DI HỒN VÀ MỘNG DU ĐẠI PHÁP

CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG
 
移 魂 & 梦游大法

Phương pháp Mộng Quán Thành Tựu là một trong Naropa Lục pháp ; Phương pháp nầy của Mật Tông Tây Tạng đem tâm lý , khí , mạch của con người và chú ngữ kết hợp lại ; đây là một phương pháp huấn luyện dùng để kết hợp tâm , sinh lý và linh lực của con người lại làm một ; trong quá trình huấn luyện phương pháp nầy sẻ mang ý thức của con người đi sâu vào trạng thái siêu thức ; và chỉ khi con người đi vào được trạng thái siêu thức , thì các loại siêu năng lực , siêu ý thức sẽ là cơ bản cho việc khai phóng năng lực tâm linh và những khả năng tiềm ẩn của con người .
Tuy nhiên , sự hoạch đắc siêu năng lực tâm linh xuyên qua mộng quán thành tựu không phải là mục đích cuối cùng ; mà khi con người đi sâu vào giấc ngũ , đưa tâm thức lên đến trạng thái siêu ý thức , để làm hiển lộ tự tính quang minh là bản lai diện mục của mình , từ đó sẻ hiểu thấu được sự bí mật của nhân sinh vũ trụ , nắm được con đường siêu xuất thoát ly sanh tử luân hồi , tự giác tiến hành cuộc biến hóa thăng hoa cho sanh mạng của mình , biến sự lưu chuyển của sanh tử , thay đổi những khổ nảo không viên mản của sanh mạng thành Thường – Lạc – Ngả – Tịnh , hưởng được hạnh phúc vĩnh hằng , một sanh mạng tự do tuyệt đối viên mản . Đó mới là mục đích cuối cùng trong quá trình phấn đấu và sự trở về cuối cùng của một sanh mạng được phát triển và được tiến hóa viên mản .
Nói đến Mộng Du , thì nhiều người liên tưởng đến một chứng bệnh mộng du . Chứng bệnh nầy được các nhà sinh lý học trong phòng thí nghiệm khám phá ra rằng , người đang trong cơn mộng du , thì thật ra là người nầy đang ở trạng thái ngũ mê rất sâu đến thời kỳ thứ 3- 4 trầm sâu trong giấc ngũ mê . Đối với chứng mộng du , Đông Y nhận rằng : Tâm chủ Huyết mà tàng Thần trí , Gan tàng Huyết và là nơi ngụ của Hồn ; tức tâm tàng Thần , Can tàng Hồn ; khi khí cơ của hai tạng Tâm và Can không điều hoà , thì Thần không chủ vị và hồn không có chổ dựa , nên Thần và hồn không an ; nên Hồn đi theo sự dẩn dụ của Thần trí trong lúc ngũ mà tạo nên chứng mộng du .
Nhưng chúng ta nói ở đây , không phải là chứng bệnh mộng du thường tình , mà chúng ta đang nói đến Mộng Quán Thành Tựu Pháp là một pháp môn tu trì cao cấp của Mật Tông Tây Tạng , còn gọi là Mộng Du Càn Khôn đại pháp .
Sinh mạng của con người do Thọ Mạng – Thân Nhiệt và Tâm Thức hợp thành , khi ba yếu tố nầy giải thể , thì con người bị chết . Trong thực tế , chỉ có sự phân ly của Ý thức và Thân Nhiệt ; do đó thân nhiệt nơi nào trên thân thể người chết cuối cùng biến mất , thì nơi đó là cửa ngỏ cuối cùng cho thần thức con người rời khỏi cơ thể . Theo đó , người ta nói rằng : Đỉnh Thánh , Nhản Thiên Sanh , Tâm Nhân , Phúc Tu La , Giang Quỷ , Tất Súc Sinh , Lưởng Túc Đọa Địa Ngục ;Trên đỉnh đầu là Thánh , mắt là sanh trên trời , ở tim là người , ở bụng là quỷ tu la , ở hậu môn là quỷ , ở đầu gối là súc sinh , ở hai chân là đọa địa ngục ; nếu Thần thức đi ra ở đỉnh đầu thì sẻ được siêu phàm nhập Thánh , được vãng sanh về Tịnh Độ Phật Quốc .
Mọi người đều có nghe Phật Sống tái sinh , khi một vị Phật sống viên tịch , linh hồn lìa khỏi xác , sẻ chuyển qua trong một cơ thể của một trẻ sơ sinh vừa mới chào đời ; đứa trẻ nầy là Phật sống được tái sinh , được xem là hóa thân của Phật , để tiếp tục hóa độ chúng sanh .
Linh hồn được nói đến ở đây , thực tế là đệ bát thức là A lại Da Thức của con người sau khi chết ; khi bảy thức đầu đả tan rả , thì thức thứ tám nầy là A lại Da Thức , sẻ do sự dẩn dắt của nghiệp lực Thiện Ác , đi thọ báo trong sáu nẻo luân hồi .
Khi có cơ hội nhân duyên hòa hợp , sẻ được tái sanh vào nhân đạo , và bản ngả sẻ được tạo nên do sự hòa hợp của ngũ uẩn , và ngũ uẩn là căn bản của sự tổ hợp và hình thành thế gian và cấu thành vũ trụ vạn hữu .
Ngũ uẩn gồm có Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức ; mà Sắc là chỉ nhục thân của con người , do tứ đại Đất – Nước – Gió – Lửa tạo thành : Đất là chỉ những vật rắn , cứng chắc trong thân con người như xương cốt , da thịt ; Nước chỉ máu huyết , các chất nội tiết , mồ hôi , các chất bài tiết ...., nói chung những chất lỏng trong cơ thể ; Lửa là chỉ thân nhiệt cùng sinh mạng lực chu lưu trong cơ thể con người ; Gió là chỉ khí hô hấp và các loại khí lực trong cơ thể .
Thọ – Tưởng – Hành – Thức là chỉ tinh thần tức là Tâm ; Thọ là do tiếp xúc với cảnh vật mà sinh ra trạng thái tâm lý của sự cảm thọ , tương đương với cảm tình trong môn Tâm lý Học . Tưởng là do sự thu nhận những hình tượng bên ngoài rồi từ đó hình thành ra những khái niệm về những hình tượng đó . Hành là đối cảnh mà sinh ra sự quyết định của nội tâm làm ngôn ngữ và hành vi được phát sanh ra ; Thức là chỉ sự phân biệt của ý thức , được gọi là sự nhận thức trong tâm lý học .
Trong ngũ uẩn thì Thức được xem như là Bản ngã của con người , nó có khả năng nhận thức được Sắc – Thọ – Tưởng – Hành là những sở thuộc của nó ; nói một cách khách quan , những đối tượng nhận thức gồm Thức và Danh Sắc ; Sự nhận thức đối tượng chủ quan hay khách quan không phải là hai vật khác nhau ; vì Thức là Thức trong Danh Sắc và Danh Sắc là Danh Sắc trong Thức ( Thí dụ như ta thấy bông hoa , thì cái ta thấy không phải là bông hoa thiệt , vì hình bông hoa được ta nhận thức chỉ do sự phản chiếu của ánh sáng đi vào mắt ta , và chuyển thành những tín hiệu sinh hóa điện trường sau đó hiện ra ở vùng hậu nảo , mà trở thành sự nhận thức về bông hoa mà thôi , chứ cái mà ta nhận thấy chỉ là thức của ta nhận thấy , chứ cái ta thấy không phải là bông hoa thật ) ; cho nên nói : Thức duyên Danh Sắc , Danh Sắc duyên Thức , cái nầy sanh thì cái kia sanh , cái nầy diệt thì cái kia diệt ; vạn pháp duy tâm tạo vậy .
Thức được phân chia ra thành bát thức : Mắt – Tai – Mủi – Miệng – Thân – Ý – Mạt Na – A Lại Da ; mà A Lại Da thông thường người ta cho là Linh hồn , còn gọi là Thần thức hay là Linh Thể , trong Duy Thức Học còn có thức thứ chín là Cưu Ma La Thức được dịch là Vô Cấu Thức – Bạch Tịnh Thức là căn bản của sự giải thoát để thành Phật ; Thức nầy có khả năng hội chứng được chân tâm của thực thể ; Thức nầy không sanh không diệt , thanh tịnh vô nhiểm ; thức nầy được gọi khác đi là Chân Tâm ; nhưng đa số công năng của nó lại được nhiếp vào A lại Da thức để sở tàng vô lậu chủng tử .
Vấn đề tu trì căn bản trong Phật Pháp là Tu trì cái “ Thức”, từ đó để thoát ly sanh tử , siêu xuất lục đạo luân hồi , minh tâm kiến tánh , tịnh hóa bát thức tâm điền , chuyển thức thành trí , thường lạc ngã tịnh vậy .

Trong Mật Tông Tây Tạng có Pháp Bổn Tôn , pháp nầy có thể tu tập trong một thời gian ngắn , dùng nội khí tu luyện có thể hình thành “ Thiên Thân ” đồng hình với Bổn Tôn của mình ; mà Vô Thượng Du Già gọi là “Ảo Thân ” .
Ngoài ra , Vô Thượng Du Già của Tạng Mật còn có một số pháp môn đặc thù có thể giúp con người siêu xuất sanh tử luân hồi như Pháp Phowa – Trung Ấm Thành Tựu Pháp – Hoán Thể Pháp – Tự Tại Chuyển Thân Pháp – Đoạt Xả Pháp .......

ÁNH SÁNG - T2 - ÚC CHÂU Biên soạn
( được trích từ Sống Chết Sự Đại ở TGBN.Com )