Tiếp theo loạt bài " Gia nhập Mật Tông và sự truyền thừa tâm ấn", Diệu Chi xin chia sẻ thêm về việc tại sao chúng ta phải tu học và tại sao phải nhận sự truyền thừa tâm ấn để sư huynh tỉ hiểu rõ hơn.

Diệu Chi k rành những thuật ngữ trong kinh nên sẽ diễn tả vấn đề theo những từ thông thường nhất.
Mỗi ngày trong cuộc sống chúng ta gặp phải đủ thứ chuyện, là một chuỗi dài những điều bất xứng ý mà không hiểu tại sao và làm sao để hóa giải. Có người biết có người k, có người lờ mờ. Chúng ta sống dưới qui luật của trời đất, luật của nghiệp, và sự kiểm soát của chư vị.

Luật của trời đất, luật của nghiệp: ví như luật pháp, luật là luật, quân pháp bất dị thân, chính vì điều này mà chư vị dù từ bi vẫn k thể cứu tất cả mọi khỏi bể khổ bằng phép thần thông trong tích tắt mà phải dùng những cách thức và phương tiện khác. Giết một con kiến phải trả nghiệp giết con kiến, dù là con của phật. Vay là fải trả lãi, lãi rất nặng, còn hơn lãi Năm Cam.:)
Sự kiểm soát của chư vị: chư vị ví như cha mẹ hay những người thi hành pháp luật, dù rất thương con nhưng vẫn fải nhìn thấy con chấp hành pháp luật. Những j cha mẹ có thể làm là cho con cuộc sống tốt dạy dỗ để nó k phạm tội để không chịu sự trừng phạt của luật pháp. Chư vị cũng kiểm soát chúng sinh theo cách này.

Con người , chúng sinh qua nhiều kiếp ngụp lặn trong bể sinh tử, trong vòng luân hồi đã bị che lấp tính trong sáng của tâm, tâm phật tự có nơi mỗi người. Bị kiểm soát và điều khiển bởi những thói xấu của tâm k thiện tham sân si. Loay hoay mãi trong bể khổ, tâm tu như 1 ánh sáng le lói k đủ để thấp lên trong sự vô minh qua nhiều căn kiếp đã lấp dầy. Chính vì vậy mới đau khổ.

Tại sao phải trả nghiệp? Ví như cha mẹ phạt con, luật pháp phạt công dân để họ giác ngộ việc mình đã làm, nhận ra cái sai mà k phạm phải nữa. Ví như tịnh hóa tâm, như rửa một cái bình dơ cho nó sạch. Tất cả những j chúng ta gặp phải từ việc lớn đến việc nhỏ, từ bệnh hoạn đến nghèo khó, vui sướng đến khổ tâm , về mặt vật chất hay tinh thần đều nằm trong qui luật cực kỳ khoa học của nghiệp. Và chư vị bao giờ cũng ở sát bên mình mà mình không biết. Ma quỉ cũng nằm dưới sự kiểm soát của chư vị, ma quỉ cũng làm nhiệm vụ của họ. Nếu 1 người gặp ma gặp quỉ hay bị quấy phá thì đó là nghiệp của họ làm nên điều đó. Ma quỉ là những tội phạm được canh giữ cẩn thận, phải chịu tội và giam giữ. Chúng ta là những công dân tự do sống dưới sự kiểm soát và giám sát của chư vị nhưng là công dân tự do.

Con người có trí, nhưng thông thường k biết được cái j là tốt nhất cho mình. Cha mẹ dạy con nhưng chính cha mẹ cũng vậy, xét với qui mô lớn như cứu cánh và hạnh phúc thật sự thì cha mẹ cũng k thể cho con bài học tốt nhất hay lời khuyên tốt nhất. Và chư vị, những đáng toàn giác dõi theo chúng ta, chờ đợi chúng ta từng ngày từng giờ là những người thầy tốt nhất.

Làm sao để liên lạc với người thầy đó? Chính là cái buổi lễ truyền tâm ấn mà Diệu Chi đã nói( cách đơn giản nhất trong đời này, ví như gọi điện và bắt sóng liên lạc, ở đây là sóng sinh học do tâm phát ra. Những cách thiện xảo hơn thì với kiến thức hạn hẹp Diệu Chi chưa được biết nhưng chắc chắn là rất nhiều). Buổi lễ truyền tâm ấn đó ví như một buổi xét duyệt hồ sơ của người xin nhập học. Người khấn xin chư vị cho mình vào học. Với sự khấn xin của người đã học, như 1 lời giới thiệu cho người mới. Chư vị sẽ đến và xem xét hồ sơ tất cả các đời kiếp của người này. Xét cả sự thành tâm, rồi quyết định có nhận hay k và nên nhận khi nào, ấn chứng là j. Nếu nhận sẽ cử ra 1 vị dám hộ là vị độ để nhận người đó ví như giáo viên chủ nhiệm.

Học như thế nào?
Vị độ đó sẽ luôn theo sát, bảo hộ và chỉ dạy cho người học. Làm sao để biết được. Sự cảm nhận qua nhiều cách, trực tiếp từ vị đó với người học. Có khi là qua giấc mơ, có khi là từ những chi tiết của cuộc sống người đó sẽ tự nhận ra. Nếu người đó có nhãn nhĩ sẽ nghe và thấy. Vị tổ, sư phụ là những người hữu hình ở đằng xa để giúp cho người học khi không thể hiểu được những j vị độ người đó dạy, lí giải các thông điệp.
Việc che chở và dạy dỗ tùy theo phước và nghiệp của người học. Người học sẽ niệm chú của Phật để tạo công đức. Và chư vị sẽ dùng đức này để che chở cho người học chứ k tự cho được. Vị độ sẽ dạy qua cuộc sống hằng ngày sao cho người đó giải được nghiệp và đạt các chưng ngộ, từ từ phước đức trí sẽ phát triển và tấm đạo chứng ngộ sẽ được tăng trưởng.

Tự học được k?
Như nhiều bài viết trước các sư huynh tỉ đã có nói. Mật pháp và mật chú cung cấp cho con người phương tiện để đi đến giác ngộ nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất. Con người với nghiệp quả qua bao căn kiếp năng nề, ví như hành trang đeo trên lưng, và sức lực nhỏ bé, đến bao giờ mới đến nơi?
Một người bình thường có nên tu học k? hay chỉ những người muốn tu mới cần biết?
Chúng sinh được sinh ra như lời phật nói là để học thành phật. Nghe xa xôi quá nhưng chẳng xa xôi chút nào. Chúng sinh, nhất là con người luôn trăn trở với câu hỏi đâu là mục đích thật sự của cuộc sống và đâu là hạnh phúc thật sự của cuộc sống. Chúng ta bị chi phối bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh nên hình thành những mục đích và hình ảnh hạnh phúc giả tạo. Đó là lí do nhiều người nghĩ mình giàu sẽ hạnh phúc nhưng đạt được rồi mới biết không phải.
Học thành phật nghĩa là chúng ta trãi qua những khổ ải nghiệp quả và vui sướng giả tạo của thế gian để nhận ra đâu là chân lí thật sự. Đâu là niềm vui thật sự. Có thể ví trần gian này, đời sống này ví như thời gian chúng ta đang học, đang cải tạo để được rèn luyện thành người tốt, để nhận ra cái đúng thật sự.
Chính vì điều đó, nhiệm vụ tu học không phải của riêng ai mà của tất cả chúng sinh để đạt được cuộc sống tốt hơn về cả mặt hữu hình lẫn siêu hình. Hay là cả vật chất lẫn tinh thần. hữu hình và siêu hình tác động lẫn nhau, có mối quan hệ mật thiết. Tâm ta va tất cả những điều khác trong đời sống ta tác động lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau. Một người tu học thành tựu tiến bộ những điều tốt đẹp khác của cuộc sống của thế gian tự động đến với người đó cả vật chất lẫn tinh thần. Phước đức trí đi liền với nhau.
Nói tóm lại tất cả chúng ta đều cần tu học chứ không phải nhiệm vụ của riêng ai.

Đó là bài học và nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta. Còn việc thi hành các phép thần thông hay bùa ngãi cũng không ngoài việc phục vụ mục đích này và phải được tuân theo tự nhiên được tiến hành bởicác cao nhân. Các phép thần thông hay bùa ngãi để cầu các lợi lạc ví như những chiếc chìa khóa để mở những chiếc két giữ nghiệp phước của chúng ta. Người lớn biết mở ra nên bỏ vào cái j lấy ra cái j. trẻ con tự ý lấy trộm tiền trong đó để sài trái phép và hoang phí. Việc cầu bùa ngãi ở những ông thầy bùa 1 cách vô tội vạ cũng vậy. Mình xài phước của mình mà cứ tưởng lấy được của trời đất. Nên việc này phải tự nhiên và dành cho các bậc cao nhân, khi họ biết mình cần làm j với bùa ngãi thần thông để lợi lạc cho thế gian chứ k fải cho cá nhân.

Tất cả đạo giáo trong thế gian, k vượt ra ngoài khuôn khổ luật trời đất, và một đạo duy nhất là đạo của trời đất. Và hình cũng chia thành nhiều cấp bậc phương tiện. Mật Tông là bí mật phật pháp là phương tiện thiện xảo ví như cỗ xe nhanh nhất để đi đến giác ngộ. Ví như cấp bậc đại học, lớp học dạy ra những bậc thầy.

Vài dòng dong dài. Mong đóng góp được chút ít kiến thức nhỏ nhoi cho kho tàng kinh nghiệm to lớn của con đường tu học.

Con xin thành tâm sám hối nếu những bài con viết lên đây có làm mọi người hiểu sai chánh pháp lớn lao của chư phật. Con không có tâm nguyện gì hơn là được làm sứ giả truyền trao pháp quí đến thiện nam tử thiện nữ vương. Để tỏ lòng biết ơn vì đức từ bi chư vị đã truyền trao pháp này đến con.

Bài này mục đích hướng đến những người đang trên đường tìm cầu chánh pháp. Vì những khó khăn trong việc tìm cầu thầy do tính chất bí truyền của pháp môn trước giờ. Diệu Chi viết lên như một sự chia sẻ kinh nghiệm riêng, k dám múa rìu qua mắt thợ trước những bậc thầy. Rất mong quí sư huynh tỉ, những bạn đồng đạo và các bậc cao nhân cùng đàm đạo, chia sẻ và giúp đỡ Diệu Chi để đạt được mục đích chung lớn nhất: đi đến cùng trên con đường tu học. Xin thành kính cảm ơn quí sư huynh tỉ.