kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: HÀNH TRẠNG BỔ-TÁT QUAN THẾ ÂM (Avalokitesvara)

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định HÀNH TRẠNG BỔ-TÁT QUAN THẾ ÂM (Avalokitesvara)

    HÀNH TRẠNG BỔ-TÁT QUAN THẾ ÂM
    (Avalokitesvara)

    Thượng Tọa Thích Phước Sơn

    --- o0o ---

    Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ-tát nầy có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái tim của những người con Phật thuần thành - nhất là giới Phật tử bình dân - không ai là không không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ-tát giàu lòng bi mẫn nầy. Mỗi khi nói về Ngài, tựa hồ chúng ta ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả. Thế nên, trong bài nầy người viết xin giới thiệu cụ thể đôi nét chân dung của Bồ-tát một lần nữa, để giúp đại chúng quan chiêm.

    Trước hết hãy nói về danh hiệu của Bồ-tát. Thông thường các kinh điển kể về 8 danh hiệu của Ngài như sau: 1/. Quan Thế Âm Bồ-tát; 2/. Quán Tự Tại Bồ-tát; 3/. Quan Thế Tự Tại Bồ-tát; 4/. Quan Thế Âm Tự Tại Bồ-tát; 5/. Hiện Âm Thanh Bồ-tát; 6/. Quan Âm(*) Bồ-tát; 7/. Cứu Thế Bồ-tát; 8/. Quan Âm Đại Sĩ.

    Trên đây là những danh hiệu phổ biến mà nhiều người thường biết đối với vị Bồ-tát nầy. Thế thì có những kinh điển chủ yếu nào đề cập đến xuất xứ, vị trí và những hoạt dụng của Ngài?

    I. Chúng ta thấy đại khái hành trạng của Bồ-tát qua các kinh:

    1. Theo kinh Đại A-di-đà thì Ngài là Thị vệ bên trái, còn Bồ-tát Đại Thế

    Chí là Thị vệ bên phải của đức Phật A-di-đà lo việc cứu độ chúng sinh trong thế giới Ta-bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây phương Tam Thánh (3 vị Thánh ở phương Tây). Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnh độ. Phàm khi chúng sinh gặp tai nạn mà chí thành niệm danh hiệu Quan Âm Bồ-tát, thì lập tức Ngài đến nơi cứu giúp. Do thế mà Ngài được đức hiệu là Quan Thế Âm Bồ-tát (Vị Bồ-tát chuyên lắng nghe âm thanh - cầu cứu - của thế gian).

    2. Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân, từ thân Phật, Độc giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.

    3. Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ-tát nầy là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm căn khác. Ngài phát tâm tu hành nơi pháp hội của đức Phật Quan Thế Âm, và đức Phật nầy đã thọ ký cho Ngài khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó mà Ngài có hiệu là Quan Thế Âm. Đồng thời vị Bồ-tát nầy cũng có 32 ứng thân giống như kinh Pháp Hoa đã mô tả.

    Chỗ khác nhau là kinh Pháp Hoa kể đến 33 ứng thân, còn kinh Lăng Nghiêm thì liệt kê 32 ứng thân. Ngoài ra, hai kinh nầy còn giống nhau một điểm nữa là cùng mô tả về 14 đức vô úy của vị Bồ-tát nầy. Số lượng và nội dung của các đức vô úy nầy gần y hệt như sau.

    4. Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-la-ni thì Ngài đã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Ngài hiện thân Bồ-tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ-tát Quan Âm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.

    5. Theo kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Ngài là Thị vệ của đức Phật Thích-ca.

    6. Theo Mật giáo thì Ngài là hóa thân của đức Phật A-di-đà.

    7. Theo kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Ngài ở núi Bồ Đà Lạc trên biển Nam Hải. Đó là đôi nét sơ lược về hành trạng của Bồ-tát Quan Âm mà các kinh đã đề cập đến. Bây giờ chúng ta sẽ bàn rõ thêm một số vấn đề cụ thể khác.

    II. Cuộc đời Ngài qua các phương diện:

    1. Về tín ngưỡng Quan Âm

    Tín ngưỡng nầy phát xuất từ Ấn Độ, Tây Vức, sau đó nhờ công tác phiên dịch kinh điển mà nó được truyền sang Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam v.v… Bản kinh có đề cập đến Bồ-tát Quan Âm là kinh Pháp Hoa Tam Muội, gồm 6 quyển, do Chi Cương Lương Tiếp dịch vào năm Ngũ phụng thứ 2 (255) triều đại nhà Ngô thời Tam Quốc. Đây là bộ kinh được dịch sớm nhất là loại nầy. Sau đó, Trúc Pháp Hộ dịch Chánh Pháp Hoa Kinh Quan Thế Âm Phổ Môn phẩm vào năm Thái Khang thứ 7 (286). Rồi Cưu-ma-la-thập dịch Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn phẩm vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần.

    Bắt nguồn từ các kinh được phiên dịch ra chữ Hán kể trên mà sự tín ngưỡng Quan Âm dần dần phát triển mạnh. Tại Tây Tạng, nền tín ngưỡng nầy rất thịnh hành. Lạt-ma giáo cho rằng đức Đạt-lai-lạt-ma được tái sinh nhiều đời chính là hình ảnh hóa thân của Bồ-tát Quan Âm. Ngoài ra, các nước khác tại Châu Á, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc truyền thì hình ảnh Bồ-tát Quan Âm tượng trưng cho mẹ hiền cứu khổ, được nhiều người thành kính tin tưởng và rất mực tôn sùng.

    2. Về diệu dụng của Quan Âm

    Về sức uy thần diệu dụng của vị Bồ-tát nầy theo kinh Pháp Hoa thì thường có 33 hiện thân như sau: 1/. Thân Phật; 2/. Thân Độc Giác; 3/. Thân Duyên Giác; 4/. Thân Thanh Văn; 5/. Thân Phạm Vương; 6/. Thân Đế-Thích; 7/. Thân Tự Tại Thiên; 8/. Thân Đại Tự Tại Thiên; 9/. Thân Thiên Đại Tướng quân; 10/. Thân Tứ Thiên Vương; 11/. Thân Thái tử của Tứ Thiên Vương; 12/. Thân Nhân Vương; 13/. Thân Trưởng giả; 14/. Thân Cư sĩ; 15/. Thân Tể quan; 16/. Thân Bà-la-môn; 17/. Thân Tỷ-kheo; 18/. Thân Tỷ-kheo-ni; 19/. Thân Ưu-bà-tắc; 20/. Thân Ưu-bà-di; 21/. Thân Nữ chúa; 22/. Thân Đồng nam; 23/. Thân Đồng nữ; 24/. Thân trời; 25/. Thân Rồng; 26/. Thân Dược-xoa; 27/. Thân Càn-thát-bà; 28/. Thân A-tu-la; 29/. Thân Khẩn-na-la; 30/. Thân Ma-hầu-la-già; 31/. Thân Người; 32/. Thân Phi nhân; 33/. Thân Thần Cầm Kim Cương.

    Đó là những hóa thân của Quan Âm Bồ-tát. Đồng thời Ngài còn có 14 năng lực Vô úy khác nữa phát sinh hiệu dụng khi nào chúng sinh thành tâm niệm danh hiệu của Ngài, mà kinh Pháp Hoa cũng như kinh Lăng Nghiêm đã mô tả như sau: 1/. Chúng sinh khổ não trong 10 phương thành kính niệm danh hiệu Ngài, liền được giải thoát; 2/. Chúng sinh gặp lửa dữ…, lửa không thể thiêu đốt; 3/. Chúng sinh bị nước cuốn trôi…, nước không thể nhận chìm; 4/. Chúng sinh vào xứ ác quỉ…, ác quỉ không thể làm hại; 5/ Chúng sinh gặp đao trượng…, đao trượng liền gãy; 6/ Chúng sinh gặp ác quỉ, ác thần…, thì chúng khôngg trông thấy; 7/. Chúng sinh bị gông cùm, xiềng xích…, thì xiềng xích được tháo ra; 8/. Chúng sinh khi vào đường nguy hiểm…, giặc cướp không thể cướp đoạt; 9/. Chúng sin tham dục…, liền dứt khỏi tham dục; 10/. Chúng sinh nóng giận…, liền dứt hết nóng giận; 11/. Chúng sinh mê ám…, liền dứt hết mê ám; 12/. Chúng sinh muốn cầu con trai…, liền được con trai; 13/. Chúng sinh muốn cầu con gái…, liền được con gái; 14/. Chúng sinh niệm danh hiệu Quan Âm thì được lợi ích bằng niệm tất cả các danh hiệu khác.

    Đó là 14 diệu dụng mà đức Bồ-tát nầy dùng để hóa giải ách nạn, ban phát ân huệ cho những chúng sinh nào có lòng thâm tín đối với Ngài.

    3. Về hình tượng Quan Âm

    Trước hết hãy nói về giới tính của Ngài, thông thường được thể hiện qua 2 hình thức, hoặc là Nam tính, hoặc là Nữ tính.

    - Nam tính: Phật giáo Tây Tạng thờ Bồ-tát Quan Âm theo hình thức Nam tính. Đồng thời tương truyền từ đời Đường trở về trước các nước Phật giáo khác tại Châu A cũng tạc tượng Ngài theo hình thức Nam tính.

    - Nữ tính: Theo sách Trang Nhạc Ủy Đàm thì từ đời Đường trở về sau, các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, khi tạc tượng Ngài đều dùng hình thức Nữ tính.

    Ngoài ra, 3 chi phần khác là đầu, mắt, và tay của Bồ-tát thông thường được minh họa như sau:

    Đầu: Từ một đầu, 3 đầu, 5 đầu, nghìn đầu, cho đến 84.000 đầu.
    Mắt: Từ 2 mắt, 3 mắt, cho đến 84.000 mắt.
    Tay: Từ 2 tay, 4 tay, cho đến 84.000 tay.
    4. Về những ngày kỷ niệm

    Như tất cả chúng ta đều biết, đặc biệt vị Bồ-tát nầy hằng năm có đến 3 ngày kỷ niệm, đó là kỷ niệm các ngày sinh nhật, xuất gia và thành đạo:

    Ngày sinh nhật: nhằm ngày 19-2 âl.
    Ngày xuất gia: nhằm ngày 19-9 âl.
    Ngày thành đạo: nhằm ngày 19-6 âl.
    5. Về nơi cư trú

    Tất nhiên, do sức thần thông diệu dụng và do bản hoài cứu khổ chúng sinh nên vị Bồ-tát nầy luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi mỗi khi có người thành tâm cầu nguyện, nghĩa là có cảm thì có ứng. Nhưng theo lẽ thông thường, chúng ta thấy các kinh ký tải về nơi cư trú của Ngài như sau:

    Ở Tây phương Tịnh độ: theo kinh A-di-đà.
    Ở núi Bồ-đà-lạc trên biển Nam Hải: theo kinh sớ Hoa Nghiêm sớ
    Ở núi Phổ Đà, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc: theo kinh Quan Thế Âm Bồ-tát cứu khổ.
    III. Quan Âm liên hệ với Chuẩn-đề

    Bây giờ xin trình bày về mối quan hệ giữa Bồ-tát Quan Thế Âm và Bồ-tát Chuẩn-đề. Chuẩn-đề là từ phiên âm của chữ phạn Cundi, chữ nầy còn được phiên âm là Chuẩn-chi, Chuẩn-nê, có nghĩa là thanh tịnh; nói cho đủ là Chuẩn-đề Quan Âm, Chuẩn-đề Phật Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn-đề hay Thất Cu-chi Phật Mẫu. Như vậy, Chuẩn-đề hay Chuẩn-đề Quan Âm chính là một trong những danh hiệu của Quan Âm Bồ-tát. Theo Thất Cu-chi Phật Mẫu Chuẩn-đề Đà-la-ni kinh thì Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc, có 18 tay đều đeo vòng xuyến, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha".

    Nếu ai chí thành trì tụng bài chú trên thì sẽ tiêu trừ tai họa, dứt hết bệnh tật, đạt được thông minh…, nhận được một luồng hào quang chiếu đến làm tiêu tan tội chướng, thọ mạng lâu dài, tăng trưởng phước đức: đồng thời được chư Phật, Bồ-tát gia bị, đời đời kiếp kiếp xa lìa ác thú, mau chóng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.(1)

    Thiên tông xem vị Bồ-tát nầy chỉ là một danh hiệu khác của đức Quan Âm nên rất tôn sùng.. Còn tông Thai Mật ở Nhật Bản thì xếp Ngài vào địa vị Phật, xem là Phật mẫu. Nhưng tông Đông Mật ở Nhật thì thừa nhận Chuẩn-đề là một trong 6 danh hiệu Quan Âm, thuộc Liên Hoa bộ. Sáu danh hiệu nầy là: 1/. Thiên Thủ Quan Âm; 2/. Thánh Quan Âm; 3/. Mã Đầu Quan Âm; 4/. Thập Nhất Diện Quan Âm; 5/. Chuẩn-đề Quan Âm; 6/. Như Ý Luân Quan Âm.

    Theo Chuẩn-đề Đại Minh Đà-la-ni kinh thì vì để hóa độ chúng sinh mà đức Quan Âm ứng hóa thân vào trong lục đạo. Ngài ngự trị ở Biến Tri Viện thuộc Hiện đồ Thai tạng giới Mạn Trà la(2).

    Ở đây xin giải thích thêm về từ "Phật Mẫu" mà ở trên đã đề cập.

    Phật Mẫu (Buddha-màtri, Budhdha-màtar) bao gồm 4 nghĩa như sau: 1/. Chỉ cho Ma-da phu nhân (Mahà-màyà) thân mẫu của Phật, hoặc chỉ cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahà-prajàpatì) di mẫu của đức Thích-ca; 2/. Chỉ cho Bát-nhã-ba-la-mật (pan??-paramita). Vì Bát-nhã (trí tuệ) có thể sinh ra tất cả chư Phật, nên Thiền tông xem Bát-nhã là Phật mẫu (mẹ của chư Phật); 3/. Chỉ cho pháp. Vì chư Phật lấy pháp làm thầy, do pháp mà thành Phật, cho nên gọi pháp là Phật mẫu; 4/. Chỉ cho Phật nhãn tôn. Theo Mật giáo, đây là một trong những hình thức thần cách hóa(3).

    * * *

    Qua hành trạng của Quan Thế Âm Bồ-tát được trình bày trên đây hình như hơi khó thuyết phục đối với nhãn quang của giới khoa học. Tin hay không tin là quyền của mỗi người. Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng hằng ngày trên thế giới nầy không biết bao nhiêu Thiên tai, chiến nạn xảy ra, và cũng không biết bao nhiêu tấm lòng từ bi nhân ái sẵn sàng nhường cơm xẻ áo hầu xoa dịu phần nào những nỗi đau thương thống khổ của đồng bào, đồng loại. Chứng kiến những cảnh tượng ấy, hiển nhiên chúng ta sẽ không còn ngờ vực gì nữa về diệu dụng từ bi cứu khổ, cứu nạn của đức Bồ-tát Quan Thế Âm đối với thế gian nầy./.

    Chú Thích:

    (*) Quan Âm: Tên Ngài gọi đủ là Quan Thế Âm, nhưng vì người đời Đường ở Trung Quốc kiêng húy chỉ "Thế" nên gọi tắt là Quan Âm. Rồi từ đó trở về sau, nhiều người gọi mãi thành quen, vì thế mà có danh hiệu Quan Âm Bồ Tát.

    (1) (2) (3): Phật Quang Đại Từ Điển, các trang 4058, 5515, 2619.

  2. #2

    Mặc định


    Nam mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
    Last edited by Lão_Ngoan_Đồng; 25-10-2007 at 06:36 PM.
    Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  3. #3

    Mặc định

    Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm- 500 danh hiệu

    1. Nam mô Sa Bà Giáo chủ ngã Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    2. Nam mô Thuyết tích nhân trình Thích Ca Mâu Ni Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

    3. Nam mô Cổ Phật thị hiện Quán Thế Âm Bồ Tát (4).

    4. Nam mô Đương lai bổ xứ A di đà Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

    5. Nam mô Ngộ Thiên quang vương tĩnh trụ Phật đắc đại bi tâm chú Quán Thế Âm Bồ Tát.

    6. Nam mô Đối Phật lập thệ như sở nguyện dũng xuất Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    7. Nam mô Quá khứ kiếp vi Chính Pháp Minh Vương Như Lai Quán Thế Âm Bồ Tát.

    8. Nam mô Bát vạn tứ Thiên mẫu đà la tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    9. Nam mô Thiên thủ Thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    10. Nam mô Tứ thập Nhị tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    11. Nam mô Thập Bát tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    12. Nam mô Thập Nhị tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    13. Nam mô Bát tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    14. Nam mô Tứ tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    15. Nam mô Thiên chuyển Quán Thế Âm Bồ Tát.

    16. Nam mô Thập nhị diện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    17. Nam mô Thập nhất diện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    18. Nam mô Chính thú Quán Thế Âm Bồ Tát.

    19. Nam mô Tỳ câu chi Quán Thế Âm Bồ Tát.

    20. Nam mô Mã đầu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    21. Nam mô A gia yết lỵ bà Quán Thế Âm Bồ Tát.

    22. Nam mô Pháp tịnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    23. Nam mô Diệp y Quán Thế Âm Bồ Tát.

    24. Nam mô Tiêu phục độc hại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    25. Nam mô Như ý bảo luân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    26. Nam mô Viên mãn vô ngại đại bi tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    27. Nam mô Phá nhất thiết nghiệp chướng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    28. Nam mô Ma Ha Ba đầu ma chiên đàn Ma Ni tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    29. Nam mô Diệt ác thú Quán Thế Âm Bồ Tát.

    30. Nam mô Nhiêu ích chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    31. Nam mô Năng mãn nhất thiết nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    32. Nam mô Năng cứu sản nạn khổ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    33. Nam mô Cụ đại bi tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    34. Nam mô Cụ đại từ tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    35. Nam mô Địa ngục môn khai Quán Thế Âm Bồ Tát.

    36. Nam mô Hiện Chủng Chủng âm thanh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    37. Nam mô Hiện Chủng Chủng sắc tướng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    38. Nam mô Hiện Chủng Chủng lợi lạc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    39. Nam mô Hiện Chủng Chủng cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    40. Nam mô Hiện Chủng Chủng thần thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    41. Nam mô Năng mãn Chủng Chủng nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    42. Nam mô Năng thoát ngũ nghịch trọng tội Quán Thế Âm Bồ Tát.

    43. Nam mô Năng trừ cổ độc chú chớ Yểm đảo Quán Thế Âm Bồ Tát.

    44. Nam mô Năng trừ đầu não hung hiếp chư bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    45. Nam mô Năng trừ yết hầu chư bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    46. Nam mô Năng trừ khẩu phúc yêu bối chư bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    47. Nam mô Năng trừ nhãn, nhĩ, thân, thiệt chư bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    48. Nam mô Năng trừ nha, xỉ, tỵ, thân chư bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    49. Nam mô Năng trừ thủ cước chư bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    5O. Nam mô Năng trừ phong cuồng điên bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    51. Nam mô Năng trừ chư ác quỉ thần não nhân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    52. Nam mô Năng trừ đao binh, thủy hỏa tai ách Quán Thế Âm Bồ Tát.

    53. Nam mô Năng trừ lôi điện chấn Phổ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    54. Nam mô Năng trừ oan gia kiếp đạo Quán Thế Âm Bồ Tát.

    55. Nam mô Năng trừ ác quân, ác tặc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    56. Nam mô Năng trừ tam tai cửu hoạnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    57. Nam mô Năng trừ ác mộng biến quái Quán Thế Âm Bồ Tát.

    58. Nam mô Năng trừ ngoan đà phúc yết Quán Thế Âm Bồ Tát.

    59. Nam mô Năng trừ chư ác độc thú Quán Thế Âm Bồ Tát.

    60. Nam mô Năng trừ quan sự tranh tụng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    61. Nam mô Năng hiện Cực Lạc thế giới linh nhân lợi lạc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    62. Nam mô Năng linh trì niệm giả chúng nhân ái kính Quán Thế Âm Bồ Tát.

    63. Nam mô Năng linh trì niệm nhân cụ thế gian tài Quán Thế Âm Bồ Tát.

    64. Nam mô Năng linh nhân tăng ích nhất thiết lạc cụ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    65. Nam mô Năng linh chúng sinh tăng ích nhất thiết thế lực Quán Thế Âm Bồ Tát.

    66. Nam mô Năng dữ trường mệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    67. Nam mô Năng dữ phú quý trường thọ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    68. Nam mô Vô vi tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    69. Nam mô Vô nhiễm tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    70. Nam mô Không quán tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    71. Nam mô Cung kính tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    72. Nam mô Ty hạ tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    73. Nam mô Vô tạp loạn tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    74. Nam mô Đà la ni niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    75. Nam mô Thệ độ nhất thiết chúng sinh tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    76. Nam mô Thiên nhãn chiếu kiến Quán Thế Âm Bồ Tát.

    77. Nam mô Thiên thủ hộ trì Quán Thế Âm Bồ Tát.

    78. Nam mô Năng trừ bát vạn tứ thiên chủng bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    79. Nam mô Năng phục nhất thiết ác quỷ thần Quán Thế Âm Bồ Tát.

    80. Nam mô Năng hàng chư thiên ma Quán Thế Âm Bồ Tát.

    81. Nam mô Năng chế chư ngoại đạo Quán Thế Âm Bồ Tát.

    82. Nam mô Năng trừ sơn tinh tạp si mỵ võng lượng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    83. Nam mô Năng trừ tà tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    84. Nam mô Năng trừ tham nhiễm tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    85. Nam mô Năng linh chúng sinh đắc thiện quả Quán Thế Âm Bồ Tát.

    86. Nam mô Cụ Phật thân tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    87. Nam mô Quang minh thân tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    88. Nam mô Từ bi tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    89. Nam mô Diệu pháp tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    90. Nam mô Thiền định tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    91. Nam mô Hư không tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    92. Nam mô Vô úy tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    93. Nam mô Thường trụ tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    94. Nam mô Giải thoát tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    95. Nam mô Dược vương tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    96. Nam mô Thần thông tạng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    97. Nam mô Quảng đại tự tại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    98. Nam mô Quán thế âm tự tại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    99. Nam mô Nhiên sách Quán Thế Âm Bồ Tát.

    100. Nam mô Thiên quang nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

  4. #4

    Mặc định

    101. Nam mô An lạc thành tựu chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    102. Nam mô Linh nhân cụ đại bi nguyện lực Quán Thế Âm Bồ Tát.

    103. Nam mô Hiện tác Bồ tát Quán Thế Âm Bồ Tát.

    104. Nam mô Bất không quyến sách Quán Thế Âm Bồ Tát.

    105. Nam mô Trừ nhãn thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    106. Nam mô Trừ nhĩ thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    107. Nam mô Trừ tỵ thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    108. Nam mô Trừ thiệt thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    109. Nam mô Trừ xỉ thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    110. Nam mô Trừ nha thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    111. Nam mô Trừ thần thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    112. Nam mô Trừ tâm hung thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    113. Nam mô Trừ tề thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    114. Nam mô Trừ yêu tích thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    115. Nam mô Trừ hiếp dịch thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    116. Nam mô Trừ đoạn ngạc thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    117. Nam mô Trừ khoan thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    118. Nam mô Trừ tỏa tất thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    119. Nam mô Trừ chi tiết thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    120. Nam mô Trừ thủ túc thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    121. Nam mô Trừ đầu diện thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    122. Nam mô Trừ yết hầu thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    123. Nam mô Trừ kiên bác thống Quán Thế Âm Bồ Tát.

    124. Nam mô Trừ phong bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    125. Nam mô Trừ khí bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    126. Nam mô Trừ trĩ bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    127. Nam mô Trừ lị bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    128. Nam mô Trừ lâm bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    129. Nam mô Trừ luyến tích bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    130. Nam mô Trừ bạch lại bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    131. Nam mô Trừ trọng lại bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    132. Nam mô Trừ giới tiển bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    133. Nam mô Trừ bào sang Quán Thế Âm Bồ Tát.

    134. Nam mô Trừ cam sang Quán Thế Âm Bồ Tát.

    135. Nam mô Trừ hoa sang Quán Thế Âm Bồ Tát.

    136. Nam mô Trừ lậu sang Quán Thế Âm Bồ Tát.

    137. Nam mô Trừ độc sang Quán Thế Âm Bồ Tát.

    138. Nam mô Trừ ủng thũng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    139. Nam mô Trừ du thũng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    140. Nam mô Trừ đinh thũng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    141. Nam mô Trừ tiết thũng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    142. Nam mô Trừ độc thũng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    143. Nam mô Trừ hoạn lại giản Quán Thế Âm Bồ Tát.

    144. Nam mô Trừ hoạn cam nhuận Quán Thế Âm Bồ Tát.

    145. Nam mô Trừ tù cấm già tỏa Quán Thế Âm Bồ Tát.

    146. Nam mô Trừ đả mạ phỉ báng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    147. Nam mô Trừ mưu hại khủng bố Quán Thế Âm Bồ Tát.

    148. Nam mô Trừ bất nhiêu ích sự Quán Thế Âm Bồ Tát.

    149. Nam mô Trì chú lợi tha Quán Thế Âm Bồ Tát.

    150. Nam mô Trì chú dục thủy chiêm nhân tiêu tội Quán Thế Âm Bồ Tát.

    151. Nam mô Trì chú phong xuy, nhân, thân đắc lợi Quán Thế Âm Bồ Tát.

    152. Nam mô Trì chú xuất ngôn hoan hỷ ái kính Quán Thế Âm Bồ Tát.

    153. Nam mô Trì chú phong xuy trước nhân diệt tội Quán Thế Âm Bồ Tát.

    154. Nam mô Trì chú long thiên thường đương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    155. Nam mô Chú lực năng trừ quốc độ tai nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    156. Nam mô Chú lực năng trừ tha quốc oán địch Quán Thế Âm Bồ Tát.

    157. Nam mô Chú lực năng sử quốc độ phong nhiêu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    158. Nam mô Chú lực năng trừ dịch khí lưu hành Quán Thế Âm Bồ Tát.

    159. Nam mô Năng trừ thủy hạn bất điều Quán Thế Âm Bồ Tát.

    160. Nam mô Năng trừ nhật nguyệt thất độ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    161. Nam mô Năng nhị bạn thần mưu nghịch Quán Thế Âm Bồ Tát.

    162. Nam mô Năng sử ngoại quốc oán địch tự hàng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    163. Nam mô Năng linh quốc hoàn chính trị Quán Thế Âm Bồ Tát.

    164. Nam mô Năng linh vũ trạch thuận thời Quán Thế Âm Bồ Tát.

    165. Nam mô Năng linh quả thực phong nhiêu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    166. Nam mô Năng hưng nhân dân an lạc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    167. Nam mô Năng linh ác sự tiêu diệt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    168. Nam mô Năng linh quốc độ an ổn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    169. Nam mô Linh Nhật Quang Bồ tát ủng hộ chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    170. Nam mô Linh Nguyệt Quang Bồ tát ủng hộ chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    171. Nam mô Năng linh Đại thừa pháp nha tăng trưởng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    172. Nam mô Năng hưng sở tu thành biện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    173. Nam mô Năng trừ thập ngũ chủng ác tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    174. Nam mô Bất linh cơ ngã khổ tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    175. Nam mô Bất vi cấm trượng sở tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    176. Nam mô Bất vi oán thù đối tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    177. Nam mô Bất vi quân trận tương sát tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    178. Nam mô Bất vi ác dục oán khổ tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    179. Nam mô Bất vi độc xà sở trúng tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    180. Nam mô Bất vi thủy hỏa phiêu phần tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    181. Nam mô Bất vi độc dược sở trúng tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    182. Nam mô Bất vi cổ độc sở hại tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    183. Nam mô Bất vi cuồng loạn thất niệm tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    184. Nam mô Bất vi thụ ngạn trụy lạc tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    185. Nam mô Bất vi ác nhân yểm mị tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    186. Nam mô Bất vi tà thần ác quỷ đắc tiện tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    187. Nam mô Bất vi ác bệnh triền thân tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    188. Nam mô Bất vi phi phận tự hại tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    189. Nam mô Đắc thập ngũ chủng thiện sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    190. Nam mô Sở sinh thường phùng thiện vương Quán Thế Âm Bồ Tát.

    191. Nam mô Thường sinh thiện quốc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    192. Nam mô Thường sinh hảo thời Quán Thế Âm Bồ Tát.

    193. Nam mô Thường phùng thiện hữu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    194. Nam mô Thân căn cụ túc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    195. Nam mô Đạo tâm thuần thục Quán Thế Âm Bồ Tát.

    196. Nam mô Bất phạm cấm giới Quán Thế Âm Bồ Tát.

    197. Nam mô Sở hữu quyến thuộc hòa thuận Quán Thế Âm Bồ Tát.

    198. Nam mô Đắc nhân cung Quán Thế Âm Bồ Tát.

    199. Nam mô Sở hữu vô tha kiếp đoạt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    200. Nam mô Sở cầu giai xứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

  5. #5

    Mặc định

    201. Nam mô Long thiên thiện thần thường hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    202. Nam mô Sở sinh kiến Phật văn pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    203. Nam mô Sở văn chính pháp ngộ thậm thâm nghĩa Quán Thế Âm Bồ Tát.

    204. Nam mô Dữ ngã tốc tri nhất thiết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    205. Nam mô Dữ ngã tảo đắc trí tuệ nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    206. Nam mô Dữ ngã tốc độ nhất thiết chúng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    207. Nam mô Dữ ngã tảo đắc thiện phương tiện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    208. Nam mô Dữ ngã tốc thừa Bát nhã thuyền Quán Thế Âm Bồ Tát.

    209. Nam mô Dữ ngã tảo đắc việt khổ hải Quán Thế Âm Bồ Tát.

    210. Nam mô Dữ ngã tốc đắc giới định đạo Quán Thế Âm Bồ Tát.

    211. Nam mô Dữ ngã tảo đăng Niết bàn sơn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    212. Nam mô Dữ ngã tốc hội vô vi xá Quán Thế Âm Bồ Tát.

    213. Nam mô Dữ ngã tảo đồng pháp tính thân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    214. Nam mô Thường kiến thập phương Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

    215. Nam mô Thường văn nhất thiết thiện pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    216. Nam mô Thường đổ thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    217. Nam mô Thường tại Bổ đà lạc sơn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    218. Nam mô Thường diễn thuyết đại bi tâm chú Quán Thế Âm Bồ Tát.

    219. Nam mô Năng khiển Mật tích kim cương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    220. Nam mô Thường đắc Ô sô kim cương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    221. Nam mô Năng khiển Quân trà lợi kim cương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    222. Nam mô Năng khiển Uyên câu thi kim cương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    223. Nam mô Năng khiển Bát bộ lực sĩ ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    224. Nam mô Năng khiển Thưởng ca la kim cương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    225. Nam mô Năng khiển Ma hê thủ la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    226. Nam mô Năng khiển Na la diên ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    227. Nam mô Năng khiển Kim tì la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    228. Nam mô Năng khiển Bà tì la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    229. Nam mô Năng khiển Bà cấp bà ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    230. Nam mô Năng khiển Ca lâu la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    231. Nam mô Năng khiển Mãn hỉ xa bát ủng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    232. Nam mô Năng khiển Chân đà la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    233. Nam mô Năng khiển Bán kỳ la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    234. Nam mô Năng khiển Tất bà già la vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    235. Nam mô Năng khiển Ứng đức tì đa ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    236. Nam mô Năng khiển Tát hòa la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    237. Nam mô Năng khiển Tam bát la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    238. Nam mô Năng khiển Ngũ bộ tịnh cư ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    239. Nam mô Năng khiển Diễm la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    240. Nam mô Năng khiển Đế thích vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    241. Nam mô Năng khiển Đại biện thiên ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    242. Nam mô Năng khiển Công đức thiên ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    243. Nam mô Năng khiển Bà niết na ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    244. Nam mô Năng khiển Đề đầu lại tra thiên vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    245. Nam mô Năng khiển Bổ đan na ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    246. Nam mô Năng khiển Đại lực chúng ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    247. Nam mô Năng khiển Tỳ lâu lặc xoa Thiên vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    248. Nam mô Năng khiển Tỳ lâu bác xoa thiên vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    249. Nam mô Năng khiển Tỳ sa môn thiên vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    250. Nam mô Năng khiển Kim sắc khổng tước vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    251. Nam mô Năng khiển nhị thập bát bộ Đại tiên chúng ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    252. Nam mô Năng khiển Ma ni vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    253. Nam mô Năng khiển Bạt đà la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    254. Nam mô Năng khiển Tán chỉ đại tướng ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    255. Nam mô Năng khiển Phất la bà ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    256. Nam mô Năng khiển Nan đà long vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    257. Nam mô Năng khiển Bạt nan đà long vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    258. Nam mô Năng khiển Bà già la long vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    259. Nam mô Năng khiển Y bát la long vương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    260. Nam mô Năng khiển A tu la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    261. Nam mô Năng khiển Càn thát bà ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    262. Nam mô Năng khiển Khẩn na la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    263. Nam mô Năng khiển Ma hầu la ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    264. Nam mô Năng khiển Thủy thần ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    265. Nam mô Năng khiển Hỏa thần ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    266. Nam mô Năng khiển Phong thần ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    267. Nam mô Năng khiển Địa thần ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    268. Nam mô Năng khiển Lôi thần ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    269. Nam mô Năng khiển Điện thần ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    270. Nam mô Năng khiển Cưu bàn trà ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    271. Nam mô Năng khiển Tỳ xá xà ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    272. Nam mô Tốc linh mãn túc lục độ hạnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    273. Nam mô Tốc linh Thanh văn chứng quả Quán Thế Âm Bồ Tát.

    274. Nam mô Tốc linh đắc Đại thừa tín căn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    275. Nam mô Tốc linh đắc Thập trụ địa Quán Thế Âm Bồ Tát.

    276. Nam mô Tốc linh đáo Phật địa Quán Thế Âm Bồ Tát.

    277. Nam mô Tốc linh thành tựu tam thập nhị tướng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    278. Nam mô Tốc linh thành tựu bát thập chủng hảo Quán Thế Âm Bồ Tát.

    279. Nam mô Năng linh địa ngục môn khai tội nhân giải thoát Quán Thế Âm Bồ Tát.

    280. Nam mô Năng linh chúng sinh đắc đại thắng lạc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    281. Nam mô Năng linh chúng sinh đắc đại thắng ích Quán Thế Âm Bồ Tát.

    282. Nam mô Chú lực năng linh ác nghiệp chướng phá hoại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    283. Nam mô Chú lực ưng đọa địa ngục tức đắc giải thoát Quán Thế Âm Bồ Tát.

    284. Nam mô Ư sở cầu vật như phong tật chí Quán Thế Âm Bồ Tát.

    285. Nam mô Tâm sở nguyện, sự tất năng dữ chi Quán Thế Âm Bồ Tát.

    286. Nam mô Nhược dục kiến Phật đương dữ kiến Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

    287. Nam mô Quán thế âm tâm bí mật dữ nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    288. Nam mô Vũ đại bảo vũ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    289. Nam mô Như đại kiếp thụ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    290. Nam mô Như như ý châu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    291. Nam mô Nhất thiết sở nguyện tất giai mãn túc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    292. Nam mô Nhất thiết sở cầu vô năng chướng ngại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    293. Nam mô Bất tu trạch nhật độc tức thành tựu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    294. Nam mô Bất tu trì trai độc tức ứng nghiệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    295. Nam mô Vô hữu dư chú dữ như ý luân đẳng giả Quán Thế Âm Bồ Tát.

    296. Nam mô Ngũ vô gián tội tiêu diệt vô dư Quán Thế Âm Bồ Tát.

    297. Nam mô Nhược hữu chư hoạn đãn độc giai trừ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    298. Nam mô Chiến phạt đấu tranh vô hữu bất thắng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    299. Nam mô Nhất thiết diệu cụ giai tự trang nghiêm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    300. Nam mô Trực chí Bồ Đề vĩnh ly ác thú Quán Thế Âm Bồ Tát.

  6. #6

    Mặc định

    301. Nam mô Tội ác tiêu diệt cứu cánh thành Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

    302. Nam mô Năng linh hóa thực tăng trưởng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    303. Nam mô Phú quí tư sinh vô bất phong túc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    304. Nam mô Thường niệm Quán âm vĩnh tác y hỗ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    305. Nam mô Ư vô lượng kiếp thành tựu đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

    306. Nam mô Mãn túc chư hy cầu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    307. Nam mô Tăng trưởng chư bạch pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    308. Nam mô Thành tựu nhất thiết thiện căn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    309. Nam mô Viễn ly nhất thiết chư úy Quán Thế Âm Bồ Tát.

    310. Nam mô Phật sắc thiện thần thường đương ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    311. Nam mô Hiện tác Bồ tát thành tựu chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    312. Nam mô Thoái tán hại miêu quả tử Quán Thế Âm Bồ Tát.

    313. Nam mô Như ý châu thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    314. Nam mô Quyến sách thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    315. Nam mô Bảo bát thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    316. Nam mô Bảo kiếm thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    317. Nam mô Bạt triết la thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    318. Nam mô Kim cương chử thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    319. Nam mô Thí vô úy thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    320. Nam mô Nhật tinh ma ni thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    321. Nam mô Nguyệt tinh ma ni thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    322. Nam mô Bảo cung thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    323. Nam mô Bảo tiễn thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    324. Nam mô Dương chi thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    325. Nam mô Bạch phất thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    326. Nam mô Hồ bình thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    327. Nam mô Bàng bài thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    328. Nam mô Việt phủ thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    329. Nam mô Ngọc hoàn thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    330. Nam mô Bạch liên hoa thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    331. Nam mô Thanh liên hoa thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    332. Nam mô Bảo kính thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    333. Nam mô Tử liên hoa thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    334. Nam mô Ngũ sắc vân thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    335. Nam mô Quân trì thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    336. Nam mô Hồng liên hoa thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    337. Nam mô Bảo kích thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    338. Nam mô Bảo loa thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    339. Nam mô Độc lâu trượng thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    340. Nam mô Sổ châu thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    341. Nam mô Bảo bình thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    342. Nam mô Bảo ấn thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    343. Nam mô Câu thi thiết câu thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    344. Nam mô Tích trượng thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    345. Nam mô Hợp chưởng thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    346. Nam mô Hóa Phật thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    347. Nam mô Hóa cung điện thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    348. Nam mô Bảo kinh thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    349. Nam mô Bất thoái kim cương thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    350. Nam mô Đỉnh thượng hóa Phật thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    351. Nam mô Bồ đào thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    352. Nam mô Cụ tứ thập nhị tý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    353. Nam mô Cụ thần thông nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    354. Nam mô Cụ thần thông nhĩ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    355. Nam mô Cụ thần thông tỵ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    356. Nam mô Cụ thần thông thiệt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    357. Nam mô Cụ thần thông thân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    358. Nam mô Cụ thần thông ý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    359. Nam mô Đắc thiên nhãn thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    360. Nam mô Đắc thiên nhĩ thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    361. Nam mô Đắc thiên tỵ thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    362. Nam mô Đắc thiên thiệt thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    363. Nam mô Đắc thiên thân thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    364. Nam mô Đắc thiên ý thông Quán Thế Âm Bồ Tát.

    365. Nam mô Đắc thiên thủ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    366. Nam mô Đắc thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    367. Nam mô Đắc đại bi tâm đà ra ni Quán Thế Âm Bồ Tát.

    368. Nam mô Đắc Phổ môn thị hiện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    369. Nam mô Đắc độ sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    370. Nam mô Đắc dữ nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    371. Nam mô Năng thuyết đại bi tâm đà ra ni Quán Thế Âm Bồ Tát.

    372. Nam mô Linh Thập địa đắc quả Quán Thế Âm Bồ Tát.

    373. Nam mô Linh Tứ quả đắc quả Quán Thế Âm Bồ Tát.

    374. Nam mô Bất vong thất đại đà ra ni Quán Thế Âm Bồ Tát.

    375. Nam mô Linh thường độc thử chú vô linh đoạn tuyệt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    376. Nam mô Chế tâm nhất xứ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    377. Nam mô Thiên nhãn chiếu kiến Quán Thế Âm Bồ Tát.

    378. Nam mô Thiên thủ hộ trì Quán Thế Âm Bồ Tát.

    379. Nam mô Xuất khẩu ngôn âm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    380. Nam mô Đắc cửu thập cửu ức Hằng hà sa chư Phật ái niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    381. Nam mô Dĩ thực quán chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    382. Nam mô Đắc nhất thiết Như Lai quang minh phổ chiếu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    383. Nam mô Hằng dĩ đà ra ni cứu chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    384. Nam mô Thường đắc bách thiên tam muội hiện tiền Quán Thế Âm Bồ Tát.

    385. Nam mô Năng khiển Long Thiên bát bộ ủng hộ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    386. Nam mô Tam tai kiếp bất năng hoại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    387. Nam mô Thường dĩ đà ra ni liệu chúng sinh bệnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    388. Nam mô Du chư Phật quốc đắc tự tại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    389. Nam mô Tụng thử chú thanh thanh bất tuyệt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    390. Nam mô Sở tại xứ linh nhân dân an lạc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    391. Nam mô Cụ bất khả tư nghị uy thần Quán Thế Âm Bồ Tát.

    392. Nam mô Hiển công đức lục tự đà ra ni Quán Thế Âm Bồ Tát.

    393. Nam mô Cụ chủng chủng pháp lạc lợi lạc chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    394. Nam mô Đắc hóa thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    395. Nam mô Hiện Phật thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    396. Nam mô Hiện Bích chi Phật thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    397. Nam mô Hiện Thanh Văn thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát

    398. Nam mô Hiện Phạm vương thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    399. Nam mô Hiện Đế thích thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    400. Nam mô Hiện Tự tại thiên thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

  7. #7

    Mặc định

    401. Nam mô Hiện Đại tự tại thiên thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    402. Nam mô Hiện Thiên đại tướng quân thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    403. Nam mô Hiện Tỳ sa môn thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    404. Nam mô Hiện Tiểu vương thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    405. Nam mô Hiện Trưởng giả thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    406. Nam mô Hiện Cư sĩ thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    407. Nam mô Hiện Tể quan thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    408. Nam mô Hiện Bà la môn thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    409. Nam mô Hiện Tỷ khưu thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    410. Nam mô Hiện Tỷ khưu ni thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    411. Nam mô Hiện Ưu bà tắc thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    412. Nam mô Hiện Ưu bà di thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    413. Nam mô Hiện Phụ nữ thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    414. Nam mô Hiện Đồng nam thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    415. Nam mô Hiện Đồng nữ thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    416. Nam mô Hiện Thiên thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    417. Nam mô Hiện Long thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    418. Nam mô Hiện Dạ xoa thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    419. Nam mô Hiện Càn thát bà thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    420. Nam mô Hiện A tu la thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    421. Nam mô Hiện Ca lâu la thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    422. Nam mô Hiện Khẩn na la thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    423. Nam mô Hiện Ma hầu la già thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    424. Nam mô Hiện Nhân thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    425. Nam mô Hiện Phi nhân thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    426. Nam mô Hiện Chấp Kim cương thần thân thuyết pháp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    427. Nam mô Thí Vô úy Quán Thế Âm Bồ Tát.

    428. Nam mô Tự tại Quán Thế Âm Bồ Tát.

    429. Nam mô Ứng cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    430. Nam mô Đắc như thị thân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    431. Nam mô Đắc như thị nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    432. Nam mô Đắc như thị nhĩ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    433. Nam mô Đắc như thị tỵ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    434. Nam mô Đắc như thị thiệt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    435. Nam mô Đắc như thị ý Quán Thế Âm Bồ Tát.

    436. Nam mô Đắc như thị kiến Quán Thế Âm Bồ Tát.

    437. Nam mô Đắc như thị văn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    438. Nam mô Đắc như thị dụng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    439. Nam mô Đắc như thị hành Quán Thế Âm Bồ Tát.

    440. Nam mô Đắc như thị ái Quán Thế Âm Bồ Tát.

    441. Nam mô Đắc như thị kính Quán Thế Âm Bồ Tát.

    442. Nam mô Lễ ngã như lễ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    443. Nam mô Cận ngã như cận Quán Thế Âm Bồ Tát.

    444. Nam mô Đắc ngã như đắc Quán Thế Âm Bồ Tát.

    445. Nam mô Ức ngã như ức Quán Thế Âm Bồ Tát.

    446. Nam mô Sự ngã như sự Quán Thế Âm Bồ Tát.

    447. Nam mô Cúng dàng ngã như cúng dáng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    448. Nam mô Tịnh tam nghiệp Quán Thế Âm Bồ Tát.

    449. Nam mô Đắc Quán âm diệu hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.

    450. Nam mô Trừ tam đồ khổ não Quán Thế Âm Bồ Tát.

    451. Nam mô Pháp giới đắc thanh lương Quán Thế Âm Bồ Tát.

    452. Nam mô Dịch thoát chúng sinh chư khổ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    453. Nam mô Quán kỳ âm thanh nhi đắc giải thoát Quán Thế Âm Bồ Tát.

    454. Nam mô Sử độc dược biến thành cam lộ tương Quán Thế Âm Bồ Tát.

    455. Nam mô Linh nhân ly dục Quán Thế Âm Bồ Tát.

    456. Nam mô Linh nhân ly sân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    457. Nam mô Linh nhân ly si Quán Thế Âm Bồ Tát.

    458. Nam mô Dữ nhân đắc nam nữ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    459. Nam mô Thụ nhân lễ bái, phúc bất đường quyên Quán Thế Âm Bồ Tát.

    460. Nam mô Thụ nhân cúng dàng, phúc bất cùng tận Quán Thế Âm Bồ Tát.

    461. Nam mô Dĩ chủng chủng hình, du chư quốc độ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    462. Nam mô Du chư quốc độ, độ thoát chúng sinh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    463. Nam mô Thiện ứng chư phương sở Quán Thế Âm Bồ Tát.

    464. Nam mô Hoằng thệ thâm như hải Quán Thế Âm Bồ Tát.

    465. Nam mô Lịch kiếp bất tư nghị Quán Thế Âm Bồ Tát.

    466. Nam mô Thị đa thiên ức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

    467. Nam mô Phát đại thanh tịnh nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    468. Nam mô Văn danh bất không quá Quán Thế Âm Bồ Tát.

    469. Nam mô Kiến thân bất không quá Quán Thế Âm Bồ Tát.

    470. Nam mô Tâm niệm bất không quá Quán Thế Âm Bồ Tát.

    471. Nam mô Diệt chư hữu khổ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    472. Nam mô Tương gia hại tất khởi từ tâm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    473. Nam mô Cụ túc thần thông lực Quán Thế Âm Bồ Tát.

    474. Nam mô Quảng tu trí phương tiện Quán Thế Âm Bồ Tát.

    475. Nam mô Vô sát bất hiện thân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    476. Nam mô Sinh lão bệnh tử khổ tức diệt Quán Thế Âm Bồ Tát.

    477. Nam mô Đắc chân quán Quán Thế Âm Bồ Tát.

    478. Nam mô Đắc thanh tịnh quán Quán Thế Âm Bồ Tát.

    479. Nam mô Quảng đại trí tuệ quán Quán Thế Âm Bồ Tát.

    480. Nam mô Đắc bi quán Quán Thế Âm Bồ Tát.

    481. Nam mô Đắc từ quán Quán Thế Âm Bồ Tát.

    482. Nam mô Nguyện nguyện thường chiêm ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    483. Nam mô Vô cấu thanh tịnh quang Quán Thế Âm Bồ Tát.

    484. Nam mô Tuệ nhật phá chư ám Quán Thế Âm Bồ Tát.

    485. Nam mô Phổ minh chiếu thế gian Quán Thế Âm Bồ Tát.

    486. Nam mô Bi thể giới lôi chấn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    487. Nam mô Từ ý diệu đại vân Quán Thế Âm Bồ Tát.

    488. Nam mô Chú cam lộ pháp vũ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    489. Nam mô Diệt trừ phiền não diệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    490. Nam mô Chúng oán tất thoái tán Quán Thế Âm Bồ Tát.

    491. Nam mô Diệu âm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    492. Nam mô Phạm âm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    493. Nam mô Hải triều âm Quán Thế Âm Bồ Tát.

    494. Nam mô Tịnh thánh Quán Thế Âm Bồ Tát.

    495. Nam mô Từ nhãn quán chúng sinh Quán Tế Âm Bồ Tát.

    496. Nam mô Phúc tụ hải vô lượng Quán Thế Âm Bồ Tát.

    497. Nam mô Ư khổ não tử ách năng vị tác y hỗ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    498. Nam mô Ủng hộ Phật pháp sử trường tồn Quán Thế Âm Bồ Tát.

    499. Nam mô Nhật dạ tự thân y Pháp trụ Quán Thế Âm Bồ Tát.

    500. Nam mô Tùy sở trụ xứ thường an lạc Quán Thế Âm Bồ Tát.

  8. #8

    Mặc định

    Nguồn gốc tích truyện Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện


    Quan Thế Âm (Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp... Hình tượng ngài được mô tả trong kinh Pháp Hoa là một người nam nhưng khi Phật giáo truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, Bồ tát được tôn thờ hầu hết dưới dạng nữ thân, mẹ hiền Quan Thế Âm.
    Bởi theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ: “Nếu cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ v.v...” (phẩm Phổ môn). Truyện tích về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) ở Việt Nam được hình thành dựa trên quá trình tiếp biến văn hóa và cơ sở “thị hiện” này.

    Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền phổ biến trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Theo tác giả Nguyễn Lang, sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, “Truyện thơ Quan Âm Thị Kính (bản Nôm) hiện chưa biết được sáng tác trong thời gian nào. Bản Việt ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911, gồm 788 câu lục bát và một lá thư Kính Tâm viết cho cha mẹ bằng văn biền ngẫu”. Cứ vào nội dung của truyện Quan Âm Thị Kính thì có thể đây là một dị bản của Phật giáo Cao Ly (Triều Tiên): “Thị Kính là con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”.

    Tuy vậy, bối cảnh của câu chuyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta, Pháp Vân tự (chùa Dâu, Bắc Ninh). Và Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính, “Xem trong cõi nước Nam ta/Chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm”. Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay, qua nhiều dị bản rất gần gũi và tương đồng với những câu chuyện về Quan Âm đồng tử và Quan Âm tống tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng tượng hình tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.

    Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu, được lưu truyền trong dân gian trước cả truyện Quan Âm Thị Kính. Theo Nguyễn Lang (sđd), truyện Quan Âm Nam Hải vốn xuất phát từ một vị Tăng đời Nguyên bên Trung Hoa. Tích này được lưu truyền trên đất Việt kể từ khoảng cuối thế kỷ XIV hay XV và được Việt hóa. Bản Nôm cổ nhất của truyện Quan Âm Nam Hải vẫn chưa biết được khắc vào thời đại nào. Bản Việt ngữ đầu tiên Quan Âm diễn ca của Huỳnh Tịnh Của, ấn hành năm 1897.

    Theo dị bản Việt hóa thì Quan Âm Nam Hải vốn là Diệu Thiện, công chúa thứ ba (về sau gọi bà Chúa Ba) con vua Diệu Trang (Subhavyùha) ở nước Hưng Lâm (có thể thuộc Ấn Độ). Nàng từ bỏ cuộc sống xa hoa của cung đình, vượt qua mọi ngăn trở của vua cha, cương quyết vượt biển đến động Hương Tích (chùa Hương ngày nay) tu hành và chứng quả tại đây. Truyền thuyết cho rằng, sau khi đắc đạo, công chúa Diệu Thiện biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cứu độ hoàng tộc và muôn dân.

    Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).

    Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.

    Về ba ngày vía của Bồ tát Quan Thế Âm, HT.Thích Huyền Tôn, dẫn theo Thiền môn nhật tụng cho biết: 19-2 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm đản sinh, 19-6 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm thành đạo, 19-9 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm xuất gia.

    (Giác Ngộ)

  9. #9

    Mặc định





    NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

  10. #10

    Mặc định Ngày 19/9 (Am lich) vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA

    Nhân ngày vía Đức Quán Thế âm xuất gia, Ngoan Đồng xin phép post Bài:
    Công Hạnh Bồ tát Quán Thế Âm
    của HT Thích Huyền Tôn

    --- o0o ---

    -QUÁN-THẾ-ÂM Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.

    -QUÁN-THẾ-ÂM Danh hiệu của tình thương bao la không bờ bến, bao la rộng khắp cõi hư không.

    -QUÁN-THẾ-ÂM gắn liền với tim óc của nhân loại, của muôn loài chúng sanh.

    Với QUÁN-THẾ-ÂM nơi nào có khổ đau, nơi nào có tai nạn! Nơi đó phát ra tiếng niệm QUÁN-THẾ-ÂM chí thành và tha thiết. Nơi đó có QUÁN-THẾ-ÂM . Nơi đó được giải trừ tất cả khổ đau và tai nạn!

    Danh hiệu Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sanh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực. Hoặc là hạng người đã bán rẽ Mẹ Cha tôn thờ xác ma chết treo đầy quái gỡ làm cứu cánh. Vì chính họ đã chối bỏ Quán-Âm thì Quán-Âm không giao cảm đến. Tuy nhiên hạng người đó biết hồi tâm trong khoảnh khắc thì Quán-thế-Âm vẫn thị hiện để hóa độ.

    Ý NGHĨA QUÁN-THẾ-ÂM BỔ TÁT

    -QUÁN là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng.

    -THẾ là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.

    -ÂM là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.

    -BỔ-TÁT là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.

    Đức QUÁN-THẾ-ÂM BỔ TÁT , đạt được diệu quả NHĨ CĂN VIÊN THÔNG nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy , nên gọi là QUÁN-THẾ-ÂM .

    Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT .

    QUÁN-THẾ-ÂM T iếng Phạn Avalokitesvara , nghĩa là, Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ-mẫu Quán-thế-Âm.

    QUÁN-THẾ-ÂM VÔ ÚY

    Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn : "Bồ Tát đối với cấp nạn nguy hiểm, kinh sợ, còn ban cho chúng sanh năng lực Vô Úy để tự vượt thoát khổ ách", nên gọi là Quán-Âm Vô-Úy.

    SỰ TÍCH BỔ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM

    Đức Phật BỒN SƯ THÍCH CA khi nói kinh Bi-Hoa đã dạy rằng : - Về thời qúa khứ lâu xa về trước, đức Quán-Thế-Âm làm thái tử con của vua Vô-Tránh-Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là BẢO TẠNG NHƯ LAI, hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái-tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ-tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.

    Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức BẢO TẠNG NHƯ LAI và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô-Tránh-Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đa,?iáo chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực-Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM cùng với Phật A-DI-ĐÀ tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.

    CÔNG HẠNH BỔ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM

    Ngài Huyền-Trang pháp sư đời Đại Đường nói : "Quán Có, mà không trụ nơi Co, quán Không mà không trụ nơi Không. Nghe Danh, mà không lầm đối với Danh, thấy Tướng mà không chìm ở nơi Tướng. Tâm, không động ở Tâm. Cảnh không trước ở cảnh; tất cả hiện hữu đó, không làm loạn được Chơn, đó chính là TRÍ TUỆ VÔ NGẠI. Bồ tát Quán-Thế-Âm đã dùng TRÍ TUỆ VÔ NGẠI đó mà tìm tiếng kêu của chúng sanh ứng hiện tới mà cứu khổ, dù muôn ngàn vạn ức tiếng kêu cầu cứu khổ mà sự cứu khổ không mất thời gian, diệu dụng của QUÁN-THẾ-ÂM là như thế.

    Lại nữa, trong Nhị-Khóa-Hiệp-Giải viết rằng : "Quán, là Trí năng-quán, Thế-Âm, là Cảnh sở-quán. Muôn ngàn hình tượng, muôn ngàn thứ tiếng chen nhau giao động, khác biệt, cách trở điệp điệp trùng trùng, do lòng từ rộng lớn vô biên của Ngài cùng một lúc đều được cứu độ, nên danh hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM .

    Thái-Hư đại sư khi luận về Kinh Pháp-Hoa có nói đến hạnh nguyện cứu khổ của Bồ-tát Quán-Thế-Âm như sau : "Đức Quán-Thế-Âm tìm nghe tiếng cầu cứu thống khổ của tất cả chúng sanh khắp mọi nơi, mọi chốn liền ngay khi đó đến mà cứu độ, quả vị lợi tha vô lượng vô biên luôn luôn hướng về chúng sanh và làm những việc lợi ích cho họ. Bồ-tát thị hiện đầy đủ ba thân, đó là Thắng-Ứng-Thân, Liệt-Ứng-Thân, Tha-Thọ-Dụng-Thân, nên mới đủ diệu dụng độ khắp chúng sanh trong pháp giới.

    Còn Đại-Thừa Kinh Pháp-Hoa, phẩm Phổ Môn, toàn phẩm kinh Đức Thích Ca đã khuyên dạy chúng sinh trì tụng, lễ bái Quán-Thế-Âm thì được phước vô lượng. Về phương diện cứu khổ, Bồ-tát Quán-Thế-Âm thị hiện 32 thân, mỗi thân đều thích ứng với tâm cảnh hiện tại và từ đó có muôn ngàn phương tiện để giải thoát khổ nạn cho chúng sanh.

    BỔ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM THỊ HIỆN BẰNG CÁCH NÀO TRONG KHI CÓ VÔ SỐ CHÚNG SANH CẦU CỨU CÙNG MỘT LÚC?

    Đây là một nghi vấn chung vì, chúng ta chưa thông hiểu được nghĩa diệu dụng hiện thân mầu nhiệm của Bồ-Tát Quán-thế-Âm.

    Đã là diệu dụng nhiệm mầu, thì thử hỏi ngôn ngữ trong cõi nhân loại chúng ta có thể diễn đạt được sao ? Nếu, không dùng phương tiện mượn Sự, mượn Lý, mượn Hình để tỉ dụ thì khó có thể mô ta,?o sánh cho thông suốt và hết ngờ vực được. Nghi ngờ là một cản trở lớn cho lòng chí thành vậy. Tuy nhiên nghi ngờ mà cầu học để giải trừ tà kiến là một tinh tấn để mau chóng đến bờ giải thoát.

    Diệu Dụng Mầu Nhiệm của Bồ Tát là tất cả các thứ Sắc Pháp và Tâm Pháp " Có, Không. Danh, Tướng. Tâm, Cảnh. Năng, Sở...cho đến xa, gần, dày, mỏng, tối, sáng, nhiều, ít v.v... tất cả đều không chướng ngại, quí vị nhận định thỉ dụ sau đây :

    Diệu dụng cứu khổ của Quán-thế-Âm, tỉ như ánh sáng của Thái-dương (dụ cho thường quán) luôn luôn soi chiếu khắp mọi nơi, (dụ cho sự thường trực tìm tiếng kêu). Chúng sanh như là một tấm kiếng hay là một chén nước trong, tấm kiếng hay chén nước nếu chịu hướng về ánh sáng Thái dương, thì trong tấm kiếng, chén nước có hình ảnh và ánh sáng của Thái dương (sự hướng về dụ cho lòng chí thành) ngời sáng trong đó. Ánh sáng dù luôn chiếu soi, mà tấm kiếng úp lại, chén nước thì đậy kín, nhất định hình ảnh Thái dương và ánh sáng không thể hiển hiện trong đó được. Cũng vậy chúng sanh không tha thiết chí thành, như đứa con hoang nghịch cố trốn tránh sự tìm kiếm của Mẹ hiền, sự gặp mặt tất còn lâu xa.

    Một tỉ dụ khác, diệu dụng Quán Âm như tổng đài phát ra làn sóng âm thanh hay phát ra hình ảnh. Sự phát đi, dĩ nhiên luôn luôn thường trực (dụ cho tầm thanh cứu khổ) còn chúng sanh như những máy thu thanh, thu hình, máy mở đúng làn sóng, đúng vi ba của tín hiệu , tất nhiên thấy hình, nghe tiếng (dụ cho lòng chí thành và giao cảm).

    Dù cho muôn ngàn triệu chiếc máy (vô số chúng sanh) cùng một lúc bắt đúng tín hiệu tất nhiên muôn ngàn triệu chiếc máy, cùng một giờ phút, mà cùng có âm thanh và hình ảnh ( dụ cho cùng niệm và cùng được sự thị hiện nhiệm mầu). Cũng như thế, tất cả mọi loài chúng sanh, nếu cùng chí thành hướng về đức QUÁN-THẾ-ÂM tất Bồ-tát cùng hiển hiện ngay liền khi đó.

    DIỆU DỤNG KHI THỊ HIỆN CỦA BỔ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM

    Điểm này tưởng cũng minh bạch qua các thí dụ ở đoạn trên, tuy nhiên còn vài thắc mắc khác xin được nêu ra :

    Căn cứ theo các kinh Bi Hoa, Lăng Nghiêm, Tất Đàm, Phổ Môn, Quán-thế-Âm thọ ký...thì, đức Quán-thế-Âm thị hiện thật nhiều thân, 32, 33, 38 và tùy vô số loại mà hiện thân.

    Trí óc con người vốn mang nhiều nghi hoặc, dù đã tin tưởng Phật Pháp là cao siêu mầu nhiệm, chịu thọ nhận, tụng niệm tu hành. Nhưng tiếc thay, nghiệp chướng nghi hoặc đã làm ngăn trở bước đường tiến tu không ít. Người ta cứ nghi : "Bồ-tát sao không hiện ra trước mắt cho thấy, cho nghe; bao nhiêu hiện thân trong kinh Phật, nào Bồ-tát, Phạm-vương, Đế-thích, Thiên, Long, Đồng-nam, Đồng-nữ v.v...Nhưng khi có nạn, mình có niệm chí thành lắm chớ, mà nào có thấy Bồ-tát!?", Sự kiện này, có nhiều người vì lòng tin sâu đậm và do nhận xét tinh tế quyết chắc có sự tế độ của Bồ-tát chỉ vì mình mắt phàm, tai tục nên không thấy Ngài, nếu không có thì không thể nào mình thoát nạn một càch ly kỳ vậy được. Một số khác, lại ngờ rằng không biết có phải Bồ-tát đến độ cho mình hay không ? hay là mình có số hên ? Hay là do phước ông bà để lại?

    Thưa, nên hiểu rằng, Bồ-tát thị hiện giao cảm trong chúng ta, trong tất cả mọi người, mọi loài.

    Một đám giặc cướp sắp ồ ạt tấn công qua chiếc thuyền nhỏ bé, hay trên thuyền sắp có biến cố thê thảm xảy ra...Tại sao bọn cướp lại đổi ác ý để trở thành thiện niệm ? Để rồi bọn chúng trở nên hiền từ và rút lui êm đẹp ? Hơn nữa còn tiếp tế giúp đở ,đó là nhờ trên chiếc thuyền có nhiều người chí thành niệm danh hiệu đức Quán-thế-Âm.

    Sự đổi thay tâm ý của kẻ ác, lại không là sự thị hiện nhiệm mầu để cứu độ hay sao ? Không lẽ Ngài hiện ra hung thần để đánh chìm ác tặc, rồi mới cho là linh ?

    Bà già ở nhà có một mình lấy rổ vá ra khấu may, mới vài đường chỉ chẳng may chỉ sút , đôi mắt lem nhem sợi chỉ không làm sao xâu qua lỗ được, bà thở dài buồn thảm : "Mẹ hiền Quán-âm ơi con phải làm sao !?". Bà tủi thân gần muốn rơi lệ lòng hướng về Phật lâm râm cầu nguyện. Đứa bé chơi từ ngoài xa, nó bổng thấy thích vào nhà bà già cô quả ấy, và đứa bé đã xâu chỉ cho bà. Quý vị đã nhận thấy Bồ-tát thị hiện trong tâm đứa bé ấy chưa ?

    Bạn lái xe đi trên quãng đường thôn dã, không may xe bạn hư ! Với độc lực và hơn nữa là bạn chưa một lần biết sửa xe, bạn chỉ còn biết cầu nguyện...Từ bên ngoài quốc lộ có đôi bạn lại nổi lên ý niệm ham thích được đi trên con đường hẻo lánh đó, họ gặp bạn và sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp giải nguy cho bạn. Quán-âm thị hiện là chổ đó. Đó là trưởng giả thân, cũng là đồng nam, đồng nữ vậy.

    Bà Ấm người làng Sơn-tịnh, mỗi năm một lần bà lên núi Trà-bồng, hang Thạch Động để lễ Phật, cái hang động ngày xưa mà thầy Chơn Dung tu hành đã phát kỳ tích ở đấy. Hú hồn, hôm ấy bà lại gặp phải con cọp, chao ôi con cọp vằn vện to lớn quá, cọp từ xa gầm thét và phóng tới, bà chỉ kịp la lên QUÁN ÂM BỔ TÁT rồi bà bất tỉnh ! Thực ra bà "THÉT" chứ không phải niệm, nhưng đó là cái thét cấp bách đầy khẩn thiết và sự chí thành được dồn hết vào cái THÉT đó. Khi tỉnh dậy, ý niệm đầu tiên của bà là tưởng mình đã chết, một lát sau khi tri giác về đủ, bà mới cảm nghe hôi hám và đau rát trên mặt. Thì ra con cọp đã liếm mặt bà rồi bỏ đi.

    Tại sao cọp bỏ đi, khi miếng mồi ngon trước miệng nó ? Chính đó là diêu dụng cảm hóa, tế độ của Bồ-tát Quán-thế-Âm trực tiếp ngay trong tâm ý của con cọp.

    Bà Ấm là người quen (tu) tập chiếu mặt kiếng về ánh thái dương (thường niệm Quán-thế-Âm) trong giờ phút cấp bách bà chiếu đúng ánh sáng QUÁN-THẾ-ÂM.

    TẠI SAO HÌNH TƯỢNG QUÁN-THẾ-ÂM CHÚNG TA ĐANG THỜ LẠI MANG VÓC DÁNG NỮ NHÂN, NGÀI LÀ NAM HAY NỮ?

    Chúng ta nên biết mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Trong kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn có câu : "Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ"". Thế thì, đức Quán-thế-Âm là Bồ-tát, Ngài làm sao có thể hiện được Phật thân ?

    Thực ra trong kinh ĐẠI-NHẬT và kinh BI-HOA đức Bổn Sư THÍCH-CA đã từng dạy rằng, đức Quán-Thế-Âm đời quá khứ đã thành Phật hiệu là CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ-tát. Cũng trong kinh BI-HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quán-Thế-Âm là "Thiện-nam-tử" tốt ! Vậy đức Quán-thế-Âm không thể nào là nữ nhân được.

    Căn cứ theo lịch sử về tôn giáo, nhân gian dật sử, Linh ứng truyện ký và các lịch sử (tính chất sự tích) của Trung Hoa từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương đến cận đại, và Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ ba đến cận kim thì đức Quán-thế-Âm bồ tát đã từng hóa hiện vào các thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sanh. Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chánh đạo. Như Quan-Âm Diệu-Thiện về đời vua Trang-vương. Quán-âm xách giỏ cá đời vua Huyền-Tôn nhà Đường, Quán-âm Thị-kính đời nhà Minh, Quán-Âm linh ứng đời nhà Nguyễn v.v...Tham khảo điều này cho ta thấy qua các đời phong kiến mọi quyền hành sanh sát, và làm tao loạn nhân gian hay thịnh suy cho đất nước, đều nằm trong tay Nam-giới. Tuy vậy những nữ lưu tuyệt đẹp và xuất sắc vẫn là cao điểm để đam mê và dễ bị nữ-sắc lung lạc và điều khiển.

    Vậy sự hiện người nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Bồ-tát Quán-thế-Âm. Và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên NỮ MẠO trong một số quốc gia Á-Châu. Nhưng điều căn bản là chúng ta phải biết rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật-Thân của Ngài.

    BA LỄ VÍA QUÁN ÂM HÀNG NĂM, CÓ KHÁC BIỆT GÌ HAY KHÔNG?

    Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ-tát Quán-Thế-Âm thật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo âm lịch. Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán-thế-Âm thế thôi ! Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ :

    - Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH.

    - Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO.

    - Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA.

    Mong rằng bài viết nầy sẽ đem đến cho quý độc giả niềm tin chân chính và thành khẩn, luôn luôn tưởng niệm đến danh hiệu QUÁN-THẾ-ÂM BỔ-TÁT để được giao cảm hằng thường với Bồ-tát, dù tai họa đến đâu HỮU CẦU TẮC ỨNG (như trường hợp bà Ấm). Hãy chánh tín, Lời nói của Chư Phật không bao giờ hư dối./.
    Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  11. #11

    Mặc định Kinh Quan Thế Âm cứu khổ, cứu nạn

    Kinh Quan Thế Âm cứu khổ, cứu nạn

    Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát (3 lần)

    Nam Mô Phật,
    Nam Mô Pháp,
    Nam Mô Tăng,
    Bá thiên vạn ức Phật,
    Hằng hà sa số Phật,
    Vô lượng công đức Phật,
    Phật cáo A-nan ngôn, Thử kinh đại-thánh, Năng cứu ngục tù, Năng cứu trọng bịnh, Năng cứu tam tai bá nạn khổ.
    Nhược hữu nhơn tụng đắc nhất thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn,
    Tụng đắc nhứt vạn biến, hiệp gia ly khổ nạn,
    Nam Mô Phật Lực oai,
    Nam Mô Phật lực hộ ,
    Sử nhơn vô ác tâm,
    Lịnh nhơn thân đắc độ,
    Hồi quang Bồ-tát, Hồi thiện Bồ-tát, A nậu đại thiên-vương, Chánh-điện Bồ-Tát,
    Ma kheo ma kheo.
    Thanh tịnh Tỳ-kheo,
    Quán sự đắc tán, Tùng sự đắc ưu, Chư Đại Bồ-Tát, Ngũ-bá A-La Hán,
    Cứu-độ đệ-tử: (Họ tên tuổi của đệ tử, hay người thân...), và tất cả chúng sanh,
    Nhất thân ly khổ nạn, Tự ngôn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ân lạc bất tu giải, Cần đọc bá thiên vạn biến, tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.
    Tín thọ phụng hành. Tức thuyết chơn-ngôn viết:
    Kim-Bà Kim-Bà-Ðế,
    Cầu-Ha Cầu-Ha-Ðế,
    Ðà-La-Ni-Ðế,
    Ni-Ha-La-Ðế,
    Tì-Lê-Nể-Ðế,
    Ma-Ha-Dà-Ðế,
    Chơn-Lăng-Càn-Ðế,
    Ta-Bà-Ha.


    NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI, TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN,LINH CẢM QUÁN-THẾ-ÂM MA-HA-TÁT
    (Niệm câu chót 3 lần, 10 lần, hoặc 108 lần, càng nhiều, càng tốt. )
    Last edited by Lão_Ngoan_Đồng; 28-10-2007 at 09:13 AM.
    Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  12. #12

    Mặc định

    Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát
    Úm Lam, Úm xỉ Lâm. Úm mani pad me hum, Nam mô tát đa nẫm , tam miệu tam bồ đề, câu chi nẫm, đát điệt tha.Úm chiết lệ .Chủ lệ .Chuẩn đề .Ta bà ha.Bộ lâm

  13. #13

    Mặc định

    Úm Lam, Úm xỉ Lâm. Úm mani pad me hum, Nam mô tát đa nẫm , tam miệu tam bồ đề, câu chi nẫm, đát điệt tha.Úm chiết lệ .Chủ lệ .Chuẩn đề .Ta bà ha.Bộ lâm

  14. #14
    Đai Đen Avatar của HoaThảoMộc
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Phi Nhân Cốc
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Hình Đàm Quang Vinh đạo hữu post là Phi Thiên đó ko phải hình tướng mẹ Quán Thế Âm, vì cả 2 vị đều là danh vị mà mình yêu kính và ngưỡng mộ nhất nên mình phân biệt được ^^

    Từ danh vị Chư Thiên của nước Trời đã sớm được truyền tụng trong kinh Phật là "không có giới tính" cũng như người "vô giới tính" từ xưa vốn được xem là từ Trời đọa xuống, vậy nên từ danh vị đó trở về trên mình xin miễn chấp Thân Giới, quý đạo hữu nếu thích nghiên cứu khoa học thì cứ hoan hỉ mà tìm hiểu tiếp vậy ^^

    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát Phật! Người luôn là tấm gương sáng cho con đường tu hành hạnh ngộ của con!
    Chí Tôn Vũ Giả ~}oOo{~ Tiểu Ái Sinh Đạo
    ___________PHI THIÊN____________

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •