PV có người anh bạn đưa cho quyển vở chép tay (không thấy ghi tên sọan giả), trong đó có bài “TÌM HIỂU ĐẠI BI TÂM ĐÀ-RA-NI”, vở cũ mực nhòe mờ nhạt cố gắng chép lại đưa lên quý đạo hữu đọc:

“TÌM HIỂU ĐẠI BI TÂM ĐÀ-RA-NI”

Để ứng dụng Đại Bi Tâm chú vào đời sống tu tập, giải thóat của mình và người trong công hạnh Bồ Tát.

Phật tức là Giác.
Giác là tánh biết của muôn lòai. Cho nên Phật dạy “nhất thiết chúng sanh giai hũu Phật tánh”. Nghĩa là hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh ở nơi mình. Nhưng vì phan duyên theo trần cảnh, truyền trước tần lao mà tự che lấp, để rồi phải trôi lăn trong vòng sanh tử!!

Phật vì nhân duyên ấy nên mớira đời, cốt là để chỉ cho chúng sanh trở về với bản giác của mình, nên mở đủ môn phương tiện tùy căn cơ chúng sanh mà hóa độ.

Suốt một đời Phật hiện thế thuyết pháp độ sanh chia làm 5 thời kỳ.
1. Thờ kỳ Hoa Nghiêm
2. Thời kỳ A Hàm
3. Thời kỳ Phương Đẳng
4. Thời kỳ Bát Nhã
5. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết bàn.

Gồm có 8 giáo pháp là : Đốn, Tiệm, Bí Mật, Bất định, Tạng, Thông, Biệt, Viên.
Trong 5 thời ỳ trên thời kỳ Phương Đẳng là giáo pháp bao trùm cả các căn cơ của chúng sanh và đủ Tạng, Thông, Biệt, Viêm. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn thì xứng theo Phật tánh mà nói, khiến đem quyền về thật chỉ Vọng tức Chơn, thượn căn và hạ căn đều được thành Phật.

Trong 8 giáo pháp trên thì Bí Mật giáo thảy dung hòa sự lợi ích trong bốn thời đầu, chí như Bí Mật giáo (Chú) thì 5 thời kỳ đều có.

Vậy Kinh Đại Bi nầy, là một phần Kinh đầy đủ công đức, làm cho chúng sanh từ bậc hạ căn đều vào được Phật địa. Tôn chỉ kinh này chỉ rõ pháp môn: tánh cụ túc nơi tâm mình vốn đủ; thiện ác, nơi tạo ra nhân quả trong mười pháp giới.

Như kinh hiển 15 giống lành phát sanh và 15 giống dữ bị trừ diệt, là minh cái nghĩa Thiện-Ác Cụ Túc Tánh. Nói sự gây nhơn quả trong mười pháp giới, thì trong kinh không có đọan nào là không nói đến.

Như trong mười nguyện trước là Nhơn Lành Quả Lành, sáu nguyện sau chỉ về Quả Ác bị diệt bởi Nhơn Ác.

Lành thì có Tánh Lành Tu Lành.
Ác thì có Tánh Ác Tu Ác. Chúng sanh thành Phật chỉ dứt trừ cái Tu Dữ, chớ không dứt được Tánh Dữ, vỉ Bổn Tánh bao giờ cũng đủ các Pháp.

Kinh Đại Bi nầy lấy Tâm làm tiêu chuẩn, nên mở đầu kinh đã lấy chữ Như mà bày tỏ mười nghĩa. Như Thị để tháu rõ thật tướng của các Pháp.

Lại nói: Phi một niệm thì ngàn pháp đều khởi, chỉ các tướng mạo hình trạng của Tâm, và nói một niệm khởi nghĩ đến chúng sanh Ngàn Mắt Ngàn Tay đều sanh.

Trong kinh nói: Những chúng sanh ở các xứ kín đáo tối tăm trong ba ngàn thế giới, nhất là Tam Đồ, khi nghe Chú tôi thì đều được rảnh khổ v.v… Như vậy là minh thị cái Lý Chúng Sanh Vì Nghiệp Nhơn mà có cảm quả Y Báo, Chánh Báo.

Ba ngàn thế giới ấy trong một niệm xưa nay đều đầy đủ, cho nên cũng gọi la : Nhứt Nệm Tam Thiên.

Vả lại danh hiệu Quán Thế Âm là Tâm Tánh ta, niệm Quán Thế Âm là niệm Tâm Tánh Ta.

Trong bộ trung luận có bài kệ:
Nhơn duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi là trung đạo.

Kinh nầy theo bài kệ ấy mà giải, thì gồm đủ : KHÔNG – GIẢ - TRUNG ba quán.
Kinh dạy : Thiết lập đạo tràng, tụ nghiệp, kiết giới, chiêm quán tượng Quán Âm là Giả Quán.

Tưởng niệm Chú Đại Bi, quảng phát Đại Bi tâm, dứt trừ chướng nghiệp là Không Quán.Kinh nói trăm ngàn pháp tam muội đều hiện ra, là nêu chỗ Trung Đạo Quán.
Chí như ba chữ Quán Thế Âm, thì Quán: tức trí Năng Quán là cái Huệ một Tâm gòm Tam Quán.

Thế Âm là một cảnh gồm Tam Đế là : 1) Tục Đế 2) Chơn Đế 3) Trung Đạo Đế tức là trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Như trong kinh nói dùng phương tiện Huệ Quán thành tựu được Thập Địa, quả vị rất dẽ là như ý vậy. Vả chăng người ta thường bị ba hoặc là : Kiến Tư Hoặc, Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc làm cho phải chịu trong vòng sanh tử. Nay y kinh mà thọ trì, thì nhân vào Giả Quán mà dứt Kiến Tư Hoặc, vào khong quán mà dứt đuợc Trần Sa Hoặc, vào Trung Đạo Quán mà dứt được Vô Minh Hoặc. Cho nên nói kinh nầy là : Phá Ác Nghiệp Chướng Đà Ra Ni, Tùy Tâm Tự TạiĐà Ra Ni, Tốc Siêu Thượng Địa Đà Ra Ni vậy.

Trong bộ Ma Ha Chỉ Quán nói : Trí Huệ Phật soi rõ trí Không. Như chỗ nhận thấycủa bậc Tiểu hừa là Nhứt Thiết Trí, trí huệ Phật soi rõ lý Giả, như sự nhận thấy của baực Bồ tát gọi là Đạo Chủng Trí Trí Huệ Phật soi rõ cả Lý Không – Giả Trung thông suốt thật tướng các pháp gọi là Nhứt Thiết Chủng Trí cho nên ói: ba Trí do một Tâm, đồng thời tu Ba Pháp Quán mà thành, biết rõ ba cảnh giới bất tư nghì Trí ấy do Tu Quán mà đặng, nên gọi là Trí. Nay y kinh này mà thọ trì thì là tu Giới Định Huệ đủ ba công đức, dứt hết ba nghiệp hoặc được liễu ngộ ba trí đạt đến Đấng Giác Địa.

Như y kinh nói: bởi các Phật thấy các Người hành giả tu hạnh lục độ chưa viên mãn chưa phát tâm bồ đề, nói Chú ra để mau đầy đủ. Hàng Thanh Văn chưa chứng quả mau được thành tựu. các Thần Tiên mau phát tâm, các hàng chúng sanh mau có Tín căn. Lại nói: Hàng Thanh Văn nào nghe qua Chú này một lần… dùng tâm ngay thẳng chơn thật, y pháp mà an trụ thì tứ quả được chứng, hết thảy như vậy đều hiện chỗ Nhập Quán mà đắc trí cả.

Còn lại đến 3 đức của niết bàn là Pháp Thân Bát Nhã và Giải Thóat thì trong kinh lại gồm đủ cả.

Kinh dạy: Người ấy là kho tàng quang-minh, kho tàng tánh đức từ-bi, kho tàng diệu-pháp, kho tàng thiền-định, kho tàng hư-không, kho tàng tánh vô-úy, kho tàng diệu-ngôn, kho tàng tánh thường-trụ, kho tàng giải-thóat, kho tàng thần-thông.

Vậy biết kinh đã hiển cái chơn tướng vô trụ là Pháp Thân, như câu: kho tàng diệu-pháp, kho tàng hư-không, kho tàng diệu-ngôn, kho tàng từ-bi.

Hiển cái Trí rốt ráo là bát Nhã như câu: kho tàng quang-minh, kho tàng thường-trụ, kho tàng thiền-định.

Hiển cái Đức Giải Thóat như câu: kho tàng vô-úy, kho tàng giải-thóat, kho tàng thần-thông. Nói chung là đủ tánh: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Kinh thường nói vô ngại đại bi tâm là chỉ bày bốn đức ấy.

Kinh Đại Bi này chỉ cho hành giả biết rõ: Lý Thể trước sau vẫn một, phân tách tỏ tường sáu phép tức Phật:

- Về Lý tức Phật thì kinh nói chúng sanh trì tụng sẽ được thành tựu đến Phật Quả, là nói tất cả chúng sanh đều là Phật.
- Về Danh Tự tức Phật, thì kinh nói: biên chép y kinh thọ trì rồi được kết quả.
- Về Quán hạnh tức Phật, thì kinh dạy an trụ cái tâm, dùng tâm ngay chánh, không duyên theo cảnh trần; chí thành thọ trì đọc tụng, chiêm bái, giảng thuyết, tùy hỷ lục độ.
- Về Tương Tợ tức Phật thì kinh dạy: khỏi quả báo ba đường, được tôn kính như Phật, thân tàng cửa Phật.
- Về Phần Chứng tức Phật, thì kinh dạy: đến chỗ thập địa, thập trụ, thập hạnh, đẳng giác.
- Về Cứu Cánh tức Phật, thì kinh dạy: chứng đến quả Phật đủ ba mươi hai tướng tốt, chủng trí viên mãn.

Vả lại kinh thường xiển dương cái Tánh Đức Đại Từ Đại Bi Của Tâm. Xem ở bài kệ thanh-lương thì đủ thấy tấm lòng từ bi thương xót chúng sanh của Bồ Tát là dường nào!!

Trong kinh lại nói đến bốn mươi điều công đức của Đà-ra-ni tùy nguyện mà sở thành thực là rõ cái lực dụng của Chú Đại Bi tâm.

Kẻ hành giả muốn được thành tựu, phải y kinh phát tâm bồ đề, khởi lòng đại bi đối với chúng sanh, lấy tâm bình đẳng không phân biệt mà tu trì, tự lợi lợi tha là đại nguyện của Bồ Tát. Nên kinh dạy phải thể theo bản ngã Đại bi mà thệ nguyện, lấy tứ hòang thệ làm mục phiêu, rồi sau vận con thuyền tự tại bơi trên bể thập độ mới tròn được Đại nguyện.

Công đức của Bồ tát Quán thế Âm là thế, lợi ích của kinh là thế, oai thần của đà-ra-ni là thế, mà xưa nay ít ai biết đến.

Có biết chăng, chỉ biết trì tụng qua loa, làm thành một món nhựt khóa. Hay cũng có người nghĩ đến chỗ huyền diệu, mà làm thành mọi việc thần quyền, hay là đem làm một món sắc danh thì thật là phụ phản cái Ân Đức của Bồ Tát và Chư Phật, rồi không tránh khỏi lạc lầm.

Đành rằng: Kinh tán thán chỗ huyền diệu, dứt trừ khổ nạn, tai ách, sai khiến quỷ thần cầu y sở nguyện là dụng Huyền đem lại Thật, khai phương tiện dắt người Mê tín vào Chánh tín, lập cơ biến đem người từ lọan động vào Chánh Định, nhập Quán mà phát Huệ. Do chỗ một niệm nhất tâm, tam nghiệp được Thanh Tịnh. Tâm được An Trụ, mở thông hiệp đạo Đại Từ Đại Bi, thì sự Cảm Ứng dung thông là lẽ dĩ nhiên. Cho nên mới nói rằng: Nặng lễ sở lễ tánh không tịnh. Cảm ứng đạo giao nan tư nghì. Ngã thử đạo tràng như đế châu. Chư Phật Bồ Tát ảnh hiện trung. Ngã Thân ảnh hiện chư Phật tiền.

phapvan