Trang 1 trong 7 1234567 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 131

Ðề tài: một chút về " chúa nôm"

  1. #1

    Mặc định một chút về " chúa nôm"

    Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
    Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

    * Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
    * Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.[1]
    * Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
    * Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
    * Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
    * Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
    * Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh – tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến).

    Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió
    Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

    Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

    Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

  2. #2

    Mặc định lưu hương ký của "chúa nôm"

    Lưu hương ký (琉香記) là một tập thơ được phát hiện năm 1964 bởi Trần Thanh Mại, được một số nhà nghiên cứu công nhận là của Hồ Xuân Hương. Tập thơ bao gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm, tuy nhiên toàn bộ tiêu đề của các bài thơ đều bằng chữ Hán.

    Về nội dung, trong Lưu hương ký có ghi chép khá nhiều bạn trai, bạn thơ, bạn tình của Hồ Xuân Hương như: Nguyễn Hầu, Trần Hầu, Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên, Chí Hiên..
    tập thơ "Lưu hương ký" mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.
    Đọc kĩ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương và "Lưu hương ký", chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong Lưu Hương Ký có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong "Lưu hương ký" nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ cữ Nôm trong "Lưu hương ký" có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở Xuân Hương thi tập. Vì lí do trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn "Lưu hương ký" được coi là một tập thơ để tham khảo.

  3. #3

    Mặc định

    những gì viết bên trên ko biết là đã có ai đăng chưa,nếu có rồi thì sham xin lỗi nhé,nếu chưa thì các bạn cứ bàn luận,trao đổi thoải mãi

  4. #4

    Mặc định

    đúng là tài nữ phận mỏng...
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  5. #5

    Mặc định

    nhưng phải nói rằng những bài thơ của bà thì tuyệt vời

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi shamsham Xem Bài Gởi
    nhưng phải nói rằng những bài thơ của bà thì tuyệt vời
    ĐÓ là điều đc nhiều ng công nhận mà, sham cham có tham gia hội nhà thơ hay nhà văn k?
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  7. #7

    Mặc định

    sham ko,sham ko muốn vào,vào là mất đi cái tôi làm thơ của mình
    có thể gặp gỡ trao đổi thì thoải mãi

  8. #8

    Mặc định

    tuy là Chúa nhưng cũng chỉ miêu tả được trong giới hạn cảm thụ của mình. Thơ của bà ấy oán hận chua chát mỉa mai. tôi phục thơ của những người thăm dò được những tầng sâu hơn tầng cảm xúc. VD Hàm Mặc Tử, Bích Khê, hoặc điên như Bùi Giáng.

    Hoặc thơ sham lúc như yêu con ma, nàng ngải, lúc như yêu người trong thiên cổ. thơ của chanphuong như chặt như chém, một câu đọc không có điểm nghỉ. những người vô danh này tìm ra trong tâm thức họ một thế giới rộng hơn nhiều. và chỉ đơn giản là mô tả nó ra, không cần cầu kỳ thì đã vượt qua cái mà dân chuyên có thể làm ra.
    0_

  9. #9

    Mặc định

    thế thơ của DN thì sao hả tnkhong?
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  10. #10

    Mặc định

    thơ lúc nào nhẩy? có đọc được vài bản tin nhanh ký tên "động... tâm, tâm... động" thôi à.
    nhưng DN ra đề bài có vẻ giỏi đấy
    0_

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnkhong Xem Bài Gởi
    thơ lúc nào nhẩy? có đọc được vài bản tin nhanh ký tên "động... tâm, tâm... động" thôi à.
    nhưng DN ra đề bài có vẻ giỏi đấy
    hehe, có mà, DN làm đc 5,6 bài thơ đấy, thơ con cóc thôi nhg k phải lúc nào cũng làm đc đâu nhé... phải mượn tạm trango lại mấy bài vậy ( làm đc bn tặng hết cho ngố rồi) hehe... ngày trc DN đi học giỏi nhất là đánh pan, các thầy chóng mặt luôn vì k sửa đc... k ngờ lại bị h phát hiện ra sở trường này ...h tinh thật... h làm công an, thầy bói, hy nhà tiên tri vậy?
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  12. #12

    Mặc định

    "đánh pan" là cái gì?
    0_

  13. #13

    Mặc định

    Mình thích phong cách Bà Huyện Thanh Quan hơn, hi
    Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
    Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnkhong Xem Bài Gởi
    "đánh pan" là cái gì?
    học về kỹ thuật đó huynh, thg các thấy sẽ làm hỏng 1 chỗ rồi học sinh sửa, nôm na mỗi 1l như vậy là 1 pan, nhg DN thg ngược lại đánh pan các thầy để đc điểm cao... hêh thầy còn k sửa đc thì sao chấm điểm kém cho trò chứ, h thấy đúng k nào... mà chỉ có ng giỏi thì mới có thể đánh pan ngược lại cho thầy chứ, ho`ho`...
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  15. #15

    Mặc định

    tài nhỉ. ko bit đã bị DN đánh pan chưa vậy. câu hỏi của DN thường giống 1 câu trả lời. trả lời được thì qua 1 pan. hây.
    0_

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnkhong Xem Bài Gởi
    tài nhỉ. ko bit đã bị DN đánh pan chưa vậy. câu hỏi của DN thường giống 1 câu trả lời. trả lời được thì qua 1 pan. hây.
    nhg DN đâu muốn đánh pan ai đâu, thấy đâu k hiểu thì hỏi thôi mà. H. tnkhong DN rất tò mò k hiểu nhân duyên đưa huynh tìm đến thơ là ntn vậy? chắc k phải đơn giản vì h nhớ về Vn thôi đúng k?
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  17. #17

    Mặc định

    tui ko thik làm thơ, ko thik bị ng ta bảo là có làm thơ. ở đây vô danh nên làm vậy thôi. ra ngoài mà ai bảo thằng ấy viết bài ấy thì chắc xí hổ. chắc vì hồi bé nghĩ thơ thẩn uỷ mị không ra đàn ông nên có cái tâm lý ấy.
    bây h làm kiến trúc, cũng tạm gọi là dính dáng nghệ thuật
    còn thì tôi không có cái tài viết lắm, không kém quá, viết được ra ý của mình.
    lúc ngẫu hứng thì viết chơi. có nhân duyên gì đâu.
    0_

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tnkhong Xem Bài Gởi
    tui ko thik làm thơ, ko thik bị ng ta bảo là có làm thơ. ở đây vô danh nên làm vậy thôi. ra ngoài mà ai bảo thằng ấy viết bài ấy thì chắc xí hổ. chắc vì hồi bé nghĩ thơ thẩn uỷ mị không ra đàn ông nên có cái tâm lý ấy.
    bây h làm kiến trúc, cũng tạm gọi là dính dáng nghệ thuật
    còn thì tôi không có cái tài viết lắm, không kém quá, viết được ra ý của mình.
    lúc ngẫu hứng thì viết chơi. có nhân duyên gì đâu.
    hehe, sao phái xấu hổ chứ, có làm gì sai đâu, mỗi ng có 1 pcach , 1 sở thích khác nhau mà, phải nói thơ của h DN k hiểu đc hết nhg thấy có vẻ tâm trạng, ít khi tươi vui, sức sống hơi bị "mệt mỏi" ... nói vậy thôi, còn khá hơn DN, Dn chẳng biết làm thơ đâu, lúc nào muốn làm, hứng lắm viết đc câu trc, câu sau lại k biết viết gì nữa... nhg cs trong mắt DN toàn màu sắc sặc sỡ, dù là gam màu tối như đen, nâu cũng hiện ra với sức tươi nhất, giàu sức sống nhất, và mọi vật luôn biến đổi hoạt d odongj k ngững nghỉ... có vui cũng có buồn, nhg chỉ buồn tí tẹo thôi là lại vui rực rỡ rồi... có lẽ vì vậy mà DN ít hiểu về thơ của h chăng... chỉ có cảm nhận là ánh mắt buồn xa xăm, nỗi long mônglung dường như k có điểm tựa, tâm trạng thì mệnh mang tuy nhiên k tới mức vô định... mạo phép có chút ý kiến ý cò ... h. đừng thấy đó là phiền não nhé.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  19. #19

    Mặc định

    trùi, nhận xét chính xác quá. giống như dòng nước không có bờ. chảy lan man vô định.
    0_

  20. #20

    Mặc định

    nghe có vẻ hai người tâm đầu ý hợp nhỉ, vui đáo để

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 01-06-2012, 11:51 AM
  2. Bí ẩn về Chúa Jesus & Kinh Phúc âm
    By Bin571 in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 02-02-2012, 11:39 PM
  3. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM
  4. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 13-04-2011, 11:41 AM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •