kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học
    Trần Trung Phượng
    Tia Sáng



    Từ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa.

    May thay, trên thế giới hiện nay, ngày càng có nhiều người không những có tư cách khoa học chân chính mà còn có đủ "tố chất" cần thiết để nếu không trở thành một nhà huyền học đích thực thì chí ít cũng là một người có khả năng nghiên cứu những vấn đề hóc búa thuộc lĩnh vực huyền bí, nơi mà ánh sáng khoa học nhất là khoa học hiện theo nghĩa đơn giản là "một hệ thống suy luận hợp lý", không phải luôn luôn có thể soi rọi tới. Vê vấn đề này, nếu trước kia chúng ta có thể kể đến như Blaise Pascal, Teilhard de Chardine, Lecomte du Nouy... thì hiện nay có thể đề cập đến một số tác giả như Anagarica Goviđa, David Bohm và gần đây nhất là Ê-rơ-no Mun-đa-sép, một nhà bác học lớn người Nga có tên tuổi trên trường quốc tế.

    Là một giáo viên, tiến sĩ y học, giám đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên bang Nga, E. Mun-đa-sép được biết đến trước hết như là một chuyên gia lớn về nhãn khoa, người có công khai sáng một phương hướng mới trong y học phẫu thuật tái sinh, tức phẫu thuật "cấy ghép" mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công và hiện nay đang nghiên cứu những cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt các bộ phận cơ thể người.

    Điểm đặc biệt ở Mun-đa-sép là ông không dừng lại ở những vấn đề thuần tuý chuyên môn về nhãn khoa như phần lớn các bác sĩ khác, mà do một thứ nhận thức lô gíc có tính chất trực cảm, ông lại sử dụng nhãn khoa đặc biệt là hình học nhãn khoa, như một điểm xuất phát từ trong thế giới vật chất để bước sang nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực huyền học, tín ngưỡng, tôn giáo, từ những vấn đề về năng lượng tâm thần, trường sinh học, "con mắt thứ ba", cõi bên kia, cho đến những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ. Để nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực huyền học, Mun-đa-sép không chỉ đọc những tác phẩm của các "bậc được bí truyền', những người phát triển tâm linh ở trình độ cao như E.P Bia-vat-cai-a, E.Rê-rích, A.Bây-li... mà còn nghiên cứu ngay tại thực đại, tại những nơi được xem là quê hương của tâm linh như Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là Tây Tạng. Nếu con đường nghiên cứu khoa học của ông trong lĩnh vực y học diễn ra tương đối dễ dàng suôn sẻ và được nhiều người chấp nhận thì trong lĩnh vực huyền môn, những khám phá "động trời" của ông khiến cho không ít người phải hoài nghi, thậm chí phản đối mạnh mẽ. (Những khám phá của ông được công bố trong các bài báo đăng trong Luận chứng và sự kiện, một tờ báo rất phổ biến ở nước Nga, và sau được in trong tác phẩm Chúng ta thoát thai từ đâu? xuất bản năm 2001. Xem: Chúng ta thoát thai từ đâu, bản dịch tiếng Việt, NXB Thế giới, 2002).

    Trước hết, về mặt phương pháp và quan điểm nghiên cứu, Mun-đa-sép khẳng định: là một nhà khoa học, ông không thể loại bỏ và không quan tâm tới những gì các bậc được bí truyền đã viết và tôn giáo đã khẳng định cách đây hàng mấy nghìn năm. Mặc dù ngày nay, tôn giáo đã đứng ngoài khoa học và đóng vai trò tác động lên hành vi và lối sống của con người (so sánh cách xử sự của người Thiên chúa giáo và Hồi giáo) nhiều hơn là bổ sung kiến thức, nhưng Mun-đa-sép tin rằng tôn giáo sẽ dần dần được chứng minh về mặt khoa học, và tù một "bản tính thuần tuý niềm tin”, tôn giáo sẽ trở thành một loại hình khoá học, bổ sung thêm kiến thức mà loài người hiện đang có. Nếu theo Swami Manaan, "tôn giáo là sự cảm nghiệm cái đại thể" thì dưới cái nhìn khoa học của Mun-đa-sép, "tôn giáo chính là những lành nghiệm của các nền văn minh trước đây", và có thể nói rằng trên thế giới tồn tại một nguồn kiến thức thống nhất có đặc điểm chung là huyền bí, một loại kiến thức mà khoa học duy vật âu châu không hề biết tới hoặc bác bỏ, nhưng mọi người ở các nước, từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn đều biết tới, và từ thế hệ này sang thế hệ khác, không ai bảo ai vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn tri thức đó. Xét về mặt xác suất, sự tồn tại một nguồn kiến thức chung như vậy xem ra thực tế hơn là ý kiến cho rằng mọi người ở các nước, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đồng thanh bịa đặt như nhau.

    Tất nhiên, đối với các vấn đề huyền học, không thể luôn luôn áp dụng các phương pháp thực chứng hoặc thực nghiệm như đối với các hiện tượng vật lý tự nhiên nhưng không phải là quả táo không rơi trúng đầu mà chúng ta lại có thể phủ nhận định luật hấp dẫn của Newton. Nói cách khác, muốn ăn trứng nhạn thì phải luồng hang mai, nhưng không thể vì không thích ăn trứng nhạn mà lại cho rằng trong hang mai không có trứng nhạn! Đối với những lãnh vực khó áp dụng phương pháp thực chứng, điều quan trọng là phải biết áp dụng những lập luận lô gích và sử dựng các sự kiện gián tiếp, sắp xếp các sự kiện này theo một trật tự có tính hệ thống cao để từ đó có thể đưa ra một giả thuyết. Theo Mun- đa-sép, phép lô gích chính là bà hoàng của khoa học và việc đưa ra được một giả thuyết tất là đã hoàn thành được nửa công việc.

    Với một quan niệm về phương pháp luận khoa học như vậy, Mun-đa-sép đã chính thức công bố một số "khám phá" khiến cho nhiều người phải sững sờ (đúng hơn nên gọi những "khám phá" này là những giả thuyết được đưa ra như một công cụ để làm việc).

    Trước hết, về một vấn đề hết sức hóc búa, một vấn đề đã làm đau đầu biết bao các nhà khoa học và các nhà triết học từ hàng nghìn năm nay, tức vấn đề nguồn gốc của loài người căn cứ vào "đôi mắt thống kê trung bình" (kết quả của việc tính toán, đo đạc đôi mắt) và số liệu hình học nhãn khoa, Mun-đa-sép cho rằng loài người có một nguồn gốc duy nhất tù Tây Tạng và chính xuất phát từ đây, loài người đã toả ra khắp trái đất theo bốn hướng chính là Xi-bi-ri - châu Mỹ-Niu-di-lân (hướng 1), Thái Lan - In-đô-nê-xi-a-châu Úc (hướng 2), Pamia - châu Phi (hướng 3), Cáp-ca-dơ - châu Phi-Aixlen (hướng 4). Từ kết quả phân tích toán học con mắt của các chủng tộc khác nhau trên thế giới, Mun-đa-sép thấy rằng các thông số hình học nhãn khoa trung bình hoàn toàn thuộc về chủng tộc Tây Tạng (giống như quan niệm của Nhi-cô-lai Rê-rích, người mà ông coi như thần tượng của khoa học nước Nga. Vào các năm 1925-35, Rê-rích đã tiến hành các cuộc thám hiểm ở Tây Tạng và Hi-ma-lai-a và đã cho ra đời giả thuyết nói trên).

    Chính tại các vùng đất Tây Tạng này và các vùng đất thiêng liêng, huyền bí khác nhau trên trái đất, theo Mun-đa-sép, đã tồn tại một thứ mà ông gọi là "quỹ đen của nhân loại" (Gene pool of humanity). Quỹ này thể hiện qua các hình nhân trong trạng thái sô-ma-chi (tức nhập định theo chiều sâu), có hai vai trò cụ thể: thứ nhất, đó chính là khâu bảo hiểm cho loài người không bị diệt vong hoàn toàn và sự sống trên trái đất luôn luôn được bảo đảm kế tục dù cho trái đất có bị bất cứ thảm hoạ nào, thứ hai, quỹ gen nhân loại chính là kho tàng tri thức của các nền văn minh trái đất (theo Mun-đa-sép, lịch sử loài người đã trải qua ít nhất là ba nền năn minh với ba chủng tộc lớn là Lê-mu-ri, Át-lan và A-ri-an), và cứ định kỳ, lại có đại diện của nền văn minh này hoặc nền văn minh kia ra khỏi quỹ đạo để hoạt động tiên tri. Về cơ cấu, quỹ gen nhân loại bao gồm những người đang trong trạng thái sô-ma-chi (Mun-đa-sép cho rằng ông đã tiếp cặn trực tiếp với những người này trong các hang động ở Tây Tạng), trong đó, người Át-lan, một loại chủng tộc có trình độ phát triển tâm linh khá cao chiếm một tỷ lệ lớn nhất.

    Dưới mắt của Mun-đa-sép có thể coi một phần địa cầu bao gồm Ấn Độ, Nê-pal, Tây Tạng là trung tâm tinh thần của nền văn minh chúng ta. Dù có suy yếu về phương diện vật chất kỹ thuật, sự phát triển tâm linh ở vùng đất này nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự phát huy năng lượng tâm thần phải được coi là một nguyên tắc tối quan trọng của bất kỳ nền văn minh nào, nếu nền văn minh ấy không muốn lâm vào ngõ cụt, bế tắc như nền văn minh phương Tây hiện nay. Từ sự phân tích một trong những "khái niệm” chủ đạo của nền minh triết cổ truyền là "không gian thông tin toàn thể" (thuật ngữ do Mun-đa- sép đặt ra dùng để chỉ "cõi kia"), Mun-đa-sép cho rằng nội dung chủ yếu của kiến thức cổ xưa là làm chủ năng lượng tâm thần, và tất cả mọi việc xảy ra dù lạ lùng đến đâu (như hiện tượng "vật chất hoá" và "phi vật chất hoá") cũng đều bắt nguồn từ tâm thức và có thể được giải thích qua trạng thái của tâm (trong tác phẩm "Huyền học và đạo sĩ Tây Tạng", bà Aiexandra David Neel cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng do chính bà kinh nghiệm trực tiếp ở Tây Tạng). Tâm hồn con người là sản phẩm của thế giới tế vi, có nhiều khả năng to lớn chưa bộc lộ, và cổ nhân chính là những người nắm năng tượng của thế giới tế vi, tức tâm năng vững hơn chúng ta. Năng lượng của thế giới tế vi không chỉ là hiệu quả của thần giao cách cảm và thôi miên, đó còn là các phương pháp chữa bệnh mới, tác động lên sức hút (di chuyển các vật nặng), các nguyên lý mới của hàng không học... Nhưng điều quan trọng đặc biệt cần phải nhấn mạnh ở đây là để làm chủ năng lượng tâm thần thật sự, và để tránh sa vào ác đạo, điều cần thiết là phải giữ cho tâm hồn cao cả và tư tưởng được trong sạch, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nền tôn giáo chân chính đều chủ trương "tịnh hoá" tâm hồn (Phật giáo) hoặc sự "thanh khiết" nội tâm (Thiên chúa giáo). Đó cũng là một thứ "huyền học tích cực" chủ trương sự thức ngộ đầy cảm giác an lạc của cá nhân không đồng nghĩa với sự hư vô hoá cá nhân trong vòng hào quang của Cõi Sáng.

    Ngay cả những khái niệm tôn giá quen thuộc như "cái thiện”, "cái ác" tình yêu thương" cũng được Mun-đa -sép giải thích bằng phương pháp khoa học. Đây là những khái niệm quen thuộc đối với nhiều người, nhưng đối với Mun-đa-sép chúng có một ý nghĩa rất lớn lao và sâu sắc. Theo ông, phát sinh từ tuyệt đối, vật chất được phân chia thành hai thế giới: thế giới tế và thề giới vật thể. Thế giới vật thể thay đổi dần trong quá trình hình thành các hệ ngân hà, sao, hành tinh và khí giữa các hành tinh. Còn thế giới tế vi là thế giới ‘tần số cực cao' thế giới này tiến hoá thông qua sự phát triển của các đường xoắn siêu cao. Chính các đường xoắn đó là khởi nguyên của những tình cảm chủ yếu của chúng ta. Bên trong các trường xoắn có chứa đựng thông tin, và nhân lực xoắn các trường đó là những lực có ích (tích cực) tức làm việc thiện bới tạo điều kiện bảo tồn thông tin. Còn những lực tháo lơi các trường xoắn là những lực ác, tiêu cực vì xoá bỏ thông tin. Mun-đa-sép đi đế kết luận là con người muốn tiến bộ thật sự thì không chỉ phát triển về mặt vật chất mà cần phải biết cách thanh lọc tâm hồn để đạt tới một trạng thái tâm hồn trong sạch thật sự và chỉ vi điều kiện này, con người mới điều khiển và làm chủ được năng lượng tích cực của thế giới tế vi. Vì vậy, tu nhân không phải là một bổn phận đạo đức tẻ nhạt, khô khan mà đó chính là tương lai của loài người.

    Chắc chắn rằng những giả thuyết và luận điểm của Mun-đa-sép còn có phải được kiểm chứng một các nghiêm ngặt để tính khoa học và lô gích của nó có sức thuyết phục hơn. Nhưng dẫu sao thì ông cũng là một trong những người phá vỡ bức tường ngăn cách giữa khoa học và huyền học trong hàng nghìn năm nay. Vả lại, như chính ông đã nói, câu chuyện tới đây vẫn chưa kết thúc và sẽ còn có "những chuyến thám hiểm mới cùng với những công trình mới”.

    Nguồn: Tia Sáng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Các bác tham khảo đây nữa nhé!

    Quá trình phát triển nhân loại hàng nghìn năm qua, từ thuở sơ khai cho đến ngày hôm nay thật là kỳ diệu, khoa học kỹ thuật đã giúp con người ngày một hiểu sâu hơn về thế giới quanh ta. Thế kỷ XIX đánh dấu khởi đầu giai đoạn phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, cùng đó là sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người. Khoa học càng phát triển,xã hội càng văn minh thì ta lại càng thấy thế giới quanh ta kỳ diệu. Vẫn còn vô vàn những câu hỏi, những bí ẩn vẫn chưa có một lời giải thích cặn kẽ và thấu đáo, khiến chúng ta vẫn phải trăn trở cho đến tận ngày hôm nay.
    Nội dung
    Một trong những bí ẩn lớn nhất cho đến nay vẫn là sự hình thảnh và phát triển loài người trên trái đất. Tại sao loài người lại có sự vượt trội so với tất cả các loài động vật khác cùng tồn tại trên một hành tinh trong một thời gian tương đối ngắn? Công sức, tiền bạc để nghiên cứu, bỏ ra thì khá nhiều nhưng đáp lại vẫn chỉ là...giả thiết. Bánh xe Thời gian cứ đều đặn quay và các bí ẩn này ngày càng chìm sâu vào màn sương mù của quá khứ. Có chăng chỉ còn lại ký ức mờ nhạt được thể hiện qua các loại truyền thuyết mà dân tộc nào, dân tộc nào, đất nước nào cũng có. Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của loài người,chúng ta lại chạm đến một truyền thuyết khác là truyền thuyết về Đại hồng thủy nhấn chìm toàn bộ sự sống trên trái đất vào biển nước?
    Với phong cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới với hàng chục phát minh, sáng chế, với tư duy logic, sáng tạo, E rơ nơ Mun Đa Sép đã đưa các góc nhìn rất mới cho hàng loạt các câu hỏi rất lớn của khoa học đương đại. Đối với một số người thì cách đặt và giải quyết vấn đề kiểu này đã gây ra một cú sốc lớn trong tư duy cũng giống như mấy trăm năm trước có nhà khao học tuyên bố rằng Trái Đất không phải trung tâm của Vũ Trụ.
    Trong tất cả cuốn sách của mình, tác giả luôn cố gắng truyền tải đến độc giả thông điệp của người xưa, đó là: hãy sống tốt hơn với bản thân hơn, hãy biết lắng nghe nhiều hơn, biết yêu quý thiên nhiên hơn, yêu quý Trái đất vì đây là ngôi nhà chung duy nhất mà chúng ta đang có.

    http://bizspace.vn/vi-VN/Sach-Moi/BKAB.html

  3. #3

    Mặc định

    Bác sĩ, tiến sĩ, nhà khoa học Mun Da Sép có viết mấy cuốn sách như: Chúng ta thoát thai từ đâu...và nhiều sách viết về nguồn gốc vũ trụ, loài người. Sách của ông cũng dựa vào những giáo lý của hội thông thiên học của bà Helena Blavaskia. Nếu ai hiểu biết về sách của ông thì bàn luận thêm để mọi người hiểu thêm.

  4. #4

    Mặc định Chúng Ta Thoát Thai Từ đâu

    LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT

    Lịch sử loài người được phác hoạ sau đây có cơ sở từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sách Kinh, dẫn liệu của các Bậc được bí truyền, thông tin từ các latma và đạo sư…

    Điều đáng chú ý trước tiên là con người đã xuất hiện nhờ sự cô đặc phần “hồn” dần dần. Cho đến nay, trên Trái đất đã tồn tại 5 chủng tộc (chúng ta thuộc chủng tộc thứ Năm), chủng tộc sau xuất hiện trong lòng chủng tộc trước và dần dần thay thế nhau.

    Vũ trụ và sự phát sinh con người

    Người cổ xưa cho rằng, vật chất phát sinh từ “khoảng không”. Nhà vật lý thiên tài Nga G. Sipop, người đã lập được phương trình mô tả vật lý Chân không (Tuyệt đối) mà bản thân Einstein không làm được, cũng đã ủng hộ ý tưởng như vậy. Mundasep và một số bạn ông cũng có đồng quan điểm này.

