kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Ðề tài: TÂM – Ý TÂM

  1. #1

    Mặc định TÂM – Ý TÂM

    TÂM – Ý TÂM

    “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
    Mây trời lồng lộng không phủ kín “công” cha”

    …Vì “Công” muốn tạo Danh
    “Thái Sơn”? – Mây nào phủ !!!
    Nên Phật – “Nội hơn Ngoại” !
    Âm – Dương – “Chủ quyền ta”!
    - Hiện hữu “Sơn” là núi
    “Núi” ? Đâu vượt mây trời !!!
    Danh ngài vẫn chi Danh
    Danh Phật – “Tâm” chưa Phật !
    Vì Phật – Chính “Nhân Quả”
    “Công Minh” – Mọi chúng sinh
    Học Phật – Tu theo Phật
    Thân tâm chẳng nghĩ màng
    Ngoài “Tâm Ý” chúng sinh
    Thoát luân hồi sinh tử
    Danh “chót lưỡi đầu môi”
    “Tu” làm chi uổng phí
    Dương trần nhiễm bụi trần
    Cớ sao âm cũng vậy?...
    “Kế tục” ? sự nghiệp ngài !
    Mang cho Ngài “Trái” oan
    Ngài đâu muốn “Mua” Danh
    Mang “Danh” mà mất “Pháp”
    “Công sức” – Hoài luyện tu !
    “Tình Đạo” dù an ủi
    “Danh” nào ai đã theo ?
    Theo “Pháp Danh” – Dòng họ !!!
    …May thay ! – Ý đệ tử !
    Đâu phải tâm ý ngài…
    Đã một thời liệt oanh
    Mong mãi mãi như vậy
    Khi “Tâm” ngài “Nhân Quả”
    “Tâm” theo ý của Tâm

    Thích Chân Đạo
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  2. #2

    Mặc định TÍN CUỒNG

    TÍN CUỒNG

    Theo “Duy vật” – Vật chất !
    Nay đổi hướng “Duy tâm”
    Tâm “Liều Cao” – Tâm cuồng !
    “Tâm Linh – Hồn – Non Nước”
    Phật nội hơn Phật ngoại !
    “Mời” Phật ngoại ra đi !
    “Âm - Dương” đều tự quyết !
    Tượng Ngọc ! – Hiện “Ngọc Phật” ?
    “Mẹ hát con khen hay”
    Đâu ý tưởng “Nguồn Cội” !
    Cao “Tâm sang về “Đức” !
    Ước nguyện Bác sao Khiêm nhường
    Tất cả vì nhân loại
    Anh em chung một nhà
    “Âm - Dương” đồng Cõi Thiện
    Tâm Bác không làm – “Tượng”…
    Mọi “Dục Vọng” Trá hình !
    Hủy Đạo – “Ngày Hòa Bình”
    Thế giới đã công nhận
    “Hữu xạ tự nhiên hương”
    Có Tâm ai cũng hiểu !
    “Nước” uống không sợ thừa !
    Cầu mong “Nguồn Nước” Trong ?
    Gây “Nhân” Tất nên “Quả”
    Gieo gió ắt gặp bão !!!


    Tâm Linh
    ( Nguyễn Đại Công )



    Chú thích : Bác là chủ tịch Hồ Chí Minh cao về Tâm, sang về Đức, Bác không phải là Ngọc Phật
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  3. #3

    Mặc định "Ma Quái"? Thời Hiện Đại

    “MA QUÁI” ? THỜI HIỆN ĐẠI


    Hoằng Pháp sáu trăm bài
    Dưới cõi tục – Trần thế !
    Theo sứ mệnh ơn trên !
    Âu cũng là “Duyên – Quả”
    Thượng tọa Thích Chân Quang
    Tục danh Vương Tấn Việt
    Nơi núi Dinh – Vũng tàu
    Nếu nói Thầy – “Quái ma”
    “Quái Ma” quá hoàn hảo
    Theo “Tâm Phật” giảng pháp
    Thức tỉnh trí Dân sinh”
    Hiểu Nhân Quả - Luân Hồi
    “Công bằng” chung “Cõi thiện”
    “Quái Ma” vậy hơi khó
    Trừ ?... Bồ tát giáng sinh
    Hơn “Danh Phật” – Chỉ “Danh”
    “Tâm” Tôn ! “Tâm” tự tưởng !
    “Danh” tồn tựa khói mây !
    Cuốn bay theo chiều gió
    Gió Tự Tôn – Tham vọng
    Gió Địa Vị - Tiền tài...
    “Đạo mạo” tạo bên ngoài
    “Mâu thuẩn” ngược bên trong
    “Đạo”hay ... Người hay – Dở ?
    “Nhân Quả” – Rồi kết cục !
    “Ăn cháo rồi đá bát”
    Học thầy – phản lại thầy
    “Quả” Đề Bà Đạt Đa...
    Ai ơi ? Mau tỉnh giấc
    Vì Đất Nước – Thanh bình !!!

    Thích Chân Đạo

    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  4. #4

    Mặc định TƯỚNG ? – TÂM

    TƯỚNG ? – TÂM !

    Phát tướng? – Tạo nên “Danh”!
    Phát tâm- Sinh “Ma quái”?
    “Danh” to – nhiều “bọc bao”!
    “Ma quái”? Hiểu “Nhân quả”
    “Bọc bao” – Tiền – Tham vọng !
    “Nhân quả” – Độ chúng sinh.
    Tham vọng – Sinh “Độc tôn”!
    Chúng sinh! – Hướng “Cõi thiện”
    “Độc tôn” – Thành độc hại
    “Cõi thiện” – Thoát Luân Hồi
    “Độc hại” – Do “Danh” hại!
    Luân hồi - Do “Nhân Quả”
    Danh Hại-“Tự Tôn” hại !
    Nhân quả-“Tâm Phật” hiểu!
    Hại người! – Tự hại mình!
    Hiểu Phật – Nhân “Phật Quang”!...

    Thích Chân Đạo
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  5. #5

    Mặc định CHÁNH TÀ

    CHÁNH TÀ

    Lục Đạo xoay vần
    Giữa chúng sinh
    Giữa Chánh và Tà
    Khó phân minh
    Phải chăng phần Tà
    Còn có Chánh ?
    “Tín – uy” phận Chánh
    Đâu ? bằng Tà !
    “Phước chủ - Duyên thầy”
    Do “Nhân” tạo !
    “Luân hồi – nhân quả”
    Tất yếu “thành”
    “Tâm” tin – “Tâm” nghỉ
    Tùy “Tâm” chứng !
    Chẳng Chánh – chẳng Tà
    Chỉ có “Tâm”
    “Đức – Nhân” – Dưỡng sinh
    Nên “Lộc – Quả”
    “Âm thuận – Dương hòa”
    Tạo “ước – mong”


    ( Nhân Tâm Trung Tử )
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  6. #6

    Mặc định TỈNH TÂM

    TỈNH TÂM

    Phật Pháp nhiệm màu
    Bao người quy tụ
    Tránh dữ theo lành !
    Bỏ tà – theo chính !
    Bỏ đường lầm mê
    “Duy vật” – Vật chất !
    “Duy vật” – uy quyền ?
    Tạo sinh tất cả !
    Quyền uy biến hóa !
    Ngang trái ! thành thuận ?
    Tốt đẹp ! thành xấu ?
    “Lý tưởng” – Lời nói !
    Hành động ? – khác xa !
    “Công bằng” tùy người
    Tùy thời – Đối tượng ?
    “Chân lý” sách vở !
    Chót lưỡi đầu môi !
    Tranh đấu ! – Đấu tranh !
    Để rồi suy sụp,
    Thầm lặng – tan biến !...
    Tiêu “Tiền” rất dễ
    Tiền lấy ở đâu ?
    “Vật chất” có sẵn
    Làm gì cũng được !
    Lấy đâu “Vật chất” ?
    Người có thân xác
    “Tâm” ? Thân không có !
    “Thịt vẫn cục thịt”
    “Tâm Duy” ! Chúng sinh ?
    “Gốc – Nguồn” cõi Âm
    “Duy vật “Ngọn – Quả”
    “Nhân – Tâm” sinh tạo !
    “Nhân Quả - Luân hồi”
    Chân lý – Tự nhiên
    Đức Phật hiểu ra !
    Không thể sai biệt
    Thoát tử - “Luân hồi”
    Đường “Bát chánh Đạo”
    “Tà Đạo” thuận quy
    “Oan trái” quy thuận
    Bao nhiêu chúng sinh
    Bao nhiêu con người
    Lầm đường – Lạc lối !
    Gieo bao tai họa
    Gia đình mẹ cha
    Anh em đồng loại
    Xã hội – Đất nước !
    Trở thành “Hạt – Nhân”
    “”Sen báu” đời thường
    Do hiểu “Tâm” Phật
    “Phật” đâu ! Hương phấn ?
    Chữ Phật – Tiếng Phật
    Lấy danh làm oai ?
    Độc tôn quyền bá !
    Đình – Khiển – Xuyến phạm
    Tri thức - “Đồng” Hầu !
    “Hồn trời – Hồn nước”
    Bịp lòe thiên hạ !
    Tổn hại uy danh
    “Hùng thiêng – Đất nước”
    Dân tộc ! Tổ tiên !
    “Tâm – Nguyện” Bác Hồ !
    “Năm Châu” Một nhà
    Anh em huynh đệ !
    Chung “Cõi lòng Thiện”
    Phạm Xuyến – Khiển – Đình !
    Liệu “Tâm” tỉnh ngộ
    Tham vọng bành chướng
    Thâu tóm “Dương – Âm”
    Lấy lửa đốt Trời !
    Chuyện cười thiên hạ
    “Reo gió gặp bão”
    “Nhân Quả” tất sinh
    Mau mau Tâm Tỉnh !!!

    VSTVS
    (Thích Thiện Quang)
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  7. #7

    Mặc định KHÔNG SINH - KHÔNG DIỆT

    KHÔNG SINH - KHÔNG DIỆT

    Tu để không sinh không diệt - truyền thuyết xưa nay chỉ mới thấy Đề Bà Đạt Đa khi chưa kịp gặp mặt Phật thì đã bị chôn vùi cả xác lẫn hồn trong lòng đất.
    Sau 700 năm sơ tổ thiền Phái Trúc Lâm của riêng Việt Nam đã vượt qua tổ sư của tông phái thiền nói chung trong đạo Phật để trở thành vua Phật hoàn Trần!
    Trong bài kệ “Hữu cú vô cú” của ngài dạy được coi là tiêu chuẩn và là kim chỉ nam để hành đạo theo thiền phái Trúc Lâm.
    Bài kệ được dịch: Câu có câu không
    Bìm khô cây ngã
    Mấy kẻ nạp Tăng
    U đầu sứt trán
    ...............................
    Kính xin quý vị hãy xem qua trong thiền tông Việt Nam (Đường lối tu thiền qua sự giảng dạy của thiền sư Thích Thanh Từ).
    Chính vì sự ra đời của Phật Trúc Lâm Thiền phái và dựa theo kim chỉ nam của bài pháp kệ trên cho nên trí tuệ của thiền sư Thích Thanh Từ sẽ phát triển hơn nếu ngài cùng các đệ tử của ngài trong môn phái Trúc Lâm đều đổi lại pháp danh hiện nay để theo pháp danh “Phật Hoàng Trần”. Trúc Lâm cho phải lễ đạo đời ...
    Thầy cũng dễ đắc đạo trở thành “Danh Phật” không sinh – không diệt chỉ có điều không tự tại tịnh tâm như ý muốn mà thôi!
    Tu theo “Tâm Phật” chính là để tự tại - tự sinh - tự diệt! để cứu độ chúng sinh theo “duyên - quả”.
    Đức A Di Đà đại diện cho tâm của chúng sinh – chúng sinh hướng về cõi tâm tức là hướng về cõi thiện - hướng về được Tu trong cõi thiện! Tâm chúng sinh không bị ảnh hưởng bởi sự trần tục hư xấu, nhưng để tâm tịnh tự tại thì rất khó bởi tu học mà không có môi trường để hành.
    Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ở thế giới Ta Bà đại diện cho trí tuệ chúng sinh - Hiếu được luật nhân quả và tận dụng mọi duyên cơ để tìm ra con đường đi dẫn đến mục đích của chính mình khi học đi đôi với hành theo “Bát chánh đạo”! Thoát khỏi sinh tử luân hồi để tâm tịnh tự tại - tuỳ duyên tự sinh tự diệt cứu độ chúng sinh Hoằng hộ Chánh Pháp!!!
    Hồ Chí Minh đại diện cho cái “Nhân” của con người nhân loại !
    chức quyền và sự giàu sang đối với người không là cái gì hết – Tâm của người là sự hoà đồng với niềm vui cùng sự đau khổ của mọi người trong tầng lớp mọi xã hội!
    Người chỉ mong muốn Năm Châu bốn biển – giai huynh đệ!
    Và ước nguyện cầu mong chung một nhà.

    TÂM – TRÍ – NHÂN
    Tâm Đà - Trí Thích - Nhân Hồ - Đạo
    “Thanh thiên” ứng biến - chẳng ai lường!
    Âm dương - hoá độ muôn cùng kiếp!
    “Nhân - quả” tụ quy vô lượng biên.

    Thích Chân Đạo
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  8. #8

    Mặc định NGƯỜI VÀ ĐẠO NGƯỜI ?

    NGƯỜI VÀ ĐẠO NGƯỜI ?

    Đạo Phật là đạo nhân quả - Nhờ hiểu biết nhân quả nên “Bát chánh đạo” con đường học đi đôi với hành giúp cho chúng sinh thoát khỏi luân hồi – để tự tại sinh – diệt theo đại nguyện – duyên cơ với tâm “Đại từ - Đại bi” để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sự lầm mê trong luân hồi cõi.
    - Đã hiểu đạo nhân quả thì mọi đạo trên thế gian này cũng như mọi người trong chúng sinh không thể coi là tốt hay xấu! Tất cả là do “Nhân duyên” tạo nên – Đạo cũng là do con người ... Tâm đạo cũng là do tâm của con người! Con người do Nhân (Quả phước) cùng duyên (Môi trường hoàn cảnh) tạo sinh trí tuệ - thân xác (Thông minh và tốt xấu).
    - Không có cái nhân nào (Phước quả) cùng ở trong duyên cơ (Môi trường hoàn cảnh) giống nhau đồng như nhau – đồng về bản năng thể xác nhưng môi trường hoàn cảnh dẫn đến “Tâm –Lòng” khác nhau !
    Ta không thể trách người – Đạo người đường đi lối bước khác ta hoặc ngược lại với ta bởi vì sự khác nhau giữa “Nhân cùng cơ duyên”! Hơn nữa bản thân ta cũng như Đạo của ta – những con người được mệnh danh chân tu thuần khiết, hoằng đạo – giảng pháp cho đời cho chúng sinh đôi khi cũng có những bước sai lầm – thỏa hiệp với “Tục - trần” để mê hoặc dành người theo về đạo mình (đó chính là sự giành giữ cái Danh – cái Lợi của sự hư vô!!!) Do bản thân ta chưa thực sự hiểu được “luật nhân quả” và chưa có căn cơ duyên để lãnh hội đủ giá trị của quy luật đó... thế thì sao có thể trách con người và tính danh của các đạo khác!...
    - Tâm Phật là sự từ bi bao la đối với tất cả chúng sinh – Nhưng không có sự “Bảo lãnh” cho bất cứ chúng sinh nào! Ngài tùy theo căn cơ duyên (Phước quả) của chúng sinh để giác ngộ cho chúng sinh đi đến “Tự Tại - Tâm Tịnh” theo con đường thích hợp nhất trong muôn pháp “Nhân quả”!
    - Các hạt nhân khác nhau - phải gieo trồng ở mọi môi trường hoàn cảnh khác nhau (gặp hoàn cảnh tốt – thì xấu cũng có thể thành tốt! Gặp hoàn cảnh xấu thì tốt sẽ bị còi cọc và biến chất)...

    NƯỚC VÀ NGUỒN
    “Tâm nhân” - Đạo Quả! – “Tự nhiên hương”
    “Minh công” - trực chính! Chi lo “Bạc”
    Kẻ uống – “Nước Nguồn” – đâu sợ hết!
    Cầu mong “Nguồn Nước”! Đạt Tâm nhân.

    Thích Chân Đạo
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  9. #9

    Mặc định HIỂU BIẾT – LÒNG TỰ TRỌNG CON NGƯỜI?

    Nguyên văn bởi A555 Xem Bài Gởi
    Mời hồn tà giặc âm binh ra khỏi biên giới – tiễn đưa Phật ngoại cùng các đạo ngoại bình an vui vẽ mạnh khỏe dạo du “vi quy” an tịnh nơi tạo sinh!!!)...
    qua văn phong,thấy sau những chữ hoa mỹ là bụng dạ xấu xa của 1 kẻ mạo danh Phật !
    Phật ta là gì ? Phật ngoại là gì ?
    thế nào là Phật ?
    Phật là tiếng gọi chung của những vị đại từ Đại giác,đã đắc đạo với lòng từ bi vô bờ bến,phổ độ chúng sinh trong đó không có ý niệm nào về Phật ngoại hay nội !
    Nếu Phật Hoàng Trần Nhân Tông đắc đạo ngài cũng không mong được unesco gì gì đó công nhận,mà việc chính là ngài dìu dắt che chở cho phật tử trong cũng như ngoài nước hoằng danh Phật pháp !
    Là 1 vị Hoàng đế chứ không phải hạng thứ dân,ngai vàng ngài còn từ bỏ để theo gương Thái tử Tất đạt Đa thì cái lời kêu gọi người dân VN hưỡng ứng vận động cho Ngài vào unesco để làm gì ? có phải tác giả topic tu học chưa tới đâu và làm trò rẻ tiền hay không?
    Hơn nửa còn sống ở cỏi ta bà này,còn ăn cơm,hưỡng vật thực tức là người phàm mắt thịt thì đừng nên chê bai đạo người khác,liệu trên cao sẽ ghi công hay tội cho mình đây !!!!!
    đạo nào cũng có cái hay của người ta và quyền tự do tính ngưỡng được nhà nước công nhận thì tốt 1 đừng có lên mà nói bậy !
    và đừng bao giờ đem danh nghĩa của đức Phật ra để làm điều sằng bậy !!!
    chị 5



    - Rất cảm ơn sự hiểu biết và ý nghĩ của bạn! Đó là lòng tự trọng sự hiểu biết tối thiểu, sự khiêm nhường bình thường của con người Việt Nam khi có cơ duyên hãnh diện sinh trưởng – trưởng thành trên mảnh đất Việt chứa chan linh khí linh thiêng này!...
    - Mong rằng tất cả quý thầy quý đạo hữu cùng toàn thể các bạn trong thế giới vô hình cũng có sự suy nghĩ và hiểu biết như vậy.
    - Tiếc rằng cũng trên đất nước này cùng giáo hội Phật giáo Việt Nam một số người được coi là “Kim nam” chỉ lối có môi trường hoàn cảnh để chuyên tu hướng theo con đường Phật đạo – là đệ tử Phật - theo pháp danh Phật - hoằng hoá độ cứu chúng sinh hướng theo Phật mà quả thực không hiểu thông suốt luật đạo “Nhân quả” nên đã thoả hiệp với “lợi – danh” dẫn đến mục đích tự tôn để củng cố “uy tín – uy danh” giành lại sự bao bọc bên ngoài của quần chúng! Đi ngược lại mục đích chính của đạo Phật – Tâm Phật là “Tâm không” là tâm của sự giác ngộ giải thoát – tâm sinh diệt tự tại không phụ lệ thuộc bất cứ điều gì về môi trường hoàn cảnh để cứu độ chúng sinh theo duyên cơ tránh thoát khỏi sự mê lầm trong luân hồi cõi…
    - Bài “Người tu đạo? Phải nghĩ suy”! Là nói đến điều này và là điều bạn đã giải đúng đáp số! Đó là đáp số của lòng tự trọng tối thiểu – Sự hiểu biết nhân quả con người! Không phải để rồi dẫn đến “Học thầy – thoái vị thầy! học đạo - phản ngược đạo” mở cổng sau để hoà đồng dân gian thế tục giành lấy lòng người quảng bá cho đạo mình…Đạo Phật là đạo tự “Giác ngộ” giải thoát chứ không phải chiếm ưu thế “số lượng – số nhiều” người theo là giải thoát tự tại được!.
    “Người tu đạo? phải nghĩ suy!” cần phải lan rộng ra tất cả các Email ở các chùa – cùng Email quý thầy quý đạo hữu Phật tử nói riêng! (Nếu bạn nào có điều kiện sử dụng máy vi tính) để thống nhất mọi người tự chọn ra con đường tương lai của đạo Phật Việt Nam – sự phát triển như thế nào giữa cái Danh và Tâm.
    Xin cảm ơn và xin được sự đóng góp giúp đỡ của toàn thể các bạn vì đạo pháp và đạo Phật của nhân loại nói chung.

    Thích Chân Đạo

    TÁI BÚT
    Kỹ niệm ngày sinh Phật Hoàng Trần trong tháng ngày sắp tới sẽ là kết quả lòng tự trọng của đất nước con người trong đó có quý thầy quý đạo hữu cùng tất cả quý bạn!...
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  10. #10

    Mặc định

    qua bài viết của thày,5 đã ngộ được ý
    xin cung kính đảnh lễ !
    cung kính
    chị 5

  11. #11

    Mặc định

    Trong thế giới "duy vật - vật chất" mọi giai cấp - mọi chính quyền "cờ đến tay ai - người đó phất" ! Việc "Tôn vinh - ban Danh" đều là chuyện nhỏ !..
    Việc vua ban phong - chính quyền nhà nước ban phong - "Thánh thần" giờ đây đến "Phật - Ngọc Phật" rồi đến "Ngọc Hoàng Thượng Đế" đi nữa ... là chuyện bình thường và có thể hiểu được - nếu như những con người tiêu biểu đó có công và tạo nên Danh lợi uy tín cho "đối tượng" đường lối giai cấp - Đất nước con người đang duy tri tồn tại ...
    - Riêng trong thế giới duy tâm những người trong tôn giáo - giáo hội thì ngược lại dó chỉ là "trò cười" hay điều mê muội lạc lõng của những người tu theo đạo giảng về đạo mà không hiểu "Nhân Quả" - chân lý - "Đạo Pháp" đạo của tự nhiên !!! Mà Tâm Phật đã tìm hiểu để tự giác ngộ giải thoát chứ không phải "xưng Danh" là có thể nâng cao trí tuệ giải thoát được ...
    - "Xưng Danh" một thời lúc nào đó chỉ có thể phát triển thêm những hòm "Công Đức" mà thôi !!!
    Nhất tâm muôn đạo một cõi lòng
    Muôn phương tứ hải quy hội tụ !

  12. #12

    Mặc định Tâm

    PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỰC TẾ ĐẾN KHÔNG NGỜ Hòa Thượng Thích Thanh Từ
    (04/26/2011 07:45 AM) (Xem: 9135)
    Tác giả : Thích Thanh Từ

    PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỰC TẾ ĐẾN KHÔNG NGỜ
    Hòa Thượng Thích Thanh Từ
    Trúc Lâm - Đà Lạt - 2001

    Những năm cuối đời, những gì thấy hay tôi không còn nói ẩn khuất như trước nữa, mà nói rõ ra hết cho đại chúng nghe. Bởi vì chúng ta tu nếu không nắm chắc, không biết rõ chỗ đến của mình thì đời tu sẽ bị trở ngại, bị nghi ngờ không tiến được. Thế nên hôm nay tôi sẽ giảng đề tài Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ, đại chúng chú tâm lắng nghe, lãnh hội để tu hành.

    Ngày xưa tôi đọc lịch sử của đức Phật rất thắc mắc về điểm này. Khi Ngài đi tu, trải qua năm năm tầm đạo, sáu năm khổ hạnh trong rừng già, chịu bao nhiêu khó khổ, cũng chỉ vì giải quyết vấn đề thoát ly sanh tử cho mình và tất cả chúng sanh. Sau bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ-đề, Ngài giác ngộ viên mãn, thành Phật. Lẽ ra đạt được mục đích tối hậu ấy xong, đức Phật liền thực hiện chí nguyện độ sanh ngay, nhưng Ngài lại trù trừ, không muốn đi giáo hóa. Mãi cho đến khi trời Đế Thích, trời Phạm Thiên xuống đảnh lễ, tha thiết yêu cầu Ngài chỉ dạy chúng sanh, Ngài bảo: “Ta sợ nói ra, chúng sanh không hiểu”. Bấy giờ chư thiên năm lần bảy lượt xin Phật lập bày phương tiện để chỉ dạy chúng sanh. Được thế hy vọng lần lần họ sẽ hiểu. Từ đó đức Phật mới khởi sự đi đến vườn Lộc Uyển thuyết bài pháp đầu tiên là Tứ đế. Giáo pháp của Như Lai bắt đầu ra đời do nhân duyên ấy.

    Như vậy pháp Tứ đế là phương tiện độ sanh ban đầu của đức Phật. Thế thì tại sao cái chân thật cứu kính Ngài thấy được lại không nói, mà phải dùng phương tiện? Tôi ngờ chỗ này, vì lòng từ bi của Phật tràn trề, những gì thấy được phải nói cho chúng sanh nghe, chỉ cho chúng sanh hiểu, sao lại không chịu nói thẳng, mà phải dùng phương tiện nói quanh co? Hay là Ngài đợi nài nỉ, yêu cầu mới thuyết pháp. Lúc trước tôi đã nghi xấu Phật như vậy đó.

    Đến bây giờ hiểu ra tôi mới nhận được chỗ thâm sâu của đức Phật. Thấy mà nói không được, hoặc nói người ta không nghe, không hiểu thì làm sao nói! Bởi vậy Ngài trù trừ không muốn đi, không muốn nói. Đến khi chư thiên yêu cầu tha thiết giáo hóa chúng sanh, chừng ấy buộc lòng Ngài phải dùng phương tiện.

    Thế nên biết giáo pháp của đức Phật, bắt đầu từ Tứ đế trở đi đều là phương tiện hết, chớ không phải là chỗ cứu kính. Vì thế sau này Phật nói pháp của Như Lai như ngón tay chỉ mặt trăng. Mặt trăng là chỗ muốn chỉ, nhưng nếu làm thinh không dùng phương tiện làm sao người ta thấy, buộc lòng phải dùng ngón tay chỉ. Ngón tay chỉ mặt trăng, ngón tay là ngón tay, mặt trăng là mặt trăng, chớ ngón tay không phải là mặt trăng. Nhưng sau này chúng ta lại lầm cho ngón tay là mặt trăng, nên cứ bám vào chữ nghĩa để tu, không chịu thấy cái Phật muốn chỉ. Đó là lỗi do kẹt trong phương tiện mà quên chỗ cứu kính.

    Như vậy pháp Tứ đế là phương tiện, nhưng bây giờ được xem như bốn chân lý không thể nào thay đổi. Khi Phật giảng dạy cho năm anh em ông Kiều Trần Như, Ngài nói Tứ đế. Một là Khổ đế, đó là lẽ thực không ai chối cãi hết. Khi mới sanh ra khóc oa oa là khổ, đến lớn lên bệnh đau khổ, đói khát khổ, giàu sang lo giữ gìn khổ, có địa vị cao sợ mất khổ, ở địa vị thấp bị người hiếp đáp khổ… nói chung cuộc sống lúc nào cũng đau khổ. Rõ ràng có thân là khổ, không nghi ngờ gì hết. Hai là già khổ. Đã sanh ra, lớn lên tới một ngày nào đó cũng phải già. Già thì yếu đuối, lụm cụm đau bệnh hoài, không còn tự tại, không làm chủ được thân nữa. Có thân mà không làm chủ được nó thì rất khổ. Nên nói già khổ. Ba là bệnh khổ. Không phải đợi già mới bệnh mà trẻ cũng bệnh. Ai mang bệnh cũng đều rên khổ. Bốn là chết khổ. Ai trước khi chết cũng giật mình giẫy giụa, thở không được, bứt rứt đau đớn rất khổ.

    Tóm lại bốn tướng khổ này không ai chối cãi được. Đức Phật dùng phương tiện nói ra lẽ thật của cuộc đời, của con người cho chúng ta thấy. Khi ta chấp nhận điều này rồi, Ngài nói đến nguyên nhân có khổ. Đó là từ quả khổ Ngài phăng lần tới nhân, chỉ ra nỗi khổ kia không phải bỗng nhiên có. Nó từ tập nhân sanh. Tập nhân là gì? Là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v… tất cả các phiền não.

    Ví dụ như tham. Chúng ta có thân là khổ nhưng muốn nó còn hoài, biết ăn cao lương mỹ vị hay sanh bệnh mà thích ăn ngon, biết đam mê nữ sắc là bệnh hoạn nhưng vẫn cứ đam mê mãi. Tất cả nỗi khổ trước mắt đều vì tham mà có. Bởi tham nên mới đòi hỏi, tìm kiếm, giành giựt. Đòi hỏi, tìm kiếm, giành giựt tất nhiên là chuốt đau khổ cho mình, cho người. Vì nếu tìm kiếm mà bị ai chận đứng hay ngăn đón thì nổi tức lên, sau đó làm đủ thứ chuyện tàn ác, hung bạo.

    Tham sân là cái khổ nổi dễ thấy. Nhưng sở dĩ có tham vì gốc không biết được lẽ thật. Ví dụ như tham ăn, ta thích ăn ngon nên cứ tưởng tượng đến món mình thích thì thấy thèm. Bây giờ nếu chịu khó quán chiếu trở lại, món ăn đó ngon được bao lâu? Chỉ ở lưỡi một chút, nuốt vô khỏi cổ là hết thấy ngon. Nếu ăn hơi nhiều nhiều, lát sau ợ ngược, ợ xuôi còn hôi nữa. Như vậy nó có thật đâu. Vậy mà chúng ta hết thèm cái này, đến thèm cái kia, tại vì cứ ngỡ nó ngon thật, không ngờ bên cạnh cái ngon có cái không ngon.

    Con người si mê cứ đuổi theo những thỏa mãn tạm thời mà không thấy tai họa lâu dài. Phật gọi đó là si. Từ si mới có tham, có sân. Nhưng vì tham sân dễ thấy, còn si ngầm bên trong khó thấy nên ta thường nghe nói tham sân si. Ba thứ này chính là nhân luân hồi. Tại sao? Vì tham sống nên mất thân này liền tìm thân khác. Do sân nên tạo nghiệp ác, vay trả trả vay nợ nần liên miên không dứt. Thế nên đời này có thân, đời sau tiếp tục có thân nữa để đền trả nợ cũ. Vì thế nói tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… cho tới những phiền não tế nhị hơn nữa đều là nhân đưa tới quả khổ.

    Bây giờ muốn tiêu diệt nhân đau khổ đó phải làm sao? Phật nói diệt hết nhân đau khổ thì quả khổ không còn, đó là Diệt đế. Nhưng muốn diệt nó không phải ngẫu nhiên diệt được, mà phải có phương pháp tức là Đạo đế. Phương pháp Phật dạy ở đây là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, như Bát chánh đạo v.v… Tu Bát chánh đạo là từ chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp cho tới chánh định. Chánh định là sao? Là dứt hết những mầm lăng xăng, lộn xộn trong nội tâm. Tới chánh định là tới chỗ không còn nghĩ suy, không còn phân biệt, không còn tưởng tượng điên đảo nữa.

    Trong bốn đế, Khổ đế là quả thực tế chúng ta thấy được. Từ phân biệt quả phăng lần tới nhân là Tập đế. Biết nhân tạo khổ rồi tìm cách diệt nhân đó là Đạo đế. Nhân đau khổ đã diệt hết gọi là Diệt đế. Diệt đế là Niết-bàn, bởi nhân đau khổ đã diệt tức đi tới chánh định, chánh định thì đạt được Niết-bàn.

    Như vậy đức Phật đưa những phương tiện để chúng ta phân tích từ bên ngoài thân đến trong nội tâm. Thân này khổ là hình tướng bên ngoài, do nhân là nội tâm gây ra. Muốn diệt nhân ấy phải có phương pháp, đó là phương tiện. Đã dùng phương tiện để tu thì cũng có quả phương tiện để chứng. Chứng phương tiện là gì? Nếu tu theo pháp Tứ đế thì chứng từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, rồi qua Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, cuối cùng tới Diệt tận định, chứng A-la-hán.

    Nói theo Tứ quả Thanh văn thì Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Tu-đà-hoàn còn bảy phen trở lại thế gian tu nữa mới hết sanh tử. Tư-đà-hàm còn một phen trở lại nhân gian. A-na-hàm không trở lại nhân gian, mà sanh lên cõi trời tu tiếp, sau chứng A-la-hán.

    Nói theo thứ bậc Tứ thiền, Sơ thiền gọi là Ly sanh hỷ lạc. Ly là lìa ngũ dục mà được vui. Nhị thiền gọi là Định sanh hỷ lạc, do tâm được an định, tự nhiên thấy vui. Tâm yên thấy vui đó là định sanh hỷ lạc. Tiến lên tới Tam thiền gọi là Ly hỷ diệu lạc. Nghĩa là ta bỏ cái vui của Ly sanh được cái vui của Định sanh, bây giờ cái vui của định cũng bỏ luôn, chỉ còn niềm vui nhè nhẹ thầm thầm bên trong gọi là Ly hỷ diệu lạc. Vì vui thô mất đi chỉ còn vui tế nên gọi là diệu lạc. Tiến lên Tứ thiền gọi là Xả niệm thanh tịnh địa, tức buông niệm. Niệm dấy lên liền buông, do buông niệm được yên nên gọi là Xả niệm thanh tịnh.

    Tu theo thứ tự từng bậc thì như vậy. Cho nên người tu theo Thiền tông không nói cấp bậc gì cả, mà nhảy thẳng vào chỗ vô niệm, nghĩa là đi tắt ngang Xả niệm thanh tịnh. Như thế ngầm hiểu họ cũng trải qua các thứ lớp kia, nhưng không nói từng bậc chứng đắc. Bởi Phật nói tu Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ là bốn loại thiền ngoại đạo, nếu không tiến lên Diệt thọ tưởng định thì không thể nhập Niết-bàn được. Vì vậy Phật khuyên các thầy Tỳ-kheo không nên đi theo con đường Tứ không, mà ngang tới Tứ thiền tu qua Tứ Diệu đế, chứng Tứ quả Thanh văn thì tốt hơn.

    Nói về Tứ không, trước tiên là Không vô biên xứ. Đây là do hành giả dùng tưởng trống không, từ trống không nhỏ tới trống không lớn dần đến vô cùng vô tận, chứng đạt Không vô biên xứ. Bỏ cái không đó quay lại quán thức phân biệt của mình. Biết thức phân biệt không có tướng mạo, từ phân biệt thân đến phân biệt tâm, cứ bủa ra khắp hết vô cùng vô tận, đạt được Thức vô biên xứ. Kế tiếp tưởng thân tâm không có gì hết, rỗng tếch không chỗ nơi, chứng đạt Vô sở hữu xứ. Dù tưởng rỗng tếch vẫn còn là tưởng, nên tiến lên Phi tưởng phi phi tưởng, nghĩa là không có tưởng mà không phải không tưởng. Đến đây không còn tưởng thô, tưởng không, tưởng thức mà có tưởng vi tế tức tưởng rỗng tếch, còn cái tưởng đó cũng phải bỏ, mới qua Diệt tận định. Diệt tận định còn gọi là Diệt thọ tưởng định. Thọ tức là cảm giác của sáu căn đối với sáu trần, tưởng là phần bên trong nội tâm. Trong nội tâm thì lặng, ngoài đối với sáu trần không dính, tới đây nhập Diệt thọ tưởng định, chứng vô sanh tức quả A-la-hán.

    Tu theo Thiền tông không mắc kẹt ở Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, mà đi thẳng vào Xả niệm thanh tịnh. Xả niệm thanh tịnh rồi lại tiếp tục tiến thẳng lên Diệt thọ tưởng định, chớ không qua Tứ không. Như vậy chỉ một bước buông niệm là thẳng tới Diệt thọ tưởng định. Đó là tôi đối chiếu giữa Thiền tông với thiền Nguyên thủy, tu theo Tứ đế.

    Trên đường tu nếu theo cấp bậc thì thấy được quả này, quả kia. Nhưng thấy “được” thì dễ mắc kẹt trong chứng đắc lắm, chấp bữa nay tôi chứng Sơ thiền rồi, tâm ngã mạn theo đó phát sanh. Còn tu thấy niệm dấy khởi liền bỏ, không nói chứng thì không có gì để chấp, nhờ thế tâm ngã mạn không phát sanh. Khi nào các niệm lặng hết, muôn duyên bên ngoài không dính, nội tâm không kẹt, không động, đó là vô sanh, không nói Niết-bàn mà đã nhập trong Niết-bàn. Đây là gốc của sự tu.

    Thật ra cấp bậc đều là giả danh, cái hiểu, cái sống thực bên trong mới quan trọng. Phật vì phương tiện lập ta cấp bậc để chúng ta dễ tu, đó không phải là mục đích cứu kính. Nhưng vì không hiểu, ta lại chấp phương tiện ấy là chân lý nên không nhận ra được chỗ chân thật đức Phật muốn chỉ bày. Lại chỗ chân thật ấy không có tướng mạo nên không thể chỉ thẳng, dùng ngôn ngữ người ta càng không biết, do đó buộc lòng đức Phật phải dùng phương tiện nói quanh co. Ai nhận được thì tu đúng với tông chỉ của Phật, đạt được kết quả viên mãn.

    Thế nên phương tiện chỉ giúp chúng ta trong một giai đoạn nào thôi, phải cố gắng tiến lên nữa, đừng để mắc kẹt trong phương tiện. Nếu chúng ta còn kẹt nơi chứng đắc là còn toan tính, còn trông đợi. Mà toan tính trông đợi thì tâm làm sao yên. Đi tới cứu kính thì phải hoàn toàn vắng lặng mọi suy tư phân biệt, tâm lặng lẽ thanh tịnh mới thể nhập được chỗ chân thật bất sanh bất diệt.

    Trở lại vấn đề của đức Phật. Khi nhận ra được cái chân thật ai cũng có sẵn nhưng vì quên nên chúng sanh mãi chìm đắm trong sanh tử, đức Phật không biết nói sao cho chúng sanh hiểu. Cho nên Ngài do dự chần chừ chưa muốn nói, sợ họ không tin. Như nói thân này giả, thế gian có chấp nhận đâu, họ còn cười nữa là khác. Như vậy làm sao giáo hóa? Thật là khó. Vì vậy Phật mới nghĩ ra Tứ đế, chỉ cho thấy thân này có một, hai, ba, bốn thứ khổ. Chúng sanh tin rồi mới dẫn lần lần đi tới chỗ thân không thật. Nên giáo pháp là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng thôi.

    Trải qua bao nhiêu năm trời dẫn chúng sanh đi trong phương tiện, sau khi họ đã thuần thục, đức Phật mới nói thẳng phương tiện ấy không thật, cái thật ở chỗ này nè. Giống như ngón tay không phải mặt trăng, nhưng vì muốn thấy mặt trăng phải nương ngón tay, song nhớ đừng chấp ngón tay là mặt trăng.

    Khi nhận thấy căn cơ của một ít đồ đệ đã chín mùi, một hôm trên hội Linh Sơn đức Phật họp tất cả chư Tăng lại, Ngài thăng tòa không nói gì, chỉ cầm cành hoa sen đưa lên, rồi nhìn từng người xem ai hiểu điều mình muốn nói. Nhìn tới ngài Ca Diếp, thấy Ca Diếp mỉm cười, Phật rất vui. Đây thật là người đã chín mùi, đã hiểu được, đã thấm được. Vì thế sau này các Tổ thường dùng câu “bốn mắt nhìn nhau”, nguyên văn chữ Hán là tứ mục tương cố.

    Khi Phật đưa cành hoa sen lên, rồi nhìn khắp một lượt hội chúng, ai cũng ngơ ngác. Đến ngài Ca Diếp, hai thầy trò bốn mắt nhìn nhau thông cảm nên Tôn giả mỉm cười. Như vậy tứ mục tương cố để chỉ cái gì? Điều này trong nhà Thiền gọi là bí mật không thể nói được. Nhưng thật ra đâu phải bí mật gì, chẳng qua mở miệng thì sai nên làm thinh vậy thôi.

    Phật đưa hoa sen lên là gợi cho hội chúng khởi chú tâm nhìn hoa sen. Bấy giờ Thế Tôn xem xét trong hàng đệ tử thấy mọi người không biết gì hết, tất cả đều nhìn chăm chăm vào hoa sen. Riêng ngài Ca Diếp khi thấy hoa sen, cùng lúc bắt gặp ánh mắt của Phật chạm tới, Ngài liền cười, Phật vui lên liền và ấn chứng cho ngài Ca Diếp. Đó là thông cảm. Như vậy mắt Phật nhìn, mắt ngài Ca Diếp nhìn, bốn mắt gặp nhau hiểu nhau nên mới mỉm cười. Như vậy Phật muốn chỉ cái gì? Đây là vấn đề hết sức sâu thẳm mà cũng hết sức giản đơn.

    Như tôi đã nói khi tất cả các niệm diệt hết là chứng diệt tận định. Nếu trong tâm an định rồi, hành giả nhìn thấy sự vật bên ngoài có dấy niệm không? Không dấy. Bên trong lặng thì đối với cảnh bên ngoài cũng lặng. Trong lặng, ngoài lặng lúc này còn cái gì? Chỉ một cái trong lặng. Tôi thường nói như quí vị ngồi năm ba phút không một ý nghĩ nào dấy lên, lúc đó có biết không? Biết rõ ràng. Tiếng chim kêu mình nghe, bóng người đi mình thấy. Thấy biết rành rẽ cái nào ra cái ấy, biết mà không dấy động, lặng yên hằng tri giác. Cái biết đó không động cũng không có tướng nên nó không sanh diệt.

    Nhưng chúng ta có bệnh vừa thấy thì phân biệt tốt xấu, vừa nghe thì phân biệt hay dở, rồi quên cái thấy nghe ban đầu của mình. Nắm bắt theo sắc tướng âm thanh bên ngoài thành ra điên đảo. Hiện giờ ai không có cái biết hiện tiền ấy? Thấy tức là biết, biết tức là tâm. Như vậy khi ở trong lặng được vọng tưởng rồi, bên ngoài đối duyên xúc cảnh, sáu căn không bị dính kẹt với sáu trần, lúc đó ta là Phật hiện tiền chớ còn gì nữa! Nhưng nói thế thiên hạ không chịu đâu, phải có hào quang, có hoa sen hiện ở trên trời, trên mây mới được.

    Cái biết rõ ràng nơi mắt, đó là cái thật của mình mà chúng ta coi thường, không chịu nhận. Nhìn cây tùng nói nó dáng con gì, vật gì thì thích lắm, chớ nói cây tùng là cây tùng thì không chịu. Phật nói chúng sanh điên đảo là vì vậy, không bao giờ chấp nhận sự thật, chấp nhận sự hiện hữu của mình và muôn vật đúng ở vị trí của mỗi thứ.

    Trong hội Linh Sơn, đức Phật đưa cành hoa lên là muốn chỉ cái Ngài đã ấp ủ từ trước tới giờ, đó chính là tâm hiện tiền chân thật đầy đủ nơi mỗi người, là tánh thấy tánh nghe hằng tri hằng giác. Mọi người đều có tánh thấy, tánh nghe, tánh biết mà không chịu nhận, cứ chạy theo những thứ giả tạm bên ngoài. Phật muốn chỉ thẳng nhưng không làm sao chỉ được, buộc lòng phải nói quanh co, đủ thứ phương tiện. Chờ đến nhân duyên chín mùi Ngài mới chỉ thẳng bằng cách đưa cành hoa lên. Ở đây đức Phật cốt làm cho hội chúng nhận ra tánh thấy hằng hữu nơi mình, nhưng tất cả đều ngẩn ngơ chứng tỏ không biết gì. Tới ngài Ca Diếp nhìn thấy liền cười vì Ngài nhận biết chỗ Phật muốn chỉ, đó là Ngài đã ngộ nên được đức Thế Tôn ấn chứng.

    Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Phật đã cố gắng chỉ cái chân thật cho mình, chớ không muốn che giấu làm gì. Nhưng vì ta không lãnh hội thôi, cứ theo kinh mà hiểu, kẹt trong văn tự chữ nghĩa nên không thấy được cái sâu kín bên trong. Sau khi Phật nhập Niết-bàn rồi, tôn giả A-nan hỏi ngài Ca Diếp:

    - Thưa sư huynh, đức Thế Tôn truyền y kim lang cho sư huynh, ngoài ra còn có truyền cái gì khác không?

    Ngài Ca Diếp kêu:

    - A-nan.

    Ngài A-nan ứng thinh:

    - Dạ.

    Ngài Ca Diếp bảo:

    - Cây phướn trước chùa ngã.

    Nhưng thật ra lúc ấy cây phướn có ngã đâu. Như vậy mới biết rằng trọng tâm là vừa kêu liền ứng thinh dạ, đó là tánh nghe hằng hữu. Cái biết từ lỗ tai không có suy nghĩ, nghe kêu thì lên tiếng, chứng tỏ cái biết ấy luôn sẵn nơi ta. Đó là ngài Ca Diếp đã trả lời cái đức Phật truyền cho mình rồi, ngay đó ngài A-nan liền nhận được.

    Người xưa có cố tình giấu giếm mình gì đâu, chỉ vì không nói được. Bởi nói ra là trật, chỉ còn thuật kêu thôi. Khi ngài ca Diếp kêu, A-nan ứng thinh “dạ”, cả hai bên đều không khởi suy nghĩ mà nghe biết rõ ràng, hiện tiền nơi sáu căn của chúng ta. Đó là điều cốt tủy đức Phật đã để lại và chư Tổ tiếp nối truyền trao cho đến ngày nay.

    Chúng ta thấy từ Phật tới Tổ Ca Diếp chỉ truyền một thứ, không có khác. Nếu khác chăng thì ở mắt hoặc tai thôi, chớ không có hai pháp. Các Ngài cố chỉ cái biết thật của mình, còn cái biết hơn thua, phải quấy là cái biết của thế gian không thật, biết qua bóng dáng vô thường. Cái biết thật là biết trực tiếp không qua hình ảnh ngôn ngữ nào hết. Đó là chỗ thiết yếu chư Phật Tổ đã truyền lại cho chúng ta.

    Thế thì chỉ “cái đó” gần hay xa, có quyền bí gì không? Các Ngài chỉ ra một cái thực tế sẵn nơi mình mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi, nên không ai dám nhận “cái đó” của mình hết. Đó là giai đoạn đầu từ Phật tới Tổ. Qua giai đoạn kế là các Tổ sau này truyền thừa cho nhau, đi quanh co đến đâu rồi cũng trở về chỗ đó.

    Tổ thứ ba là Tổ Tăng Xán. Ngài có làm bài “Tín tâm minh”. Mở đầu thế này:

    Đại đạo vô nan,

    Duy hiềm giản trạch

    Bao nhiêu đó thôi đã nói hết rồi. Đạo ở đây là lấy từ của bên Lão giáo. Lão giáo nói đạo là chỗ không còn ngôn thuyết, không còn nói năng, là chân lý tuyệt đối. Như vậy chân lý cuối cùng chúng ta gọi là đại đạo. Đại đạo không khó, mà khó là tại giản trạch, phân biệt. Cứ nghe gọi trực tiếp trả lời, đưa cái gì lên trực tiếp thấy, đó là đại đạo. Còn bước qua cái suy nghĩ thứ hai thì mất đại đạo. Bởi vậy có người hỏi ngài Triệu Châu: “Thế nào là đại đạo? Ngài trả lời: “Đại đạo là con đường cái”. Đại đạo ở ngay trước mắt không chịu hỏi, tức nhiên phải chỉ đường cái ngoài kia. Người sau cứ như vậy mà mò nên mò không ra.

    Đến ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp: “Bình thường tâm thị đạo”, tức tâm bình thường là đạo. Tâm bình thường là sao? Chúng ta có tâm bình thường không? Có mà không biết giữ nên thành không. Vậy tâm bình thường là tâm gì? Là tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không nghĩ phải, không nghĩ quấy… tất cả cái nghĩ hai bên đều không có. Thế thì hiện giờ chúng ta có tâm đó không? Ai cũng thừa nhận có mà không sống được với nó vì bỏ quên lâu quá, bây giờ không nhận ra nữa. Bởi vậy tôi nói chúng ta là những kẻ rất phủ phàng, rất tệ bạc. Phũ phàng ai? Phũ phàng mình. Cứ xách gói đi đầu này học đạo, đầu kia học đạo, cầu khẩn lạy lục muốn u đầu sức trán mà tìm vẫn không ra. Nghe chỗ nào linh thiêng liền chạy đến, rốt cuộc cái sẵn có bên mình lại quên, không phũ phàng là gì?

    Chúng ta thường gọi những người điên là bất bình thường. Bây giờ tâm mình đang bình thường, tự nhiên khởi nghĩ lăng xăng là bất bình thường, như vậy mình có điên không? Bởi vậy Phật nói chúng sanh điên đảo. Rõ ràng đang sống bình thường bỗng dấy niệm chạy tứ tung, rồi kềm đè. Khổ chưa? Chúng ta tu mà không chịu sống với tâm bình thường, nên trở thành điên đảo, nhưng ai nói ta điên thì tức lộn ngược lên. Thế là điên lại càng điên.

    Phật đã chỉ rõ ràng tâm bình thường là đạo, nhưng chúng ta chạy tìm cuốn kinh này, quyển luận kia đọc đau cả đầu, suy nghĩ nát óc. Đọc hết ba tạng kinh rốt cuộc rối ren thêm nhiều, chớ không nhận được cái bình thường. Tâm bình thường là đạo, hết sức đơn giản, ai cũng có nhưng tại chúng ta muốn phi thường cho oai, thành ra trở thành bất bình thường.

    Tâm bình thường là tâm không nghĩ phải quấy, hơn thua, tốt xấu… Thấy biết, nghe biết, đói biết, no biết mà không nghĩ suy gì hết, đó là tâm bình thường. Cả ngày đi đứng nằm ngồi, sống như mọi người mà tâm không dấy động nên các Thiền sư thường dùng từ như ngây như ngô, không lanh lẹ như người thế gian. Chúng ta lanh lẹ quá, vừa động tới liền nghĩ đông, nghĩ tây. Nói một hiểu hai ba, thành ra phiền não điên cả đầu. Nhiều người ôm đầu nói tôi khó ngủ quá, nghĩ tứ tung hết làm sao ngủ được.

    Mã Tổ ngày xưa khi thấy một vị tăng thường ngồi thiền ở hành lang, Ngài tới nắm lỗ tai thổi phù không cho ngồi. Ai không hiểu cứ nghĩ ông già chơi kỳ cục! Bởi chính Mã Tổ lúc đầu ngồi thiền tinh tấn lắm, sau này ngài Hoài Nhượng tới thử mới biết Mã Tổ chưa thông, vì kẹt trong cái ngồi. Đến khi đắc pháp nơi Tổ Hoài Nhượng rồi, hễ thấy ai ngồi thiền, Ngài liền tới thổi. Tại sao? Bởi nếu chấp cho ngồi là thiền, đó là giết thiền. Phải biết đi đứng nằm ngồi đều là thiền, chớ không phải chỉ có ngồi mới thiền.

    Chúng ta đi đứng nằm ngồi trong bốn oai nghi đừng có tâm lăng xăng, sống với tâm bình thường thì không ngồi thiền, ngồi nhổ cỏ chơi cũng vẫn thiền như thường. Song nếu chưa sống với tâm bình thường thì phải ngồi thiền. Tổ sư muốn chỉ cho chúng ta thấy Thiền là vô tâm trong tất cả chỗ, tất cả thời. Vô tâm là không có tâm chạy theo, nhưng vẫn có tâm bình thường. Không nghĩ suy phân biệt mà vẫn thấy biết rõ ràng gọi là vô tâm. Nên nói nếu được tất cả chỗ vô tâm thì tất cả chỗ là đạo. Chúng ta đi đứng nằm ngồi có khi chạy lên cõi trời, có khi chui xuống địa ngục, có khi làm thánh hiền, có khi làm tướng cướp đủ thứ hết. Vì vậy mà trôi lăn trong lục đạo mãi.

    Người sống với tâm bình thường thì không tạo nghiệp. Không tạo nghiệp đâu cần cầu giải thoát, nên chư Tổ thường hỏi ai trói buộc ngươi, không ai trói buộc, cầu giải thoát làm gì cho dư. Nói chuyện nghe lạ tai, nhưng xét kỹ thật là thực tế một trăm phần trăm. Phật Tổ dạy chúng ta bỏ tâm rối loạn lăng xăng điên đảo để sống với tâm bình thường sẵn có. Đó là một chuyện hết sức thực tế, chớ không phải viển vông mơ hồ ở đâu đâu. Rõ ràng chủ trương đường lối của các Ngài hết sức cụ thể, hết sức thực tế nhưng rất tiếc chúng sanh bị nhiễm thuốc điên lậm quá, chạy loạn tứ tung hết, không kềm chế nổi rồi than khó tu quá.

    Chúng ta sống được với tâm bình thường, dù không cầu giải thoát tự nhiên cũng giải thoát. Bởi ta đâu có tạo nghiệp. Quí vị thử một ngày sống tâm bình thường xem có tạo nghiệp gì không? Giả sử ta lỡ dẫm chết con kiến cũng không bị định nghiệp. Tại sao? Bởi vì nghiệp do ý niệm xấu dấy lên, rồi miệng nói thân làm. Nếu thân làm mà tâm không dấy thì không thành định nghiệp.

    Nói đến đây, tôi nhớ Sơ Tổ Trúc Lâm ngày xưa hết sức kỳ đặc. Khi ở ngôi vua Ngài đã thâm nhập được lý Thiền, hiểu Phật pháp rất sâu. Lúc quân Nguyên kéo binh qua xâm lược nước ta, Ngài biết nếu ra lệnh cho quân dân đánh giặc thì phạm tội sát sanh, mình giết hoặc dạy người giết. Bây giờ làm sao? Chỗ này Ngài giải quyết rất lý thú, nhưng chúng ta ít để ý đến. Ngài nghĩ mình là người chịu trách nhiệm với muôn dân, ra lệnh thì người ta làm. Nhưng ra lệnh đánh giặc tức là cố ý sát hại, như vậy ý nghiệp đã thành. Ý cộng với miệng thân nữa thì định nghiệp không thể chuyển. Nên Ngài họp tất cả tướng sĩ lại trưng cầu ý kiến, do đó mà có hội nghị Bình Than. Ngài hỏi:

    - Giặc tới muốn cướp nước ta, vậy nên đánh hay nên hòa?

    Tất cả tướng sĩ đồng thanh hô to:

    - Đánh.

    Đó là lệnh của tướng sĩ bảo phải đánh, chớ không do ý của Ngài. Hỏi tướng sĩ không chưa đủ, Ngài triệu tập hết các bô lão trong nước họp hội nghị Diên Hồng, hỏi:

    - Giặc đến muốn cướp nước ta, nên đánh hay nên hòa?

    Các bô lão cũng khẳng định dứt khoát:

    - Đánh.

    Như vậy được lệnh của tướng sĩ, được lệnh của nhân dân, Ngài chỉ làm theo mệnh lệnh thôi, chớ đâu phải Ngài ra lệnh. Chúng ta thấy Ngài khôn chưa? Vừa tránh được định nghiệp cho mình, lại vừa rất dân chủ, được mọi người quí kính. Thật quá ư là khéo! Cho nên tuy đánh giặc, có thương tổn đến nhiều sinh mạng, mà ngài không bị định nghiệp, sau này ngộ đạo thành Tổ. Hiểu như vậy chúng ta mới giải thích được chỗ này, nếu không sẽ lúng túng khi bị hỏi “Một ông vua cầm quân đánh giặc giết bao nhiêu người, lẽ ra phải đọa địa ngục, sao lại thành Tổ?”

    Bất cứ tội nào cũng vậy, ý nghiệp là gốc. Nếu phạm mà không có ý nghiệp thì tội ấy có thể chuyển được. Vì vậy về sau Ngài nỗ lực tu hành, cứu dân độ thế để chuyển những tội bất đắc dĩ trước kia Ngài đã gây tạo. Đó là chỗ hay đáo để của Tổ.

    Khi nói đến chỗ chân thật, nó gần gũi thực tế làm sao. Bởi vậy có nhiều Thiền sư ngộ đạo la lên khiến huynh đệ giật mình, hỏi: Huynh thấy cái gì mà ngộ? Trả lời: Nếu sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi. Nghĩa là sao? Ở nhà quê người ta thường đốt đèn trên bàn thờ, vậy mà tới giờ nấu cơm không nhớ nhà mình có lửa, chạy qua hàng xóm xin lửa về nhúm, thành ra trễ mất nồi cơm. Đến khi nhìn lên bàn thờ thấy cây đèn mới tiếc phải hồi nãy biết ngay đèn lấy lửa thì nồi cơm đã chín lâu rồi. Cũng thế, nếu sớm biết mình có Phật sẵn thì sự tu hành đã thành tựu từ lâu.

    Một vị khác ở giữa chúng la lên “Tôi ngộ rồi. Tôi ngộ rồi”. Quí thầy chạy lên bạch với Hòa thượng. Hòa thượng kêu lên hỏi: Ông ngộ cái gì? Trả lời: Ni sư là cô gái làm ra. Hòa thượng gật đầu. Đơn giản làm sao! Ngoài cô gái kiếm Ni sư có không? Không. Vậy cô gái đó là Ni sư chớ ai. Một điều đơn giản, thực tế mà không ai dám nhìn, không ai dám biết, cứ tìm kiếm ở đâu đâu.

    Trước kia chúng ta đi tu cũng không ngờ như thế, cứ tưởng Phật trên cõi Cực Lạc, chớ không ngờ ở ngay nơi mình. Bây giờ biết ra thì quá gần. Như vậy từ Phật tới Tổ truyền bá Thiền tông một mạch, đều chỉ thẳng tâm bình thường là đạo, chớ không có gì khác. Nhưng trải qua những giai đoạn tu tập gian khó tới cuối cùng chúng ta mới thấy được điều đó. Tại vì mình điên đảo quá nặng, quá đậm nên gở khó, thành ra việc tu chậm tiến.

    Tối ngồi thiền vừa nhớ vọng tưởng liền bỏ, vậy mà bỏ hoài vẫn không hết. Tại sao? Vì khi ngồi thì bỏ, khi chạy ra thì thâu vô. Sáng thâu vô chiều bỏ ra. Tối bỏ sáng thâu, cứ như vậy hoài một đời bỏ cũng không hết. Bây giờ làm sao ngồi bỏ, đi đứng cũng bỏ, tiếp duyên xúc cảnh đều buông luôn, như vậy tu mới có kết quả. Người tu muốn đến nơi đến chốn phải cố gắng buông xả các thứ lăng xăng lộn xộn trong tâm, đừng để dính kẹt bất cứ thứ gì. Ai buông bỏ hết thị phi, tốt xấu thì trở về không khó khăn chút nào hết. Việc tu thực tế như vậy, chỉ là trở về với cái thật của chính mình thôi.

    Bây giờ tôi nói đến những cái “không ngờ”. Trước khi nói điều này, tôi dẫn kinh Kim Cang. Bản kinh tuy dài nhưng trọng tâm không ngoài hai câu hỏi của ngài Tu Bồ Đề: “Người phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm sao hàng phục được tâm, làm sao an trụ được tâm?” Phật trả lời cách an trụ tâm trước: “Người phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không nên đối với sắc sanh tâm vướng mắc, không nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm vướng mắc. Phải ở chỗ không vướng mắc mà sanh tâm ấy”. Tức an trụ ngay chỗ không vướng mắc gọi là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nghĩa là không cho vướng mắc với sáu trần.

    Phật trả lời cách hàng phục tâm là đưa tất cả chúng sanh hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu sắc, phi vô sắc, phi hữu tưởng, phi vô tưởng đều vào Vô dư Niết-bàn. Độ tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh được diệt độ. Chúng sanh hữu sắc là dấy niệm nhớ tới hình ảnh người. Chúng sanh vô sắc là dấy niệm nhớ tới chuyện phải quấy, tốt xấu. Tất cả những hữu tưởng, vô tưởng, hình ảnh, tâm niệm, không hình ảnh, không tâm niệm v.v… đều đưa vào Vô dư Niết-bàn. Niết-bàn có hai: Hữu dư y và Vô dư y. Hữu dư y là còn thân mà tâm được hoàn toàn thanh tịnh, không sanh diệt. Vô dư y là không còn thân và lặng hết mọi sanh diệt. Tất cả chúng sanh lăng xăng đưa vào Vô dư y, tức trong tâm không còn hình bóng, không còn sanh diệt gì hết.

    Hồi xưa tôi thắc mắc Phật bảo độ tất cả chúng sanh vào Vô dư y Niết-bàn. Nếu có Phật tôi sẽ thưa: “Bạch Thế Tôn, con chưa được Niết-bàn làm sao độ tất cả chúng sanh vào Niết-bàn được?”. Nhưng bây giờ mới hiểu Vô dư y Niết-bàn là chỗ không còn niệm sanh diệt, mà niệm sanh diệt là chúng sanh. Chúng sanh lặng hết không còn sanh diệt tức là vào Vô dư y Niết-bàn. Khi tâm lặng rồi không còn thấy có chúng sanh được diệt độ. Chỗ này thâm trầm làm sao! Chúng ta tu muốn đến chỗ cứu kính, ở trong độ tất cả những chúng sanh vào Vô dư y Niết-bàn, ở ngoài đối với sáu trần không dính mắc. Đó là được tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    Vì vậy khi Lục Tổ Huệ Năng nghe tới câu “ưng vô sở trụ” nghĩa là không dính mắc vào bất cứ sắc trần nào, đó là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngài liền thốt lên: không ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh, không ngờ tánh mình vốn không sanh diệt, không ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ, không ngờ tánh mình vốn không dao động, không ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp. Ngài thốt luôn năm cái “không ngờ”. Nghe Tổ Giảng tới đây, chính Ngài cũng không ngờ bản tánh của mình như thế.

    Tánh là gì? Tánh là cái có sẵn, còn đợi duyên hợp mới có là tướng chớ không phải tánh. Cho nên nói các pháp duyên hợp không tự tánh tức là các pháp không sẵn có, đợi duyên hợp mới có. Còn tánh giác của chúng ta có sẵn, không phải đợi duyên hợp. Các pháp duyên hợp mới có là không tự tánh, còn chúng ta sẵn tánh giác là có tự tánh. Cho nên trong kinh Hoa Nghiêm có phẩm “Hạnh anh nhi” nói về tự tánh của chúng ta. Giống con nít vừa lọt lòng mẹ là khóc oa oa, không cần ai dạy nó. Biết khóc oa oa là biết. Rồi biết bò, biết đi là tự biết, không phải đợi dạy mới biết. Cái biết có sẵn như thế gọi là tánh.

    Cũng thế, tánh giác ai cũng có sẵn, nhưng không ngờ khi thấy mới biết nó tự thanh tịnh. Chúng ta sống với tâm bình thường không động, trong sạch, không có hơn thua thì làm gì có phiền não. Cho nên tâm bình thường là tâm thanh tịnh. Nên Tổ bảo không ngờ lâu nay mình đã có sẵn tâm thanh tịnh ấy. Đó là “không ngờ” thứ nhất.

    Không ngờ tánh mình vốn không sanh diệt. Vì tâm ấy không khởi niệm, mà không khởi niệm thì không sanh diệt. Đó là “không ngờ” thứ hai. Không ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ. Bởi ta đã có sẵn tánh ấy từ hồi bé tới bây giờ, chớ đâu phải mới có đây. Đó là “không ngờ” thứ ba. Không ngờ tánh mình vốn không dao động. Tánh đó vốn không dao động, không nghĩ suy gì. Đó là “không ngờ thứ tư. Không ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp. Từ cái không dao động, không nghĩ suy lại hay sanh ra muôn pháp. Cho nên gọi Chân không mà Diệu hữu, nghĩa là không có một cái gì mà sanh ra tất cả. Đó là “không ngờ” thứ năm.

    Như trên tôi đã nói Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ, nói đủ là Phật giáo Thiền tông thực tế đến nổi không thể ngờ. Chính Tổ thấy được như vậy nên đã thốt lên tới năm lần “không ngờ”. Nếu ngày nào chúng ta ngộ được cũng sẽ thốt lên “không ngờ” như Tổ.

    Vậy Thiền tông dạy chúng ta tu để làm gì? Chỉ trở về với cái thực của chính mình. Chúng ta đang có cái ấy mà quên, đi xin đi tìm chỗ khác, như vậy gọi là gì? Phật gọi là vô minh, tức không sáng hay nói cách khác là ngu si, điên đảo. Có mà không chịu nhận chạy tìm nơi này, nơi kia vì vậy mà khổ sở; chớ thật ra Phật, Tổ đã chỉ dạy rõ ràng, không giấu chúng ta tí nào hết.

    Như vậy hệ thống Thiền tông này phát nguồn từ chỗ đức Phật do dự không muốn nói, còn những hệ thống khác là Phật phương tiện mà nói. Đã là phương tiện thì không phải thật, còn chỗ thật thì không có lời. Vì vậy các Thiền sư khi muốn chỉ chỗ này thường đánh, hét, nạt v.v… mà không nói một lời. Bởi vì mở miệng là hai bên, mà hai bên thì mất cái thật rồi. Hiểu như vậy mới thấu đáo được ý nghĩa Thiền. Chỗ này chúng ta phải nắm cho thật vững.

    Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, tôi lặp lại chúng ta tu biết vọng không theo là đi tắt ngay chặng Xả niệm thanh tịnh, để tới chỗ vô sanh là Diệt tận định. Tuy nhiên chỗ này vẫn còn một chút phương tiện, vì còn thấy vọng và còn cái biết vọng là đối đãi, nên còn phương tiện. Tới chỗ cứu kính thì “Trong không động, ngoài không dính”. Trong không động là trong không khởi niệm, ngoài không dính là sáu căn không dính với sáu trần. Nhưng vì trong giai đoạn đầu mới công phu, chúng ta còn động nhiều, buộc lòng phải rầy, cho nên có phương tiện đối đãi, có trâu có chăn. Đến khi trâu hết thì chăn cũng không còn, đó mới là chỗ chân thật. Song đến đây cũng chưa là cứu kính, mà phải thấy rõ mình luôn hiện hữu, không vắng bóng tri giác lúc nào hết. Cái tri giác ấy không dấy động ở trong, không dính kẹt ở ngoài. Sống như vậy là sống đúng với cái chân thật của mình.

    Nếu tu tập thấy đến nơi đến chốn rồi, phối hợp lại các kinh Phật dạy, chúng ta thấy thiền và kinh không hai không khác. Trên phương tiện chỉ bày có sai biệt, nhưng chỗ cứu kính cũng gặp nhau thôi. Đó là điều chúng ta cần phải hiểu cho tường tận.

  13. #13

    Mặc định

    SAO KHÔNG VÔ TRONG NHÀ MÀ CỨ Ỡ NGOÀI CỮA HOÀI LẠNH BỊNH ĐÓ

  14. #14
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Jul 2008
    Bài gởi
    535

    Mặc định

    Lại còn phật ngoại với phật ta, trần nhân tông có đắc gì đâu mà phật với phiếc, phật hoàng với phạt ngọc, toàn vớ vẩn.
    Không tiếp nhận năng lượng xấu từ bất cứ ai, các bạn gửi thì nhận lại. Những ai lấy giá trị cộng đồng qua tổn thương tôi phải trả lại hết nhân danh pháp luật và vũ trụ!

  15. #15
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Jul 2008
    Bài gởi
    535

    Mặc định

    Mê hoặc lòng người vì mục đích cái tôi cá nhân. Lừa người dối mình thì dễ, nhưng chỉ sợ ko lừa được quy luật tự nhiên. Thiên hạ đầy rẫy những kẻ như này thì càng ngày càng suy đồi, ôi!
    Không tiếp nhận năng lượng xấu từ bất cứ ai, các bạn gửi thì nhận lại. Những ai lấy giá trị cộng đồng qua tổn thương tôi phải trả lại hết nhân danh pháp luật và vũ trụ!

  16. #16
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Jul 2008
    Bài gởi
    535

    Mặc định

    Haizzzz xã hội sao sinh ra lắm thằng biến thái đến vậy!
    Không tiếp nhận năng lượng xấu từ bất cứ ai, các bạn gửi thì nhận lại. Những ai lấy giá trị cộng đồng qua tổn thương tôi phải trả lại hết nhân danh pháp luật và vũ trụ!

  17. #17
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Jul 2008
    Bài gởi
    535

    Mặc định

    Lặp đi lặp lại kiểu post mà mấy ông mod bỏ qua, vãi cái thế giới mê tín
    Không tiếp nhận năng lượng xấu từ bất cứ ai, các bạn gửi thì nhận lại. Những ai lấy giá trị cộng đồng qua tổn thương tôi phải trả lại hết nhân danh pháp luật và vũ trụ!

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ChanTin Xem Bài Gởi
    “ Tức TÂM – Tức PHẬT…???
    http://www.thuongchieu.net/index.php...iphucpgdoitran
    http://uia.com.vn/phat-hoc/thien-ton...hon-quang.html
    http://nguoiviet.tv/thich-chan-quang/
    “ Cùa “ Người – Là PHÚC ta !!!
    http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/152...-ban-ngay.html
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/do...ai-xe-van-xin/
    Xã hội nhiều – Trái oan …
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...oat_nan.shtmls
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/09/a...ong-thien.html
    Cuôc sống nhiều – Tai chướng …
    http://www.youtube.com/watch?v=TKXlYWM63a4#t=370
    http://www.youtube.com/watch?v=CCoyN...Rg0ZEgeQragefG
    Chúng ta ngày càng tiến …
    Theo thời đại “ Văn Minh “ … ???
    http://www.youtube.com/watch?v=zu3-uN1lDQI
    http://www.youtube.com/watch?v=km69mzcUimc
    “ Thời Dân …Chủ tự do !!!
    - Ta giành quyền Độc Lập …
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/e...uong-cung.html
    http://ttxva.org/con-trai-con-re-bi-...duong-quan-lo/
    http://luongkhaulao.wordpress.com/20...-chuong-trinh/
    ( Không áp bức bất công …
    - Không Thực Dân – Phong Kiến …
    Trong quá khứ – Tàn suy …!!!
    http://ttxva.org/ong-chu-tich-ubnd-t...i-san-tram-ti/
    http://ttxva.org/hanh-trinh-dua-duon...m-doc-cong-an/
    http://ttxva.org/bau-kien-bi-cao-buo...1-696-ty-dong/
    Thời “ Đạo “ Ta – Thêm Phật ???
    http://ttxva.org/toan-canh-nha-su-da...ng-chinh-minh/
    Nhờ “ Diên Hồng “ ..Chắp cánh !!!
    http://www.phattuvietnam.net/doisong...E1%BA%A1i.html
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._profits.shtml
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...uctruyen.shtml
    Gương “ lối xưa xe ngựa …” ???
    http://chimviet.free.fr/vanhoc/chquy...1/loixua08.htm
    http://www.hkt.vn/hoang-phap-tre/cuo...n-suy-yeu.html
    (Bản năng vẫn “ Rượt Mèo …”
    Lẩn lui … Khi thấy Hổ …)
    Bút …Nhẩy múa – “ Khô mực “ ?
    Miệng …Gào ? Cổ họng khan…?
    Như “ Hạt muối – Bỏ biển …”
    Mọi sự đâu vào đấy !!!
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/su...a-vien-tu-thu/
    “ Duy vật “ vẫn Duy Vật …?
    Vật chất – Sinh tất cả …
    ( Có thực mới vực Đạo …) …?
    TA …” Tức TÂM – Tức PHẬT “.???
    http://www.phattuvietnam.net/doisong...E1%BA%A1i.html
    PHẬT …Riêng ta tôn suy …!!!
    http://www.phattuvietnam.net/tintuc/...t%C3%B4ng.html
    Phật …Đạo Lý – Chuyện nhỏ …???
    Đạo lý … Có “ Dân Gian “…!!!
    Đốt “ Vàng Mã “….. TÂM an …???
    ( No … “ Bằng khen – Khẩu hiệu “ ! )
    http://www.phattuvietnam.net/diendan...A2m-an%22.html
    Đạo Đức Và Luân Lý !!!
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/09/c...oai-ao-uc.html
    Đoàn kết kiểu Ngược – Xuôi ..!
    Hạ thấp nóng …. “ Khí Trời “
    Cho Lòng Dân ….Nương tựa …!!!
    Lòng Dân – Chủ mát mẻ …
    Càng yên tâm thảnh thơi …
    http://danoan2012.blogspot.de/2013/1...bieu-tinh.html
    Sẵn của người …. Ta vác !!!
    Như gánh vác Danh …PHẬT !!!
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/t...ay-tam-uc.html
    ( Phật Ngoại – Không ưa Danh …
    Vì danh Phật là “ Không “
    “ KHÔNG ! Hư Không “ ..Thiên tạo !
    Hòa “ Ngũ Hành “ – Nhân Quả …!!! )
    http://www.phattuvietnam.net/doisong...E1%BB%91c.html
    Mọi quả đều do “ Nhân “….
    Mọi nguyên nhân – Tự hào …???
    Đã đến lúc ta hưởng ….
    - Vì mầm non …Đất Nước…???
    http://ttxva.org/video-day-doa-tre-mam-non/
    http://chuaphuclam.com/index.php?/ph...tri-chua-thap-
    http://chuaphuclam.com/index.php?/ph...hat-hoang.html
    - Cứ “ múa Bút – Hát ca “…!!!
    http://www.youtube.com/watch?v=6EDEhGhwd-o#t=683
    http://www.duytue.org/index.php?option=com_dta&id=360
    http://minhtriet.vn/truyen-thong-bao-chi?news_id=154
    Điều phải đến – Sẽ đến …!!!
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/b...-thuan-oc.html
    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-64_.../#comment_list
    “ Khế Cơ “ … Của Phật Hoàng …?
    Lời hòa thượng ….THANH TỪ ….
    http://uia.com.vn/phat-hoc/thien-ton...hon-quang.html
    “ Phật tử tu ….. nhịp nhàng ……
    Theo bước tiến xã hội……???
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/do...dai-le-cau-an/
    Xã hội tiến đến đâu…?
    TA …..Theo sau cũng tiến … !!!!!
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/do...o-ngoai-duong/
    Vì “ Tức TÂM – Tức PHẬT “..???
    http://www.phattuvietnam.net/doisong...E1%BA%A1i.html
    - Phật thử lòng chúng sinh ?
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/09/s...-vong-ban.html
    - Phật cứu độ cho người ?
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/08/h...-biet-thu.html
    - Phật thử thách con người ?
    http://infonet.vn/Kinh-doanh/Tien-te...ho/106296.info
    Phật thay “ NHÂN “ – Trả “ QUẢ “ ???
    ( Theo kiếp NỢ – Nhân Duyên …???
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/08/b...hieu-kien.html
    Đừng đổ oan “ CÔNG LÝ “ ???
    Đổ tại “ CÂN “ ? – Thật ,,,Giả ???
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/k...a-hat-san.html
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/n...co-ao-tho.html
    Quả “ CÂN “ Ta tạo ra ….
    Lẽ nào ta chối bỏ …???
    http://bongbvt.blogspot.com/2013/08/...-biet-thu.html
    Hãy tự PHÊ …. Bản thân …!!!
    Bởi chính Ta nhu nhược …?
    Như trường hợp ,,,,THANH CHẤN ???
    http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Vu-10-n...-tu/146435.bld
    ( Nhác làm …. Chốn kẻ thù…..?
    Ta chiều lòng nuôi dưỡng …
    Ăn uống …ngủ tự nhiên …
    Nhà cửa ….. Khỏi lụt bão ….
    Lại còn lo “ Bảo Vệ “ …???
    …Hơn bất chủ DÂN Nào !!!
    http://laodong.com.vn/xa-hoi/vu-an-o...mat-146080.bld
    NÊN có kẻ bon chen …?.
    Kẻ ghen ăn ? Tức ở …???
    Cố bới bọ tìm sâu …
    Nhận hối lộ dựng chuyện ….???
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/su...vien-kiem-sat/
    Lật “ CÔNG LÝ “ Cán cân ?
    Gây “ Khí Trời “ Ô nhiễm !!!
    http://laodong.com.vn/xa-hoi/vu-10-n...ung-146278.bld
    - Không biết lượng sức mình ?
    - “ Con Kiến – Kiện củ Khoai “ ?
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/su...oc-boi-thuong/
    - “ Chân LÝ “ – Không thể lật ..!!!
    - “ Vì Nhân Dân Phục vụ ..”
    - Còn đây và mãi mãi …….!!!
    http://www.phattuvietnam.net/diendan...E1%BA%ADt.html

    Không gì thiết thực hơn ….
    “ Lập công “…… Thưởng đã nhận !
    …” TẤT CẢ VÌ TẬP THỂ ….,”
    ĐẢNG biết DÂN cũng biết ….!!!!
    http://ttxva.org/cong-an-tra-tan-ong...n-khen-thuong/
    Kiện nữa …. Tự sửa cân …..
    Sửa CÂN …….Phải có tiền ….!
    Nhìn hoàn cảnh ……THANH ChẤn ..???
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/su...-sap-ra-duong/
    Chuyện kế tiếp còn dài …..!!!
    Thôi hãy ,,,,,,,,,Mô Phât TA ……???
    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136...i-le-minh.html
    Đầu năm…….Thỉnh ẤN Trân …….!!!
    http://hn.eva.vn/tin-tuc/khai-an-den...c73a55782.html
    Chắc mọi chuyện như ý …..
    …..Dù hy vọng ..NIỀM TIN ..?
    http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/ph...n-dao-bi-danh/
    - Tin “ Tức TÂM – Tức PHẬT “ ???
    https://www.youtube.com/watch?v=Aakl...lqPcV-4ygK3d9R
    http://vietinfo.eu/tin-viet-nam/viet...u-13-tuoi.html
    http://vietinfo.eu/tin-viet-nam/viet...-co-chong.html

    ( Nhân Tâm Trung Tử )
    hi , lâu ghê mới gặp người cùng hệ, gởi lời chào nha.
    Cỏ dại ven đường

  19. #19
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Jul 2008
    Bài gởi
    535

    Mặc định

    Cùng một hội mê tín, không giúp gì dc toàn đi nói lung tung, dạy người ta bừa bãi.
    Không tiếp nhận năng lượng xấu từ bất cứ ai, các bạn gửi thì nhận lại. Những ai lấy giá trị cộng đồng qua tổn thương tôi phải trả lại hết nhân danh pháp luật và vũ trụ!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Năng lực trí tuệ - chương 6
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:36 PM
  2. CHỦNG TỬ BỒ ĐỀ - PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
    By linh_tinh_85 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 23-07-2011, 02:25 PM
  3. Năng lực trí tuệ - chương 7
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 25-05-2011, 10:07 AM
  4. bí ẩn ngôi nhà hoang
    By __LINH__ in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 96
    Bài mới gởi: 30-04-2011, 12:36 PM
  5. Hạnh phúc, Nghiệp và Tâm thức
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 06:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •