Kính Bạch:
Chư Tôn Đức
Toàn thể Phật tử
Bản Việt Ngữ Chiêm Bốc pháp thuộc giáo Pháp mật Tông nầy xuất hiện vì nhu cầu hướng dẫn cho Phật Tử tu học nội bộ. Với tâm thanh tịnh cần cầu Chánh Pháp, người Phật tử với tinh thần cầu tiến, hãy tự mình tinh tấn tu hành để sớm được thành tựu. Việc làm nầy hoàn toàn không liên quan đến thương mãi.
Ngưỡng cầu Tam Bảo và Chư Hộ Pháp nhũ lòng từ bi gia hộ cho tấm lòng thành của hàng thiện tín để có đủ tài liệu tu học.

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi

Âm Hán Việt:

Ông A Na Ba Tra Nả Ðích


DIỆU CÁT TƯỜNG CHIÊM BỐC PHÁP

Mục Lục

Tát Ca Pháp Vương Tự
Lời Tựa Của Dịch Giả

Phần I. Chuẩn Bị Tiên Ðoán (Chiêm Bốc)
Lời Nói Ðầu
Quán Tưởng Ðức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Phương Pháp Tiên Ðoán (Xem Bói)
Dùng Những Dụng Cụ tiên đoán khác
Qui Tắc tiên đoán
Phương Pháp Suy Ðoán
Ý Nghĩa Của sáu (6) chữ Chú
Nên Biết Về Duyên Khởi và Tánh Không

Phần II. Phần Xin Quẻ
Hình Tượng 36 Quẻ
Lời Giải 36 Quẻ


Ah Ah (Quẻ 1-1)
Ah Ra (Quẻ 1-2)
Ah Pa (Quẻ 1-3)
Ah Tsa (Quẻ 1-4)
Ah Na (Quẻ 1-5)
Ah Dhi (Quẻ 1-6)

Ra Ah (Quẻ 2-1)
Ra Ra (Quẻ 2-2)
Ra Pa (Quẻ 2-3)
Ra Tsa (Quẻ 2-4)
Ra Na (Quẻ 2-5)
Ra Dhi (Quẻ 2-6)

Pa Ah (Quẻ 3-1)
Pa Ra (Quẻ 3-2)
Pa Pa (Quẻ 3-3)
Pa Tsa (Quẻ 3-4)
Pa Na (Quẻ 3-5)
Pa Dhi (Quẻ 3-6)



Tsa Ah (Quẻ 4-1)
Tsa Ra (Quẻ 4-2)
Tsa Pa (Quẻ 4-3)
Tsa Tsa (Quẻ 4-4)
Tsa Na (Quẻ 4-5)
Tsa Dhi (Quẻ 4-6)

Na Ah (Quẻ 5-1)
Na Ra (Quẻ 5-2)
Na Pa (Quẻ 5-3)
Na Tsa (Quẻ 5-4)
Na Na (Quẻ 5-5)
Na Dhi (Quẻ 5-6)

Dhi Ah (Quẻ 6-1)
Dhi Ra (Quẻ 6-2)
Dhi Pa (Quẻ 6-3)
Dhi Tsa (Quẻ 6-4)
Dhi Na (Quẻ 6-5)
Dhi Dhi (Quẻ 6-6)

Phụ Lục
Ghi Thêm (Hậu Ký)
Các Pháp Tu Tiêu Tai - trừ chướng

1. Pháp Tu Nước Cam Lồ
2. Phép Trừ Chướng
3. Pháp Mộc Dục (Phép Tắm)
4. Diệu Cát Tường Chiêm Bốc Pháp Nghi Quỹ
5. Thập Nhất Diện Quan Âm
6. Đại Hắc Thiên
7. Kim Cang Tát Đỏa
8. Phổ Ba Kim Cang
9. Cát Tường Thiên
10. Hoàng Tài Thần
11. Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu
12. Đại Tùy Cầu Bồ Tát
13. Lục độ mẫu
14. Di Lặc Bồ Tát
15. Cu Lô Cu Li Phật Mẫu
16. Long Vương
17. Tu Trì Tam mật

Lời Nói Ðầu

Ðảnh Lễ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
Ðức Văn Thù Sư Lợi (Manjushri) là hoá thân của Trí Huệ. Trong các bậc Ðại Bồ Tát Phật Giáo, Ðức Quán Tự Tại Bồ Tát được tôn xưng là “Ðại Bi”, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được tôn xưng là “Ðại Trí”.
Theo quan điểm của Mật Tông Tây Tạng, hành giả nên dùng “Tâm Bồ Ðề” làm căn bản tu tập, Bồ Ðề Tâm phải có 2 nhân tố: thứ nhất là Ðại Bi, thứ hai là Ðại Trí. Cho nên hành giả mật tạng phải đặc biệt kính ngưỡng hai vị Bồ Tát này.
Ý nghĩa của chữ “Văn Thù Sư Lợi” là “Diệu Cát Tường”, nghĩa là “tốt đẹp nhất”. Trong nghi quỹ của Mật Tông Tây Tạng, ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã thị hiện thành một đồng tử. Vì vậy mà Ngài còn được tôn xưng là “Diệu Cát Tường Ðồng Tử.”
Quyển “Phép Tiên Ðoán của Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát” này rút ra từ Mật Tông Tây Tạng, phái Hồng Giáo do ngài Ninh Mã Nham Truyền Ðại Bất Bại Tôn giả Tương Cống Mật Bành (Jamegon Mipham 1846-1912) lập nên. Vì dùng chú ngữ của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát lập thành 36 quẻ, lại dùng chú tự của chú ngữ để tiên đoán nên lại có tên là “Phép Tiên Ðoán Diệu Cát Tường”. Gần đây có Jay Goldberg đã dịch sang Anh Ngữ và đã xuất bản, do Tát Ca Pháp Vương đề tựa. Nay lại dịch sang Trung Văn có tu chính lại để hành giả Trung Quốc tiện xử dụng.
Bất Bại Tôn giả trong Mật Tông là một vị có tài năng đặc biệt, Ông được tôn xưng là Nham truyền Ðạo sư, trên thực tế chưa nắm hết mật pháp của nham tạng. Người ta tôn xưng là (Nham Truyền), chỉ vì tất cả mật pháp đều do tự tâm, ý mà ra, như từ Nham Tạng mà ra gọi là “Ý Nham”, theo nghĩa mà nói, do tâm ý mà nói ra tức là Mât Pháp Vô thượng của Nham Tạng. Quyển “Phép Tiên Ðoán Diệu Cát Tường” nầy cũng thuộc một trong những loại Ý Nham, cho đến phái Ninh Mã và Phái Tát Ca (Hoa Giáo) cũng tôn sùng và đều công nhận là pháp điển của ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Tôn giả sanh tại miền Ðông Tây Tạng, tuy tu học pháp với Ninh Mã phái nhưng lại tinh thông giáo pháp của bốn phái lớn là Hồng, Hoa, Bạch và Hoàng, lúc sanh thời đã trước thuật nhiều tác phẩm, nội ngoại ngũ minh đều thông hiểu. Về ngoại minh, Kiến trúc và Chiêm tinh làm nỗi tiếng nhất. Còn về việc chú thích Mật Tục và Phật điển, lại làm cho những nhân sĩ mật thừa cận đại tôn sùng là bậc khuôn mẫu.
Ðối với phép tiên đoán nầy, người viết cũng có một lần chính bản thân đã thể nghiệm. Hơn 10 năm trước, Pháp Vương Ninh Mã Phái là ngài Ðôn Châu Ninh Ba Xa (Dudjom Rinpoche) đến Hồng Kông lần thứ nhì, người viết đã đến yết kiến và xin Pháp Vương tiên đoán cho một quẻ xem số tiền hàng ở Ðài Loan có thu hồi đầy đủ được không. Pháp Vương từ bi chấp thuận. Ngài bắt đầu lần hột và tụng niệm Thần chú của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, sau đó ngồi im lặng một chút, rồi thuận tay đang lần hột nắm tới một đoạn dài chuổi hột, xong bắt đầu đếm cứ 6 hột là một đoạn cho đến khi số thừa còn lại là số bao nhiêu. Sau khi làm như vậy hai lần xong, Ngài nói với người viết rằng tiền hàng không thu hồi được đâu. Ngài Dudjom lại nói tiếp ngài đã dùng phương pháp tiên đoán của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, nên người viết rất thích thú về phương pháp tiên đoán nầy. Pháp Vương lại nói “Anh quá yêu thích về thuật số. Mật tông cũng nên biết một chút thuật số. Nhưng Mật Tông lại có quá nhiều thuật số như: Chiêm tinh và Phong thủy đều bắt nguồn từ Trung Quốc, cho nên anh thích môn thuật số cũng tốt lắm.”
Lúc đó người viết đã có ý xin Ngài truyền thọ cho phép tiên đoán nầy, ngờ đâu Pháp Vương đã biết trước được tâm ý của người viết nên Ngài nói “Tương lai anh nhất định có cơ duyên để học môn nầy.” Thực ra rất đơn giản, Kinh Dịch của chúng ta bắt đầu rất phức tạp. Nói một cách chính xác, nếu đem phương pháp bói toán trong Kinh Dịch mà so với phương pháp nầy thì Kinh Dịch phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên, hai loại lại khác nhau. Kinh Dịch dùng Âm Dương, quẻ hào, chính nó có một phép tắc riêng biệt, còn đối với cách tiên đoán trong cuốn sách này hoàn toàn dựa vào sự “quán tưởng”, cũng như dựa vào sự “tu trì” của người đoán.
Quán tưởng: là công phu căn bản của Mật Tông Tây Tạng. Quán Bổn Tôn, quán Ðàn Thành là giai đoạn căn bản phải trải qua của người mới nhập môn. Kỳ thực mà nói cách Quán Tưởng thì tất cả mọi người đều có thể đạt được, chỉ một số ít người quá đam mê; vừa nhắm mắt là thấy được hình tượng mà chính mình sùng bái và cho rằng quán tưởng được rồi.
Dùng phương pháp tiên đoán theo sách nầy, phải quán tưởng Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu phương pháp Quán Tưởng mong quí độc giả hãy chú tâm để có thể tu tập được thành công. Kỳ thực tu tập quán tưởng cũng như làm cho vỏ đại não được nghỉ ngơi, dù rằng không làm việc chiêm bốc, đối với việc tu dưỡng tinh thần và dưỡng sinh chắc chắn có lợi ích rất nhiều. .


I. Phép Quán Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Phép tu mật thừa Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, đặc biệt thân thể Ngài có nhiều loại màu sắc khác nhau như: Bạch Văn Thù (thân Ngài màu trắng), Hoàng Văn Thù (thân Ngài màu vàng), Hắc Văn Thù (thân Ngài màu đen), Hồng Văn Thù (thân Ngài màu hồng). Pháp tu trong cuốn sách nầy lấy Ngài Văn Thù có thân màu vàng (Hoàng Văn Thù) để tu tập.
Cách quán tưởng của pháp nầy:
a) Quán chính mình hóa thành ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
b) Cũng có thể quán Ðức Văn Thù Bồ Tát đối diện với mình.
Phép quán đầu gọi là “Tự Sanh”, phép quán sau gọi là “Ðối Sanh.”
Chúng tôi không thảo luận về “Tự Sanh” ở đây bởi vì phương pháp tu hành pháp môn nầy đòi hỏi phải có trình độ căn bản về Mật tông. Người đã tu qua căn bản Mật Tông rồi thì không thể dùng bút mực để hướng dẫn được. Cho nên chỉ bàn đến “Ðối Sanh” để độc giả tiện tu tập mà thôi.
Trong lúc tu tập nên quán Không, tức là tinh thần không để ý vào một chỗ nào cả kể cả chung quanh mình, chỉ chú tâm vào hoàn cảnh trước mặt mà quán thành hư không.
Trong hư không, ngang tầm nhìn trước mình có một Hoa sen màu xanh ngàn cánh, trên hoa sen có một mặt trăng tròn màu trắng.
Trên mặt trăng có một chữ tự chủng của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Chữ nầy độc âm Việt là “Ði” (Dhi). Quán tưởng chữ tự chủng nầy màu vàng nhưng không phải là màu vàng nhạt, tốt nhất là màu vàng cam.
Quán tưởng chữ tự chủng nầy đang phóng ra ánh sáng hóa thành ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, thân thể Ngài cao chừng hai thước, Bồ Tát có một mặt, hai tay, thân màu vàng (như màu của tự chủng). Trên đầu ngài đội mũ Ngũ Phật, thân thể trang nghiêm, tươi mát như hoa nở , cánh tay tròn, tay đeo xuyến, chân đeo vòng. Ngài đeo ba (3) xâu chuổi: xâu thứ nhất vòng quanh cổ, xâu thứ nhì vòng quanh ngực, xâu thứ ba vòng quanh rốn. Bồ Tát ngồi kiết già trên mặt trăng, sau lưng có mặt trời màu hồng. Ngài mặc quần lụa, lưng đeo đai màu, hiện thân một đồng tử khoảng 16 tuổi. Tay phải Bồ Tát cầm kiếm, đầu mũi kiếm phóng ra ngọn lửa trí tuệ, tay trái cầm một đóa hoa Ô bà lạp, trên hoa có một quyển kinh Bát Nhã. “Bát Nhã” tức lá Trí Tuệ. Chính giữa tâm luân Bồ Tát phóng ra một tia sáng màu vàng chiếu thẳng đến tâm luân của người tu tập và nơi đây cũng có ánh sáng màu vàng đang quay tròn.
Như trên đã trình bày từng bước một để quán tưởng, việc nầy cũng không khó khăn lắm, chỉ chuyên tập một thời gian có thể có được một hình bóng của Bồ Tát.
Ðiều quan trọng nhất là nên đem ánh sáng từ tâm luân của Bồ Tát phóng ra để quán tưởng thành ánh sáng thật trong sáng, càng sáng càng tốt. Trong lúc ban đầu quán tưởng có một chút tiến bộ nên trì thần chú của Ngài Văn Thù như sau:

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi

Âm Hán Việt:

Ông A Na Ba Tra Nả Ðích

Trong câu chú năm (5) chữ “A Na Ba Tra Nả” đại biểu cho năm (5) vị Phật khác nhau. Chữ Ðích như đã nói ở trên là chữ “Dhi”, chữ tự chủng của Ngài Văn Thù. Sau đây sẽ tường thuật thêm.
Câu chú của Bồ Tát, niệm càng nhiều càng tốt. Trong lúc niệm hãy quán tưởng “Ðối Sanh” tâm luân của Bồ Tát phóng ra ánh sáng màu vàng rất mạnh, tùy theo âm của chú mà bánh xe quay từ từ, ánh sáng màu vàng cũng quay theo.
Ðó là cách thực tập quán tưởng cùng với cách niệm chú (khoảng 21 lần, tốt nhất niệm đủ một chuổi) tức là có thể bắt đầu tiên đoán. Sau đó phải tu trì và luyện tập quán tưởng.


Nguồn:
Download: Bản dịch tiếng Việt " Văn Thù Chiêm Bốc Pháp " Ban Sưu tập ĐNNL
Download: Bản dịch tiếng Việt " Pháp Tu Phụ Lục " Ban Sưu tập ĐNNL

http://dainhatnhulai.chuavietnam.us/tintuc/phatpho.htm

phapvan