    Cái Tuyệt đối không đơn thuần là hư không (không có gì), đó là khoảng không chứa Cái gì đó(1). Trước mắt khoa học chưa biết Cái gì đó. Theo G. Sipop, các nguyên tử và phản nguyên tử phát sinh từ Tuyệt đối. Chúng sinh ra, đụng độ nhau và tiêu huỷ nhau. Nhưng có một lần cách đây nhiều tỷ năm, các nguyên tử và phản nguyên tử sau khi được tạo thành trong không gian đã tản đi ngay, nên mỗi thứ vẫn tồn tại. Vật chất đã phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.

    Vào thời gian đầu, tồn tại các trường xoắn siêu cao tần và các trường phản xoắn triệt tiêu lẫn nhau. Chúng cũng phát sinh từ Tuyệt đối. Nhưng đã xuất hiện một thời điểm, mà sau khi các trường xoắn và phàn xoắn được hình thành thì chúng đã tản đi mỗi thứ một nơi. Phần trường xoắn siêu cao tần đó tạo thành “thế giới vi tế” (thế giới phi vật lý hay thế giới tâm linh - BT).

    Theo giả thuyết của G. Sipop, giữa các trường xoắn của thế giới vi tế và ý thức có mối liên hệ trực tiếp bởi các trường xoắn là những chất chứa dusa và dukhơ(2). Như vậy, từ Tuyệt đối đã phát sinh ra hai thế giới: thế giới vi tế và thế giới vật thể.

    Thế giới vật thể phức tạp dần. Đã xuất hiện các sao, hành tinh, các hệ thiên hà v.v… Thế giới vi tế bao gồm các trường xoắn (vật chất siêu mịn và tinh tế) cũng phức tạp dần. Dần dần trong quá trình tiến hoá, trong thế giới vi tế đã xuất hiện các dukhơ là những khối năng lượng tinh tế kết đông dưới dạng các trường xoắn có khả năng bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Những mối liên hệ thông tin đã được tạo ra giữa các dukhơ và dần dần đã tạo ra Không gian thông tin toàn thể. Có thể đây chính là Trung tâm điều hành sự sống, Cõi kia hay Chúa Trời như các tôn giáo đã nói tới.

    Trong khi ở thế giới vi tế diễn ra quá trình hoàn thiện, giữ gìn và truyền tải thông tin thì tại thế giới vật thể tồn tại song song vẫn vô sinh và chưa có bản sắc. Thân thể người trong thế giới vật thể có thể đã được tạo ra bằng cách cô đặc phần dukhơ dần dần. Hình thái sự sống trong thế giới vi tế phải được hoàn thiện đến một mức nào đó mới có thể dùng năng lượng của thế giới đó tạo ra bộ gen và thân thể người. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa nói rằng: ‘Con người là tiểu vũ trụ”.

    Cùng với sự tạo ra con người, các dạng sự sống đơn giản hơn cũng được sinh ra ở thế giới vật thể: con vật, côn trùng, cây cỏ… Nguyên lý tạo thế giới thực vật và thế giới động vật vẫn như vậy - bằng cách cô đặc dần dần các dạng trường xoắn đơn giản hơn của thế giới vi tế.

    Các giai đoạn phát triển loài người

    Có thể phân chia sự phát triển nhân loại thành mấy giai đoạn sau đây: giai đoạn người giống thiên thần và ma, giai đoạn người Lemuri, giai đoạn người Atlan và giai đoạn người văn minh chúng ta.

    Giai đoạn người giống thiên thần và ma - Nhiều triệu năm về trước, trên Trái đất xuất hiện những sinh vật tựa thiên thần, cao tới 60 mét và hơn thế. Những người đó ở dạng năng lượng nên có thể đi xuyên vật cản đặc. Có nhiều thứ sống trong thiên nhiên cũng chưa đặc: cây cối, con vật v.v… Tuy vậy, những người chưa đặc cũng có bộ gen cho phép tái tạo dòng giống tựa như họ nhờ cách đâm chồi và phân chia.

    Những người tựa thiên thần khi sống phải tuân thủ quy luật của thế giới vi tế và liên hệ trực tiếp với Cõi kia. Họ khó có thể thay đổi và thực hiện được điều gì trong thế giới vật thể đông đặc hơn họ nhiều. Vì vậy, tiến trình hoàn thiện dukhơ có quan hệ trực tiếp với sự năng động của con người, nó cũng đã diễn ra từ từ.

    Có thể gọi giai đoạn người giống thiên thần là thời kỳ hài nhi của nhân loại. Mặc dù Cõi kia và dukhơ đã hỗ trợ những người xuất hiện trên Trái đất, nhưng thực tế đã không nhận được gì thay thế.

    Trong quá trình tiến hoá, thân thể người được cô đặc dần, nhỏ đi về kích thước và con người từ chỗ giống thiên thần (chủng tộc thứ Nhất) đã chuyển thành người giống ma (chủng tộc thứ Hai). Người giống ma có một mắt nhìn thấy trong thế giới vi tế, họ cũng sinh sôi bằng cách đâm chồi và phân chia, có thể đi xuyên vật cản đông đặc, nhưng đã có thể làm một số việc trong thế giới vật thể chỉ nhờ năng lượng của thế giới tế vi như tác động lên lực hấp dẫn để di chuyển vật nặng. Người giống ma bắt đầu hoạt động tích cực trong thế giới vật thể, nó đã đem lại những kết quả đầu tiên đối với việc hoàn thiện dukhơ ở Cõi kia. Từ thời kỳ hài nhi, loài người chuyển sang thời kỳ ấu thơ.

    Giai đoạn người Lemuri - Việc cô đặc dần dần thân thể người giống ma đến một mức nào đó đã làm xuất hiện người Lemuri (chủng tộc thứ Ba). Người Lemuri sơ kỳ cao gần 20 mét, có hai mặt, 3 mắt và bốn tay. Hai tay phía trước phục vụ hai con mắt trong thế giới vật thể, còn hai tay phía sau phục vụ con mắt trong thế giới vi tế. Người Lemuri không còn khả năng đi xuyên qua vật cản đông đặc, nhưng nhờ có bốn tay nên đã làm được nhiều việc trong thế giới vật thể. Họ có thể không những sử dụng có hiệu quả năng lượng của thế giới vi tế (tác động lên lực hấp dẫn, tác động lên loài vật…), mà cả năng lượng của thế giới vật thể (sử dụng cơ bắp, lửa, nước…). Bộ gen của họ đã hoàn thiện tới mức là đã có sự phân chia giới (nam và nữ) để có thể sinh con cái.

    Quá trình cô đặc thân thể vẫn được tiếp diễn, tầm vóc người Lemuri trung kỳ (Lemuri - Atlan) nhỏ dần, cao chỉ còn 10 mét. Con mắt thứ ba ở phía sau tụt vào khoang sọ, nhưng vẫn giữ các chức năng là cơ quan điều chỉnh sang sóng của Cõi kia. Hai tay phía sau phục vụ con mắt thứ ba biến mất.

    Người Lemuri hậu kỳ sống nửa dưới nước, có những cái mang nhỏ giúp họ hít thở dưới nước. Họ xây dựng các đô thị to lớn, có trình độ kỹ thuật cao (thiết bị bay, chinh phục vũ trụ…), có nền khoa học phát triển, biết cách sử dụng nội năng để chữa bệnh. Tuổi thọ của họ vào khoảng 1000 - 2000 hoặc nhiều hơn.

    Người Lemuri hậu kỳ biết sử dụng toàn diện năng lượng của thế giới vật thể, nhưng công nghệ của họ dựa chủ yếu vào sự hiểu biết quy luật của thế giới vi tế. Người nào cũng có quan hệ với Cõi kia, thu nhận kiến thức từ đó, còn sự hoạt động của họ có tác dụng bổ sung tri thức cho Cõi kia. Họ có khả năng ngồi thiền và nhập định dễ dàng. Những người Lemuri ưu tú nhất biết cách phi vật chất hoá và vật chất hoá (giảm hoặc tăng cô đặc vật chất). Họ thông thạo thuật khinh thân (bay nhanh trong không trung). Thậm chí, họ có thể phi vật chát hoá và vật chất hoá cả máy bay hay những thiết bị khác.

    Cõi kia có thể tự hào về đứa con của mình đã sinh ra - con người ở thời kỳ văn minh. Những người Lemuri không chỉ chinh phục được thế giới vật thể và củng cố hình thái của sự sống vật thể, họ còn bằng các hoạt động nghiên cứu và việc thiện của mình đã làm phong phú trường xoắn của Không gian thông tin toàn thể (Cõi kia hay Chúa Trời), bổ sung thông tin mới cho nó. Họ đã đạt được mục tiêu là tạo dựng cuộc sống ở mức cao trong thế giới vật thể, thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển sự sống nơi thế giới vi tế.

