Bài báo này nguyên có tên là " Chuyện cầu Tiên ở Phương Thành ". Trong bài này tác giả có nói rằng đây là quang cảnh của một buổi cầu cơ mà ông được tham dự vào hai mươi năm trước, tức là vào khoàng năm 1912 và lúc này Đông-Hồ được 24 tuổi ( ông sinh ngày 10/3/1936 ). Về hai chữ " Phương Thành " hiện tôi chưa tìm hiểu được chính xác là địa danh của vùng nào. Nhưng chắc chắn đây là địa danh một vùng thuộc Hà Tiên, quê nhà của tác giả, khi ông gọi bằng hai chữ " tệ ấp ". Mong rằng sẽ sớm được một bậc cao minh chỉ giáo thêm cho.

Cầu-Tiên hay là Phụ-Tiên là một cuộc chơi tiêu khiển của các nhà Nho, phái sĩ phu ta ngày xưa. Cuộc chơi này khởi thủy là tự bên Tàu truyền sang, nên thường thấy những bài luyện đồng, những phù chú trong sách Vạn-Pháp-Quy-Tông và cách sách khác thỉnh thoảng cũng có thấy chép.Truyền sang nước mình chắc cũng có cải cách đi nhiều mà mỗi nơi có lẽ cũng đều có khác nhau cái cách xếp đặt, nên bài này là chỉ chuyên nói về cuôc phụ-tiên ở tệ ấp Phương Thành mà thôi. Có khác với các nơi khác một đôi chổ thì cũng xin độc giả lượng cho vậy, vì đây không phải là bài khảo về cuộc cầu tiên ở nước Nam. Nhưng chắc cũng trong đại đồng tiểu dị, tưởng cách biệt cũng chẳng có cách biệt là bao nhiêu. Lại cầu tiên nguyên là một cuọc chơi tiêu khiển, nên những lễ nghi trong cuộc cũng đan-giản chẳng có phiền phức gì. Có phiền phức bày đặt thêm ra vẽ rộn ràng đó, là bởi người sau này mà thôi.Những quang cảnh trong bài này là thuộc về hai mươi năm về trước ( 1912 ) mà tôi được hân hạnh trong thấy một vài lần, buổi còn sót lại, hoặc là các bậc phụ huynh kể nhắc cho nghe. Ngày nay ( 1932 ) thì đã khác rồi, mà lạ gì mỗi cái phương diện gì ở xã hội mình bây giờ đều đổi cái tính chất cũ hết cả, có còn đó cũng chỉ là còn hơi hám mà thôi, chẳng những là một chuyện phụ tiên này.

MỤC ĐÍCH CUỘC PHỤ-TIÊN.

Những chuyện mê tín thuọc về nghĩa thần bí, nhà Nho nguy6en là phái duy lý triết học, không bao giờ chịu tin, nhưng có cuộc phụ tiên là rất sùng thượng, thì có tín ngưỡng nữa cũng là tín ngưỡng một cách ngờ vực mơ màng mà thôi. Mục đích cố ý là một cuộc tiêu khiển thanh tao mà là mọt cuộc tiêu khiển lấy văn chương làm phong-thú để thưỡng thức. lại cũng lấy văn chương làm bằng cứ. Nếu có sẳn được văn chương thanh-dật hùng-kỳ thì đó mới là thơ tiên, néu không thì tức khắc không nhận, mà cho là quái là giả. Hoặc giả nói : nhà Nho thường nghe có bốn cuộc vui là cầm, kỳ, thi, tửu kia, có tiêu khiển cũng chi là trong phạm vi bốn cuộc ấy mà thôi, sao lại có cuộc phụ tiên ghép vào, e có phiếm chăng. Nhưng không phải, đành là có bốn thú kia, nhưng bốn thú ấy ở các nhà Nho hào phóng thì mới kiêm được cả mà thôi, chớ nhà Nho đạo đức, nhà Nho giản dị cũng có người không lấy làm thích cho là không phải thực cuộc vui có thể di dưỡng tính tình người ta được. Rượu thì có người uống, lại có người không uống, còn nghề đàn, nghề cớ thì có người chơi lại có người không chơi, lấy làm bó buộc, cho rằng hai kẻ ấy làm ghìm cái tâm trí người ta mà không được khoáng đạt thẳng thích, lại thường làm tổn mất thì giời, có phương hại đến chức nghiệp. Duy nghề chơi thơ mới là cái chí-thú bản-lĩnh của phái sĩ phu. Nhưng chơi thơ phàm mãi thì cũng chán, lại muốn chơi thơ tiên. Vì thế mà có cuộc cầu tiên, phụ tiên vậy.

Mục đích cuộc phụ tiên nguyên là tiêu khiển, nhưng cũng có khi nhân đó mà xin thuốc hoặc hỏi tiên-cơ, những chuyện thuộc về tương lai. Bởi thế nên gần đến kỳ thi thỉ trong làng Nho, cuộc cầu tiên thịnh lắm, trước là muốn tập cho quen cái thói hạ bút thành văn, sau cũng là muốn cái số phận ở chổ lều chiếu thế nào nữa. Phương diện xã hội ngày một phiền phức , người kiệm của hiếm, lại hồn phong-nhã thì ngày một tiêu-trầm, nên sau này gần đây kết quả cuộc cầu tiên chỉ là để xin thuốc mà thôi ( bây giờ là xin số ! ). Đó là sự bắt buộc phải thế, thuốc phàm đã cùng phương rồi tìm hỏi thuốc tiên, chứ cũng ít ai nhàn hạ bày đặt ra cuộc tiêu khiển như xưa nữa. Hỏi chuyện tương lai hay cầu xin phương dược thì đã thấy nhiều phen linh ứng. Thơ đã là thơ tiên thì thuốc tất cũng là thuốc tiên vậy.

CẢNH ĐÀN TIÊN
a/ Cách dọn đàn :

Muốn cầu tiên thì người chủ đàn và các người giúp trong cuộc cầu, người nào người nấy đều phải tắm gội trai-khiết, rồi chọn một nơi tĩnh-thất nhàn-phòng hay một nơi thư-lâu thiền-viện nào cho được thanh-u tĩnh-mịch. Nếu là nơi ấm-áp kín đáo thời thôi, khỏi cần phải có giăng vãi bố đàn. Bấy giờ mới đặt ra hai cái bàn. Một cái chính là bàn vọng-tiên, còn một cái nhỏ tương đối về mặt trước là bàn phù-sứ, ý rằng nhờ những thần -tiên ở bậc dưới truyền đạt khải-sớ lời cầu nguyện lên các vị cao-tiên. Trên bàn thì chưng bày các thứ hoa quả, các sắc đèn nến. Theo lệ thì ba bình hoa, ba dĩa quả, ba chén trà , ba chén rượu. Bình hương đặt giữa trước bàn, thì thế nào cũng chọn cho được thứ trầm tốt, đốt xông cho tảy tán những mùi trọng-trọc chung quanh. Hương trầm vị hoa ngan-ngát dịu dàng, màu bông vẻ nến tỉnh tươi rực rỡ, rõ vẻ ra cái quang cảnh chốn bồng-lai tiên-đảo. Bước vào đàn tiếp xúc được cái khí vị trong quang cảnh ấy thì bấy giờ người nào người ấy đều nghe thấy trong tinh thần được nhẹ nhàng trong trẻo cả.

b/ Về phù-chú :

Thiết đàn lại cũng có người dùng phù chú nhiều lắm, cho nên cần nhất trong đàn là phải có người pháp-sư cho biết được nhiều ấn chú. Phù thì bốn góc đàn niêm bốn lá, có phù niêm-cơ, niêm-bút, phù niêm-bàn đồng tử ngồi, phù buộc vào ngón tay đồng tử. Phù niêm ấy thì chu-thư ( dùng chu-sa vẽ bùa ), còn chổ ngồi người đồng tử thì phù hương-thư ( dùng nhang để vẽ bùa ). Mỗi khi niệm chú thì tay bắt ấn, miệng niệm chú, mỗi chổ lời chú vẽ phù đều khác nhau. Khi cầu mải không thấy tiên giáng thì lại đọc chú thôi thỉnh, hay khi đồng tử lên say, lên hăng quá, thì pháp sư đọc chú bắt ấn trục xuất, cho đó là ma quỷ nhập đồng. Những phù chú ấy thì trong sách Vạn-Pháp-Quy-Tông có thấy nói và vẽ đủ cả. Nhưng phương pháp ấy chắclà theo phái tà thuật bày đặt ra mà có người không biết bắt chước làm theo. Sau này người ta thấy không linh nghiệm gì và người ta cũng hiểu cái lẽ tiên-thánh không phục tùng gì những cái vẽ lăng-nhăng quằn-quẹo ấy, nên cũng bải bỏ mà không dùng nữa . Trong bài đọc luyện đồng có câu " Phù tuy linh dục khuất bất năng " và trong một bài thơ giáng bút có câu " Phù linh nghiệm nhĩ an năng khuất " thì biết những phù chú ấy không phải là chính-đạo chính-lý vậy ( Đông Hồ chú : Nghĩa hai câu này nói là phù dẫu linh thế nào cũng không thể đem bó buộc vì tiên-thánh được )

a/ Cơ và bút :
Cầu thì ngưởi đồng tử phò cơ hay chấp bút. Phò cơ hay là phò loan. Gọi là cơ là làm ra như hình sao Cơ ( trong Nhị Thập Bát Tú ). Gọi là Loan là làm ra như hình con chim Loan. Cái mình chim là cái rỏ bằng tre có cái cán dài làm ra hình cái cổ chim giương ra, chổ mỏ chim là cái ngòi bút làm băng cánh dương hay cành đào, danh-hiệu đã tót mà gổ lại dẽo viết được bền. Đẵn tre, đẵn đào làm cơ ấy thì lấy cành về phương đông là phương có nhièu sinh khí. Còn tre đương ( đan ) thì phải đủ 28 cây nan theo số nhị-thập-bát-tú. Trước khi đương phải tắm gội trai khiết, trong lúc đương thì phải niệm mật-chú " nhi thập bát tú ", có khi chú khác lại không được nói chuyện lãng cho đến khi làm xong. Cơ đương xong thì phất giấy vàng và niêm phù lên thân cơ, cán cơ, ngòi bút, phù mỗi chỗ mỗi khác. Việc niệm-chú niêm-phù đó, tất cũng như một việc niệm chú ở trên, có lẽ là không đủ hiệu lênh gì. Đơn giãn hơn là phép chấp-bút. Bút cũng dùng cánh đào hay cành dương về bên đông. Viết thì có khi chấm mục viết trong mân thau ( đồng thau ) sáng, có khi trong nâm đựng gạo thì khỏi dùng mực. Chấp-bút thì giản tiện nhưng khi động không được mạnh và viết khong được mau rõ bằng phụ cơ, vì chấp bút chỉ có mọt người trong khi viết lại có ý e lệ ngập ngừng, chứ phụ cơ thì hai người cùng đưa đẩy, không phải tự ý một người chủ trương được. Phò cơ thì hai người tả hữu đối diện nhau, còn chấp bút thì một người ngồi giữa bàn . Trong lúc ấy thì đồng tử nhắm mắt lại.

b/ Bài đọc luyện đồng :

Khi đồng tử ngồi yên rồi thì các người ở ngoài ngồi vây chung quanh đồng thanh tụng đọc những bài thơ bài phú để luyện đồng. Đọc ó nhịp nhàng lên bổng xuống chìm ra giọng ca ngâm cho người đồng tử mê mẩn mà tâm thần không khỏi dao động vì ngoại cảnh. Cách đọc đó là cách che lấp thính giác người đồng tử cho đừng nghe những tiếng náo động chung quanh. Nếu có người tài thổi sáo thì kiem them được cái giọng tiêu-địch ( tiêu và sáo ) đưa đẩy theo tiếng ca ngâm thì lại càng em đầm thánh thót lắm. Các bài đọc luyện đồng ấy thì là các bài thơ, bài phú mà có cái khí vị siêu tục thoát phàm, như thơ ông Đào Uyên Minh, ông Lý Thanh Liên, như thơ ông Chu Hối Am, ông Thiệu Nghiêu Phu vân vân. Cũng có người đặ ra thành bài mới theo thể lục bát hay song-thất-lục-bát, khiến phổ cập theo khúc điệu Nam Âm. Những bài ấy phần nhiều là hán Văn, đại ý thì bài nào cũng tả cái cảnh :

Bồng-lai cảnh trí tự nhiên.
Nguyệt khiêu đăng ảnh phong truyền thiên hương.
mà các Tiên thì :

Thanh san bích thủy tiêu dao
Thiên hương bất muội nhất hào trần ai

Đã tuyệt thanh thú, đã tuyệt siêu dật vậy. Lại cũng có bài soạn bằng Nam Âm ( chữ Quốc Ngữ ). Sau này chỉ lục ( ghi lại ) một bài bằng quốc văn dễ xem, dễ hiểu, mà các bài khác bài nào cũng tương tự như thế cả. Bây giờ có mọt phái trong khi cầu đọc những bài dâng rược nho, rượu trắng, dâng bông dâng trà lố lăng không ra vẻ gì cà.

sưu tầm