Tôi có người quen kể cho một giai thoại về khu đất nhà hát Hoà Bình . Rằng ở Sài gòn , khu ngả ba đường Nguyển Tri Phương và 3 tháng 2 (trước 75 là đường Trần Quốc Toản) , nơi mà bây giờ là nhà hát Hòa Bình . Ngày lúc tôi còn nhỏ, đi ngang qua đó , thì có cái chợ kêu là chợ cá Trần Quốc Toản . Lúc trước, các hòa thượng định xây chùa Việt Nam Quốc tự ở đó, nhưng có một số danh sư ở Nhật Bản và Đài Loan đã ngăn cản rằng khu đất đó có rất nhiều âm khí, không thuận tiện cất các cơ sở tôn giáo , chỉ hợp cho các hoạt động vui chơi giải trí . Nhưng đó là đất mà nhà nước trước 75 biếu không cho giáo hội Phật Giáo , nếu không cất ở đó thì cất ở đâu bây giờ ??
Nên công việc xây cất chùa vẫn cứ tiến hành . Tháp chỉ cất lên được có hai tầng thì tới năm 75 . Hết tiền và nhiều lý do khác nửa . Khu đó bị bỏ hoang .
Đầu bên kia đường Lý Thái Tổ là khu nhà thờ Ngả Sáu, rất đẹp đẻ , nhưng hoang vắng tín đồ đi lể .

Sau 75, chính phủ mới cho xây tường bao bọc khu tự viện bỏ hoang này rồi dựng sân khấu ca nhạc ngoài trời, gọi là Trung tâm ca nhạc quận 10, do Quốc Dũng, chồng ca sĩ Bảo Yến , khai thác . Sau đó thì dựng lên nhà hát Hòa Bình kế bên . Rồi khoảng năm 90, nhà nước cất luôn khu vui chơi giải trí hồ Kỳ Hòa .
Cả một dảy đường Nguyễn Tri Phương, Lý Thái Tổ, hàng quán ăn uống quán nhậu, mọc lên san sát . Khu này ngày xưa chỉ là nhà ở yên tỉnh . Nay thành khu ăn uống vui chơi ồn ào náo nhiệt .
Còn chùa VNQT ? Hiện giờ, năm 2007, cái tháp cũng đã cất xong chắc trong khoảng vài năm gần đây, ngôi tự viện đã hình thành . Nhưng chùa lọt thỏm trong một đại thế giới ăn chơi nhậu nhẹt tục tằn gái gú bao bọc xung quanh . Hoàn toàn không vẻ siêu linh thoát tục .

Còn đằng chổ nhà thờ Ngả Sáu ? Nói ra thật buồn, trong khuôn viên của nhà thờ Ngả Sáu và công viên Văn Lang kế bên, trở thành nơi tụ tập của đĩ điếm đứng đường . Có khi họ dắt nhau vào cả khu hang đá đằng sau nhà thờ để hành nghề .

Khi nhà nước đổi mới, kinh tế khá hẳn lên . Nhiều nhà vùng này làm ăn khá giả . Bắt đầu sửa sang xây cất lại . Lúc đào đất lên thì nhiều nhà phát giác ra là cách dưới nền nhà không sâu lắm , xương trắng khắp nơi . Những người ở Sài gòn lâu năm và biết nhiều về lịch sử Sài gòn có kể rằng vùng đó thời xưa là bải chiến trường đẩm máu . Thật sự vùng đất đó nằm trên thành Sài gòn ngày xưa . Các con đường Nguyển Tri Phương, Lý Thái Tổ, thật ra là các con kinh rạch chạy dài từ bên khu bến Hàm tử (tên đặt thời 1950) qua .

Khu hồ Kỳ Hòa thật ra là đại đồn Chí Hòa . Nơi xảy ra trận đánh lớn nhất lúc Pháp đánh vào chiếm thành Sài gòn . Nơi đó, phò mã Phạm Thế Hiển tử trận , danh tướng Nguyển Tri Phương , Tổng Trấn Sài gòn Gia Định , bị thương nặng, bị bắt lên tàu Pháp, tự phá bỏ vết thương nặng thêm để chết đền nợ nước . Hàng chục ngàn quân tử trận ở đây . Xác của quân ta trải dài dọc theo các con kinh rạch và bị vùi lấp sơ sài . Sau này khi Pháp đã chiếm hoàn toàn Việt Nam và bắt đầu phá bỏ thành Sài gòn cũ , cũng như xây dựng lại 100% thành phố Sài gòn kiểu Tây , thì họ lấp các con kinh rạch nơi mà bây giờ cũng chính là các con đường Nguyển Tri Phương, Lý thái Tổ .

Vì âm binh quá nhiều, nên họ chỉ phù trợ cho các chổ vui chơi giải trí nhậu nhẹt hành lạc . Vì vậy , chỉ có các loại hình kinh tế này mới có thể phát triển mạnh ở khu này . Trong khi đó thì các cơ sở tôn giáo trở nên tiêu điều , lụn bại .

Đây là chỉ là một giai thoại . Nếu anh chị nào thông hiểu hoặc thấy có gì sai trái thì xin kể lại cho nghe .