    Trong lịch sử nhân loại, giai đoạn người Lemuri kéo dài và tiến bộ hơn cả. Khi đó cái Thiện và Tri thức được tôn vinh trong nhiều triệu năm đã đem đến sự tiến bộ mà vĩ lẽ đó mà Cõi kia đã tạo dựng nên loài người.

    Tuy nhiên, trong lòng nền văn minh Lemuri phát triển cao đã diễn ra quá trình thay thế tri thức bởi nạn sùng bái quyền lực. Kiến thức bị sử dụng vào việc giành giật quyền lực, sự tôn sùng cái Thiện dần bị phá vỡ và cái Ác xuát hiện.

    Bắt đầu sản xuất vũ khí, người Lemuri chia thành các nhóm đe doạ thù địch nhau. Bầu âm khí xuất hiện trên mặt đất. Không gian thông tin toàn thể được tiếp nhận ở người Lemuri không những về kiến thức và năng lượng tâm thần tích cực, mà cả tâm năng tiêu cực(3), gây tác động huỷ hoại lên trường xoắn của Cõi kia. “Kho tư liệu” về sự sống trên Trái đất đã được thiết lập trong suốt thời kỳ tiến hoá của con người và tập trung trong các trường xoắn của Cõi kia đã bị huỷ hoại.

    Tại sao người Lemuri từ chỗ đề cao tri thức lại chuyển sang tôn sùng quyền lực? Khó cắt nghĩa vì sao lại xảy ra như vậy. Có thể người Lemuri đã phạm phải một tội tầy đình - họ tự cho mình là cao siêu nhất trong Vũ trụ mà quên mất chính Cõi kia đã sinh ra họ. Điều rõ ràng là, trong số những người Lemuri chỉ có thể có một “Chúa” (người cầm đầu), cho nên họ phải tiến hành chiến tranh để giành ngôi thứ.

    Những người Lemuri phát triển nhất (những người có kinh nghiệm phi vật chất hoá, vật chất hoá và di chuyển trong không gian) đã hiểu rằng, Chúa Trời không để tâm năng tiêu cực tác động huỷ hoại kéo dài, có thể dẫn đến xoá bỏ “kho tư liệu” về sự sống trên Trái đất trong các trường xoắn của Cõi kia. Họ cũng đã hiểu rằng, cả thể giới vật thể lẫn thế giới vi tế có cùng một khởi nguồn là Tuyệt đối, rằng thế giới vi tế tiến bộ trước thế giới vật thể và vì vậy, có thể có ảnh hưởng lên Tuyệt đối, mà kết quả là các khách thể vũ trụ (hành tinh, thiên thạch…) sẽ thay đổi và tiếp theo là thảm hoạ toàn cầu.

    Nhiều người Lemuri hiểu là tất yếu sẽ có thảm hoạ, nên đã bỏ đi vào hang động, nhập định và tổ chức Quỹ gen nhân loại (phòng khi loài người bên ngoài bị huỷ diệt toàn bộ). Những người Lemuri phát triển nhất đã sử dụng khả năng phi vật chất hoá và vật chất hoá để chuyển xuống dưới lòng Trái đất. Họ mang theo các máy móc thiết bị, lập nên Sambala và Agatchi để bảo toàn và phát triển công nghệ văn minh Lemuri, gìn giữ Quỹ gen nhân loại.

    Rồi thảm hoạ toàn cầu đã xảy ra. Nền văn minh của người Lemuri trên mặt đất đã bị tiêu vong. Cái giá của sự đề cao quyền lực, thay vì tri thức, đã dẫn đến hậu quả thê thảm như vậy. Đấng Trí Tôn không thể để “kho tư liệu” về sự sống trên Trái đất trong các trường xoắn của Cõi kia bị phá huỷ hoàn toàn. Và chỉ Sambala và Agachi còn lại, những cái đó như một biểu tượng của nền văn minh Lemuri hùng vĩ và tiếp tục bổ sung kiến thức cho Cõi kia.

    Nhưng trước khi xảy ra thảm hoạ rất lâu, trong xã hội Lemuri đã bắt đầu sinh ra những người tầm vóc nhỏ hơn và có diện mạo khác thường. Họ cao khoảng 3-5 mét. Số lượng những người như vậy ngày càng gia tăng. Đó là đại diện đầu tiên của chủng tộc tiếp theo trên Trái đất - người Atlan. Một bộ phận người này đã sống sót sau thảm hoạ Lemuri và còn lại như những bộ lạc người thiểu số.

    Giai đoạn người Atlan - Người Atlan thời kỳ văn minh Lemuri về mọi mặt đều dựa vào kinh nghiệm và công nghệ của bậc đàn anh là người Lemuri - được coi là các Thiên tử.

    Nhưng sau khi nền văn minh Lemuri bị tiêu vong, người Atlan đã rơi vào hoàn cảnh nguy kịch - điều kiện sống trên Trái đất đã thay đổi, còn bậc đàn anh Lemuri lại không còn nữa. Trong số những người Atlan sống sót sau thảm hoạ, chỉ một số người tiếp tục tồn tại kiểu tự nhiên bán khai. Cũng như người Lemuri, người Atlan có “con mắt thứ ba” phát triển. Nhờ vậy, họ có thể tự điều chỉnh sang sóng của Không gian thông tin toàn thể và thu nhận từ đó kiến thức của người Lemuri. Nhưng kiến thức của người Lemuri ẩn chứa trong trường xoắn của Cõi kia không lộ ngay cho người Atlan biết. Bởi vậy, giai đoạn đời sống bán khai của người Atlan kéo dài rất lâu.

    Lý do mà người Atlan chưa thể sử dụng ngay được tri thức của người Lemuri có thể như sau:

    - Bộ nào người Atlan kém phát triển hơn người Lemuri. Cho nên khi tiếp cận với Trường kiến thức toàn thể cũng không hiểu được gì. Quá trình tiến hoá lâu dài đã tạo cho họ thói quen dựa dẫm nhiều vào bậc đàn anh Lemuri, không cho họ khả năng tự phân tích kiến thức và áp dụng vào đời sống để tiến bộ.

    - Đấng Trí Tôn đã cắt mối liên hệ của người Atlan khỏi Không gian thông tin toàn thể (Cõi kia), tức là đưa ra nguyên tắc “SoHm” (hãy tự thể hiện mình). Có nhiều khả năng nguyên tắc “SoHm” đã có từ thời văn minh Lemuri khi tồn tại nhiều cuộc xung đột và quyền lực được đề cao.

    Nguyên tắc “SoHm” có lẽ có vai trò che chở các trường thông tin khỏi sự huỷ hoại của năng lượng tâm thần tiêu cực xuất phát từ Trái đất. Còn ở giai đoạn đầu văn minh Atlan, nguyên tắc đó chưa bị huỷ bỏ bởi chưa có gì đảm bảo là người Atlan sẽ là nguồn tâm năng tích cực. Chỉ có Sambala và Agatchi đề cao tri thức và tư tưởng hướng thiện là không bị nguyên tắc “SoHm” phong toả đường vào tri thức của Cõi kia.

    Trong một số tôn giáo có khái niệm “Thời hoàng kim”, khi mà tri thức cổ xưa luôn mở ra trước con người. Nói cách khác, “Thời hoàng kim” là thời kỳ mà nguyên tắc “SoHm” được huỷ bỏ đối với loài người và con người được tự do tiếp cận với tri thức cổ xưa của người Lemuri.

    Trong điều kiện phải tự xoay xở, nền văn minh Atlan đã phát triển rất chậm. Con người biết sử dụng thông thạo một số dạng năng lượng vật thể như sức cơ bắp, lửa, nước… để xây cất nhà cửa, tìm kiếm thức ăn (chủ yếu ở biển), sinh sống vừa dưới nước vừa trên cạn. Trong thời kỳ đó, thỉnh thoảng Sambala và Agatchi lại thả những người Lemuri từ Quỹ gen nhân loại ra để làm nhiệm vụ tiên tri. Cõ lẽ người Atlan khi thấy người Lemuri đã tung hô: “Các Thiên tử về rồi!”. Những người Lemuri “tiên tri” chủ yếu truyền cho người Atlan tinh thần bác ái và điều thiện là những thứ sẽ giúp cho sự tiến bộ xã hội

    Rồi văn minh người Atlan đã có những bước tiến nhảy vọt. Họ thông thạo khoa thần giao cách cảm, tác động tâm thần lên lực hấp dẫn, nắm được sức mạnh của thần chú và các dạng năng lượng khác của thế giới vi tế. Họ có khả năng dùng ánh mắt di chuyển vật nặng khi xây dựng phố phường, tự chữa bệnh bằng nội năng, sử dụng sức mạnh của thần chú trong ngành hàng không, xây dựng các thành phố lớn, máy vimana bay lượn trên bầu trởi, dưới nước có những đồn điền tuyệt vời, những đài kỷ niệm đồ sộ (vẫn còn đến ngày nay). Tất cả những thứ đó chứng tỏ người Atlan đã có một nền văn minh hùng hậu. Thế giới sống trong những sắc màu đỏ thắm.

    Vào thời kỳ đó, cái thiện và tình yêu thương là quy tắc sinh hoạt cơ bản của người Atlan. Tri thức được đề cao, nhưng chưa chắc chắn, bởi người Atlan nhờ con “mắt thứ ba” tự điều chỉnh sang sóng của Không gian thông tin toàn thể, bằng thần giao cách cảm dễ dàng thu nhận kiến thức của nền văn minh Lemuri. Con em của người Atlan không cần phải học hành tại các trường thấp cũng như cao. Nhờ sự phát triển của bộ não, kiến thức đã đến với họ từ không gian thông tin toàn thể.

    Kiến thức của nền văn minh Lemuri được lưu trữ trong các trường xoắn của Cõi kia phong phú tới mức mà người Atlan cảm thấy không cần phải khẩn trương phát triển khoa học, họ chỉ cần sử dụng một phần hiểu biết của người Lemuri cũng đủ rồi. Có vẻ như đã sinh ra thói quen “ăn không ngồi rồi” trong tìm hiểu và nghiên cứu khoa học.

    Thói “ăn không ngồi rồi” của người Atlan trong khoa học đã không thể đề cao được tri thức rất cần thiết để bổ sung vào trường thông tin của Cõi kia. Việc khó nhất là có được kiến thức mới, điều này thuộc chức phận của một số người có năng lực và tiến bộ nhất. Trong khi đó, người Atlan nào cũng có thể nhận được kiến thức bằng cách tự điều chỉnh sang sóng của Không gian thông tin toàn thể. Bởi vậy, các kiến thức dần dần đã lọt vào tay những kẻ háo danh và thiển cận, đã không đứng vững trước sự cám dỗ của quyền lực.

    Thế là thay vì tri thức, một số người Atlan đã đề cao quyền lực. Lòng tôn sùng cái Thiện đã không đương đầu nổi với những ham muốn quyền lực tiêu cực và có thể dẫn đến những hiểm hoạ mới.

    Người ta cho rằng, con người đã được sắp đặt để luôn luôn được hướng tới một cái gì đó. Con người được tạo ra như một thực thể tự phát triển. Vì vậy, ý nguyện của con người cần được hướng vào đâu đó. Vào chỗ nào? Câu trả lời thật giản đơn: kiến thức và cái Thiện. Việc đề cao cái Thiện và tri thức là thứ cấu thành chủ yếu sự tiến bộ của cả nhân loại. Nếu khác đi thì sẽ là tình trạng sùng bái quyền lực và đi kèm là cái Ác và hậu quả tất yếu sẽ là sự diệt vong.

    Tình hình sùng bái quyền lực ở người Atlan gia tăng. Họ được chia thành những nhóm người kình địch nhau. Kiến thức của Cõi kia do tiếp nhận của người Lemuri đã bị người Atlan sử dụng để chế tạo vũ khí. Bắt đầu những cuộc chiến tranh triền miên. Các trường xoắn của Cõi kia tiếp nhận một số lượng lớn năng lượng tâm thần tiêu cực.

    Nhìn thấy trước sẽ có thảm hoạ toàn cầu, những người Atlan tiến bộ nhất đã bỏ vào hang động và nhập định, bổ sung Quỹ gen nhân loại. Có cảm tưởng rằng, hiện tượng nhập định có tính chất đại chúng. Vì vậy, bộ phận chủ yếu của Quỹ gen nhân loại hiện nay vẫn là từ người Atlan.

    Sambala và Agatchi đã không ngăn cản được thảm hoạ toàn cầu, bởi các nhà tiên tri là người Lemuri không đủ khả năng thuyết phục, còn sử dụng quân sự thì không thể. Rất có thể người Atlan chưa đủ trình độ để bổ sung Quỹ gen nhân loại ở sâu trong mặt đất vì họ chưa đạt đến khả năng phi vật chất hoá và vật chất hoá là tối cần thiết trong điều kiện như vậy.

    Thảm hoạ đã xảy ra cách nay khoảng 850.000 năm. Trục Trái đất thay đổi vị trí, các cực chuyển chỗ, bắt đầu trận đại hồng thuỷ. Nguyên tắc phong toả “SoHm” lại phát huy hiệu lực. Nhưng nền văn minh Atlan không tiêu vong ngay một lúc. Một bộ phận (người Atlan da vàng) dùng thiết bị bay vimana đã kịp bay thoát tới vùng cao Himalaya (Tây Tạng) và sa mạc Gobi, những nơi trước đại hồng thuỷ là Bắc cực. Họ sinh cơ lập nghiệp trên bờ và các đảo của Nội hải, rồi sống ở đó thêm vài nghìn năm nữa. Nhưng cuộc sống cô lập, dân số ít ỏi và điều chủ yếu là không có kiến thức từ Không gian thông tin toàn thể đã làm cho xã hội như vậy đi đến chỗ thoái hoá, hoá hoang và diệt vong. Thói quen “ăn không ngồi rồi” của người Atlan đã làm hại họ.

    Một bộ phận khác (người Atlan da đen) đã sống sót ở những vùng cao của lục địa châu Phi. Nhưng họ nhanh chóng bị thoái hoá, hoá hoang và tiêu vong cũng vì các nguyên nhân như trên. Rất có thể, những người Atlan đen đó đã góp phần vào sự hình thành lớp người da đen ngày nay.

    Còn một bộ phận người Atlan thứ ba nữa cũng đã thoát chết nhờ sống trên hòn đảo Platon(4) ở khu vực Đại Tây Dương. Nhóm người Atlan này tiến bộ hơn cả. Họ đã không bị thất thoát kiến thức của mình trong hoàn cảnh không thể tiếp xúc với Không gian thông tin toàn thể do nguyên tắc phong toả “SoHm”. Họ vẫn tổ chức nghiên cứu khoa học, bảo toàn được công nghệ và bắt buộc mọi người phải tu thân hoàn thiện về mặt tâm linh mà không có sự hỗ trợ trực tiếp của Cõi kia.

    Người Atlan trên đảo Platon đã tự khẳng định được mình trong điều kiện mới của Trái đất và sống qua một thời kỳ dài từ năm 850.000 đến năm 11.000 về trước. Trong thời kỳ đó, nước của trận Đại hồng thuỷ tràn ngập Trái đất rút dần đã để lộ ra những vùng đất mới, người chủng tộc mới (chủng tộc thứ Năm, lớp người của thời dại chúng ta) đã đến sống ở đó.

    Đối với người Atlan, những người mới đó bé nhỏ (cao 2-3 mét), nhưng hiếu chiến và đần độn. Người Atlan đảo Platon đã gây chiến với một số người mới này, nhưng cũng như duy trì tình hữu nghị với một số người mới khác. Ví dụ, người Atlan đảo Platon đã có liên hệ chặt chẽ với người Ai Cập cổ đại, dạy bảo họ nhiều kỹ thuật của mình và cùng họ xây nên những kim tự tháp Ai Cập. Khi di chuyển các vật cực nặng (khối đá), họ đã dùng tâm năng tác động lên lực hấp dẫn. Các kim tự tháp đã được xây dựng cách đây khoảng 75.000 - 80.000 năm. Sau khi xây xong kim tự tháp, nhiều người Atlan và cả một số đại diện người Ai Cập đã chuyển xuống dưới kim tự tháp ở. Họ nhập định và bổ sung Quỹ gen nhân loại.

    Nhưng rồi cách nay 11.000 năm, các nhà thiên văn người Atlan đảo Platon đã tiên đoán sao chổi Chifon sắp lao vào Trái đất. Và sao chổi này đã rơi xuống vùng Đại Tây Dương. Nơi cư trú cuối cùng của người Atlan đảo Platon đã bị chìm sâu xuống biển. Nền văn minh Atlan tiêu vong hoàn toàn kể từ đó.

    Giai đoạn tồn tại nền văn minh Atlan ngắn ngủi hơn nhiều so với nền văn minh Lemuri và kém xa về mặt tiến bộ.

    Giai đoạn người arian - Không hiểu vì sao mà chúng ta quen gọi người Jecman là người Arian. Điều này không đúng. Trong tất cả các nguồn tư liệu cổ đại, người thuộc nền văn minh chúng ta đều được gọi là người Arian.

    Người Arian đã xuất hiện trong lòng nền văn minh Atlan có mặt gần một triệu năm về trước. Trong số người Atlan bắt đầu sinh ra những người có tầm vóc thấp hơn, không có màng giữa các ngón chân, mũi và bàn chân to bè. Những người này thích nghi với đời sống trên cạn hơn, vì thế có nhiều thuận lợi hơn so với người Atlan. Những người có ngoại hình khác thường đó năng động và có sức làm việc hơn, nhưng về mặt tâm linh và đặc biệt về khả năng tạo tác động tâm năng thì thua kém người Atlan nhiều. Tuy vậy, khả năng tâm linh của họ phát triển cao hơn đáng kể so với loài người ngày nay. Nhờ học hỏi bậc tổ tiên Atlan của mình, người Arian thông thạo một số dạng năng lượng của thế giới vi tế; họ có thể nhập định và tạo hiệu quả thần giao cách cảm cũng như điều khiển từ xa. Những người Arian đầu tiên cao khoảng 2-3 mét.

    Ở giai đoạn cuối của nền văn minh Atlan, khi đã xuất hiện những người Arian đầu tiên, nguyên tắc phong toả “SoHm” hết hiệu lực. Vì thế, cả người Arian và người Atlan đều có thể sử dụng kiến thức của Cõi kia. Con cháu của những người Arian đầu tiên cũng không đi học. Khả năng tiếp thu kiến thức từ Không gian thông tin toàn thể tuỳ thuộc vào sự phát triển của bộ não. “Mắt thứ ba” ở những người Arian đầu tiên phát triển, nhưng về mặt cơ năng kém hơn người Atlan. Họ có nhiều tính vật chất và phàm tục hơn người Atlan.

    Giai đoạn sinh tồn đầu tiên của những người Arian trùng với thời kỳ hiềm khích, chiến tranh giành quyền lực của người Atlan. Những người Arian đầu tiên đã hấp thụ đức tính sùng bái quyền lực của người Atlan, tính này được lưu giữ trong nền văn minh Arian của chúng ta cho đến tận ngày nay. Cùng với người Atlan, những người Arian đã tham gia các cuộc chiến tương tàn. Họ tỏ ra dai sức và ít đòi hỏi quyền lợi hơn người Atlan.

    Người Arian cũng nhận thức được sắp có thảm hoạ toàn cầu, nhưng tính sùng bái quyền lực của họ đã trội hơn. Trước khi xảy ra thảm hoạ, có nhiều người Arian đã bỏ vào hang động, nhập định và bổ sung vào Quỹ gen nhân loại. Rất có thể, những người Arian đầu tiên biết được và tôn sùng Sambala và Agatchi, sùng kính người Lemuri là “Thiên tử”.

    Trước khi xảy ra tai biến toàn cầu, có nhiều người Arian đã nhập định không những nhằm mục đích bổ sung Quỹ gen nhân loại, mà còn để tránh thảm họa. Phần lớn những người Arian và cả người Atlan đều đã chết trong thời gian trận Đại hồng thủy sau đó. Chỉ có số ít người sống sót trên khu vực không bị ngập lụt. Bắt đầu thời kỳ khó khăn vì nhà cửa, máy móc và công nghệ bị mất sạch. Nhưng khó khăn nhất vẫn là điều con người bị tách khỏi tri thức của Cõi kia do hiệu lực của nguyên tắc “SoHm”. Hầu hết con người bị hóa hoang và chuyển sang đời sống nguyên thủy.

    Trong bối cảnh đó, người Arian đã thường xuyên gây chiến với người Atlan còn lại. Người Arian tỏ ra thích nghi hơn với điều kiện sống khắc nghiệt và đẩy lùi người Atlan ở nhiều khu vực. Họ nhanh chóng dọn đến những vùng nước vừa rút để xây dựng làng xóm. Còn người Atlan vẫn sống thành từng khu biệt lập. Do ít người và những cuộc hôn nhân đồng huyết thống nên họ bị suy thoái dần.

    Sự tiến bộ của xã hội người Arian không kéo dài đến 100.000 năm. Lý do là sau trận Đại hồng thủy, đất đai trong một thời gian dài chỉ toàn là đá, sự cô lập và hôn nhân đồng huyết thống đã làm cho các chỉ số di truyền của người Arian ngày càng xấu đi. Có một số tư liệu cho biết rằng, vào thời gian đó Quỹ gen nhân loại đã xuất ra không ít các nhà tiên tri (ở dạng Phật), nhưng hình như sự hoạt động của họ không có kết quả. Tầm vóc của người Arian nhỏ dần, chỉ còn cao 1,5 mét và nhanh chóng trở thành các bộ lạc mọi rợ.

    Dường như khoảng 100.000 - 200.000 năm về trước có ba nhóm người Arian chủ yếu sinh sống ở vùng Tây Tạng, miền Nam châu Phi và Địa Trung Hải. Nhưng hai nhóm đầu hoàn toàn thoái hóa và hóa hoang, chỉ còn nhóm Địa Trung Hải từ từ đi trên con đường tiến bộ và kết quả đã hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã phát triển cao, có lẽ kim tự tháp là công trình hợp tác của họ với người Atlan đảo Platon. Sự tiêu vong của Ai Cập cổ đại có thể là do thảm họa của sao chổi Chifon va vào Trái đất (cách đây 11.000 năm) và sự diệt vong của người Atlan đảo Platon - những người có kiến thức và kinh nghiệm mà người Ai Cập vẫn sử dụng.

    Cách đây 18.013 năm, ở vùng Tây Tạng và Himalaya đã xuất hiện một bậc tiên tri mới. Một số người gọi Ngài là Manu, số khác gọi Ngài là Rama, còn số khác nữa gọi Ngài là Phật Ponpo. Nhà tiên tri này có tầm vóc to lớn và ngoại hình khác thường. Có vẻ như cặp mắt của Ngài đã được vẽ trên tất cả các đền chùa Tây Tạng. Dựa vào đặc điểm của đôi mắt, nhà tiên tri đó có nhiều khả năng là người Lemuri.

    Khoảng thời kỳ 18.000 năm về trước, nhân loại chủ yếu là các bộ lạc man rợ và bán khai, triển vọng phát triển ngày một thu hẹp. Chỉ có nền văn minh Ai Cập là nổi bật, nhưng cũng đã có những thoái hóa nghiêm trọng.

    Sambala và Agatchi đã tìm hiểu trong nền văn minh Arian, cuối cùng đã quyết định để người Lemurri làm nhiệm vụ tiên tri. Và đó chính là Phật Ponpo như trên đã nói tới.

    Ngài bắt đầu hoạt động ở vùng Tây Tạng bằng việc tuyển chọn những cặp vợ chồng tốt nhất của người Arian, rồi cách ly họ với các bộ lạc man rợ, dạy bảo họ cách sống, giúp đỡ họ nhân giống và xếp đặt nơi cư trú trên Trái đất. Chính những người như vậy đã lan tỏa ra khắp địa cầu, lấn át các bộ lạc bán khai.

    Tuy có pha trộn với các bộ lạc bán khai và có hiện tượng hóa hoang ở một số khu vực, nhưng những người Arian xuất thân từ Tây Tạng đã đem lại cho nền văn minh chúng ta sự tiến bộ dần dần. Nhà tiên tri người Lemuri đã ngăn chặn được con đường thoái hóa của chủng tộc Arian. Vì vậy, Ngài sẽ còn mãi mãi trong ký ức mọi người, còn đôi mắt của Ngài tô điểm cho các đền chùa Tây Tạng có ý nghĩa như biểu tượng của sự tiến bộ.

    Sambala và Agatchi luôn theo sát cuộc sống của người Arian. Nguyên tắc phong tỏa “SoHm” đã làm cho người Arian tôn sùng quyền lực và không né tránh cái Ác. Nhiều cuộc chiến tranh triền miên xảy ra. Dần dần con người không còn biết đến Cõi kia là gì.

    Khoảng trên dưới hai ngàn năm trước đây, đã xuất hiện một nhóm các bậc tiên tri như Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Mohammed… để dạy bảo loài người kiến thức về Cõi kia.

    Hoạt động của các nhà tiên tri đó có kết quả rõ ràng, các tôn giáo ra đời ngày càng nhiều: đạo Phật, Ấn Độ giáo, đạo Hồi v.v… Tinh thần tôn vinh cái Thiện và tri thức gia tăng, nhưng không thắng nổi tư tưởng đề cao quyền lực và bắt tay với cái Ác. Trong tình hình như vậy không thể có chuyện tiết lộ tri thức cổ xưa của người Lemuri cho người Arian.

    Nhưng rồi vào các thế kỷ 18-19 của kỷ nguyên chúng ta, ở một số vùng trên thế giới đã xuất hiện sự sùng mộ kiến thức khác lạ, chỉ nghiên cứu thế giới vật thể (các tiến bộ KHKT, học thuyết tiến hóa…), không có sự tìm hiểu kinh nghiệm thần thánh. Người Arian như thể muốn tỏ rõ vẫn có tiến bộ khoa học kỹ thuật mà không cần đến kiến thức của Cõi kia.

    Song, sự tôn sùng kiến thức kiểu đó đã dẫn đến tai họa. Thảm họa nhanh chóng giáng xuống nhân loại là hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai.

    Tệ tôn sùng quyền lực đã làm cho sự hiện hữu các trào lưu tôn giáo trở nên nguy hiểm. Con người không nhận biết được một điều rằng: cội nguồn của mọi tín ngưỡng, tôn giáo là một. Đã đến lúc cần phải thống nhất các tôn giáo và xây dựng thành một Tín ngưỡng Duy nhất. Liệu bằng sự việc này có thể tránh được chiến tranh và thảm họa toàn cầu hay không? Chưa thể biết được!

    Năm 1999 là năm cuối và bắt đầu một giai đoạn mới của Phật lịch. Có nhiều nhà tiên tri đã phán rằng: thời điểm này chính là ngày tận thế. Hậu quả có khoảng 2/3 nhân loại sẽ bị hủy diệt. Họ còn cho biết thêm: sẽ xuất hiện các nhà tiên tri mới, các Ngài sẽ thống nhất các tín ngưỡng và tạo dựng Tôn giáo Thống nhất trên cơ sở cái Thiện và lòng nhân ái. Cũng sẽ xuất hiện nhiều tiên tri giả danh do lực lượng Ác phái đến. Nhân loại sẽ tiến dần đến “Kỷ nguyên của Chân lý” và được tiết lộ tri thức cổ xưa.

    Có hay không “Ngày tận thế?” - Sẽ có Ngày tận thế hay không? Không thể có lời giải đáp đơn nhất cho câu hỏi này. Những người tiên đoán tương lai có lẽ đã dựa vào kiến thức của Không gian thông tin toàn thể mà họ có khả năng tiếp cận. Nhưng một số người cho rằng, thông tin ở trong đó về tương lai không phải là hoàn toàn xác định và bất biến, tất yếu xảy ra. Tất cả các thứ đó cũng chỉ là dự báo và kết cục cụ thể phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của nhân loại.

    Sự kiện Ngày tận thế có xảy ra hay không sẽ phụ thuộc nhiều ở chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ rằng, cái Thiện và tri thức sẽ thúc đẩy quá trình hiện thực hóa dự báo tích cực đối với sự phát triển của nhân loại, còn cái Ác và thói hám quyền lực có thể dẫn đến thảm họa toàn cầu trong tương lai, kể cả tận thế, hoặc tạo điều kiện phát triển yếu tố thụt lùi, dẫn đến hóa hoang.

    HIỆN TƯỢNG HÓA HOANG TRÊN TRÁI ĐẤT

    Không thể không nói đến sự kiện con người bị hóa hoang và sự suy biến của cả một dân tộc thành những bộ lạc bán khai và hoang dã. Rất có thể, hóa hoang là yếu tố thụt lùi trong quá trình tiến hóa của nhân loại từ thời xa xưa và không thể coi nhẹ vai trò của hiện tượng này.

    Khỉ từ người hay người từ khỉ?

    Chương trình học tập ở nhà trường cho chúng ta biết là con người thoát thai từ khỉ. Nhưng một số người lại khẳng định rằng, loài khỉ bắt nguồn từ con người. Lý lẽ của họ cũng tương tự như thuyết “tiến hóa”, chỉ khác là thay cho từ “tiến hóa” cần phải sử dụng từ “hóa hoang”.

    Có thật như vậy không? Rất khó khẳng định điều này hoặc điều kia. Nhưng giả thuyết loài khỉ có nguồn gốc từ người cũng xác đáng, chẳng thua kém giả thuyết coi người thoát thai từ khỉ, bởi vì trong tự nhiên ngoài quá trình tiến hóa đi lên, còn có quá trình thoái hóa thụt lùi; đối với loài người đó là hóa hoang.

    Dựa vào các nguồn tư liệu phương Đông, có thể nói đến hiện tượng con người hóa hoang hàng loạt liên quan đến các thảm họa toàn cầu. Hiện tượng này đã xảy ra với cả người Atlan cũng như người Arian (chủng tộc người thời đại chúng ta).

    Có lẽ chỉ người Lemuri là không bị hóa hoang hàng loạt (không loại trừ trường hợp hóa hoang cục bộ). Vào thời kỳ xảy ra thảm họa toàn cầu, đại bộ phận người Lemuri đã chết. Chỉ một bộ phận nhỏ người Lemuri ưu tú với khả năng đặc biệt phi vật chất hóa và vật chất hóa đã chuyển xuống lòng đất và tổ chức nên Sambala và Agatchi. Trong hệ thống đời sống song song (Sambala và Agatchi), người Lemuri đã đạt tầm mức phát triển cao nhất. Khó mà tin được là người Lemuri bị hóa hoang.


    Người Atlan hai lần đã bị hóa hoang hàng loạt. Sinh ra trong lòng nền văn minh Lemuri, một bộ phận người Atlan đã thoát khỏi thảm họa toàn cầu xảy ra cách nay 850.000 năm. Ngay sau đó, họ không còn sự hướng dẫn của người Lemuri và tụt dần xuống đời sống nguyên thủy. Các bộ lạc Atlan hóa hoang đã bị các bộ tộc tiến bộ lấn át dần dần và quá trình đó cứ tiếp diễn mãi cho tới khi được phát hiện ra những ghi chép viễn cổ của người Lemuri.

    Đợt người Atlan hóa hoang hàng loạt lần thứ hai đã xẩy ra tại một thời kỳ khá xa so với trận Đại Hồng Thủy cách đây 850.000 năm. Sau một thời gian dài nhất định, người Atlan càng ngày càng quên nền văn hóa của mình và dần trở lại đời sống hoang dã: họ lấy da thú rừng làm quần áo che thân, ăn quả dại và săn thú để thêm nguồn dinh dưỡng. Phần lớn người Atlan hóa hoang đã bị người Arian lấn át và dần bị tiêu vong. Chỉ có người Atlan trên đảo Platon là không hóa hoang và bảo tồn nền văn minh của mình cho đến thời kỳ bị tiêu vong cách đây 11.000 năm, sau khi sao chổi Chifon rơi xuống Thái Bình Dương.

    Người Arian phát sinh trong nền văn minh Atlan và một bộ phận đã thoát chết trong trận Đại Hồng Thủy cũng đã bị hóa hoang hàng loạt. Có nhiều tư liệu cổ mình chứng điều này. Hiện tượng hóa hoang của người Arian sâu sắc và rộng lớn tới mức là chỉ ở thời kỳ lịch sử không xa (cách đây 18.000 năm), các bậc Tiên tri mới chặn đứng được bước thụt lùi và bắt đầu có sự tiến bộ nhất định.

    Cũng có thể cho rằng, 11.000 năm về trước sau khi sao chổi Chifon rơi xuống Trái đất, một đợt hóa hoang hàng loạt liên quan đến điều kiện sinh sống bị thay đổi mạnh.

    Cần lưu ý là không phải tất cả những người hóa hoang trên Trái đất đều đã chết. Như chúng ta biết, một số người bị hóa hoang vẫn tồn tại ở nhiều khu vực của thế giới.

    Người mọi rợ, họ là ai?

    Ngày nay có thể bắt gặp các bộ lạc mọi rợ và bán khai ở nhiều nước trên thế giới như Indonexia, Tân Ghi Nê, Úc, Việt Nam, Chi Lê, Brazin, Peru, nhiều vùng ở châu Phi v.v… Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong số những người mọi rợ ngày nay có hậu duệ của ba chủng tộc chính trên Trái đất: Lemuri, Atlan và Arian.

    Liệu có thể tin được rằng, ngày nay vẫn còn con cháu của người Lemuri đã sống cách đây nhiều triệu năm không? Rất khó khẳng định nhưng hoàn toàn có khả năng.

    Việc khảo sát và nghiên cứu các tộc người mọi rợ trên Trái đất là một trong những vấn đề khoa học phức tạp và lý thú nhất. Nó đang đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của các nhà khoa học trên toàn thế giới.

    Các nhân tố hóa hoang

    Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, một trong những nhân tố hóa hoang là lối sống nhàn cư của tổ tiên xa xưa. Nhàn cư bao giờ cũng là nhân tố thụt lùi, bởi lẽ con người vốn là một khởi nguyên tự phát triển (tiến bộ). Các thế hệ nhàn cư nối tiếp nhau không nhận thức được rằng, có nhiều yếu tố tinh thần như chí khí và bộ não thoái hóa dần. Số người có năng lực trí tuệ giảm theo thế hệ. Các yếu tố bản năng như loài vật (ăn uống, ngủ, sinh đẻ…) chiếm ưu thế dần trong con người.

    Nhân tố hóa hoang khác là đời sống biệt lập. Bằng chứng là đời sống cư dân thuộc các hòn đảo nhỏ biệt lập đều là dân mọi rợ. Một nhân tố hóa hoang nữa là chế độ cai quản độc tài cuồng tín ở một số quốc gia và bộ lạc. Tại đó, bị truy đuổi đầu tiên là những người có năng lực trí tuệ và tầm mức tâm linh cao hơn chủ nghĩa cuồng tín, họ thường bị giới cầm quyền ghen ghét và tìm cách sát hại. Đời sống xã hội tại những khu vực như vậy thụt lùi nhanh chóng.

    Có vẻ như sự tiến bộ là một quá trình tiến hóa lâu dài và gian khổ, còn sự thụt lùi và hóa hoang của xã hội sẽ diễn ra sau một thời gian tương đối ngắn hơn. Điều đó thật dễ hiểu. Các quá trình phá hủy, kể cả trong tiến hóa, đòi hỏi ít sức lực hơn so với quá trình xây dựng.

    Lịch sử nhân loài dường như đã có nhiều khả năng quay lại con đường thoái hóa và hóa hoang không thể đảo ngược. Các bằng chứng có thể được tìm thấy trong nhiều nguồn tư liệu tôn giáo và thư tịch cổ. Trong những nguồn tư liệu như vậy đã cho biết rằng: khi sự thụt lùi của loài người có dấu hiệu nguy hiểm thì không biết từ đâu lại xuất hiện các bậc Tiên tri; các Ngài dùng mãnh lực tâm linh của mình để chặn đứng xu hướng thụt lùi và hướng nhân loại vào con đường sáng tạo và đi lên.

    Nhóm nghiên cứu của Erono Mundasep đã đi đến kết luận: các bậc Tiên tri trên Trái đất đã xuất hiện từ Quỹ gen nhân loại. Nói cách khác, Quỹ gen nhân loại đã được tạo dựng trên Trái đất nhằm mục đích ngăn ngừa sự hóa hoang của con người





    QUỸ GEN NHÂN LOẠI

    Nhóm các nhà thám hiểm và nghiên cứu do Erono Mundasep đứng đầu đã đưa ra phỏng đoán cho rằng, Trên Trái đất tồn tại Quỹ gen nhân loại dưới dạng các nền văn minh khác nhau, được bảo tồn trong trạng thái xômachi hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm; trong trường hợp xảy ra thảm họa toàn cầu thì nó là nguồn sẽ duy trì sự sống trên Trái đất, còn trong trường hợp xã hộ loài người thoái hóa thì nó hướng sự phát triển của nhân loại theo con đường tiến bộ nhờ sử dụng tri thức cổ xưa.

    Ý nghĩa của Quỹ gen nhân loại

    Theo Kinh Thánh và dẫn liệu của các Bậc được bí truyền thì con người xuất hiện trên Trái đất là do “hồn” được cô đặc dần. Con người chủng tộc thứ Nhất vẫn còn giống thiên thần. Họ đặc dần và khi tới chủng tộc thứ Ba (chủng tộc Lemuri) thì đã khá đặc, rồi đến chủng tộc thứ Tư (người Atlan) càng đặc hơn và cho đến chủng tộc thứ Năm (người Arian) thì đặc nhất. Thân xác người trong thế giới vật thể được tạo nên do hồn đặc dần, là kết quả của công cuộc lao động to lớn và dài lâu của Tạo hóa.

    Nhưng loài người sống trên Trái đất không được bảo hiểm phòng khi xẩy ra thảm họa địa chất và vũ trụ cũng như cả những xung đột nội bộ, mà trong điều kiện khoa học và kỹ thuật khá phát triển có thể dẫn tới thảm họa toàn cầu cùng với sự diệt vong loài người. Trong trường hợp đó, Thiên nhiên lại bắt đầu từ đầu công cuộc lao động khổng lồ để phục hồi nhân loại bằng cách cô đặc phần hồn.


    Bởi vậy, việc xây dựng trên Trái đất một hệ thống bảo hiểm nhân mạng loài người (Quỹ gen nhân loại) là hợp lý hơn khi Thiên nhiên phải tạo dựng lại phần thể xác con người trong trường hợp tiêu vong. Theo tư liệu cổ xưa, khả năng nhân loại tiêu vong đã xuất hiện từ thời văn minh Lemuri. Dường như ngay từ thời đó Quỹ gen nhân loại đầu tiên đã được xác lập và tồn tại cho đến tận ngày nay. Những người Lemuri có tầm vóc to lớn, họ đang nhập định trong trạng thái xômachi và là nền tảng của Sambala huyền bí.

    Trong thời kỳ văn minh Atlantide, Quỹ gen nhân loại đã được bổ sung thêm người Atlan, còn người thuộc nền văn minh chúng ta có lẽ chỉ được bổ sung bởi chủ yếu ở giai đoạn phát triển sơ kỳ do hiệu lực của bức thông điệp cuối cùng “SoHm” đã dẫn đến thoái hoá “con mắt thứ ba” cần thiết để nhập xômachi. Như vậy, Quỹ gen nhân loại bao gồm đại diện của ba chủng tộc loài người gần đây là Lemuri, Atlan và Arian.

    Dường như hiện tượng xômachi là công trình sáng tạo của Thiên nhiên hoàn chỉnh tới mức cho phép gìn giữ loài người trong một thời hạn rất lâu dài. Chưa gặp một nhà hoạt động tôn giáo nào của phương Đông khi kể về xômachi lại nói đến giới hạn thời gian của nó.

    Có thông tin cho rằng, từ năm 2000 sẽ bắt đầu “thời kỳ hoàng kim”, con người dần dần sẽ được tiếp cận với tri thức cổ đại. Nội dung chính của tri thức cổ đại chủ yếu có liên quan đến hiểu biết về làm chủ năng lượng tâm thần. Tâm hồn con người như sản phẩm của thế giới vi tế, có những khả năng to lớn chưa được bộc lộ. Có thể tin chắc rằng, cổ nhân hiểu biết và áp dụng năng lượng tâm thần vững hơn chúng ta. Năng lượng của thế giới vi tế đó không chỉ là hiệu quả thần giao cách cảm và thôi miên, mà còn là các phương pháp chữa bệnh mới, tác động giảm lực hấp dẫn để di chuyển vật nặng, các nguyên lý mới của kỹ thuật hàng không v.v… Nhưng để làm chủ năng lượng tâm thần đòi hỏi con người phải có tâm hồn cao cả và tư tưởng trong sạch. Đó có lẽ là quy luật chủ yếu của hình thái đời sống trong thế giới vi tế.

    Cơ cấu của Quỹ gen nhân loại

    Dường như Quỹ gen nhân loại là cả một xứ sở ngầm dưới đất và dưới nước, bao gồm những người đang trong trạng thái xômachi. Theo các đạo sư, xômachi là trạng thái nhập định cao nhất khi tham thiền. Không phải ai tham thiền cũng đạt được nhập định, và cũng không phải người nào học được cách nhập định đều có thể đạt được trạng thái xômachi khi mà thể xác có thể được bảo quản nhiều năm.

    Cần nói rõ thêm đôi điều về trạng thái xômachi. Khi ở trạng thái xômachi thì thể xác con người bất động hoàn toàn và cứng như đá. Sự trao đổi chất trong thân thể đạt đến điểm không. Khi ai đó đạt đến trạng thái xômachi thì sẽ hiểu được rằng, con người có thể sống mà không cần thể xác. Linh hồn của người xômachi được nối với thể xác bằng “sợi chỉ bạc”. Nếu linh hồn trở lại nhập vào thể xác xômachi thì người đó tiếp tục sống một thời gian nhất định. Theo các đạo sự, việc phái hồn nhập vào thể xác xômachi để con người sống lại do Cõi kia quyết định và điều khiển. Các đạo sư cũng cho biết rằng, “linh hồn” con người là một dạng năng lượng vũ trụ và nó nằm trong một không gian tách riêng. Tuy năng lượng linh hồn ở ngoài electron và ở ngoài proton, nhưng nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Tuỳ theo tính tích cực và tiêu cực, tâm năng có thể gây ra hiệu ứng sáng tạo và xây dựng cũng như huỷ diệt và tàn phá.

    Người ta nói nhiều đến khả năng Quỹ gen nhân loại đang tồn tại dưới mặt đất, trong hàng động và trong kim tự tháp. Một điều kiện cần thiết đối với trạng thái xômachi là nhiệt độ xấp xỉ +4o C. Đây chính là nhiệt độ đặc trưng của các hang động, trong lòng kim tự tháp và các tầng sâu dưới nước.

    Nhiều khả năng là trong Quỹ gen nhân loại có đại diện của ba chủng tộc người gần đây (Lemuri, Atlan và Arian), trong đó chủng tộc người Atlan chiếm phần lớn. Những người Atlan có thể nhập xômachi khá dễ dàng vì tầm mức tâm linh của họ vẫn còn khá cao. Dường như những cuộc chiến tranh triền miên trong nội bộ người Atlan đã thúc đẩy quá trình bổ sung Quỹ gen nhân loại như một điều báo trước về thảm hoạ toàn cầu. Cũng có giả thuyết coi người Lemuri dẫn đầu và điều khiển Quỹ gen nhân loại.

    _______________________________________
    Phúc cho kẻ nào chưa thấy mà đã tin:dont_tell_anyone:

  5. #5

    Mặc định

    cái này giống trong sách Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu? của Mun Đa Sép

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •