kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Trong thế giới hành xác thống khổ của Hatha Yoga

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Trong thế giới hành xác thống khổ của Hatha Yoga

    Trong thế giới hành xác thống khổ của Hatha Yoga


    Những tuyệt kỹ quái chiêu đầu tiên của Hatha Yoga do giới phù thủy thầy mo sáng tạo cách đây khoảng 2000 năm. Đến nay, bộ môn hành xác này chỉ còn “thịnh” trong bộ tộc Tantric (Ấn Độ) - những người có niềm tin mãnh liệt rằng: lễ nghi huyền bí kết hợp tu hành sẽ mang đến cho họ năng lực siêu nhiên.



    (Ảnh: adolphus.nl).

    Tư thế panch-agni tapasya (trồng cây chuối) phải được thực hiện mỗi ngày, nó biểu tượng cho cuộc sống khắc khổ của những thánh nhân hành xác: bằng cách “đảo ngược mọi giá trị”, hành động ngược lại với bản năng con người, họ hy vọng sẽ tiến đến sự khai sáng nhanh hơn.



    Ngồi thiền hoa sen - hay còn gọi là padmasana - là tư thế hoàn hảo nhất giúp tâm trí tuyệt nhiên không xao nhãng, đồng thời giữ nhịp hô hấp ở mức thấp nhất. Ngồi nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày vẫn không mệt mỏi là cách tẩy sạch tâm hồn.



    Người luyện Hatha Yoga cũng là bậc thầy về uốn dẻo.



    Narayana Das - vị thánh sống đứng đầu nhóm khổ hạnh ở Ayodhya, nổi tiếng với tài nhịn ăn ép xác: hơn 40 năm qua, bữa ăn mỗi ngày của ông chỉ có đúng 2 cốc sữa.



    Jaganath Das đã đeo chiếc vòng kim cô này quanh bụng trong 13 năm và thề sẽ đeo nó suốt cuộc đời.



    Ông cụ Kailas Das cũng đã đeo xích sắt dưới rốn gần nửa thế kỷ ròng rã. Ông còn là 1 Mauni Baba nổi tiếng - suốt 12 năm không hé miệng nói lấy một lời.



    Một phần đặc biệt quan trọng của Hatha Yoga là nghi lễ cúng thức ăn cho đống phân bò âm ỉ - biểu tượng lửa thiêng; vừa cúng tế vừa lẩm nhẩm đọc thần chú. Rắc hết thức ăn, người làm lễ sẽ thổi shankh - tên của 1 loại vỏ ốc xà cừ - để mời thần thánh về an hưởng.



    Tư thế bắt buộc sau khi tiến hành nghi lễ “lửa thiêng”.



    Công đoạn cuối cùng sau nghi lễ mang tên kapar-dhuni: ngồi thiền trong tư thế đặt chậu than bốc lửa lên đầu. Vòng tròn lửa ở ngoài không bao giờ được khép kín, bởi phải để 1 khe hở cho linh hồn đi vào. Thêm nữa, vòng tròn kín là biểu tượng của sự hoàn thiện, chỉ dành riêng cho thánh thần mà thôi.



    Bajrang Das - một thánh nhân đứng, người không bao giờ ngồi, ngày cũng như đêm, hết tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, cho đến khi hết “kiếp nạn” hành xác mới thôi. Quanh bụng ông cũng đeo một xích sắt vĩnh cửu.



    TVTheo adolphus.nl

  2. #2
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Điên quá, chả ít lợi gì.

  3. #3

    Mặc định

    Đây là các cách hành xác của môn Hatha Yoga chứ ko phải “điên” gì đâu. Họ hành xác để rèn luyện cơ thể tuân phục tinh thần, tức rèn luyện Thần minh thông qua hành xác cũng như các tín đồ điềm đạm họ rèn luyện Thần minh từ cử chỉ, lời nói ... không thừa thải, vô ích. Từ đó họ súc tích khí lực tạo nên một sức mạnh tinh thần rất ghê gớm. VD: chỉ cần cái nhìn của họ khiến người đối diện hoa mắt, sây sẩm mặt mày, tinh thần bấm loạn ...
    -------------------------------------------------------------
    "Hatha Yoga chế ngự xác thịt, làm phát triển một số cơ quan điều khiển những lực ở trong mình. Nhờ vậy mà hành giả có vài quyền năng mà người đời cho là phi thường.

    Ở mức độ cao các cơ quan của bộ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết như tì, vị, tim, phổi, thận, bàng quang, tiểu trường, đại trường đều thuộc về quyền kiểm soát của Tâm Thức.
    Người luyện Hatha Yoga dùng ý chí kiểm soát lại những cơ quan này. Khi thành công rồi họ có thể làm cho trái tim ngừng đập mà không chết.

    Có vị cho chôn sống từ ba tháng tới hai, ba năm tùy theo công phu luyện tập. Ðào lên thì họ sống lại, xác họ không rã như xác thường.

    Có vị nuốt đinh sắt, miểng chai, uống ắc xít mà vẫn trơ trơ.
    Hatha Yoga làm cho cái Vía hoạt động, nhưng sự khuyết điểm lớn lao của nó là khởi đầu ở tại cảnh thấp hơn hết. Nó kích thích những cơ quan của xác thịt và của cái Vía mà không ảnh hưởng chi tới phần đối chiếu trong hai thể nầy trong hai thể cao là Thượng Trí và Bồ Ðề. Sự hành động của nó bị hạn chế.

    Cái nguy hiểm đáng sợ hơn hết là Hatha Yoga kiếm thế kiểm soát những sự rung động của vật chất tạo ra sự biến đổi trong Tâm Thức.

    Nhưng mà Vật chất vẫn cứng rắn, khó ép buộc nó phải theo chiều hướng của ta muốn. Sự cố gắng có thể làm cho tê liệt hay làm cho teo lại một vài cơ quan mà sự hoạt động rất cần thiết cho sự biến đổi Tâm Thức như : não tủy thần kinh, hạch mũi, hạch óc. Vì vậy mà các nhà Huyền Bí Học chỉ luyện tập Raja Yoga chứ không luyện Hatha Yoga" - thongthienhoc
    Last edited by vovi; 23-10-2007 at 11:50 AM.

  4. #4
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Tại cõi Ta Bà, ai là người hành xác Bật nhất?, ai là ngưới cấu uế Bật nhất?, ai là người khổ hạnh Bật nhất? ai trả lời được câu này là người Phật Tử, chưa trả lời được câu này coi như chưa là Phật tử

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •