chung, cho nên Trí không thể là điểm khởi đầu được, việc gán Trí tại cung Khảm có gì đó không hợp lý.
    Tại sao mình nói Trí là cái có sau, bởi từ khi sinh ra đời con người ta chưa hề có sự phân biệt thế giới quan, qua thời gian học tập và kinh nghiệm mới hình thành nên cái Trí biết phân biệt, biết đúng sai.

    Như vậy Khảm - Thủy - Hưu môn phải là Đạo mới đúng, như Biển cả bao la dung chứa tất cả phiền não của thế gian, tất cả khổ đau đều đổ về Biển lớn, từ đây mà muôn loài được tắm gội, gột rửa.

    Sau khi được gột rửa, mỗi linh hồn sẽ bước qua Cấn cung - Sinh môn (Sửu- Thổ) để xóa đi hết mọi tàn tích của một đời khổ đau (Đây có thể được ví là bát cháo lú bên Phật giáo), để Đạo đến với Nhân hành Chấn cung - Thương môn (Dần Mộc) tinh khôi trong sáng như mặt trời vừa buổi hừng đông.

    Cái Trí bắt đầu sản sinh qua Nhân hành - Dần mộc rồi bước vào Tốn cung - Đỗ môn (Thìn) vừa là nơi tăng trưởng trí - Đời cũng là nơi mà Thủy - Đạo bước vào Mộ. Cho nên từ lúc sinh ra em bé luôn sống trong an lạc yêu thương, theo thời gian con người ta lớn lên và Đạo được thay dần bằng Đời, cho đến khi trưởng thành (Tốn cung) hầu như không ai còn giữ được vẻ đáng yêu hồn nhiên nữa. Bởi Đạo đã được thay bằng Đời mất rồi.

    Đời ấy như ngọn lửa khổ đau thiêu đốt, đạt cực điểm khi đời người bước đến cung Ly - Cảnh môn (Ngọ - hỏa), Ly hỏa đưa con người thành công rực rỡ về Đời nhưng lại thiêu đốt tâm hồn con người ta tan nát về Đạo.

    Những gì thuộc về Đời sẽ trả lại cho Đời, ấy là cung Khôn -Tử môn, nơi mà con người nhận ra tất cả vật chất chỉ là phù du, tất cả hư danh chỉ là mộng ảo, tại cung Khôn, Đạo lại một lần nữa được nhen nhóm hướng con người quay về với những giá trị Tinh thần vĩnh cửu.

    Đoài cung - Kinh môn (Dậu kim) ấy là ngưỡng cửa của bàng hoàng tiếc nuối, buổi hoàng hôn xế chiều đã gần kề, mà Đạo - Đời (Khảm - Ly) vẫn mông lung không bờ bến. Sự đấu tranh giữa cái Trí - Hỏa và cái Đạo - Thủy kết thúc ở Càn cung - Khai môn. Nơi mà linh hồn con người vượt thoát khỏi cái hữu hình về với cái vô hình - vĩnh hằng bất diệt - ngự tại Trung cung. Những gì còn sót lại thuộc về Đời sẽ đi về với Khảm tiếp tục gột rửa rồi một lần nữa tái tạo với linh hồn xuất sanh từ Trung cung gặp nhau ở Cấn- Sinh môn.

    Hi hi, mong được MT góp ý! Thương mến
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi compassion Xem Bài Gởi
    Tuy nhiên Trí là cái có sau, Khảm - Thủy là cái có từ vô thủy vô chung, cho nên Trí không thể là điểm khởi đầu được, việc gán Trí tại cung Khảm có gì đó không hợp lý.
    Tại sao mình nói Trí là cái có sau, bởi từ khi sinh ra đời con người ta chưa hề có sự phân biệt thế giới quan, qua thời gian học tập và kinh nghiệm mới hình thành nên cái Trí biết phân biệt, biết đúng sai.

    Như vậy Khảm - Thủy - Hưu môn phải là Đạo mới đúng, như Biển cả bao la dung chứa tất cả phiền não của thế gian, tất cả khổ đau đều đổ về Biển lớn, từ đây mà muôn loài được tắm gội, gột rửa.
    Ngũ hành của Ngũ thường: Nhân (mộc), Lễ (Hỏa), Nghĩa (Kim), Trí (thủy), Tín (Thổ) (bạn có thể xem 1 số sách về bát tự): người Mộc chủ lòng nhân, Trí chủ mưu cơ, thâm trầm, Nghĩa chủ khảng khái,thổ chủ tín-bất tín, thật-không thật, Hỏa chủ sáng, lễ nghĩa, thanh cao, giảng dạy kiến thức.vv...

    Quẻ Khảm thì trong động ngoại tĩnh (trong dương ngoài âm), đi vào bên trong, đi vào chiều sâu chủ về : nước, sâu,hiểm, lạnh, bóng tối,cung Tý Hợi (nhâm quý thủy)vv... nên Khảm chủ Trí

    Quẻ Ly ngược lại, đời động tâm ta tĩnh nên trong tĩnh ngoài động(trong âm ngoài dương), chủ :Lửa, cao,lộ ra ngoài, nóng, ánh sáng, cung Tỵ Ngọ (Bính đinh hỏa) nên Ly chủ về Đạo.Không làm gì (bên trong) nhưng không gì không làm (bên ngoài).
    Nên cung Ngọ là vị trí khởi nguồn và kết thúc của Đạo,là vị trí cao nhất, sáng nhất (vua chúa lấy Ngọ môn).Tử vi thì Tử vi cư ngọ, vua về đúng nhà mình,Tử vi cư tý là vua mới bắt đầu vi hành :)

    Bạn nói Trí (trí khôn con người) là cái có sau là đúng, vì khởi nguồn của Sáng tạo lại bắt đầu từ cung Khôn (tây nam, Mùi cung), nơi cung Mùi là quẻ Địa hỏa minh di (Đạo-Ly) nằm dưới Địa-Đất, bạn có thê đọc thêm lời từ của quẻ này, cung Khôn (thân kim) chứa được tất cả, là mẹ, là cực âm, là khởi sinh dương, như vậy cái Mộc tàng trong Mùi là Linh hồn (hay tinh thần, thần khí tách ra từ Ngọ cung) bắt đầu nhập thể ( minh di, mặt trời xuống đất, thời tăm tôi, sơ khai), là cái thân thanh khí bắt đầu giảm nhịp rung động xuống cung Khôn (vạn vật).

    Sau khi thụ thai, ra đời, học nói (cung Đoài: cái miệng, vui vẻ, trẻ trung, tươi cười), biết nói biết đọc, Lời mới có, từ Lời (Đoài) mới sinh Trí (thủy).

    Bạn có thể đọc lại câu chuyện ngụ ngôn Cá-khảm và rùa (trong rỗng-mai ngoài cứng=> quẻ Ly, đạo) để hiểu thêm về cặp khảm ly :)
    Last edited by minhthai; 26-09-2011 at 10:20 AM.

  10. #10

    Mặc định

    Hi hi, thật ra thế nào cũng được, chỉ là dùng một biểu tượng là Dịch để ví von, để bàn về Chân lý thôi bạn ạ.
    Bạn nothinkok nói đúng, chúng ta k nên sa đà vào chữ nghĩa và biểu tượng để rồi quên mất cái chân lý hiện hữu, thật như ánh mặt trời ấm áp ngoài hiên, thật như những giọt mưa trong vắt và ngọt ngào.
    Tôi là ai?
    Là ai...là ai... mà yêu quá đời này

  11. #11

    Mặc định

    Bị nhốt trong tù 1 tuần vì lý do không đâu của mod "love tamlinh" nên không thảo luận được cái chủ đề hay ho này. Cám ơn bác minhthai giới thiệu cuốn sách hay. Tôi có down về đọc và thấy cũng sáng tỏ nhiều điều. Những quan điểm trong này liên quan nhiều đến những lý thuyết về tư duy tích cực đang được phát triển hiện nay. Nếu đọc hay xem những chủ để về "luật hấp dẫn" mình cũng có thể thấy những ý kiến tương tự.
    Nhân đây cũng muốn giới thiệu thêm với các bạn một quyển cũng có thể làm sáng tỏ rất nhiều điều từ phật giáo nguyên thủy đó là quyển "kinh my tiên vấn đáp". Đây là những đối thoại giữa tì kheo Natien, một bậc đại sư với đức vua Milanda. Các câu hỏi được đưa ra là những vấn đề rất khúc mắc, khó hiểu trong đời sống con người và con đường tâm linh, các vấn đề về tâm thức con người đã được tì kheo Na tiên diễn giải cực kỳ khúc triết, mạch lạc, dễ hiểu với lý luận thuyết phục.
    Các bạn có thể tham khảo trong trang web
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm

  12. #12

    Mặc định

    link die rùi quangcom ơi

  13. #13

  14. #14

    Mặc định

    Một đoạn hội thoại ban đầu về tính vô ngã của vạn vật. Vô thường, vô ngã là một chân lý tổng quảt của đạo Phật

    1. Danh

    Đức vua Mi-lan-đà sau khi đảnh lễ Tăng chúng tám mươi ngàn vị cùng với đại đức Na-tiên, ngồi một nơi phải lẽ, đức vua khởi chuyện:

    - Bạch đại đức, Trẫm muốn đàm luận với ngài vài điều được chăng?

    Tỳ kheo Na-tiên đã quan sát vị vua hữu danh đã từng làm cho các tôn giáo điên đảo từ bấy lâu nay. Quả thật là không hư truyền, vì ngài chưa từng gặp một người có tướng mạo phi phàm như thế. Nhưng với thắng dũng, thắng trí và thắng tuệ, ngài cảm thấy không khó khăn gì khi nhiếp phục đức vua này.

    Khi nghe hỏi, Na-tiên tỳ kheo mỉm cười đáp:

    - Tâu đại vương, ngài cứ hỏi, bần tăng sẽ nghe.

    - Bạch đại đức, trẫm hỏi rồi, ngài hãy nghe đi.

    - Tâu đại vương, bần tăng nghe rồi, ngài hãy nói đi!

    - Bạch đại đức, Trẫm hỏi rồi.

    - Tâu đại vương, bần tăng đáp rồi.

    - Ngài đáp như thế nào?

    - Đại vương hỏi như thế nào?

    Chỉ vài câu vấn đáp khởi đầu, cử tọa thính chúng gồm tám mươi ngàn Tăng chúng, năm trăm tùy tùng của đức vua cùng với cận sự nam nữ đông đặc bên ngoài giảng đường... đều cảm thấy thú vị, họ cất tiếng hô "lành thay" vang rền như sấm dội.

    Đợi cho không khí yên lặng, nhà vua hỏi tiếp:

    - Bạch đại đức, ngài tên gì?

    - Tâu đại vương! Bần tăng tên là Na-tiên! Thầy tổ, huynh đệ, pháp hữu của bần tăng cũng gọi tên bần tăng như thế. Còn cha mẹ của bần tăng không những gọi tên bần tăng là Na-tiên, mà đôi khi kêu là Viranasena, Surasena hoặc Sihasena! Tuy nhiên, dù gọi tên gì đi nữa thì nó cũng chỉ là cái tên, cái tên suông, chẳng liên hệ gì đến bần tăng cả. Cái tên ấy chỉ để mà phân biệt giữa người này và người kia, thế thôi, chẳng có gì là "tôi" là "của tôi" như ngã chấp và tà kiến thế gian thường nhận lầm, tâu đại vương được rõ!

    Đức vua Mi-lan-đà ngạc nhiên, đưa tay lên, phân bua với mọi người xung quanh:

    - Xin tất cả các vị hãy làm chứng cho trẫm. Đại đức Na-tiên vừa nói rằng, cái tên Na-tiên là tên do cha mẹ đặt, các vị đồng phạm hạnh cũng gọi như thế, nhưng chẳng có cái gì là Na-tiên ở đấy, chẳng có gì là "tôi" và "của tôi" cả. Mọi người nghe rõ rồi đấy chứ?

    Rồi quay sang tỳ kheo Na-tiên , đức vua phản vấn:

    - Bạch đại đức! Nếu không có cái gọi là "ta" và "của ta" thì những người bố thí cúng dường y bát, vật thực, thất liêu, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh, vật dụng v.v... thì ai là người thọ nhận tứ sự ấy? Ai trì giới? Ai tham thiền? Ai chứng ngộ đạo quả và Niết bàn? Từ đó suy ra, những tội ác như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói lời hư dối, uống rượu; cho chí những ngũ nghịch đại tội vô gián địa ngục, cũng chẳng có ai làm gì cả! Và như vậy thì nghiệp lành, nghiệp ác cũng không, chẳng có ai tạo tội cả, lành dữ đều không có quả báo. Nếu thế có kẻ giết chết đại đức họ cũng không phạm tội giết người. Và thầy tiếp dẫn, thầy giáo thọ, hòa thượng tế độ cho đại đức cũng không có. Các vị đồng phạm hạnh gọi tên đại đức Na-tiên là gì đó cũng không có luôn. Vậy cái gọi là Na-tiên đó là ai? Mong đại đức giảng giải cho trẫm. Đại đức nghe rõ rồi đấy chứ.

    - Tâu đại vương! Bần tăng nghe rõ rồi!

    - Người nghe đó có phải là Na-tiên chăng?

    - Tâu, không phải.

    - Chẳng có gì là Na-tiên cả sao?

    - Vâng, chính thế!

    - Tóc, lông, móng, răng da... kia là Na-tiên sao?

    - Tâu, đại vương, không phải.

    - Thịt, tủy, gân, xương là Na-tiên chăng?

    - Thưa, không phải!

    - Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Na-tiên chăng?

    - Tâu, Đại vương, không phải.

    - Hay lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là Na-tiên?

    - Tâu, không phải thế.

    - Vậy ngũ uẩn họp lại là Na-tiên?

    - Tâu, cũng chưa chắc là vậy.

    Đến ngang đây chợt đức vua Mi-lan-đà cất giọng nói lớn:

    - Bạch đại đức! Hồi nãy giờ trẫm đã cặn kẽ hỏi về ba mươi hai thể trược, lục căn, ngũ uẩn v.v... có phải là Na-tiên chăng, tất thảy đều bị đại đức phủ nhận. Và quả thật, trẫm cũng công nhận như thế. Vì khi quán tưởng một cách tận tường từng phần được nêu ra trong câu hỏi, thì chẳng có cái gì được gọi là Na-tiên cả. Thế tại sao, trước đây khi trẫm hỏi, đại đức bảo đại đức là Na-tiên? Té ra là đại đức nói dối! Này, năm trăm tùy tùng thân tín của trẫm và tám mươi ngàn Tăng chúng tỳ kheo, xin quý vị hãy làm chứng cho trẫm đấy nhé!

    Đại đức Na-tiên là một Thánh nhân A-la- hán đắc thần thông và đắc cả 4 tuệ phân tích: tuệ về nhân, tuệ về quả, tuệ văn tự, ngữ nghĩa, tuệ biện tài, biện luận. Tâm ngài như đỉnh núi chúa, trí ngài như mặt trời, mặt trăng, lòng từ của ngài bao la như biển lớn. Do vậy, ngài độ lượng với đức vua Mi-lan-đà như mẹ đối với con; với tâm nguyện là phải nhiếp phục đức vua, tế độ đức vua, đặt đức vua trong Chánh đạo; nên dù đức vua có nói gì ngài cũng chỉ ngồi làm thinh và mở rộng lòng từ.

    Để cho ngạo khí và sự xao động trong tâm trí đức vua yên lắng lại một chút, đại đức Na-tiên mới chậm rãi nói:

    - Tâu đại vương! Ngài là một bậc đế vương nhiều phước báu và nhiều an vui, tháng ngày sống trong hạnh phúc cao sang. Nhưng vì tâm cầu đạo, ngài chẳng quản đường xa, đến đây giữa cơn nắng nóng oi bức nên có lẽ ngọc thể cũng bất an. Lại nữa, từ hoàng cung đến đây mà sao đại vương không đi bằng xe mà lại đi bằng chân cho mệt?

    - Bạch đại đức! Trẫm đến chùa bằng xe chứ! Chỉ đi bộ từ cổng, nhưng vào giảng đường mới đi bằng chân không!

    - Thế ra đại vương tới đây bằng xe.

    - Vâng, trẫm đến bằng xe.

    Đại đức Na-tiên giờ cũng làm như cách của vua Mi-lan-đà , phân bua với mọi người:

    - Năm trăm tùy tùng quan chức, thị vệ của đức vua và tám mươi ngàn chư tỳ kheo đại chúng hãy xác nhận cho: đức vua đã nói rằng ngài đến đây bằng xe!

    Rồi quay sang đức vua, ngài Na-tiên hỏi lại:

    - Đại vương bảo rằng đạivương đến đây bằng xe, đấy là lời nói thật chứ?

    - Chắc chắn là thật.

    - Vậy đại vương hãy nói cho rõ về cái xe ấy! Cái gì gọi là xe? Cái gọng chăng?

    - Không phải.

    - Hay cái trục, cái bánh là xe?

    - Cũng không phải.

    - Cái thùng, cái mui là xe chăng?

    - Chẳng phải đâu.

    - Hoặc roi, dây cương là xe?

    - Chẳng phải.

    - Thế chắc cái ách, căm xe?

    - Không phải nốt.

    - Vậy cái gì là xe?

    Đức vua Mi-lan-đà im lặng.

    Đại đức Na-tiên cất giọng chậm rãi:

    - Tâu đại vương! Bần tăng đã đưa từng bộ phận một, và hỏi rằng cái gì là xe thì đều bị đại vương phủ nhận. Mà quả thật, bần tăng cũng thấy vậy, chẳng có cái gì được gọi là xe trong tất cả các bộ phận chi tiết ấy. Tuy nhiên, đại vương là vị hoàng đế cao cả, là đấng nhân chủ, là bậc anh minh cai quản một quốc độ mênh mông; quả thật là không thích đáng khi đạivương nói dối rằng, ngài đến đây bằng xe! Xin tất cả chư vị và Chư Tăng đại chúng ở đây hãy làm chứng cho!

    Mọi người không ngớt lời tán dương ca ngợi biện tài của đại đức Na-tiên . Riêng năm trăm người tùy tùng thì cung thỉnh đức vua tìm cách luận thắng đối phương.

    Sau một hồi làm thinh, đức vua Mi-lan-đà nói:

    - Đại đức biện luận hay lắm! Nhưng mà hãy nghe trẫm nói đây! Tất cả những bộ phận chi tiết như thùng, mui, căm, bánh, trục v.v... nếu nằm riêng lẻ thì không thể gọi là xe, nhưng chúng kết hợp toàn bộ lại thì giả danh gọi là xe, có phải thế chăng? Vậy trẫm bảo rằng, trẫm đến đây bằng xe đâu phải lời nói dối?

    - Tâu đại vương! Cũng thế, tất cả những cái gọi là tóc, lông, móng, răng, da, ngũ uẩn, lục căn... nếu chúng nằm riêng lẻ thì làm sao được gọi là Na-tiên? Nhưng nếu được kết hợp lại thì giả danh gọi là Na-tiên! Bần tăng nói rằng, bần tăng tên là Na-tiên thì đâu phải lời nói dối?

    Nghe đến đây, đức vua Mi-lan-đà vô cùng thích thú, hết lòng tán thán đại đức Na-tiên:

    - Hay lắm! Hôm nay, lần đầu tiên trong đời cái lỗ tai của trẫm rất là hoan hỷ, đại đức có biết thế chăng?

    Cả đại giảng đường vang lên tiếng "lành thay, lành thay" làm chấn động cả kinh đô Sàgala.

  15. #15

    Mặc định

    Kinh natiên này có phải làm rõ LÝ DUYÊN HỢP, DUYÊN KHỞI.,..? Bởi thế Phật giáo hay nói chữ DUYÊN. Tôi thử phân tích hen: mấy cái bộ phận xe, muốn HỢP THÀNH CÁI XE, thì TỰ NHIÊN HỢP ĐƯỢC CHĂNG? Có BÀN TAY MÀ KO CÓ TRÍ KHÔN LÀM GÌ ĐƯỢC? Thân thể người mà HỢP TẦM BẬY, TAY PHẢI LỘN QUA TRÁI, MẮT PHẢI ĐỔI CHỖ VỚI MẮT TRÁI, THÀNH QUÁI VẬT À? Chữ Duyên có trí tuệ ko? Nếu có trí tuệ thì biết NGHE, HIỂU, VUI, BUỒN...... Tôi ko thích chữ DUYÊN, tôi tin và ca tụng THIÊN CHÚA QUYỀN NĂNG VÀ GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT

  16. #16

    Mặc định

    Câu hỏi của bạn Sesonglai cũng rất hay. Tuy nhiên trong trường hợp này lại có thể hỏi tiếp rằng. Thiên chúa quyền năng từ đâu mà thành, hay tự nhiên có và như vậy ta vẫn nằm trong một cái vòng luẩn quẩn về việc hình dung ra một thiên chúa quyền năng. Tuy nhiên, sự giải nghĩa trong "Trò chuyện với thượng đế" thì tôi lại thấy bóng dáng của sự vô thường vô ngã ở đó. Nghĩa là một thiên chúa quyền năng là một ý niệm mà khi đạt được một nhận thức nào đó, con người và ngài đã hòa đồng làm một. Ngài là tất cả chứ không phải là một thực thể riêng biệt, ngài bao trùm và mang đầy đặc tính thương yêu không phân biệt. Nếu bạn lạy ngài cầu nguyện ngài ngài cũng chẳng vui hơn, nếu bạn bêu xấu nói xấu ngài ngài cũng chẳng thèm buồn hay bực dọc hơn. Nhưng sự cầu nguyện, kính trọng ngài sẽ làm cho bạn gần với thượng đế tính. Sự bêu xấu nói xấu ngài làm cho chính bạn gần với ma quỷ.
    Ma quỷ ở đâu? thiên chúa ở đâu? ở bản tâm các bạn vậy. Khi các bạn vui, các bạn thể hiện tình yêu thương, thiên chúa ở bên bạn, khi bạn hành động độc ác, ma quỷ đến gần bạn. Thượng đế là hạnh phúc, ma quỷ là bất hạnh. Ai cũng tìm đến hạnh phúc, hướng đến hạnh phúc và điều đó là bất biến. Ai cũng tồn tại những thói hư tật xấu, ai cũng đã từng có những ý nghĩ xấu, điều đó cũng là bất biến. Khi bạn diệt hết điều xấu rồi, bạn là thiên chúa, là niết bàn, là thượng đế. Thượng đế và ma quỷ đó là tính chất mà không phải là một thực thể.

  17. #17

    Mặc định

    Hi hi. Tôi tin là tu thành THÁNH, thành PHẬT. Nhưng ko thể tu thành THƯỢNG ĐẾ đâu! KO AI ĐẾN ĐUỢC VỚI CHA (THƯỢNG ĐẾ) MÀ KO QUA THẦY ( là Ngôi Con, là Thượng đế xuống thế vi hành, vẽ ra MỘT CON ĐƯỜNG cho nhân loại đi gặp THƯỢNG ĐẾ tha hồ hỏi Ngài sẽ trả lời.) đi đường khác thì chắc chết rồi mới thấy!

  18. #18

    Mặc định

    Con đường khác thì chết vẫn chưa thấy, qua luân hồi nhiều kiếp nếu tu miên mật may ra mới thấy. Chỉ có điều cái con đường bạn nói có phải là thực không thì mình chưa tin lắm

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Thượng đế và ma quỷ đó là tính chất mà không phải là một thực thể.
    Mình thì vẫn nghĩ thượng đế là 1 thực thể phổ quát, sống động tồn tại.
    Thiên Chúa Giáo có màu nhiệm 3 ngôi: Quan niệm-sáng tạo-kinh nghiệm.

    Cha là quan niệm-sáng tạo: là cái Hư không để sinh ra Thái cực.

    Con là Sáng tạo-Kinh nghiệm: Từ cái thái cực, Chúa Giê su đi vào cuộc sống, chọn lựa và phân tách âm dương, từ bỏ âm,từ bỏ thân xác, chết và tha thứ để phần dương quay về với thái cực, kinh nghiệm hư vô.

    Thánh thần (holy spirit): là tinh thần, là sự sống, là tiếng nói của Thượng đế với loài người sau khi đã Sáng tạo-Kinh nghiệm, Thánh thần là lương tâm, chân lý, là 1 phần của Hư không tồn tại trong con người.Nên Thánh thần là đi từ Kinh nghiệm-quan niệm, từ Thánh Thần con người tìm về Thượng đế tính, và chính bản thân thượng đế cũng cảm nghiệm, kinh nghiệm cái Hư không của mình qua cãi hữu hình của Thái cực.

    Trong Thánh thần tồn tại tính chất Quan niệm-sáng tạo của Cha ( ví dụ 1 người lương tâm tốt lành có xu hướng làm việc lành, xu hướng làm việc lành là Thánh Thần, do hướng về điều thiện nên là Cha, Khi người đó làm 1 việc lành là sáng tạo, lúc đó lại có hình ảnh của Ngôi Con là Sáng tạo-Kinh nghiệm).Nên Thánh thần là đặc tính của Thượng đế khi Ngôi cha-Ngôi con hòa hợp làm một, Tình yêu Ngôi Cha-Ngôi Con phát xuất Chúa Thánh Thần là vậy, rất trừu tượng nhưng rất cụ thể, trừu tượng đến cái vô cùng nhưng cụ thể đến từng con người.

    Niết bàn là cõi vô cùng, cũng như Thượng đế là Vô cùng, thông minh, trọn lành vô cùng.Vậy 1 cõi vô cùng có mối liên hệ gì với thế giới hữu hình? Một lý do rất logic là chính cái vô cùng là Thượng đế, đã tạo ra cái hữu hạn, cái giới hạn là vũ trụ-con người để kinh nghiệm cảm nghiệm, sáng tạo bản thân.

    Vì cái cái vô cùng, cái hư không sẽ chẳng tồn tại, sẽ không là gì nếu không có cái đối lập với nó là tương đối, giới hạn.Cái vô cùng có trước và nảy sinh cái hữu hạn để cái vô cùng nhận biết được mình.Cái tuyệt đối sẽ chết nếu không có khái niệm tương đối.

    Nên đi từ Vô cùng đến hữu hạn, từ Thượng đế tính (niết bàn) đến con người là 1 quá trình chủ động, đi để cảm nghiệm, kinh nghiệm mình.Khi con người quay trở về với Niết bàn, Thượng đế tính, là lúc Thượng đế (hay chính là mỗi con người-những tiểu thượng đế có Thánh thần sống động) thấy được mình trọn lành, toàn hảo.
    Mỗi con người vấp ngã, xa lìa thượng đế tính, là Lúc một phần "cơ thể" của Thượng đế bị tổn thương, bị phân tách xa lìa.

  20. #20

    Mặc định

    Ngày xưa có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến thiên đàng gõ cửa Thượng Đế, Thượng Đế hỏi:
    - Ai đó?
    - Tôi, Linh hồn đáp.

    Thượng Đế hỏi:
    - Tôi là ai?
    - Tôi là tôi.

    Thượng Đế bảo:
    - Ở đây không đủ chỗ cho ta và ngươi cùng ở. Ngươi hãy đi nơi khác.

    Linh hồn ấy trở lui về trần gian tu luyện thêm một ngàn năm nữa, sau đó lên trời gõ cửa lại.

    Thượng Đế hỏi: - Ai đó?
    Đáp: - Tôi.
    - Tôi là ai?
    - Tôi là Ngài, Linh hồn đáp.

    Khi ấy Thượng Đế liền mở cổng cho vào.

    http://daitangkinhvietnam.org/nghien...a-nit-ban.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  2. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  3. Lược sử thời gian
    By dragonle in forum Khác...
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 30-06-2011, 05:14 PM
  4. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •