Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 44

Ðề tài: Đại Đạo Tam Kỳ Phỏ Độ-Tòa Thánh Tây Ninh

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Đại Đạo Tam Kỳ Phỏ Độ-Tòa Thánh Tây Ninh

    ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỎ ĐỘ-TÒA THÁNH TÂY NINH











    Toà thánh Cao Đài
    được xây dựng tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4km về phía đông nam.

    Ðạo Cao Ðài ra đời vào năm 1926 ở Tây Ninh. Tòa thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1926.

    Nằm cách thị xã Tây Ninh 4 km về hướng Đông. Tòa Thánh là một khu kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu đặt nền mống xây cất vào khoảng năm 1926. Tòa Thánh tọa lạc trong một khuôn viên rộng 1km vuông có tường rào bao bọc. Trong khu Tòa Thánh Cao Đài có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật trong khu này là Đền Thánh, một kiến trúc trông giống như nhà thờ Thiên Chúa Giáo, dài 100m có hai tháp cao. Phía trước trên cao là hình Thiên Nhãn, một con mắt tỏa hào quang, biểu tượng của đạo Cao Đài. Kiến trúc Thánh Thất từ ngoài vào trong thể hiện sự hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Tây phương: những hàng cột rồng rực rỡ kiểu cung điện, các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo, biểu hiện tinh thần Tam giáo (Phật, Lão và Khổng).

    Tại đây còn một số kiến trúc đẹp và mỹ thuật khác như cổng Chánh Môn, các tháp mộ, đền thờ Phật Mẫu. Đặc biệt là Bá Huê Viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại hoa thơm, cỏ lạ. Lễ lớn nhất hàng năm là lễ vía Đức Chí Tôn (ngày 9 tháng giêng âm lịch). Ngày lễ lôi cuốn hàng chục ngàn người các nơi về tham dự.

    Đạo Cao Đài:
    (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ 15-01-1926)

    Ý nghĩa tổng quát Cao Đài là Đài là ở trên cao nhất, thỉnh ý với chư Thiên, Trời, thượng giới. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Đạo lớn thời kỳ thứ ba (tam ngươn) phải đem phép mầu phổ biến cứu độ chúng sanh.

    Theo minh triết Đông phương, nhân loại được chia làm ba thời kỳ tiến hóa về tư tưởng. Giáo lý Cao Đài giải thích rằng từ khi có loài người. Thượng đế đã hai lần cứu rỗi (phổ độ) chúng sanh.

    Thời đó, do "năm châu còn sống lẻ loi", cho nên ngài đã xuất hiện ở các vùng khác nhau, lập nên các tôn giáo khác nhau, phù hợp với các phong tục, tập quán từng vùng. Các tôn giáo này tuy đều xuất phát từ cùng một gốc (Thượng đế) và cùng một mục đích (cứu rỗi chúng sinh), nhưng vì tồn tại riêng rẽ nên dần dần sinh ra mâu thuẫn, tranh dành, xung đột lẫn nhau. Nay điều kiện giao lưu đã dễ dàng "năm châu chung chợ, bốn phương chung nhà", đức Ngọc Hoàng quyết định lập ra tôn giáo mới này để phổ độ chúng sanh lần thứ ba. Đạo Cao Đài không chỉ dung hợp Tam giáo mà còn hướng tới dung hợp hết thẩy "ngàn giáo", dung hợp tâm linh con người với tâm linh vũ trụ.

    Tôn chỉ của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn Hợp Nhất và Vạn Vật Nhất Lý.

  2. #2

    Mặc định

    Diễn tiến ba thời kỳ phổ độ có thể hình dung như sau:

    - Kỳ 1: Ở Đông Á và Đông Nam Á có Thần Nông, Phục Hy, ở Nam Á có Nhiên Đăng Cổ Phật và ở Tây Nam Á có Moise Abraham.

    - Kỳ 2: Ở Đong Á và Đông Nam Á có Khổng Tử (Nho giáo), Lão Tử (Lão giáo), ở Nam Á có Thích Ca (Phật giáo), ở Tây Nam Á có Giêsu và Mohamet.

    - Kỳ 3: Cao Đài. Tại kỳ 3, theo giáo lý Cao Đài đích thân Thượng Đế làm giáo chủ để phổ độ chúng sanh với danh hiệu: "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát", gọi tắt là Cao Đài. Tự thân danh hiệu này là sự tổng hợp của ba tôn giáo chánh: Nho (Cao Đài)- Đại (Tiên Ông - Phật (Đại Bồ Tát Ma Ha Tát). Phương tiện liên lạc giữa Thượng Đế với các Tiên Thánh giúp việc cho người và các đệ tử là Cơ Bút. Những bài giảng bút của đức Cao Đài và các Thần Thánh hợp thành bộ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (kinh sách chủ yếu của đạo Cao Đài). Đệ tử đầu tiên được đức Cao Đài lựa chọn trao nhiệm vụ chuẩn bị cho việc thành lập đạo là ông Ngô Minh Chiêu.



    Ông Chiêu vốn thích cầu cơ. Khỏang năm 1920 khi ông làm chủ quận ở đảo Phú Quốc, trong những buổi cầu cơ có một ông Tiên xưng là "Cao Đài" xuất hiện và từ đó trở đi thường xuyên giảng dạy giáo lý cho ông Chiêu. Cuối năm 1924 ông Chiêu được đổi về Saigon. Năm 1925 đức Cao Đài lại xuất hiện và giáo huấn cho nhóm ông Phạm Công Tắc ở Saigon khi các ông này thử dùng phương pháp Xây Bàn (Xây Bàn là phương pháp tiếp xúc với Thần Tiên của Thông Linh Học (Spiritisme), một phong trào phát triển mạnh ở Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 19, để tiếp xúc với Thần Tiên.

    Đến đầu tháng 1 năm 1926, Cao Đài Tiên Ông qua cơ bút đã dẫn dắt nhóm ông Phạm Công Tắc tới gặp ông Ngô Minh Chiêu và tôn ông Chiêu làm anh cả. Kế đó, đức Cao Đài giảng dạy cho nhóm đệ tử chọn lọc của mình về giáo lý, cách tổ chức, thờ cúng... và cũng chỉ cho cách thành lập Đạo.

    Đêm 15 tháng 01 năm 1926 theo lịnh đức Chí Tôn giáng bút, Hộ Pháp Phạm Công Tắc chính thức khai sáng đạo Cao Đài. Các vị sáng lập gồm có: đức Phạm Công Tắc và chư huynh đệ sau:

    Thượng Sanh Cao Hoài Sang,
    Thượng Phẩm Cao Hoài Cư,
    Thượng Trưng Nhứt Giáo Tông Lê Văn Trung,
    Hiến Pháp Trương Hữu Đức,
    Đầu Sứ Nguyễn Văn Tương...

    Đạo Cao Đài gồm hai pháp môn: Vô Vi và Phổ Độ.

    Phổ độ mang tính phổ thông dễ theo, mở rộng cửa cho tất cả mọi người.

    Vô vi cao siêu dành cho một số tín đồ chọn lọc.

    Phổ độ chủ trì phần xác, Vô vi chủ trì phần hồn. Môn đệ phần Vô vi không quan tâm đến hình thức thờ cúng ồn ào, không quan tâm đến chức tước phẩm vị.

    Đạo Cao Đài rất chú trọng đến các giá trị biểu trưng truyền thống. Số 3 = Tam Tài là con số được chú trọng hơn cả. Theo lịch sử của Đạo Cao Đài thì trong bài cơ bút giáng ngày 27-9-1935, đức Cao Đài giảng dạy:

    "Trời có ba báu là: Nhật, Nguyệt, Tinh. Đất có ba báu là: Thủy, Hỏa, Phong, người có ba báu là: Tinh, Khí, Thần. Trời có ba báu đó mà hóa sanh muôn loài, vạn vật. luân chuyển ngày đêm. Đất nhờ ba báu đó mà thời tiết điều hòa, cỏ cây tươi nhuận, mưa nắng chía ra: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Người có ba báu đó mà tạo Tiên tác Phật. Tạo Tiên tác Phật tức là lập Đạo. Trong số các đạo thì Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) là cốt lõi. Vậy Tinh, Khí, Thần trong Tam Giáo là gì?


    Trong đạo Nho đó là Tam cương, trong đạo Phật là quy y Tam Bảo, trong đạo Giáo là Tam Thanh (khái niệm rộng hơn Tinh, Khí, Thần). Tam Cương, Tam Bảo, Tam Thanh đó chính là Tinh, Khí, Thần của Tam Giáo vậy! Trên bàn thờ phải có ba thứ là hương hoa, rượu, trà, khi cử hành đại lễ thì dâng cúng ba lần (lân đầu dâng hương hoa, lần giữa dâng rượu, lần cuối dâng trà), bởi lẽ hương hoa tượng trưng cho Tinh, rượu tượng trưng cho Khí, trà tượng trưng cho Thần.


    Tam Giáo hiệp nhất tạo nên cốt lõi của đạo Cao Đài. Trong các thánh thất Cao Đài, có thể gặp hệ thống tranh tượng thờ mà trên cao nhất là "Tam giáo Tổ Sư" với Thích Ca ở giữa, Lão Tử bên trái, Khổng Tử bên phải. Tiếp theo là "Tam Trấn Oai Nghiêm" với Phật Bà Quan Âm đại diện cho Phật giáo, Lý Thái Bạch (nhà thơ đời Đường được tôn là Thái Bạch Kim Tinh) đại diện cho Lão giáo (Tiên đạo), Quan Thánh (Quan Vân Trường thời Tam Quốc, được tôn là Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân) đại diên cho Nho giáo (Nhân đạo); ba vị này thay mặt cho Tam giáo giúp việc đức Cao Đài phổ độ chúng sanh. Các chức sắc trong Cao Đài chia thành ba phái: Ngọc, Thượng, Thái ứng với Tam giáo (Nho, Đạo, Phật) mặc lễ phục đỏ, xanh, vàng.

    Trong đạo Cao Đài, Tam giáo với vai trò cốt lõi còn được dung hợp với các tôn giáo Đông-Tây khác. Ở hệ thống tranh tượng thờ, ngoài "Tam Giáo Tổ Sư" và "Tam Trấn Oai Nghiêm" cồn có chúa Giêsu đại diện cho Thánh đạo và Khương Thái Công (Thái sư Khương Tử Nha trong truyện Phong Thần) đại diện cho Thần đạo. Phật đạo, Nhân đạo, Tiên đạo, Thánh đạo, Thần đạo, đó là "Ngũ Chi Đại Đạo", tinh thần tổng hợp văn hóa Đông Tây còn bộc lộ rõ qua việc trưng ở đại sảnh các tòa thánh bức tranh Tam Thánh vẽ hình nhà tiên tri danh tiếng Việt Nam Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng hai người được xem là đệ tử của ông là nhà thơ Pháp Victor Hugo và nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên. Cả ba vị thánh này (với vòng hào quang trên đầu), cùng hướng tới Thượng Đề mà đồng tâm nói lên những ước vọng chung của nhân loại về lòng nhân ái, tình yêu, lẽ phải viết bằng chữ Hán và chữ Pháp. Yheo lời ghi trong tấm biển cạnh bức tranh Tam Thánh ở tòa thánh Tây Ninh thì ba vị thánh trên được xem là những Thiên Sứ "đắc lịnh làm hướng đạo cho nhân loại để thực hành đệ tam Thiên Nhân hòa ước".


    Tuy nhiên những tranh tượng các thánh (thành phần tổng hợp) có thể có, có thể không; thờ chủ yếu và trên hết của tín đồ Cao Đài là hình Con Mắt Trái (kết quả tổng hợp). Mắt biểu tượng cho tâm linh (tâm tại Nhân), bên trái là Dương (Trời), mắt trái tượng trưng cho mắt Trời nên được gọi là Thiên nhãn. Thiên nhãn đặt trên quả cầu vũ trụ (càn khôn) màu xanh da trời với nền là Nhật, Nguyệt, Tinh (Trời, Trăng, Sao). Biểu tượng cho tâm linh vô hình, Mắt Trời là duy nhất và thống nhất khắp mọi nơi (không như tranh tượng mỗi nơi làm mỗi khác), là một sản phẩm của tinh thần tổng hợp Vạn giáo. Mắt Trời soi xét tất cả, không việc gì không biết, tín đồ nhìn vào Thiên nhãn thấy như đang nhìn vào chính cõi tâm linh của mình.


    Tổ chức Đại Đạo Cao Đài cũng như kiến trúc phổ biến của Thánh Thất Cao Đài gồm ba phần: Bát quái đài là phần vô hình - nơi thờ Thiên Nhãn, nơi cư ngụ của Thượng Đế - là cơ quan lập pháp (trong thánh thất là phần có tháp cao tám cạnh ở phía trong); Hiệp Thiên đài là nơi nắm cơ bút liên lạc với Thượng Đế - là cơ quan Tư pháp vạch ra các chủ trương, đường lối của Đạo (trong Thánh thất là phần có hai tháp cao ở ngoài); Cửu Trùng đài là nơi hành lễ là cơ quan hành pháp, chỉ đạo thực hiện mọi công việc (trong Thánh thất là phần ở giữa chia ra chín khoảng). Đứng đầu Hiệp Thiên đài là Hộ Pháp, dưới Hộ pháp có Thượng Phẩm và Thượng Sanh. Đứng đầu Cửu trùng đài là Giáo tông, dưới Giáo tông có ba vị Chưởng pháp đại diện cho ba ngành Đại, dưới nửa có ba Đầu Sư, 36 Phối sự, 72 Giáo sư ... Con số 36, 72 đều là bội số của 3 và 9.


    Đạo Cao Đài cũng bộc lộ truyền thống âm tính, trọng phụ nữ của văn hóa dân tộc. Bài Thánh ngôn giáng ngày 17-7-1926 dạy việc lập nữ phái Cao Đài có đoạn: "Phần các con truyền Đạo phần Phổ độ này cũng lắm nặng nề, bao nhiêu nam tức bấy nhiêu nữ. Nam biết làm Tiên Phật, chứ nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch Ngọc Kinh có cả nam cả nữ, mà có phần nữ lấn quyền thế hơn nam nhiều". Tài liệu nơi bên cạnh Tòa thánh Thờ Ông (Đức Chí Tôn Cao Đài) còn có điện thờ Bà - đó là Cửu Thiên Huyền Nữ (Bà Trời), được đồng nhất với Diêu Trì Kim Mẫu (Tây Vương Mẫu) và Phật Mẫu (Phật Mẫu là tên gọi hay được dùng nhất). Bàn thờ Phật Mẫu có thể gặp khắp nơi. Đạo Cao Đài phân bố hài hòa hay ngày lễ lớn nhất trong năm cho Ông và Bà, đó là ngày lễ Đức Chí Tôn 9-1 (mồng chín vía Trời, mồng mười vía Đất) và ngày lễ Đức Bà 15-8 (Hội Yến Diêu Trì). Lối tư duy Việt Nam truyền thống hướng tới sự hài hòa âm dương (Phật Ông, Phật Bà, ông đồng, bà cốt, Tiên ông, Tiên Bà...) lại có dịp được bộc lộ. Hẳn là không phải ngẫu nhiên mà tại Hội Nghị Tôn giáo quốc tế hợp tại London năm 1936, đạo Cao Đài được nhìn nhận là "một tôn giáo Khoan Dung nhất thế giới". (Tham khảo: Đồng Tân 1972, T.435).
    Last edited by sutu; 28-07-2008 at 05:05 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Nếu những đạo giáo khác như : Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo phát triển trên cơ sở nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đạo Cao Ðài lại mang bản thể hoàn toàn khác hẳn. Ðạo này được lập ra do một số công chức hạng trung của chế độ thực dân Pháp và những đại diện chủ nghĩa tư sản và công chức của Pháp (từ tri huyện đến thông phán, ký lục, hội đồng...) và phát triển chủ yếu ở Sài Gòn, các đô thị và thị trấn miền Ðông Nam bộ, nơi có tòa thánh Cao Ðài Tây Ninh. Sau đó phát triển ra miền Trung ở Quảng Ngãi và có một thánh thất ở Hà Nội. Ðạo này có tham gia những cuộc họp tôn giáo ở nước ngoài và có lập thánh thất tại Phnom Pênh. Một số bà con Khmer ở Tây Ninh cũng vào đạo Cao Ðài.

    Ðạo Cao Ðài chủ trương thống nhất các tôn giáo :

    Phật giáo : Thích Ca Mâu Ni
    Tiên giáo : Lão Tử
    Nho giáo : Khổng Tử
    Thánh giáo : Jésus Christ
    Thần giáo : Mahomet


    Việc lãnh đạo giáo hội do ba cơ quan là Bát quái đài, Hiệp thiên đài do Hộ pháp cai quản và Cửu trùng đài do Giáo tông cai quản.

    Phía trước Tòa thánh Tây Ninh có vẽ thiên nhãn và một bảng hiệu trong có ghi hàng chữ : Dieu, Humanité, Amour, Justice (Thượng đế, Nhân loại, Tình thương, Công lý) và hình ba vị thánh là Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Ngoài ra đạo Cao Ðài còn thờ các vị thần, thánh của các tín ngưỡng và tôn giáo khác như : Brahma, Civa, Krishna (Vishnou), Khương Thái Công, Quan Công, Lý Thái Bạch, Quan Thế Âm.

    Về kiến trúc, điêu khắc, cách thờ phụng, y phục, kinh kệ của đạo Cao Ðài là sự pha tạp, hỗn hợp của đủ các thứ tín ngưỡng và tôn giáo Ðông, Tây, kim, cổ ; do đấy được mệnh danh là đạo hỗn hợp (Syncrétisme). Ðạo Cao Ðài có xu hướng thân Nhật ngay từ đầu và suốt từ 1945 đến 1954, lúc thì họ hợp tác với Nhật để đánh Pháp (Trần Quang Vinh chỉ huy quân lực Cao Ðài), lúc thì họ hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (lực lượng Cao Ðài của Nguyễn Thành Phương, Lê văn Tất). Sau hiệp định Genève (1954), họ lại hợp tác với Diệm -Nhu (Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương...). Cũng có một số tín đồ Cao Ðài đã giác ngộ Cách mạng và tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, liên hiệp hành động với MTDTGPMNVN như lực lượng Cao Ðài của thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng đã liên hiệp hành động với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ.

    Tín đồ Cao Ðài phần lớn ở khu vực Tây Ninh, Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh. Tới nay đạo này đã phân hóa thành nhiều nhóm và không thống nhất với nhau.

    Số tín đồ toàn Nam bộ lối một triệu người. Ðạo Cao Ðài chia ra nhiều chi phái như Cao Ðài Nguyễn Ngọc Tường, Cao Ðài Câu Khe, Minh Ký...
    Last edited by sutu; 28-07-2008 at 05:26 PM.

  4. #4

    Mặc định

    Vào khoảng 1926, báo chí cùng nhà đương-quyền Pháp tại Đông-Dương đưa ra danh từ "LE CAODAISME" để gọi một Giáo-phái vừa chánh thức khai nguyên, chuyên tâm thờ phượng Đấng Thượng-Đế với Tôn-Hiệu:
    Ngọc Hoàng Thượng Đế Nam Phương Giáo Chủ Cao-Đài Tiên-Ông, Đại Bồ-Tát, Ma-Ha Tát

    Theo lịnh Đức Chí-Tôn, Môn Phái nầy xưng danh là "Cao-Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ", thờ "Thiên Nhản" làm biểu hiệu cho Đạo, và được đặc ân dùng Cơ-Bút (Đại Ngọc Cơ) làm phương thức để thừa tiếp Giáo Lý của Thiêng-Liêng.


    Tín đồ, tùy theo trình độ tu hành, hoặc thủ trai kỳ, hay trường chay, hoặc tứ thời cúng kiến, hay tứ thời tịnh luyện. Phải tự mình khép vào ba phép hành trì:

    Đối với Đạo, phải giử tròn phận sự, lòng thành kính trong việc phượng-thờ, đó là Công-Trình

    Đối với Đời, phải tùy theo sức mình, giúp đở người, chuyên lo việc từ thiện, đó là Công-Quả

    Đối với bản thân, phải hằng ngày xét lòng, trao tria tinh thần hạnh đức đó là Công-Phu.

    Chế độ tập đoàn và Tu viện chưa thiết lập.Giáo lý "Cao-Đài Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ" có khuynh hướng "chiết trung", nên dung hòa nhưng không hợp tính:Tiêu chuẩn nghiêm nhặt của Khổng-Nho.Thuyết Từ-Bi và lý luận Siêu hình của Thích giáo.Pháp qui đạo đức và học thuyết vô-vi của Lão-Phái.Luân lý nhu hòa, cao nhã của Gia-Tô-Giáo.

    Nơi phát nguyên Cao-Đài Đại-Đạo

    Phần nhiều các Chi Phái chưa rỏ Cao-Đài Đại-Đạo phát tích vào khoảng 1920 tại Dương Đông, Quận-lỵ đảo Phú-Quốc, trong một ngôi chùa xưa gọi "Quan-Âm-Tự" nằm theo triều núi Dương-Đông.Chính lúc đó tại "Quam-Âm-Tự" Đức Thượng-Đế nhiều phen khiêm xưng "Cao-Đài Tiên-Ông" giáng dạy nơi Đàn-cơ do một nhóm người nhiệt tâm với Thần-Linh-Học thường tổ chức. Trong nhóm ấy lại có Ngài Ngô-Minh-Chiêu đương thời Quận Trưởng Phú-Quốc, mà sau này sẽ là người lãnh trách nhiệm khai sáng Đạo Cao-Đài.

    Sơn cảnh "Quan-Âm-Tự" đã tìm lại được, và năm 1961, ngay khuôn nền cũ, một nhóm tín-đồ thuộc Cơ Tuyển-Độ dựng lên một ngôi thờ (lấy tên một đền thờ cũ gọi là: "Cao-Đài Hội-Thánh") để kỷ niệm nơi phát nguyên Cao-Đài Đại-Đạo.

    Đệ Tử đầu tiên của Đức Cao-Đài Thượng-Đế



    Cụ Ngô Minh Chiêu

    Trong Đàn Cơ lập ngày 8 tháng 2 dương lịch năm 1921, tại "Quan-Âm-Tự" Đấng Chí-Tôn tá danh Cao-Đài Tiên-Ông, thừa nhận Ngài Ngô-Minh-Chiêu là đệ tử đầu tiên và dạy dùng 2 chữ Thầy, Trò mà xưng hô.

    Từ đó Ngài Ngô-Minh-Chiêu chuyên lo tu trì khổ-hạnh, dưới sự hướng dẩn u-huyền mà hằng tại của Đức Cao-Đài Tiên-Ông trong những Đàn Cơ lập riêng. Ngoài ra, đoán theo một hai lời tiết lộ với vị Trưởng Tràng Cơ Tuyển-Độ (Ông Lê Minh Huấn (sắc phong Đạo-Đức Kiên-Tiên)), Ngài Ngô-Minh-Chiêu có lẽ thường hưởng đặc-ân được liên-lạc trực-tiếp với Cao-Đài Giáo Chủ.

    Đức Cao-Đài Tiên-Ông lại dạy Ngày Ngô-Minh-Chiêu phải chọn một biểu tượng để thờ phượng.

    Ngài Ngô-Minh-Chiêu bạch xin thờ Thập-Tự.Đức Cao-Đài Tiên-Ông nói đó là dấu hiệu riêng cùa một nền Đạo đã có rồi, và dặn phải suy nghiệm mà tầm cho ra, có Tiên-Ông giúp sức.Qua một tuần, Ngài Ngô-Minh-Chiêu cũng chưa nghĩ ra. Bỗng một buổi sáng lúc đang ngồi trên võng tại Dinh Quận, Ngài thấy cách 2 thước lộ ra một con mắt thật lớn, chói rạng dị thường.Ngài lấy làm sợ hãi, lấy tay dậy mắt không dám nhìn, độ nữa phút, dỡ tay xem lại, con mắt cũng còn mà lại sáng hơn trước.

    Ngài bèn chấp tay vái rằng: "Bạch Tiên-Ông, đệ-tử rõ biết huyền-diệu của Tiên-Ông rồi. Như phải Tiên-Ông bảo thờ Thiên-Nhản thì xin cho biến mất tức thì, để vậy đệ-tử sợ lắm.".Vái xong, con mắt lu lần lần rồi biến mất.

    Tuy nhiên, Ngài Ngô-Minh-Chiêu cũng chưa thiệt tin. Cách vài ngày sau, Ngài lại thấy y như lần trước nữa, Ngài nguyện để tạo Thiên-Nhản mà thờ, thì con mắt tự nhiên biến mất.Thiên-Nhản thờ trong Giáo phái Cao-Đài Đại-Đạo đều họa theo như Ngài Ngô-Minh-Chiêu đã hai lần thấy đó: Mắt trái có tia sáng chung quanh.

    Sau ba năm truyền dạy, Đức Cao-Đài Thượng Đế tỏ lời toại-ý về phần tiến bộ của đệ-tử đần tiên và luôn dịp cho biết Thiên-ý định giao cho Ngài Ngô-Minh-Chiêu một trọng trách là: Công việc kiến tạo nền-tảng Cao-Đài Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

    Người khai-sáng "Cao-Đài Đại-Đạo"

    Cuối hạ năm 1924, Ngài Ngô-Minh-Chiêu được lịnh Chánh-phủ đổi về Sàigòn. Về đây không bao lâu, Ngài mở đầu nhiệm-trách thiêng-liêng của mình, bằng việc điểm-đạo một số đệ-tử cấp nhứt thuộc "Cơ Nội-Giáo Tâm-Truyền" doNgài bổn thân điều-khiển cho đến ngày nay, bao năm sau khi Ngài qui-liễu.

    Qua năm 1925, từ tháng 7 dương lịch đến tháng 2 năm 1926, một nhóm người dang tập cầu-cơ ở Sàigòn, được lịnh Đấng Chí-Tôn, đến tiếp-xúc với Ngài và nhờ Người chỉ bảo, để chuẩn bị việc khai-nguyên Cơ Phổ-Hóa của Cao-Đài Đại-Đạo.Lúc đó Đức Cao-Đài Thượng-Đế có dặn: "Mọi việc phải do nơi CHIÊU là Anh Cả".

    Nhóm nầy có Quý ông Vương Quang-Kỳ, Lê-Văn-Trung, Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công-Tắc, Cao-Hoài-Sang, Nguyễn-Trung-Hậu,..., là những người sau nầy đứng ra sáng lập Tòa-Thánh Tây-Ninh Kế khoảng đầu năm 1926, một nhóm khác cũng đến tiếp xúc với Ngài Ngô-Minh-Chiêu. Trong nhóm này có Quý ông Nguyễn Ngọc Tương, Lê Bá Trang là người sau này kiến tạo Tòa-Thánh Bến-Tre (An-Hội) Ban Chỉnh-Đạo (1934). Trần-Đạo-Quang là người điều khiển Tòa-Thánh Ngọc-Minh Bạc-Liêu (Giồng-Bướm) Phái Minh-Chơn-Đạo (1928). Phối Sư Thái-Ca-Thanh Tòa-Thánh Mỹ-Tho phái Minh-Chơn-Lý (1930).

    Và độ nọ nhơn ngày Đại lễ Phật-Mẫu năm 1954, người ta không lấy gì làm lạ khi nghe Ông Phạm-Công-Tắc giới thiệu con trai của Đức Ngô-Minh-Chiêu cho mấy vị chức sắc lớn ở Tòa-Thánh Tây-Ninh bằng câu nầy: "Đây là con trai của Đức Ngô-Minh-Chiêu, Giáo-Chủ Đạo Cao-Đài.
    Last edited by sutu; 28-07-2008 at 05:00 PM.

  5. #5

    Mặc định

    THÁNH ĐỊA TÂY NINH p1

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    THÁNH ĐỊA TÂY NINH p2

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  6. #6

    Mặc định

    Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung 2007 - Phần 1

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung 2007 - Phần 2

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  7. #7

    Mặc định

    Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung 2007 - Phần 3

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


    Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung 2007 - Phần 4

    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  8. #8

    Mặc định


    Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung 2007 - Phần 5


    SVCZ YouTube Player
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Last edited by sutu; 28-07-2008 at 05:48 PM.

  9. #9

    Mặc định

    CAO ĐÀI TAM THÁNH


    Cao Đài Tam Thánh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm


    *****

    1. Tôn Dật Tiên

    (chữ Hán: 孫逸仙; hay còn gọi là Tôn Trung Sơn 孫中山; 12 tháng 11, 1866 – 12 tháng 3, 1925) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".




    2.Victor Hugo (26 tháng 2, 1802 tại Besançon – 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.




    Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản: Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).



    3.Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri.


    Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491), tại thôn Cổ Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.

    Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.

    Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.

    Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.

    Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là "Tuyết giang Phu tử". Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ- tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính ...

    Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.

    TÀI TIÊN TRI NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công.

    Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

    Giai thoại

    Ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân") nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh tại".

    Thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt. Mẹ ông là Nhữ thị vốn tinh thông tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.

    Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát:

    "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".

    Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:

    "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".

    Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).

    Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát

    "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".

    Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại:

    "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".

    Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.


    Sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Bà Nhữ Thị vẫn không thoả chí vì họ Phùng không có chí làm vua.

    Mãi sau này bà Nhữ tình cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua, còn tuổi mình đã cao. Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc.


    *****

  10. #10

    Mặc định Chi Phái Cao đài

    CHI PHÁI CAO ĐÀI



    Nguyên nhân phân chia Chi phái: do bên trong và do từ bên ngoài


    Bên Trong do bất đồng quan điểm nội bộ ,lập cơ bút riêng, và chính cơ bút nầy phong cho họ những chức tước cao cấp theo lòng mong muốn của họ, và xúi giục họ lập Chi phái không tùng mạng lịnh của Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh.

    Bên ngoài thì nhà cầm quyền Pháp xúi giục phân chia làm cho nền Ðạo rã tan thành manh mún, không còn đủ sức để đe dọa nền thống trị của nước Pháp. Ðức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, vì trước khi theo Ðạo Cao Ðài, Ngài là Thượng Nghị Sĩ của Thượng Nghị Viện Nam Kỳ, đứng đối lập với chánh quyền để tranh đấu cho quyền lợi của dân chúng VN..

    Các Chi phái của Ðạo Cao Ðài:

    Những Chi phái buổi đầu: 6 Chi phái:

    1. Chiếu Minh Vô Vi (1927)
    2. Cầu Kho (1930)
    3. Minh Chơn Lý (1931)
    4. Tiên Thiên (1932)
    5. Ban Chỉnh Ðạo Bến Tre (1934)
    6. Minh Chơn Ðạo (1935)

    Những Chi phái lúc sau: 6 Chi phái:

    1. Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt.
    2. Hội Thánh Tam Quan.
    3. Thiên Khai Huỳnh Ðạo.
    4. Cao Thượng Bửu Tòa.
    5. Nữ Chung Hòa.
    6. Trung Hòa Học Phái.

    Các nhóm nhỏ không đáng kể là Chi phái:

    1. Tịch Cốc.
    2. Thông Thiên Ðài.
    3. Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản.
    4. Tây Tông Vô Cực Cung.
    5. Tòa Thánh Nhị Giang.
    6. Tòa Thánh Tiền Giang.

    Nhóm đặc biệt: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Ðài Giáo Việt Nam (viết tắt: CQPTGL):

    Sau này một số chi phái đã qui nhứt về Tòa Thánh Tây Ninh
    Last edited by sutu; 05-08-2008 at 12:04 PM.

  11. #11

    Mặc định Đạo Cao Đài

    Kính Đạo Hửu Sutu

    Đạo Hửu dể mến có là người Cao Đài chăng ?

    Nếu có tuổi Đạo là bi nhiêu ?

    Nếu là người Cao Đài và Tuổi Đạo 30 năm hay trên

    vuive mới nói nầy cho nghe .Còn dưới 30 năm

    kh6ng có ý kiến nhe.Do Đạo Cao Đài khác các Tôn Giáo khác

    Đặc Ân Bề Trên chỉ có tại Việt Nam do vậy chúng sinh không biết

    dể mắc Tội và bên Tam giáo đi tới Tam giáo Tòa .Tất cả đều do

    con tạo huyền vi của Tạo Hóa không do con người bé nhỏ . thời

    Mạt pháp đều có Thầy dạy rất kỷ.

    Dạy kỷ lắm .

    kính

  12. #12

    Mặc định Chơn Đạo hườn nguyên tổng pháp

    Đây Chơn Đạo hườn nguyên tổng pháp
    Pháp mầu vi Bí Chỉ Tam Thiên
    Tam Kỳ Mạt Hạ triền miên
    Đạo khai Bí Chỉ Tam Thiên đạo truyền
    Pháp nhứt bộ vận hành tu học
    Hiệp Âm Dương lừa lọc Trược Thanh
    Hư vô nhất khí lập thành
    Hà sa đun đẩy vận hành châu thiên
    Định Bát Quái hườn nguyên tam ngũ
    Buổi kỳ ba Thượng Đế Cao Đài
    Thiên khai Huỳnh đạo triển khai
    Vô vi Phật pháp chỉnh thời Hườn nguyên
    Đại Tổng Pháp Chơn truyền mật khuyết
    Tứ tổ xây ráo riết đông tây
    Pháp luân thường chuyển vơi đầy
    Ngũ hành qui hiệp tạo gầy anh nhi
    Đắc xá lợi Mâu Ni kim tháp
    Pháp luyện đơn hữu hạp biến sanh
    Anh nhi xá nữ hiệp thành
    Ngẫu cơ lưỡng khí vận hành Đạo Cao
    Hiệp Tử Đế gom về Mồ Kỷ
    Vua Huỳnh Sơn qui vị ngũ hành
    Tứ xa vận chuyển pháp thanh
    Đẫu ngưu giao hiệp đắc thành kim thân
    Đây đại bộ tổng hành bí pháp
    Pháp Tam Thiên hữu hạp minh châu
    Hấp hô, hô hấp khởi đầu
    Đốc Nhâm lưỡng mạch Ngô Kiều liên giao
    Ngô Minh Chiêu truyền trao Chơn khuyết
    Tục trình y hữu hạp Minh Tâm
    Ngô Kiều bí diệu cao thâm
    Thọ sắc thượng đế huyền thâm lâm trần
    Truyền tử bộ đạo bần khai pháp
    Khí hóa thần phù hạp nhị xa
    âm dương vận chuyển tam hoa
    Hà sa đun đẩy hiệp hòa âm dương
    Pháp Tam Bộ hiệp hườn xá lợi
    Âm hạ xây hòa bộ thượng dương
    Ngưu lang chức nữ hiệp thường
    Đơn thành đạo đắc thuần dương đạo Trời
    Pháp Tứ bộ ấy là Liễu bộ
    Hư Hườn vô đoạt chỗ cao siêu
    Âm dương hội hiệp kiến triều
    Ngũ Hành qui nhất Ngô - Kiều vượt lên
    Vòng thượng đảnh lập nền vận pháp
    Liễu Bộ thành phù hạp Đạo Chơn
    Tam Hoa tụ đảnh nê hườn
    Kim thân ứng lộ đạo Chơn đắc thành
    Thất Hườn Đạo đề danh Phúc Phất
    Hiệp Âm Dương đắc Phật Liên Hoa
    Hồng Liên chứng quả Hoa Đà
    Thoát thai thần hóa về tòa Linh tiêu
    Hườn Chơn đạo qui nguyên tổng pháp
    Pháp tam thiên hữu hạp truyền ban
    Đó là lộ ánh Đạo Vàng
    Thiên khai Huỳnh Đạo Bữu Đàn Chiếu Minh
    Kỳ Mạt Hạ chí Linh Thượng Đế
    Giáng lâm trần lập kế độ đời
    Tam Thiên Bí Chỉ đạo Trời
    Truyền ban tại thế chỉnh thời luyện tu
    Nhập Hư Không định thời tịnh luyện
    Tứ thời lo vận chuyển âm dương
    Hư không đại định biểu dương
    Anh nhi xá lợi chiêu chương Đạo Huỳnh
    Hư không định nhập minh huệ tánh
    Huệ Minh thông thượng đảnh cung Càn
    Anh hài xá lợi huy hoàng
    Thiên cung xuất nhập bảo toàn huyền cơ
    Vô biên thức đồ thơ đại định
    Đạo vô biên thị thính cơ mầu
    Thức thần tận diệt Minh Châu
    Lộ bày Đại Đạo cơ mầu huyền vi
    Kim thân xuất hườn qui tam ngũ
    Huệ Minh khai hội đủ anh hài
    Kim thân xá lợi hoát khai
    Hồi chầu kim khuyết Bồng Lai huởng nhàn
    Vô sở hữu định toàn bí pháp
    Thọ pháp hành thấu đoạt huyền vi
    Tam huê kết đắc anh nhi
    Hiện hình tổng pháp vô vi am tường
    Phi phi tưởng định thường huệ chiếu
    Hiệp âm dương huyền diệu kim thân
    Mầu vi lộ cảnh xuất thần
    Vào ra thông sốt kim thân sáng ngời.
    Nhập tận diệt định thời bí yếu
    Tâm trống không phản chiếu không không
    Diệt tận định ở nơi lòng
    Tâm không không ấy sánh đồng hư không
    Cơ giải thoát cảnh hồng trần thế
    Tận diệt định đến chỗ tịch quang
    Nhật dạ tịch chiếu Niết Bàn
    Tâm không giải thoát Niết Bàn Chiếu Minh
    Nhơn luyện đạo tâm thường phất sạch
    Dùng chổi Tiên phá vách tứ tường
    Tâm không phất sạch thủ thường
    Tâm thường tịch chiếu thuần dương đắc thành
    Hồng Liên chứng đạo thành tại thế
    Đắc Liên Hoa lưu để lại đời
    Cho người thức tỉnh đạo Trời
    Đạo Huỳnh khai mở đắc thời Phật Tiên

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vuive Xem Bài Gởi
    Đây Chơn Đạo hườn nguyên tổng pháp
    Pháp mầu vi Bí Chỉ Tam Thiên
    Tam Kỳ Mạt Hạ triền miên
    Đạo khai Bí Chỉ Tam Thiên đạo truyền
    Pháp nhứt bộ vận hành tu học
    Hiệp Âm Dương lừa lọc Trược Thanh
    Hư vô nhất khí lập thành
    Hà sa đun đẩy vận hành châu thiên
    Định Bát Quái hườn nguyên tam ngũ
    Buổi kỳ ba Thượng Đế Cao Đài
    Thiên khai Huỳnh đạo triển khai
    Vô vi Phật pháp chỉnh thời Hườn nguyên
    Đại Tổng Pháp Chơn truyền mật khuyết
    Tứ tổ xây ráo riết đông tây
    Pháp luân thường chuyển vơi đầy
    Ngũ hành qui hiệp tạo gầy anh nhi
    Đắc xá lợi Mâu Ni kim tháp
    Pháp luyện đơn hữu hạp biến sanh
    Anh nhi xá nữ hiệp thành
    Ngẫu cơ lưỡng khí vận hành Đạo Cao
    Hiệp Tử Đế gom về Mồ Kỷ
    Vua Huỳnh Sơn qui vị ngũ hành
    Tứ xa vận chuyển pháp thanh
    Đẫu ngưu giao hiệp đắc thành kim thân
    Đây đại bộ tổng hành bí pháp
    Pháp Tam Thiên hữu hạp minh châu
    Hấp hô, hô hấp khởi đầu
    Đốc Nhâm lưỡng mạch Ngô Kiều liên giao
    Ngô Minh Chiêu truyền trao Chơn khuyết
    Tục trình y hữu hạp Minh Tâm
    Ngô Kiều bí diệu cao thâm
    Thọ sắc thượng đế huyền thâm lâm trần
    Truyền tử bộ đạo bần khai pháp
    Khí hóa thần phù hạp nhị xa
    âm dương vận chuyển tam hoa
    Hà sa đun đẩy hiệp hòa âm dương
    Pháp Tam Bộ hiệp hườn xá lợi
    Âm hạ xây hòa bộ thượng dương
    Ngưu lang chức nữ hiệp thường
    Đơn thành đạo đắc thuần dương đạo Trời
    Pháp Tứ bộ ấy là Liễu bộ
    Hư Hườn vô đoạt chỗ cao siêu
    Âm dương hội hiệp kiến triều
    Ngũ Hành qui nhất Ngô - Kiều vượt lên
    Vòng thượng đảnh lập nền vận pháp
    Liễu Bộ thành phù hạp Đạo Chơn
    Tam Hoa tụ đảnh nê hườn
    Kim thân ứng lộ đạo Chơn đắc thành
    Thất Hườn Đạo đề danh Phúc Phất
    Hiệp Âm Dương đắc Phật Liên Hoa
    Hồng Liên chứng quả Hoa Đà
    Thoát thai thần hóa về tòa Linh tiêu
    Hườn Chơn đạo qui nguyên tổng pháp
    Pháp tam thiên hữu hạp truyền ban
    Đó là lộ ánh Đạo Vàng
    Thiên khai Huỳnh Đạo Bữu Đàn Chiếu Minh
    Kỳ Mạt Hạ chí Linh Thượng Đế
    Giáng lâm trần lập kế độ đời
    Tam Thiên Bí Chỉ đạo Trời
    Truyền ban tại thế chỉnh thời luyện tu
    Nhập Hư Không định thời tịnh luyện
    Tứ thời lo vận chuyển âm dương
    Hư không đại định biểu dương
    Anh nhi xá lợi chiêu chương Đạo Huỳnh
    Hư không định nhập minh huệ tánh
    Huệ Minh thông thượng đảnh cung Càn
    Anh hài xá lợi huy hoàng
    Thiên cung xuất nhập bảo toàn huyền cơ
    Vô biên thức đồ thơ đại định
    Đạo vô biên thị thính cơ mầu
    Thức thần tận diệt Minh Châu
    Lộ bày Đại Đạo cơ mầu huyền vi
    Kim thân xuất hườn qui tam ngũ
    Huệ Minh khai hội đủ anh hài
    Kim thân xá lợi hoát khai
    Hồi chầu kim khuyết Bồng Lai huởng nhàn
    Vô sở hữu định toàn bí pháp
    Thọ pháp hành thấu đoạt huyền vi
    Tam huê kết đắc anh nhi
    Hiện hình tổng pháp vô vi am tường
    Phi phi tưởng định thường huệ chiếu
    Hiệp âm dương huyền diệu kim thân
    Mầu vi lộ cảnh xuất thần
    Vào ra thông sốt kim thân sáng ngời.
    Nhập tận diệt định thời bí yếu
    Tâm trống không phản chiếu không không
    Diệt tận định ở nơi lòng
    Tâm không không ấy sánh đồng hư không
    Cơ giải thoát cảnh hồng trần thế
    Tận diệt định đến chỗ tịch quang
    Nhật dạ tịch chiếu Niết Bàn
    Tâm không giải thoát Niết Bàn Chiếu Minh
    Nhơn luyện đạo tâm thường phất sạch
    Dùng chổi Tiên phá vách tứ tường
    Tâm không phất sạch thủ thường
    Tâm thường tịch chiếu thuần dương đắc thành
    Hồng Liên chứng đạo thành tại thế
    Đắc Liên Hoa lưu để lại đời
    Cho người thức tỉnh đạo Trời
    Đạo Huỳnh khai mở đắc thời Phật Tiên
    Tam Thiên Bí Chỉ Đại Tông Pháp huờn Nguyên Chơn Đạo

    Đây là thập nhị bộ pháp môn của bí pháp tam thiên bí chỉ….Đó cũng là Đại tổng pháp tông của Huỳnh Đạo Cao Đài…..của Ngọc Hoàng Thượng Đế lâm trần khai Đại Đạo Bần Huỳnh Đạo Cao Đài ...

  14. #14

    Mặc định

    TAM THIÊN BÍ CHỈ

    ****

    TAM GIÁO QUI NGUYÊN HIỆP NHẤT GIA
    THIÊN BAN TÂM PHÁP ĐỘ KỲ BA
    BÍ TRUYỀN CHƠN KHUYẾT LƯU TẠI THẾ
    CHỈ[ DẠY PHƯƠNG TU THOÁT ÁI-HÀ

    MẠT HẠ TAM KỲ KHAI HUỲNH ĐẠO
    PHÁP MÔN TỐI THƯỢNG ĐẤNG TRỜI CHA
    ĐỘ NHƠN GIẢI THOÁT HỒI NGÔI VỊ
    SANH CHÚNG CÙNG TU ĐẾN BỬU TÒA.

    ***

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vuive Xem Bài Gởi
    Kính Đạo Hửu Sutu

    Đạo Hửu dể mến có là người Cao Đài chăng ?

    Nếu có tuổi Đạo là bi nhiêu ?

    Nếu là người Cao Đài và Tuổi Đạo 30 năm hay trên

    vuive mới nói nầy cho nghe .Còn dưới 30 năm

    kh6ng có ý kiến nhe.Do Đạo Cao Đài khác các Tôn Giáo khác

    Đặc Ân Bề Trên chỉ có tại Việt Nam do vậy chúng sinh không biết

    dể mắc Tội và bên Tam giáo đi tới Tam giáo Tòa .Tất cả đều do

    con tạo huyền vi của Tạo Hóa không do con người bé nhỏ . thời

    Mạt pháp đều có Thầy dạy rất kỷ.

    Dạy kỷ lắm .

    kính
    Tổ họ Lư, tên Huệ Năng, sanh trưởng trong gia đình nghèo túng, mồ côi cha từ khi ba tuổi. Hàng ngày Huệ Năng phải vào rừng đốn củi đem bán để nuôi mẹ. Ðến năm 22 tuổi, một hôm chỉ mới được nghe người khác tụng kinh Kim Cang mà đã tỉnh ngộ và nhờ có duyên tốt, được người giúp đỡ, nên có dịp đến theo học Ngũ tổ Hoằng Nhẫn tại huyện Huỳnh Mai.

    Khi Huệ Năng đến yết kiến Ngũ Tổ thì Ngũ Tổ hỏi: "Ðến đây cầu việc gì?"

    Huệ Năng đáp: "Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác."

    Tổ tiếp: "Ngươi là người xứ Lãnh Nam, lại là dân man rợ, thế nào thành Phật được! "

    Huệ Năng đáp: "Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!"

    Dù chỉ mới bắt đầu xin theo học mà Huệ Năng đã tỏ ra hơn người, vì đã thấy rõ mục đích Thiền là thành Phật, thấy rõ Phật tánh mọi người như nhau. Cũng nên nhớ 'thành Phật' tức là được 'giác ngộ', thấy rõ được Phật tánh, tự Tánh. Ngũ Tổ thầm nhận Huệ Năng là người khác thường rồi.

    Khi truyền pháp cho Huệ Năng thì Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang, đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (Nên không trụ vào chỗ nào mà sanh tâm mình), Huệ Năng ngay đó đại ngộ là tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánh, mới trình với Ngũ Tổ rằng:

    "Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ.
    Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động.
    Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp.
    "


    Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng:

    "Chẳng nhận được bản tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm, thấy được bản tánh, tức gọi là Trượng phu, là Thầy cõi trời, cõi người, là Phật."

    Thân kính Huynh Vuive hai tấm hình này nhé!

    No.01



    N.02


  16. #16

    Mặc định


    CUNG ĐẠO ĐỀN THÁNH
    Đạo Cao-Đài thành hình do Huyền-diệu Cơ Bút.

    Những hình ảnh trên Cung Đạo đây là tượng trưng cho Huyền-diệu Cơ Bút đó, có đủTam Tài: Thiên. Địa. Nhân là các sắc màu Tín ngưỡng, mà nhân loại tìm về với Thượng-Đế bằng mọi hình thức khác nhau từ Á sang Âu. Mục đích là làm thế nào để thông công được với Trời, với các Đấng vô hình nơi cõi thiêng-liêng.

    Việc tìm về như vậy cho rõ sự kiết hung để hòa cùng đất trời trong tinh thần “Thiên Nhơn tương hợp”.

    CƠ BÚT HUYỀN DIỆU

    Thời-kỳ mới khai Đạo, Đức Chí-Tôn dùng Huyền diệu Cơ Bút để phong Thánh tức là phong tước phẩm các Chức-sắc cho có lớn nhỏ để phụng-sự cho nhơn-sanh. Song song còn lập Pháp-Chánh-Truyền và Thầy còn dạy chư Thánh hội nhau lập Tân-luật. Khi đã đầy-đủ rồi thì Đức Chí-Tôn bế hết Cơ Bút.

  17. #17

    Mặc định

    Thế giới đã biết Cơ Bút

    Thật ra vấn-đề thông công với huyền-linh qua nhiều hình thức: Xây bàn, phò Cơ, chấp Bút đã có tự lâu đời rồi và nhiều nước trên thế-giới cũng đã biết. Riêng Đạo Cao Đài xử dụng một cách tuyệt đối ngay từ buổi ban đầu.

    1-Ở Trung-Hoa từ đời Ngũ-Đế các bậc chơn tu đã biết phò Cơ, chấp Bút, thông-công với cõi vô hình.

    2-Ở Việt-Nam, năm 1284, đời vua Trần-Nhân-Tôn các thân hào, nhân-sĩ biết dùng Cơ Bút thỉnh giáo cõi vô hình về việc trị nước nên mới được thạnh-trị.

    Năm 1542, ông Phùng khắc Khoan còn gọi là Trạng Bùng, nhờ Cơ Bút nên trở thành nhà tiên tri nổi danh.

    3-Ở Hoa-Kỳ (New-York) vào trào Mãn-Thanh, năm 1848 nơi nhà của Meckman, đêm đêm xảy ra hiện tượng có tiếng gõ cửa, nhưng ra xem thì chẳng thấy ai. Rồi một cô bé Mess-Kate vỗ tay chơi bỗng nghe tiếng gõ cửa đáp lại, động tính hiếu kỳ cô vỗ tay ba tiếng, thì có đúng ba tiếng gõ cửa đáp lại. Bà Mẹ kinh ngạc bảo tiếp: Nếu linh hiển hãy gõ đúng tuổi của bé Mess-Kate. Lại có tiếng gõ cửa đáp lại đúng với số tuổi của bé.

    Hiện tượng này được loan truyền ra, giới tu sĩ, giới trí thức cũng như giới bình-dân tấp nập đến để tìm hiểu. Kết quả họ chỉ có ngạc nhiên và kinh sợ chứ không giải thích được gì. Hội-đồng thành phố Rochester thành lập Hội-đồng điều tra, nghiên cứu, ba lần họp, có đến hàng trăm diễn giả thuyết trình, tranh luận sôi nổi, nhưng cũng không đưa đến một kết-luận nào. Kinh sợ trước những huyền-bí mà họ đã chứng kiến. Họ hồ đồ cho rằng gia đình của bé Mess-Kate là phù thuỷ, là hiện thân của ma quái. Kết quả là cha mẹ của bé Mess-Kate bị đập chết bằng gậy, chị em của bé Mess-Kate bị xé xác chết thê thảm.

    Sau khi gia đình của bé Mess-Kate bị thảm sát, hiện tượng “gõ cửa” lại xảy ra nhiều hơn ở Hoa-kỳ.

    Ông Lears-Post đề nghị với cõi vô hình căn cứ vào thứ tự của chữ vần trong bảng mẫu tự mà gõ: Gõ một tiếng là A, gõ hai tiếng là B, gõ ba tiếng là C… rồi ông ráp lại thành chữ, thành câu. Thế là ông đã tìm được phương pháp thông công với cõi vô hình. Nhờ phương pháp này, phong trào tìm hiểu cõi vô hình lan rộng khắp Hoa-Kỳ.

    Luật sư J. Edmonds, Giáo-sư E.Mapes (Hàn-Lâm viện Hoa-kỳ) Giáo sư Robert-Hare (Đại học Pensylvania) sau nhiều năm nghiên cứu việc thông công với cõi vô hình, đã nhiều lần thuyết trình và viết nhiều sách trình bày nghiên cứu, xác nhận có cõi vô hình và loài người cũng thông công được với cõi ấy.

    4- Ở Pháp: Năm 1853, tại Jersey, văn-hào Victor Hugo và bạn hữu có tổ chức Xây bàn chơi để tiêu khiển.

    Đêm 11-9-1853 việc Xây bàn được tổ chức, có mặt ông bà Victor-Hugo, cậu Charle-Hugo,cậu Francois Hugo,

    Cô Madelène-Hugo, Đại tá Le Flo, bà De Girardin, ông De Trévenue, ông Auguste Vaquerie. Đêm ấy vong linh Bà Charle-Vaquerie (con gái của văn hào Victor-Hugo) giáng bàn thăm hỏi cha mẹ và tiết lộ nhiều điều huyền bí ở cõi vô hình.

    Đêm 13-9-1853, tiếp tục việc Xây bàn có vong linh xưng là “Bóng Hư-linh” giáng trần bảo Văn-hào Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin vào Đức Thượng-Đế.

    Tiếp tục Xây bàn, nhóm của văn hào Victor-Hugo đã thông-công được với: Các vì Giáo-chủ Socrate, Luther, Mahomet, Jésus-Christ, Moise, Chateaubriand, Dante, Racine, Lion d’Androclès.

    Các vong-linh ẩn danh: Sứ giả Thượng-Đế, người trong cõi mộng, Bóng Hư linh, bóng dưới mồ, Thần chết...

    Đêm 11-10-1853, nhận thấy những điều tiết lộ, những điều khuyên bảo, những giáo lý, những triết lý nhận được từ cõi vô hình nhờ việc Xây bàn rất ích lợi cho loài người nên văn hào Victor-Hugo hỏi vong linh đang giáng bàn:

    - Những lời vàng tiếng ngọc mà tôi hân hạnh được đón nhận từ bấy lâu nay, thật đáng xem là một bản chơn truyền vô giá, chúng tôi có nên in thành sách để phổ biến cho mọi người cùng học hay chăng?

    - Vong linh đáp: - Không! Vì chưa đến ngày giờ.

    Văn hào Victor-Hugo hỏi tiếp:

    Đến bao giờ?Chúng tôi còn sống đến giờ đó không?

    Vong linh đáp: Nếu không thấy nơi này thì sẽ được thấy ở nơi khác. Chừng đến ngày giờ sẽ có lịnh. Hiện tại có thể phổ biến hạn chế cho những người có đức tin.


    Nhóm của văn-hào Victor-Hugo càng ngày càng đông, âm thầm tiếp tục thông công với cõi vô hình..

    Những “Thánh giáo” nhận được trong những cuộc Xây bàn này về sau được ông Gustave-Simon in thành sách với tựa “Les Tables Tournantes de Jersey chez Victor-Hugo”.

    Quyển “Thánh-ngôn” này được tái bản mấy mươi lần làm chấn động dư luận nước Pháp và cả thế giới.

    Giáo sư Charles Richets (Đại học Sorbonne Ba-lê) sau nhiều năm nghiên cứu việc Xây bàn, phò Cơ, chấp Bút đã xuất bản quyển “Traité de Métaphysique” trình bày những kết quả về cuộc nghiên cứu của ông: khẳng định có cõi vô hình và loài người thông công được cõi vô hình ấy.

    Sau năm 1914, Nữ Jeanne-d’Arc (Lục-Nương Diêu-Trì-Cung) giáng bút tại Algerie dạy rằng gần tới ngày thế gian có Đại chiến (tức trận Đại chiến 1914-1918) sẽ có ngôi ba của Đức Chúa Trời truyền Thần cho con người mà Cứu thế (chỉ Thần điển – Cơ bút) Thánh giáo này được đăng liên tục trong các số báo tháng 3,5,7 năm 1914 của hai tạp chí La Vie Nouvelle và La Revue Sprite ở Ba lê.

    5-Ở Anh Quốc: nhà Bác học William-Crookes sau gần hai mươi năm nghiên cứu việc thông công với cõi vô hình, ông đã viết sách trình bày kết quả cuộc nghiên cứu của ông, ông đã trịnh trọng kết luận bài thuyết trình trước đại hội Thần linh học thế giới họp tại Luân Đôn bằng câu:

    -“Tôi không nói là những điều tôi đã nghe, những việc Tôi đã thấy, có lẽ có được, mà Tôi dám nói chắc rằng có hiển nhiên như vậy”.

    Lời khẳng định này làm chấn động giới tu sĩ và giới trí thức khắp thế giới.

    6- Ở Nhật: Phong trào tìm cõi vô hình bằng cách “Xây bàn” rất được thạnh hành. Ở Nhật,Đạo Omotoo cũng

    đã sử dụng “Cơ Bút” từ khoản năm 1894.

    Qua những sự việc vừa trình bày trên đã cho thấy: việc Xây bàn, phò Cơ, chấp bút, thông công với cõi vô hình mà Đạo Cao-Đài đang xử dụng không phải do các bậc Chức sắc tiền bối bày ra mà do các Đấng tiền Hiền bày cho loài người từ xa xưa đến giờ được Thiêng-liêng trợ lực, nhưng phải đợi đến ngày giờ này là đúng thời điểm của Đức Chí-Tôn đến với nhân loại mà dân tộc Việt Nam hân hạnh được đón nhận trước nhất.

  18. #18

    Mặc định

    Đạo Cao-Đài thành hình do Cơ Bút

    Việt-Nam, vào khoảng 1920 ở Saigon lúc bấy giờ, phần đông các vị có tâm hồn yêu nước, tham gia Thiên Địa Hội và phong trào Đông Du của hai cụ Phan Bội Châu và Cường Để. Sau khi cụ Phan bị bắt từ Trung Hoa đưa về nước, quản thúc ở Huế thì sự hoạt động các phong trào gặp bế tắc. Các nhà trí thức ái quốc mới dùng phương tiện “Xây bàn” tiếp xúc cùng các chơn linh làm nguồn an ủi, nên có những cuộc xướng hoạ thơ văn giữa hai giới vô hình và hữu hình.

    “Vào năm 1925, một số người trí thức ở Sàigòn thường tụ họp để “Xây bàn”, một phương tiện tiếp xúc với thế giới vô hình phát xuất từ bên Âu Châu vào cuối thế kỷ thứ 19. Chẳng những Âu Châu biết thông công với cõi vô hình bằng phương pháp này, mà Trung Hoa đã biết sử dụng từ thuở xa xưa và hiện đại nhất là Phái Minh Đường, Minh Lý …”

    Trong số các Đấng vô hình, có một Đấng xưng danh AĂÂ được các vị kính mến hơn hết. Nhân dịp đêm kỹ niệm Chúa giáng sanh năm 1925, Đấng AĂÂ xưng danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

    Đạo Cao Đài xuất hiện từ đó.

    Cũng do Huyền-diệu này, Đức Cao Đài đã thâu nhận người Môn đệ thứ nhất là Cụ Ngô-Minh-Chiêu và dạy cách thờ “Thiên Nhãn Thầy” hồi Cụ còn làm Tri phủ, chủ Quận Phú Quốc năm 1919.


    Nay, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đến khai Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại nước Việt-Nam với phương pháp tân kỳ là Huyền diệu Cơ Bút, một phương pháp phổ thông trong thế kỷ 20, có tánh cách khoa học huyền linh Thiên Nhân giao cảm chớ không phải dị đoan mê tín theo thuật chiêu hồn của đồng, cốt, bóng, chàng …

    Trước ngày khai Đạo, do nơi Huyền diệu này đã có nhiều nước trên thế giới tiên tri về sự xuất hiện của Đạo

    Đạo Omotoo bên Nhật, Cơ Bút mách bảo cho Tín đồ biết ở Việt-Nam vừa xuất hiện một nền Tôn giáo mặc áo trắng, thờ “Con Mắt trái” biểu hiện Thái dương hệ và dạy hãy sang Việt Nam tìm liên lạc. Chư vị ấy đã đến tiếp xúc nhiều lần với Toà Thánh Tây Ninh. Như vậy, Tôn giáo Cao Đài không phải ngẫu nhiên xuất hiện, thoát thân trong mê tín dị đoan, hoặc người phàm bày vẽ, mà do Đức Thượng-Đế sáng lập với tôn chỉ “Diệt mê tín, thực hiện chân lý ”

  19. #19

    Mặc định

    TIÊN TRI của LÝ THÁI BẠCH & QUAN THÁNH




    Vào đêm rằm tháng 5 năm Aát Sửu ( 1925) ở Phú Quốc. Đức Quan Thánh và Lý Bạch giáng cơ tiên tri về thời cuộc từ 1925 về sau:

    "QUAN mà hiểu rộng LÝ cao quyền
    THÁNH Phật phân rành THÁI độ duyên
    ĐẾ Sắc nêu cao nguồn BẠCH tự
    GIÁNG lâm đàn nội, GIÁNG qui nguyên.


    "Lão vâng lịnh Tam Giáo tòa lâm đàn để đôi lời tiên tri, lẽ tuần hoàn chuyển đổi ….
    "Chúng sanh khá nhơ: "Cao vi càn, càn vi Thiên. Đài vi khảm, khảm vi Thủy tức là quẻ Thiên Thủy tụng, thì chạy đâu cho khỏi số Trời định binh lửa bốn phương. Những kẻ không tu đành cam số phận
    …."



    "Năm Ất Sửu ( 1925) để lới Lão phán
    Qua Bính Dần (1926) đặng rạng cơ mầu
    Lập thành nguồn Đạo Á châu
    Đắp xây nền móng sùng Âu đời đời
    Nên thấy rõ đạo Trời chánh giáo
    Cảnh Tây Ninh đào tạo Thánh Toà
    Lập thành cơ đạo chia ba
    Tiền, trung với hậu cũng là đồng môn
    Nắm cơ quan bảo tồn sanh chúng
    Dựng lên rồi chia đúng mười hai
    Trên đường thiên lý dặm dài
    Lập thành Đại Đạo Cao Đài độ dân

    Năm Mậu Dần sắp gần binh cách
    Aáy là điều tai ách nhơn sanh
    Bốn năm dân chủ tung hoành
    Tây Ninh thừa thế lập thành cơ binh
    Để bảo hộ chúng sanh bổn đạo
    Dân xã lo đào tạo quan quân
    Quốc gia nổi dậy tưng bừng
    Tân Dân thành lập lẫy lừng quốc dân
    Nền độc lập lần lần ra mặt
    Vĩnh Thụy lầm tưởng thật thi hành

    Đến ngày hội cả nhơn sanh
    Kỳ ba súng nổ lập thành quốc gia
    Để phát động sơn hà thống nhứt
    Hiệp tham giang nổ lực tấn công
    Bảo sanh nhơn nghĩa đại đồng
    Hòa bình thế giới ở trong đạo Trời
    Chớ lầm tưởng quyền đời sức mạnh
    Dễ lướt qua luật chánh thiêng liêng

    Hậu sau ra đứng trước Tiền
    Do Toà Tam Giáo lịnh truyền thưởng răn
    Đức Di Lạc cầm cân cứu thế
    Hội Long Hoa tên để phong thần
    Thượng ngươn đời lập Tân Dân
    Dựng nền dân quốc, xa lần chủ quân
    Quê hương hiện cảnh xuân thơ mới
    Đạo Nhà Nam vạn đại lưu truyền
    Gia vô bế hộ êm đềm

    Phật, Tiên, Thần, Thánh, giáng miền trần gian
    Đạo gom trọn nhơn gian vũ trụ
    Gieo giống lành làm chủ năm châu
    Từ Tây khắp cả hoàn cầu
    Âu ca lạc nghiệp dưới bầu trời chung


    " Bài tứ tuyệt trên hiện rõ sự mầu nhiệm của cơ bút.
    . Bài này tiên tri Tam trấn thay mặt Tam giáo dạy đạo kỳ ba.


    " Bài song thất lục bát tiên tri, đạo Cao Đài lập trước nhứt ở Tiền Giang rồi Hậu giang và sẽ phân chia 12 chi phái.


    Đạo lập quân đội và Hòa Hảo lập Dân xã Đảng. Sau đó, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lừa gạt truất phế. Trãi qua ba cuộc đảo chánh mới lật đổ được Ngô Triều.


    Đây là bài thi độc nhứt vô nhị do Tam Trấn giáng chung. Đức Lý Thái Bạch và Quan Thánh chủ động ban ý tưởng còn Phật Quan Âm chứng đàn.
    Last edited by sutu; 25-08-2008 at 12:50 PM.

  20. #20

    Mặc định

    LONG TUYỀN KIẾM TRIỆT NHÂN TÀI



    Đức Phạm Hộ Pháp được lịnh Đức Chí Tôn đi Thủ Đức ( 1928). Đến nơi bà Bát Nương chỉ dẫn đi lấy Long Tuyền Kiếm ở Mỹ Tho.

    Nhưng Đức Cao Thượng Phẩm bịnh nặng Đức Ngài phải trở về Toà Thánh. Sau khi an táng Đức Cao Thượng Phẩm xong, ( Đức Cao Thượng Phẩm qui ngày 1-3-Kỷ Tỵ) Đức Ngài mới đi Phú Mỹ - Mỹ Tho.

    Ngày 27-2-Kỷ Tỵ ( 1929) Đức Ngài đến Khổ hiền trang, chấp bút thì được chỉ dẫn nơi yếm Long tuyền kiếm về phía Tây Nam. Nơi điểm chỉ là một khoản đồng ruộng, có dạng hình núi nức mé bên kia sông, phải đi ghe chừng 5 cây số mới đến. Cánh đồng nước phèn, mọc toàn năng, phía xa xa là rừng đưng và bàng. Đất màu đen chưa trồng lúa được, nên dân cư sống bằng nghề làm đồ gốm, làm lu, hủ, chén v.v..Đức Ngài và các tín hữu Minh Thiện đàn dừng lại trên 1 khoản đất vàng, gò cao và rộng độ chừng dưới 700 thước vuông.

    Đức Ngài lại chấp bút, Lỗ Ban Sư giáng và chỉ đào ngang chót núi, sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng đá. Lỗ Ban cho biết, đó là tháp của 1 trạng Tàu táng thuở cai trị xứ ta. Trạng Tàu biết chỗ này là núi vàng, sợ sau này núi nổi lên thành hình thì nước Việt Nam có trạng và nhân tài sẽ phục nghiệp, nên học quyết chiếm cứ và yếm long tuyền kiếm, công dụng của kiếm là vớt đứt hết nhân tài.


    Khi thế chiến thứ nhứt chấm dứt ( 1919) chính phủ Tàu sai 1 người Triều Châu giỏi về bói yếm sang Việt Nam yếm 1 lần nữa ngay nơi cũ. Dân cư quanh vùng , nhất là các vị bô lão thời đó đều kể như vậy.


    Lỗ Ban Sư lại cho biết, tại đây có vị thần vàng lãnh mạng nơi Thượng Đế giữ gìn vật báu không cho ai lấy, chỉ dàng riêng cho Trạng Trời đến lấy mà thôi.

    Việc đào lên cũng thật vất vã, Đồng thì rộng mà mỗi người chỉ có 1 lưỡi cuốc dàn hàng ngang mà đào. Tưởng chừng như khó tìm thấy. Bỗng nhiên trực giác giúp suy luận thành công, thông thường thì mồ mả ở vùng này đều có nấm ở trên nhưng đặc biệt có một cái mả không có nấm. Vì thế mà Đức Ngài cho đào cái mả đó lên thì được một ống ghẻ trên có một lưỡi dao cứng cắm thẳng xuống trong đó có một con cò sừng màu trắng và 6 đồng tiền kẽm đời Minh Mạng. Đào xuống sâu nữa gặp một hộp bao chỉ dài 9 tấc, Đức Ngài cho biết trong đó có Long tuyền kiếm, nhưng cấm không cho ai xem và gói kín lại.



    Đức Ngài dạy đào 1 con kinh từ Trảng Sập băng ngang chót lưỡi Long tuyền kiếm cho bứt. Đó là phép phản yếm để trừ tuyệt sát nhân tài.


    Đức Ngài lại nói: "Ngày kỷ niệm nước Việt Nam hưởng được Đạo trời khai sẽ gở nạn ách cho nhân loại. Dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích lệ thuộc. Dân tộc Việt Nam sẽ không còn bị lệ thuộc nữa" .


    Đêm hôm đó, tại Khổ Hiền Trang, Đức Phật Mẫu giáng dạy lập thảo đường .


    Thảo đường phước địa ngộ tùng hoa
    Lục tại dư niên vũ trụ hòa
    Cộng hưởng trần gian an lạc nghiệp
    Thế đăng đồng Đạo thịnh âu ca
    Last edited by sutu; 25-08-2008 at 04:57 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •