Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 39

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Cần tìm 1 sư phụ chỉ giáo

    tui đọc mấy quyển sách của Khổng Tử có vài chỗ khó hiểu quá. Sư phụ nào thích đọc sách của Khổng Tử xin được chỉ giáo.....thank

  2. #2

    Mặc định

    @Rapviet,
    Mình không dám nhận là sư phụ, nhưng cũng có cùng ý thích và cũng có quen biết vài vị cao thủ về đề tài này. Bạn cứ chia sẻ lên đi. Vạn sư biểu thế gian ngày nay trà trộn trong nhân gian không thiếu đâu bạn ạ, chỉ cần bật lên một que diêm là ánh sáng sẽ lan truyền và cao nhân sẽ tìm đến.

    KTG

  3. #3

    Mặc định

    Trong sách của Khổng Tử thừơng nhắc đến 2 kiểu người đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân
    Và khuyên răn mọi người cố gắng để trở thành người quân tử, nhưng mà bây giờ tui thấy trở thành quân tử khó quá, kẻ tiểu nhân thì đày dãy

  4. #4

    Mặc định

    @ RapViet viết rằng:
    1. Tui không dám nhận mình là người quân tử cũng không dám nhận mình là người cao siêu đức độ gì cả, nhưng theo tui người mà bất nghĩa với mình thì mình càng phải có nghĩa với người ta, người mà không giữ lễ với mình thì mình càng phải giữ lễ với người ta, người không giữ chữ tín với mình thì mình càng phải giữ chữ tín với người ta.

    Đọc vậy là LTL biết bạn RapViet đúng là hạng quân tử rồi.

    @ RapViet viết rằng:
    2. Nhưng dù sao tui vẫn cho rằng muốn làm người quân tử trong xã hội bây giờ thì khó lắm.

    Sao vậy bạn, quân tử là một thuộc tính, đã trở thành một tính cách trong con người bạn rồi, thì cứ thế mà thể hiện, như automatic vậy, còn băn khoăn suy tính chi nữa.

    Một khi ta còn phân vân chọn lựa nên hành xử theo cách quân tử, hay không quân tử thì sẽ rất dễ bị rơi vào ngụy quân tử đó nhé.

    @ RapViet viết rằng:
    3. Bây giờ những người theo hạnh quân tử thì chẳng thấy đâu mà chỉ thấy theo kẻ tiểu nhân thôi.

    Vấn đề này thì liên quan đến kinh tế - chính trị - xã hội hầm bà lằng rồi, nên nói sẽ hơi dài dòng. Nhưng LTL lại không nghĩ như vậy. Tại sao vậy?

    Thực ra trong cùng một con người, vừa có mặt hạng quân tử, vừa có mặt kẻ tiểu nhân. Nhân vô thập toàn mà. Nếu tu dưỡng thường xuyên, thì kẻ tiểu nhân ấy sẽ mờ nhạt đi, nhường chỗ cho kẻ quân tử xuất hiện.

    Trong một tác phẩm văn học cổ, có nhân vật Quỷ nói rằng: Ta là Quỷ Vương đây, vương quốc của ta có mặt ở khắp mọi nơi, ta có mặt trong mỗi con người.

    Ý nói rằng cái ác luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta.

    Vậy thì điều quan trọng là chúng ta nên tìm cách khơi gợi tính quân tử cho mọi người, khi đó chung quanh ta sẽ toàn là hạng quân tử.

    Khơi gợi như thế nào là cách riêng của mỗi người chúng ta. Cách mà bạn đã làm như ở mục 1 cũng là một cách rất hay đấy.

  5. #5

    Mặc định

    @rapviet: nghiên cứu đở trong lúc chờ đợi,

    Quân tử - Tiểu nhân - Ngụy quân tử

    LỜI MỞ ĐẦU
    Tôi có một người bạn thân, cậu ta hơn tôi một tuổi, nhưng kinh nghiệm của cậu ta về cuộc sống, về cách nhìn nhận mọi vấn đề xảy ra hơn tôi nhiều lắm. Lúc còn học ở Việt Nam, cậu ta đã đi làm, tự mở cửa hàng riêng và thu nhập có thể sánh ngang với một công tử nhà giàu. Sau đó cậu ta sang nước ngoài du học theo diện tự túc và chỉ sau một năm, cậu ta đã có thể tự nuôi sống bản thân mình, không cần tiền của bố mẹ gửi sang nữa, thậm chí còn bị nước bạn đánh thuế thu nhập hàng tháng. Tôi biết rằng để làm được như cậu ta thật không dễ dàng gì, đòi hỏi phải là một người rất bản lĩnh, nhất là khi phải sống một thân một mình, tại nơi đất khách quê người, phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách, tự lo cho mình từ cái ăn, cái mặc, lo rèn luyện thân thể để giữ sức khỏe, lo học hành cho thật tốt và cái quan trọng nhất đó là làm sao giữ được cho tâm hồn mình luôn hướng về một nơi thiêng liêng với những tình cảm tốt đẹp, đó chính là Quê hương. Trong khi đấy cậu vẫn phải lo kiếm sống hàng ngày, nhưng vẫn luôn tự rèn luyện, tự nhắc nhở mình để không quá lao đầu vào việc kiếm tiền mà mất hết thời gian dành cho bạn bè, không có thời gian suy nghĩ về những việc xảy ra xung quanh mình, để rồi đến lúc nào đó đánh mất chính mình.
    Sang bên đấy cậu đã học được hai điều:
    1. Không bàn luận ! Nếu bàn luận mà nó ra tiền thì hãy bàn luận.
    2. Hãy nhìn sự việc diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.

    Cũng biết mình chưa đến tuổi để có thể bàn luận về một vấn đề nào đấy, bởi vì muốn bàn luận thì chỉ có thể nói ở trên một diễn đàn công cộng nơi không ai biết bạn là ai và cái quan trọng nhất bạn phải là người đã có công ăn việc làm ổn định và có đủ thời gian cho phép bạn tranh luận, có vốn hiểu biết chung về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng hôm nay cũng xin phá lệ một lần, dưới cái nhìn của một người chưa bước vào đường đời, xin được bàn về QUÂN TỬ - TIỂU NHÂN VÀ NGỤY QUÂN TỬ. Thực ra ranh giới giữa 3 loại người này rất mong manh, mờ mịt. Có thể trong thời điểm này bạn là Quân tử, Tiểu nhân nhưng trong một hoàn cảnh khác bạn lại là Ngụy quân tử. Đây cũng là những điều tôi đã học được trong sách vở và đem nó để áp dụng vào những sự việc đang xảy ra xung quanh tôi.



    QUÂN TỬ - TIỂU NHÂN

    A. Sách vở :
    1.Theo khái niệm Nho Giáo, trên thế gian có 2 loại người : Một loại có số lượng ít ở bên trên, một loại có số lượng nhiều ở bên dưới.

    Quân tử: có đức, có tài, có học lễ nghĩa văn chương, có chức danh và địa vị trong bộ máy Nhà Nước.
    Tiểu nhân: được coi như những người chỉ có sức lao động để làm lụng kiếm ăn và phục dịch bề trên. Những người này đa số là nông dân cho nên thường được gọi là dã nhân

    Quân tử : tinh tường điều nghĩa
    Tiểu nhân : tinh tường cái lợi

    2.Khổng Tử nói:
    Quân tử hướng lên trên mà thành đạt : là đi vào cuộc sống, hay đời sống tinh thần mà làm sáng tỏ chân lý, nêu cao nhân nghĩa trong Xã Hội.
    Tiểu nhân hướng xuống dưới mà thành đạt : là đi vào cuộc sống vật chất mà bảo đảm tài lợi cho Xã Hội.

    Thành đạt của Quân tử là đem lại cho đất nước an ninh.
    Thành đạt của Tiểu nhân là đem lại cho dân cơm ăn áo mặc.

    Không có Quân tử thì không ai trị Tiểu nhân
    Không có Tiểu nhân thì không ai nuôi Quân tử

    Khổng Tử đặc biệt nêu cao vai trò gương mẫu của Quân tử, nhất là của những người nắm vai trò chính trị
    Đức của Quân tử là gió
    Đức của Tiểu nhân là cỏ
    Cỏ có gió lướt qua thì uốn rạp theo, nhưng không phải các Quân tử đều cùng một đức gió như nhau và các Tiểu nhân đều cùng một đức cỏ như nhau. Giữa Quân tử và Tiểu nhân thì ranh giới nhiều khi rất mờ mịt, chỉ cách nhau trong đường tơ kẽ tóc.

    Khổng Tử đòi hỏi cả Quân tử và Tiểu nhân đều phải học đạo
    Quân tử học đạo thì thương người .
    Tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến .

    Trong những tư tưởng này còn chưa nói đến một loại người nữa trong xã hội, đó là Ngụy Quân tử. Có lẽ bởi vì người ta không thể nói về loại người này chỉ trong mấy dòng ngắn ngủi. Vì vậy chúng ta sẽ nói đến vấn đề này sau.

    http://www.narga.ws/

  6. #6

    Mặc định

    Học vấn người quân tử

    Đỗ Hoàng Linh
    Tạp chí Hà Nội ngàn năm

    Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.

    Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử. Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo. Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng. hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa. Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tư thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa. Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.

    Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức' nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm.
    Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối.
    Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung.
    Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ.
    Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh.
    Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn.
    Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy.
    Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.

    Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ.
    Khổng tử còn cho rằng: "Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người".
    Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa.
    Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn.
    Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình. Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà". Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".

  7. #7

    Mặc định

    Quân tử thời đại

    Ai cũng biết quân tử là mẫu người để thanh niên trai tráng thời xưa phấn đấu. Nhưng anh em thử nghĩ xem nếu thời nay ta làm người quân tử, ta có tồn tại được không? Chả lẽ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Dũng bây giờ xếp xó hết rồi?

    Muốn nhân với người thì trước hết phải nhân với bản thân.
    Có nghĩa với người nếu người đừng bất nghĩa
    Giữ lễ với người nếu người hiểu lễ
    Tín với người nếu người biết coi trọng chữ tín
    Dũng sẽ có ý nghĩa nếu đảm bảo được 4 điều trên
    Cuối cùng, trí sẽ cần có để kiểm soát cả 5 điều trên.

    Tóm lại, con người ngày nay vẫn đầy đủ cả Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng đấy chứ. Có điều, liệu có bao nhiêu người quân tử theo kiểu Nhạc Bất Quần thì còn phải xem xét lại

    (Sưu Tầm)

  8. #8

    Mặc định

    Cám ơn bạn rất nhiều !
    Đọc bài viết của bạn mình có vài ý kiến riêng thế này :
    Theo bài sưu tầm của bạn :"Muốn nhân với người thì trước hết phải nhân với bản thân.
    Có nghĩa với người nếu người đừng bất nghĩa
    Giữ lễ với người nếu người hiểu lễ
    Tín với người nếu người biết coi trọng chữ tín
    Dũng sẽ có ý nghĩa nếu đảm bảo được 4 điều trên
    Cuối cùng, trí sẽ cần có để kiểm soát cả 5 điều trên"

    Tui nghĩ rằng nếu như người mà bất nghĩa với mình thì mình phải bất nghĩa lại, người mà không giữ lễ với mình thì mình không cần giữ lễ với họ, người mà không giữ chữ tín thì mình cũng không giữ chữ tín với họ. Như vậy thì sai hoàn toàn,trái hẳn với đạo quân tử
    Tui không dám nhận mình là người quân tử cũng không dám nhận mình là người cao siêu đức độ gì cả. Nhưng theo tui người mà bất nghĩa với mình thì mình càng phải có nghĩa với người ta,người mà không giữ lễ với mình thì mình càng phải giữ lễ với người ta,người không giữ chữ tín với mình thì mình càng phải giữ chữ tín với người ta.
    Như vây mới đung đạo của người quân tử. Nhưng dù sao tui vẫn cho rằng muốn làm người quân tử trong xã hội bây giờ thì khó lắm.Ngoài đọc sách nho giáo tui còn đọc cả sách của Phật giáo.Và trong sách Phật giáo có nói rằng:nếu người ta đối xử không tốt với mình mà mình lại đối xử không tốt với người ta thì hóa ra mình chẳng khác người ta là mấy, mình cũng chỉ bằng họ thui...

  9. #9

    Mặc định

    ban oi lam on giup minh voi
    minh dang muon tu theo mat tong ma ko co thay chi dan
    minh dang o ha noi
    ban co quen biet ai am hieu linh vuc nay xin chi giao voi
    xin van ta

  10. #10

    Mặc định

    @phuctin

    Theo mình bạn hảy đọc nhiều trong mục mật tông đi đã, có bài mới hay lắm đây :
    http://www.thegioivohinh.com/showthread.php?t=4236

    kế đó mình nghĩ bạn nên hỏi Thầy Hùng Sơn 42 là super moderator của trang TGVH này xem, vì Thầy hiện đã là một Phật tử xuất gia theo Mật rồi đấy.

    Kính

    KTG

  11. #11

    Mặc định

    Rất đồng ý với bạn RapViet. Tuy nhiên cũng xin thêm 1 ý là, cho dù mình theo đạo Tiểu Nhân hay Quân Tử, cũng đừng coi thường hay khi rẻ phe đối lập.

  12. #12

    Mặc định

    @ anmay!
    Bạn có hay đọc sách Nho giáo không?

  13. #13

    Mặc định

    Khachtrangian oi sao không trả lời mình vậy

  14. #14

    Mặc định

    xin được góp thêm một ý
    một ngàn người chê bai nói xấu mình nhưng thân tâm bạn luôn không thẹn với lòng
    một ngàn người khen mình nhưng chính bản thân mình lại chê khinh mình.....
    Mẹ đấy con! Xác phàm mang mển,
    Chẳng một ai không đến lỗi lầm;
    Nhưng kẻ lầm biết hối nơi tâm,
    Là kẻ trí sẽ làm Tiên Phật.

  15. #15

    Mặc định

    Chào 0127
    Bạn có thể giải thích cho mình nghe về : Nhân, Lễ , Nghĩa , Trí , Tín không?
    Mình muốn hiểu rõ từng từ một....

  16. #16

    Mặc định

    quán đảnh
    tâm ấn mỡ khai
    truyền thừa minh quang
    tổ ấn phô bày
    thần chú lăng nghiêm
    đại định
    tỳ lô xá na phật
    chánh pháp nhãn tàng
    kế thừa truyền đăng
    mật tông thế giới
    đại ngũ trí phật
    liên hoa diệu hỹ

  17. #17

    Mặc định

    canh chua bông điên điển vàng
    thơm ngon
    lẩu cá
    hoa quỳnh trắng nở thơm hương
    em chèo xuồng ba lá
    đi hái bông điên điển vàng
    má em nấu canh chua
    cá nướng trui cơm nóng
    quê hương việt nam
    không đâu bằng má mình
    em xinh đẹp
    đội nón lá
    chèo xuồng ba lá
    đi hái bông điên điển vàng ươm
    ươm giấc mơ canh chua cá kho tộ
    ươm chút nắng hồng má em
    em đẹp quá
    trên chiếc áo bà ba
    trên chiếc xuồng ba lá
    dòng sông tuổi thơ trôi qua
    nhưng vẩn còn mãi
    tình yêu
    bông hoa vàng điên điển

  18. #18

    Mặc định

    làm sao
    lấy được ánh trăng
    để gói trái tim đau thương thất tình
    ánh trăng lung linh
    tan vỡ ra nhiều
    như tình tôi trang trãi cho em bóng với hình
    tôi vẩn yêu em
    hình bóng em ngự trị
    như vầng trăng sáng
    trong trái tim đầy ánh trăng tình thương

  19. #19

    Mặc định

    một con mèo con dể thương
    nhắm mắt trước tình yêu thương
    nhưng
    là một con mèo dử như hổ
    nhưng thật đáng yêu
    trên tay bé mèo con
    người thích những con mèo
    nhà tôi đã nuôi 2 con mèo
    một con mèo đực màu vàng to béo
    một con mèo cái đen mun
    thêm con mèo này nữa
    không có cơm cá cho mèo ăn

  20. #20

    Mặc định

    chuông điện thoại reo vang
    một giọng lạ
    nói những lời loạn ngôn
    làm tim tôi xao xuyến
    ai cà
    ai tán tỉnh tình yêu của tôi
    làm trái tim tôi tan vỡ
    những lời nói
    qua điện thoại
    làm tôi run sợ
    nhưng thích thích
    chẳng lẻ mình cúp máy
    chẳng lẻ gọi nhầm số
    hay người muốn làm quen
    trong cô đơn táo tợn
    giọng nói vẩn vang vang
    cho tôi nổi niềm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •